Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì Thì Tốt, Giải Đáp Thắc Mắc Cùng Chuyên Gia
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của dạ dày. Một số thực phẩm là nguyên nhân làm tăng các cơn đau dạ dày, một số khác lại có tác dụng ngược lại, làm giảm nhanh cơn khó chịu dạ dày. Vậy khi bị dạ dày nên ăn gì thì tốt? Làm thế nào để xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học? Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và hướng dẫn bạn một số cách lựa chọn các thực phẩm hiệu quả cho người đau dạ dày.
1, Bệnh lý dạ dày là gì?
Dạ dày là bộ phận tiếp nhận thức ăn và thực hiện hoạt động co bóp, nhào trộn. Do đó, thực phẩm hàng này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh lý của bệnh nhân đau dạ dày. Việc lựa chọn và duy trì thực đơn ăn uống khoa học sẽ tác động tích cực đối với quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.
Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý hay gặp phải nhất hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng trong tương lai, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của ngành tế nước ta có đến gần 10% dân số thực đang mắc các bệnh đường tiêu hóa. Theo ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng 100-150 bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa được điều trị nội trú tại một bệnh viện. Trong đó, bệnh lý đau dạ dày dẫn đến loét có tỷ lệ mắc hàng đầu (theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới), bệnh nếu không được điều trị thích hợp thì có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.
Theo như chia sẻ của PGS- TS Nguyễn Thúy Vi- phó giám đốc bệnh viện E: “Trong số các ca bệnh về đường tiêu hóa, số người bị đau dạ dày dẫn đến loét dạ dày tăng khá nhanh. Nếu như trước đây, người bệnh mắc loét dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số ca mắc bệnh đường tiêu hóa phải nhập viện thì đến nay, tỉ lệ này đã lên tới 10%. Đáng lưu ý, có khoảng 20-25% trong số bệnh nhân loét dạ dày phải điều trị tại bệnh viện là cán bộ công chức, doanh nghiệp…”
Vậy bệnh lý dạ dày là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý và nguyên nhân gây đau dạ dày là gì?
1.1 Khái niệm
Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý tại dạ dày gây nên bởi sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Khi đó, niêm mạc của dạ dày bị tổn thương bởi các tác động của vi khuẩn hoặc yếu tố tấn công như acid dạ dày, pepsin. Tổn thương có thể nhẹ như viêm trợt hoặc có thể sâu tới lớp cơ niêm mạc gây loét dạ dày hoặc đến cả các mạch máu nuôi dưỡng gây xuất huyết tiêu hóa, trầm trọng hơn còn có thể dẫn đến thủng dạ dày.
Bệnh lý dạ dày phần lớn đều đều khởi phát với các cơn đau dạ dày ở các mức độ khác nhau và tùy thuộc vào cảm nhận của từng bệnh nhân. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân không có biểu hiện gì, bệnh chỉ phát hiện khi có biến chứng xảy ra. Có thể nói, đau dạ dày là dấu hiệu đầu tiên nhận biết về bệnh lý dạ dày.
Dựa vào mức độ của các cơn đau dạ dày, người ta chia thành đau dạ dày cấp tính và mãn tính:
- Đau dạ dày mạn tính là tình trạng bệnh lý với các triệu chứng xuất hiện từ từ, ở mức độ nhẹ hơn nhưng dai dẳng, khó chữa và rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, tổn thương nhiều tại dạ dày. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm tăng dần theo thời gian.
- Đau dạ dày cấp tính: biểu hiện với các triệu chứng rầm rộ, đột ngột. Tuy nhiên dạ dày chưa có tổn thương nhiều hoặc các tổn thương chưa sâu sắc, dễ điều trị dứt điểm hơn mạn tính. Vì vậy, cơ hội chữa khỏi hoàn toàn cao hơn và ít để lại biến chứng kéo dài.
1.2 Các bệnh lý tại dạ dày phổ biến tại Việt Nam
Khi có sự rối loạn về hoạt động bài tiết, cơ học hay sự tác động của các tác nhân khác (vi khuẩn hp, thuốc, hút thuốc lá) sẽ gây rối loạn chức năng và dẫn đến các bệnh lý tại dạ dày. Một số bệnh lý thường gặp tại dạ dày:
- Đau dạ dày là bệnh lý tại dạ dày điển hình với các cơn đau thượng vị và nhiều triệu chứng phụ khác. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và khôi phục nhanh nếu được điều trị kịp thời thông qua điều chỉnh lối sống hợp lý.
