Nguyên Nhân Gây Bệnh Đau Dạ Dày Mãi Không Khỏi

Nguyên Nhân Gây Bệnh Đau Dạ Dày Mãi Không Khỏi

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ dân số đau dạ dày đang gia tăng chóng mặt. Nếu tình trạng đau dạ dày vẫn cứ diễn ra thường xuyên, kéo dài mãi không khỏi thì người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,.. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày của mình là gì và có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hạn chế các biến chứng xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

 

1. Đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, cứ 100 bệnh nhân bị bệnh về dạ dày thì trung bình 70 người được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là một loại vi sinh vật đặc biệt có thể sinh trưởng và phát triển ngay trong môi trường dạ dày con người. Do đặc tính là tiết ra chất kích thích làm dạ dày tiết nhiều acid hơn, đồng thời, chúng cũng tạo nên một số độc tố làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày. Với sự tác động này của vi khuẩn HP đối với dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và bị ăn mòn gây ra các vết loét trong dạ dày và gây đau dạ dày. Đây được xem là thủ phạm chính trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày hiện nay.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Vi khuẩn Hp dạ dày gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?

2. Thói quen ăn uống chưa hợp lý

Những thói quen ăn uống quá nhanh, ăn không đúng giờ giấc, ăn những món ăn có vị chua, cay, nóng,.. tưởng chừng như là những thói quen vô hại. Nhưng đây lại là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay. – Thói quen ăn uống quá nhanh Khi bạn ăn quá nhanh do công việc bận rộn hay do thói quen thì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày mà bạn không hề hay biết. Bởi, lúc này, thức ăn chưa được nhai kỹ đã được tiêu hóa xuống dạ dày, dạ dày vần rất nhiều sức lực và thời gian để tiêu hóa hết thức ăn với kích thước lớn. Do vậy, khi thức ăn được giữ quá lâu trong dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày. – Ăn các món ăn có vị chua, cay, nóng Với các món ăn chua, cay, nóng thường có chứa nhiều hoạt chất giúp tăng vị giác. Tuy nhiên những hoạt chất này cũng khiến niêm mạc dạ dày thực quản bị kích thích mạnh. Điều này làm dạ dày tiết ra rất nhiều axit dẫn tới sự tổn thương trong niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. (ảnh Ăn không đúng giờ là nguyên nhân gây đau dạ dày) – Ăn không đúng giờ giấc Theo đồng hồ sinh học, đến giờ ăn, dạ dày sẽ tự tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, thích ăn lúc nào thì ăn, ăn vặt bỏ bữa chính làm cho dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa trong giờ ăn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng dư thừa quá nhiều axit trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây đau dạ dày.

3. Căng thẳng, Stress

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi một người thường xuyên bị căng thẳng, stress, áp lực, làm việc quá sức sẽ tăng tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Lúc này, tâm trạng căng thẳng, stress sẽ làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị , làm mất cân bằng độ pH cũng như bào mòn niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.

4. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không steroid (NSAID) là những loại thuốc giúp người bệnh hạ sốt, kháng viêm và giảm đau từ các bệnh lý cảm cúm, đau đầu, đau răng, chấn thương, viêm khớp, thấp khớp.,.. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng thuốc thời gian dài không hiệu quả, làm dụng các loại thuốc này dẫn đến tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở đây chủ yếu là do một số thành phần của thuốc làm khả năng bảo vệ dạ dày tự nhiên giảm xuống và niêm mạc rất dễ bị tấn công gây ra viêm loét dạ dày.

Các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID gây đau dạ dày

Các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID gây đau dạ dày

 

5. Sử dụng nhiều chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,.. là nguyên nhân gây đau dạ dày phần lớn chủ yếu ở nam giới. Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng việc sử dụng chất kích thích trong một thời gian dài gây kích thích ăn mòn các lớp nhầy bảo vệ niêm mạc trong dạ dày khiến cho thành dạ dày xuất hiện các vết loét, tổn thương dạ dày thậm chí có thể gây ra tình trạng xuất huyết, chảy máu dạ dày. Tóm lại, đau dạ dày xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những thói quen trong cuộc sống thường dễ bị bỏ qua như ăn uống không đúng giờ, ăn uống quá nhanh, ăn các món ăn cay nóng hay thường xuyên căng thẳng,.. Do vậy, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và thay đổi các thói quen sinh hoạt để có sức khỏe tốt hơn. Liên hệ liền đến Hotline 1800.6091 (miễn phí cước gọi) để nhận tư vấn cụ thể nhất về tình trạng dạ dày ngay từ hôm nay.

6. Các bệnh lý dẫn đến đau dạ dày mãi không khỏi

Bảng thống kê các bệnh lý có thể khiến bệnh nhân bị đau dạ dày dai dẳng

Nguyên nhân

Đặc điểm, dấu hiệu Chẩn đoán
Rối loạn đường tiêu hóa
Bệnh Celiac Ở trẻ em, bệnh này thường không phát triển nên sẽ không bị ảnh hưởng thật rõ ràng

Dấu hiệu khi mắc bệnh: Bụng chướng, đau dạ dày và thường xuyên tiêu chảy hoặc phân màu nhạt và có mùi hôi bất thường, có thể có dầu

Các triệu chứng trầm trọng hơn khi mọi người ăn thực phẩm có chứa các sản phẩm lúa mì (có chứa gluten)