- Viêm loét dạ dày- tá tràng: bệnh lý gây ra bởi các tổn thương viêm hay loét trên niêm mạc dạ dày hoặc có thể sâu hơn tới lớp cơ niêm mạc.
>>> Xem thêm Nguyên Nhân Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết
- Trào ngược dạ dày: đây là bệnh lý dạ dày khá phổ biến. Là bệnh lý điển hình bởi sự trào ngược thức ăn, vị chấp hay dịch vị từ dạ dày lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Lâu ngày gây tổn thương dạ dày, thực quản và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng nặng của loét dạ dày- tá tràng, hay chính là biến chứng nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Bệnh do tổn thương các mạch máu tại dạ dày dẫn đến chảy máu ra khỏi lòng mạch và dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa.
- Ung thư dạ dày là bệnh lý nghiêm trọng tại dạ dày. Bệnh lý xuất hiện với các triệu chứng tương tự như các bệnh lý dạ dày khác, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nhanh phát triển và thậm chí là tử vong.
1.3 Triệu chứng nhận biết đau dạ dày
Bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh với các triệu chứng điển hình gồm:
- Đau vùng thượng vị: dạ dày nằm lệch về phía bên trái, dưới hạ sườn. Khi bị đau dạ dày sẽ xuất hiện cảm giác đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất. Tùy từng bệnh nhân khác nhau mà có cảm giác đau âm ỉ hay đau dữ dội, quặn lại thành từng cơn, đau mang tính chất chu kỳ, đau tăng lên khi đói, ăn vào đỡ đau, sau ăn vài giờ lại đau trở lại.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: cảm giác bụng ấm ách, khó chịu, ợ hơi có mùi khó chịu hay ợ ngược dịch dạ dày lên miệng, có vị chua. Điều đó, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon, chán ăn.
>>> Xem thêm Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết
- Buồn nôn, nôn: đặc biệt vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn no, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn, có thể là mạn tính.
- Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng: dạ dày bị các yếu tố tác động dẫn đến các tổn thương ảnh hưởng đến chức tăng tiêu hóa của dạ dày. Giảm quá trình tiêu hóa thức ăn hoặc tiêu hóa không kỹ gây tình trạng chậm tiêu, khó tiêu, chướng bụng do thức ăn không được tiêu hóa cho người bệnh.
- Chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân luôn cảm giác chán ăn, đắng miệng, ăn không ngon. Kết hợp với chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm, thực phẩm ăn vào khó tiêu, gây cảm giác khó chịu và lâu đói cho người bệnh. Hậu quả là làm giảm cân, sụt cân trên người bệnh.
- Các triệu chứng cấp tính khác như nôn ra máu có lẫn thức ăn, đi ngoài đẫm máu hoặc đi ngoài phân đen, là các triệu chứng của biến chứng nặng. Khi xuất hiện các biểu hiện cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị cấp cứu kịp thời.
1.3 Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý dạ dày
Đau dạ dày có thể là hậu quả bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý; tác động của vi khuẩn có hại; tác dụng phụ của thuốc; yếu tố di truyền. Sau đây là một số nguyên nhân gây đau dạ dày:
– Chế độ ăn uống: thói quen ăn uống tùy tiện, thiếu tính khoa học, không đủ dinh dưỡng hay dung nạp các loại thực phẩm kém chất lượng, độc hại, đặc biệt là ở những người trẻ hiện nay. Đó là lý do tại sao bệnh lý đau dạ dày ngày càng trẻ hóa.
- Thói quen ăn đồ cay nóng, chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm không rõ nguồn gốc, bảo quản kéo dài không đảm bảo chất lượng.
- Thói quen sinh hoạt:
- Thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, stress kéo dài làm tăng nguy cơ mắc đau dạ dày, thức khuya, thiếu ngủ.
- Thói quen ăn uống hay bỏ bữa, không đúng giờ giấc.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: đặc biệt là các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), corticoid, aspirin, ibuprofen… tạo điều kiện làm tăng cường tác động của các yếu tố tấn công, giảm yếu tố bảo vệ (do các thuốc này có tác động ức chế tổng hợp Prostaglandin ức chế sự tái tạo niêm mạc dạ dày), gây đau dạ dày.
- Bệnh lý: yếu tố di truyền, hội chứng tăng tiết acid quá mức mạn tính Zollinger- Ellison.
- Vi khuẩn: vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh tổn thương đường tiêu hóa, từ viêm loét dạ dày- tá tràng đến ung thư dạ dày. Đây là vi khuẩn Gram âm, sống kí sinh trên niêm mạc dạ dày, rất khó tiêu diệt dứt điểm và tỷ lệ lây lan rộng. Theo thống kê, trong tổng dân số có tới 70% người dân mắc HP trong dạ dày. HP gây thoái hóa lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tiết độc tố gây viêm tại chỗ. Người có bệnh lý dạ dày mà dương tính với HP thì có 1-2% người có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày. Do đó, vi khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay.
>>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?
2. Bị dạ dày nên ăn gì?
Để tránh các biến chứng hay bệnh lý ngày càng tiến triển nặng thêm thì những người bị dạ dày nên điều trị bệnh từ sớm để ngăn ngừa cũng như dự phòng tốt. Việc điều trị và bảo vệ đau dạ dày thông qua chế độ ăn uống là một trong những biện pháp hiệu quả. Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở đường tiêu hóa cả ở người lớn tuổi, trẻ em và hiện nay, bệnh lý này có xu hướng ngày càng gia tăng ở giới trẻ.
Thực phẩm và đau dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thức ăn hàng này như con dao hai lưỡi đối với các cơn đau dạ dày. Nếu lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp dịu đi các cơn đau nhanh chóng hoặc dự phòng tái phát và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. Vậy khi bị dạ dày nên ăn gì? Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và dưới đây chuyến gia Scurma Fizzy sẽ giải đáp câu hỏi này.
2.1 Các nhóm thực phẩm bị dạ dày nên ăn
Khi bị các vấn đề về dạ dày hay đau dạ dày, bạn nên chọn các thực thuộc nhóm thực phẩm như:
- Nhóm tinh bột: tinh bột là nhóm thực phẩm rất cần thiết và không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như gạo nếp, bột mì, khoai tây, khoai lang, sắn, ngô…Tuy nhiên nó cũng có thể vừa là nguyên nhân gây tăng các cơn đau nếu dùng không hợp lý.
- Nhóm chất xơ: là thành phần chủ yếu trong các loại rau, củ, quả, trái cây. Các loại thực phẩm này tốt với đường tiêu hóa, không chỉ có chất xơ mà còn chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng bổ dưỡng. Nhóm thực phẩm không chỉ tốt cho người đau dạ dày mà còn rất tốt với các bệnh lý đường tiêu hóa khác (như táo bón ở trẻ em, người lớn tuổi; tiêu hóa kém; người giảm cân, người cần chế độ ăn đặc biệt,…).
- Nhóm chất béo: nhóm thực phẩm này cần hạn chế sử dụng trên các bệnh nhân bị đau dạ dày, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc kiêng, bỏ hoàn toàn. Nên lựa chọn các dầu thực vật thay vì dầu, mỡ từ động vật, sử dụng các loại hạt chứa dầu như lạc, điều,… thay vì dùng các loại thực phẩm chiên rán nhiều lần.
- Nhóm chất đạm: đối với người bệnh bị đau dạ dày, nên lựa chọn các loại thực phẩm, thị trắng thì tốt hơn thịt đỏ. Vì chúng chứa phân tử protein dễ tiêu hơn, giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa của dạ dày tốt hơn.
Mỗi nhóm thực phẩm lại có ưu và nhược điểm riêng, như con dao hai lưỡi vừa giúp hỗ trợ nếu được lựa chọn đúng cách, tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên gây tình tăng nặng bệnh đau dạ dày. Vậy khi bị dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt với bệnh nhân bị dạ dày?
2.2 Một số thực phẩm tốt cho dạ dày
Để có được câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi “Người mắc các bệnh dạ dày thì nên ăn gì?”, hôm nay hãy để chuyên gia Scurma Fizzy giới thiệu đến bạn một số loại thực phẩm tốt với dạ dày sau.