Xét nghiệm máu để đo mức độ kháng thể được tạo ra khi những người bị bệnh celiac ăn thực phẩm có chứa gluten Thường sinh thiết phần trên của ruột non
Viêm túi mật mạn tính Đau, chuột rút tái phát ở phần trên bên phải của bụng Siêu âm để tìm sỏi mật
Bệnh Crohn Các đợt đau dữ dội lặp đi lặp lại kèm theo sốt, chán ăn, sụt cân và tiêu chảy CT và / hoặc nội soi đại tràng

Chụp X-quang ruột non

Không dung nạp lactose Đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy sau khi tiêu thụ các sản phẩm sữa Đôi khi kiểm tra hơi thở để phát hiện hydro, cho thấy đường lactose không được tiêu hóa

Một chế độ ăn kiêng loại trừ thực phẩm có chứa lactose (chế độ ăn kiêng loại bỏ) để xác định xem những thực phẩm đó có gây ra các triệu chứng hay không

Viêm tụy mạn tính hoặc kèm theo nang giả tụy Các cơn đau dữ dội ở giữa bụng trên

Đôi khi tiêu chảy và có chất béo trong phân

Thông thường ở những người được biết là đã bị viêm tụy cấp tính

Xét nghiệm máu để đo mức độ các enzym do tuyến tụy sản xuất

Các xét nghiệm hình ảnh như CT hoặc MRCP (CT: chụp cắt lớp vi tính; MRCP: chụp mật tụy ngược dòng cộng hưởng từ)

Xét nghiệm phân

Nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là bệnh giardia) Do người bệnh uống phải nước từ suối hoặc hồ, hoặc tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng

Các triệu chứng như là: Chuột rút, đầy hơi, chướng và đau bụng, tiêu chảy

Kiểm tra phân để kiểm tra ký sinh trùng hoặc trứng của chúng
Loét dạ dày Những cơn đau quặn bụng hoặc kéo dài âm ý và có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm và có thể gây rối loạn giấc ngủ hoặc khi ăn đồ chua, cay, nóng.

Có thể do sử dụng NSAIDs

Đau dạ dày thuyên giảm bằng cách ăn thức ăn và uống thuốc kháng axit

Nội soi và sinh thiết tìm Helicobacter (H.) pylori (vi khuẩn có thể gây loét dạ dày tá tràng)

Đôi khi xét nghiệm hơi thở H. pylori hoặc xét nghiệm phân

Ung thư dạ dày Khó tiêu hoặc đau nhẹ nhưng âm ỉ, kéo dài

Thường có một lượng máu nhỏ trong phân (chỉ có thể phát hiện được khi khám bác sĩ)

Thường ở người lớn tuổi

Nội soi thực quản và dạ dày
Rối loạn thận và đường tiết niệu
Sỏi thận Đau ở một bên (mạn sườn)

Đôi khi sốt

Nước tiểu sẫm màu

Phân tích nước tiểu

CT hoặc chụp niệu đồ tĩnh mạch

Rối loạn hệ thống sinh sản (ở phụ nữ)
Lạc nội mạc tử cung Khó chịu chủ yếu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt Nội soi ổ bụng
U nang buồng trứng Khó chịu dai dẳng ở bụng dưới Siêu âm khung xương chậu
Rối loạn toàn thân
Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính Các cơn đau bụng dữ dội và nôn mửa liên tục,  diễn ra trong nhiều ngày. Đôi khi yếu cơ, co giật và rối loạn tâm thần (chẳng hạn như kích thích hoặc kích động)

Trong một số loại rối loạn chuyển hóa porphyrin, phồng rộp da khi tiếp xúc với ánh nắng

Xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra các chất (porphyrin) được tạo ra trong các đợt cấp
Nhiễm độc chì Đau bụng quặn thắt

Những thay đổi về tinh thần như giảm khả năng chú ý, nhầm lẫn và thay đổi hành vi

Chán ăn, nôn mửa và táo bón

Đau nhức khớp

Thường chỉ ở những công nhân tiếp xúc với chì

Xét nghiệm đo mức độ nồng độ chì trong máu
Bệnh hồng cầu hình liềm Đau bụng dữ dội trong nhiều ngày liên tục

Đau tái phát ở những nơi khác ngoài bụng, chẳng hạn như lưng, ngực, cánh tay và / hoặc chân

Ở trẻ em da đen thường có các thành viên trong gia đình mắc chứng rối loạn này

Xét nghiệm máu để kiểm tra các tế bào hồng cầu hình liềm và huyết sắc tố bất thường đặc trưng cho bệnh hồng cầu hình liềm

Các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập là điển hình và xảy ra ở nhiều người mắc bệnh nhưng không phải lúc nào cũng hiện diện ở tất cả người bệnh.

Nhưng thường thấy đối với hầu hết những người bị đau bụng lâu ngày không khỏi, bác sĩ thường làm các xét nghiệm máu và nước tiểu cơ bản như số lượng tế bào máu toàn bộ, xét nghiệm máu để đánh giá hoạt động của gan và tuyến tụy và phân tích nước tiểu. Các xét nghiệm khác được thực hiện thêm sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm máu và nước tiểu trên.

Trên đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau dạ dày lâu ngày không khỏi ở người bệnh. Mong rằng bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về bệnh và nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nhé! Nếu còn thắc mắc nào, hãy đừng chần chừ mà nhấc máy gọi đến HOTLINE 18006091 để Scurma Fizzy giúp đỡ bạn càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm các bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh

3 Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Dạ Dày Mà Bạn Cần Biết

Top 5 Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091