2.2.1 Bánh bao rán
Là thực phẩm làm từ gạo chứa hàm lượng tinh bột cao, là món ăn quen thuộc hàng ngày với người dân Việt Nam. Tinh bột phối hợp với men tinh bột được phân giải thành dạng keo, sau đó tiếp tục phân giải thành đường đa, rồi các phân tử đường đơn glucozơ mà cơ thể dễ hấp thu hơn. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao bằng cách rán lên, các chuỗi phân tử bị phá vỡ liên kết. Do đó, việc tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, hỗ trợ chức năng của dạ dày. Đồng thời, với đặc tính tương đối xốp, mềm với nhiều lỗ trống nhỏ, khi ăn, chúng có khả năng hút mạnh, giúp hút bớt acid dư thừa tại dạ dày, dịch vị, vi khuẩn và độc tố tại dạ dày. Từ đó, làm giảm sự tác động của acid lên niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng sau khi ăn.
2.2.2 Dừa
Dừa hay còn gọi là việt vương đầu, là một loại thực phẩm thuộc họ Cọ. Cùi dừa có màu trắng ngà, mùi thơm, dẻo hơi cứng, vị ngọt, nước dừa lại trong hơi suốt hoặc hơi đục, mùi thơm, vị ngọt mát. Theo y học cổ truyền, dừa có công dụng rất bổ ích với cơ thể, công dụng bổ tỳ vị, diệt khuẩn, làm sạch đờm.
Nước dừa có vị ngọt mát, chứa đường và nhiều loại vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, nhóm C và nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, magie. Rất tốt với tá tràng và dạ dày, đặc biệt cho người bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Không chỉ tốt cho dạ dày, dừa còn là thực phẩm hỗ trợ giúp đẹp da, sáng da tự nhiên.
2.2.3 Táo
Táo là trái cây rất quen thuộc với người dân Việt. Được biết đến là loại trái cây rất bổ ích với cơ thể, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và phong phú như đường, protein, calci, sắt, vitamin và chất xơ. Táo là câu trả lời rất thuyết phục cho câu hỏi “bị dạ dày nên ăn gì?”. Táo có vị ngọt, mát, công dụng bổ tỳ, vị, khai tiêu thức ăn, thích hợp với người hay gặp tình trạng bụng trướng đầy, khó tiêu. Hàm lượng pectin cao trong táo giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện tình trạng táo bón, chậm tiêu do đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất là nên dùng ít nhất một quả táo hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hoặc thay vì dùng táo, bạn có thể uống nước ép táo hoặc sinh tố táo.
2.2.4 Hạt dẻ
Hạt dẻ hay còn gọi là dẻ tấm, chứa hàm lượng tinh bột lớn, có vị ngọt thanh. Thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, gồm protein, chất béo, vitamin nhóm B, hàm lượng tinh bột cao, trước đây từng được dùng để thay cơm. Trong y học cổ truyền, có công dụng bột thận, khỏe gân, bổ tỳ, ích khí. Thực phẩm bổ dưỡng đối với cơ thể, có thể sánh với các loại thảo dược như nhân sâm, đương quy. Dễ tiêu giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhất là ở bệnh nhân bị đau dạ dày có chức năng tiêu hóa bị hạn chế nhất định.
2.2.5 Súp lơ
Súp lơ bản chất là hoa của cây súp lơ, là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C rất cao, cao gấp 4 lần rau cải trắng, gấp 8 lần cà chua. Kết hợp với Selen trong thành phần, giúp hỗ trợ chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh ung thư và ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
2.2.6 Sữa chua
Với câu hỏi “bị dạ dày nên ăn gì?” thì sữa chua là câu trả lời của nhiều chuyên gia dinh dưỡng.
Sữa chua là sản phẩm lên men từ sữa, rất tốt đối với hệ tiêu hóa do chứa hàm lượng cao các lợi khuẩn, men tiêu hóa bổ ích. Sữa chua là món ăn được rất nhiều lứa tuổi ưa thích, đặc biệt là trẻ em. Thành phần chứa nhiều vi khuẩn có lợi với đường tiêu hóa, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh, tăng cường quá trình tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xoa dịu tình trạng kích ứng dạ dày, giảm nhanh cơn đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng 1-2 hũ sữa chua hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và chức năng cho hệ thống đường ruột.
2.2.7 Dầu thực vật
Dầu được chiết xuất từ các loại hoạt chứa hàm lượng dầu cao. Bản chất là các chất béo không no, dễ phân giải và hấp thu hơn so với mỡ động vật. Bệnh nhân bị đau dạ dày nên lựa chọn thực phẩm từ dầu thực vật hơn thay vì mỡ béo.
2.2.8 Cá
Cá là thực phẩm nhóm chất đạm, hay còn gọi là loại thịt trắng, chứa hàm lượng cao omega 3, các loại chất đạm dễ tiêu và rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa khi chức năng tiêu hóa của dạ dày bị giảm, đồng thời, thúc đẩy việc tái tạo các tế bào mới , mô tổn thương tại dạ dày, giúp vết thương mau lành.
2.3 Dược thảo tốt với người bị đau dạ dày
2.3.1 Gừng
Gừng vừa là một lại nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp vừa là một loại thảo dược thiên nhiên rất bổ dưỡng trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm, chủ trị trong dạ dày lạnh dạ dày, cảm phong hàn. Nước gừng tươi có dụng kích thích niêm mạch dạ dày, thúc đẩy sự co bóp, tiêu hóa của dạ dày, từ đó, có ích đối với sự tiêu hóa. Ngoài là thực phẩm giúp giải quyết câu hỏi “bị dạ dày nên ăn gì?” thì gừng tươi có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất hiệu quả, đặc biệt trong việc giảm tỷ lệ tái phát ung thư dạ dày.
2.3.2 Sơn tra
Sơn tra có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở vùng đông bắc. Thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, carotin, calci, protein và sắt. Sơn tra có tính ấm, có công dụng tiêu thức ăn, giải tích tụ, hoạt huyết. Giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, chậm tiêu trong bệnh lý đau dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa khác.
2.3.3 Cây bạc hà
Là loại thực phẩm rất quen thuộc với công dụng kích thích tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ giảm đau. Rất có hiệu quả trong điều trị chứng chậm tiêu, khó tiêu, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi trong đau dạ dày.
2.3.4 Nghệ
Nghệ chính là một trong những thực phẩm rất tốt giúp trả lời câu hỏi bị dạ dày nên ăn gì thì tốt. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, nghệ như một “thần dược” với thành phần chủ yếu là curcumin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp kháng viêm, xoa dịu nhanh chóng cơn đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo, người gặp các vấn đề về dạ dày nên dùng nghệ kết hợp với mật ong hoặc các chế phẩm từ nghệ như tinh bột nghệ, viên curcumin hay nano curcumin giúp hỗ trợ quá trình điều trị dạ dày một cách hiệu quả.
3. Một số món ăn cho người bị dạ dày nên ăn là gì?
3.1 Nguyên tắc chế biến
Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm để trả lời câu hỏi “người bị dạ dày nên ăn gì?” người bệnh cũng phải có cách chế biến hợp lý để phù hợp với tình trạng dạ dày.
Việc chế biến phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các bữa ăn phải được chuẩn bị và sử dụng trong một khung giờ cố định trong ngày. Tạo thói quen, giờ giấc sinh lý cho dạ dày.
- Nhai kĩ trước khi nuốt, tránh tình trạng nhai nhanh, nuốt vội tạo gánh nặng them cho dạ dày. Hạn chế ăn cơm chan canh để tạo điều kiện nhai thực phẩm được kĩ hơn.
- Chế biến các thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm dai như thịt cần nấu kỹ, băm nhuyễn, ninh lâu giúp dễ nhai và hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.
- Nên lựa chọn các món ăn hầm mềm, hấp hoặc luộc giúp dạ dày dễ tiêu hơn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, chứa hàm lượng acid cao, làm tăng kích thích niêm mạc dạ dày.
3.2 Các món ăn
3.2.1 Thịt gà nấu hạt dẻ, củ mài
Thịt gà là một trong những loại thịt trắng, rất dễ chế biến và là chất đạm dễ tiêu hóa. Kết hợp củ mài và hạt dẻ giúp tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa trên bệnh nhân bị đau dạ dày.
Món ăn có công dụng bổ thận âm, tăng cường chức năng dạ dày và hệ tiêu hóa, bổ huyết, điều kinh. Rất bổ ích với người bị đau dạ dày. Là một trong những món ăn hợp lý để trả lời với câu hỏi “bị dạ dày nên ăn gì?”
Nguyên liệu:
- Thịt gà 200g
- Thục địa hoàng 5g
- Nấm hương
- Củ mài 200g
- Hạt dẻ
Cách chế biến: sơ chế hạt dẻ, bỏ vỏ, ngâm củ mài, nấm bỏ đế ngâm nước cho nở, để ráo.
Đun nóng chảo, xào củ mài, nấm, hạt dẻ, Thêm thịt gà, thục địa và nước vừa đủ, hầm nhừ, thêm gia vị vừa đủ, ninh đến hạt dẻ chín nhừ, thịt gà mềm.
3.2.2 Cháo gạo nếp, gừng khô
Cháo là món ăn rất tốt với dạ dày, dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, sử dụng trong đặc trị bệnh dạ dày. Kết hợp với gừng, làm tăng chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Nguyên liệu:
- Gừng khô 10g
- Gừng cao lương 10g
- Gạo nếp 100g
- Đường vừa đủ
Cách chế biến:
Nghiền gừng thành bột, gạo nếp vo sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu thành cháo, ninh nhừ. Dùng các bữa mỗi ngày.
3.2.3 Canh mộc nhĩ đen nấu táo đỏ
Nguyên liệu
- Mộc nhĩ đen
- Điền thất
- Táo đỏ
Cách chế biến: sơ chế táo đỏ, bỏ hạt. Mộc nhĩ đem ngâm nước, sau đó rửa sạch, cắt bỏ chân. Cho tất cả vào nồi với một lượng nước vừa đủ, nấu canh. Mỗi ngày uống một thang, sẽ giúp điều trị rất hiệu quả bệnh đau dạ dày.
4. Giải đáp người bị dạ dày nên ăn gì cùng chuyên gia
4.1 Người bị dạ dày có nên ăn lạnh hay không?
Đau dạ dày làm giảm chức năng của đường tiêu hóa. Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng đều không tốt với dạ dày. Khi ăn lạnh, thức ăn làm tăng kích thích dạ dày, làm nặng thêm tình trạng bệnh tại dạ dày. Thực phẩm lạnh gây hiện tượng co mạch máu do nhiệt, làm cản trở sự tiêu hóa bình thường. Không những thế thực phẩm lạnh cũng gây kích thích nhu động ruột, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột. Vì vậy đối với bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn đồ lạnh.
4.2 Khi bị dạ dày nên nằm hay ngủ ngay sau khi ăn hay không?
Không nên nằm ngay sau khi ăn, vì tư thế nằm sẽ cản trở quá trình tiêu hóa tại dạ dày, làm trì trệ sự tiêu hóa, chậm tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến các bệnh lý dạ dày khác. Ngoài ra, dạ dày có tư thế thẳng chiều từ trên xuống, tư thế ngồi giúp quá trình co bóp dạ dày dễ dàng và thuận lợi hơn. Tốt nhất nên ngồi nghỉ tại ít nhất là 30 phút trước khi nằm.
4.3 Đi tắm sau khi ăn có tốt cho người bị đau dạ dày?
Đi tắm ngay sau khi ăn là một sai lầm mà nhiều người không hề biết. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến. Khi tắm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, tăng hoạt động tuần hoàn tại các bộ phận khác như bàn tay, bàn chân, giảm tuần hoàn tại dạ dày. Làm cho dạ dày giảm hoạt động co bóp, tiêu hóa chậm hơn, trì trệ hơn, gây ra các tình trạng như chậm tiêu, chướng bụng tại hệ tiêu hóa. Nếu kéo dài, thậm chí còn gây ra nhiều bệnh lý khác như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, thâm chí là các vấn đề tim mạch.
4.4 Người bị dạ dày nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính hay không?
Ăn trái cây ngay sau khi bữa chính là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm đối với người bị vấn đề về đau dạ dày. Sử dụng trái cây sau bữa ăn chính gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày.
Hoạt động tiêu hóa trên bệnh nhân bị đau dạ dày vốn đã suy giảm hơn so với người bình thường. Việc bổ sung thêm trái cây làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày. Kéo dài làm hoạt động dạ dày ngày càng trở nên trì trệ, nặng thêm tình trạng bệnh lý.
Trên đây là những kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề “Người bị bệnh dạ dày nên ăn những gì? Giải đáp thắc mắc từ chuyên gia. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng không thể thay thế cho chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan về bị đau dạ dày nên gì bạn đang gặp phải, bạn có thể liên hệ số HOTLINE 1800 6091 của chúng tôi để được các dược sĩ Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh cũng như chế độ ăn hợp lý cho bạn.