Nguyên Nhân Gây Đau Thượng Vị Và Những Thói Quen Sai Lầm

Nguyên Nhân Gây Đau Thượng Vị Và Những Thói Quen Sai Lầm

Như chúng ta đã biết, đau thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất đối với những người mắc các bệnh lý dạ dày với các cơn đau khi thì âm ỉ râm ran, có khi lại đau từng cơn quặn thắt,.. ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Theo Hội khoa học Tiêu hoá Việt Nam cho biết: 70% người Việt có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, trong đó có 40% người có triệu chứng bị đau âm ỉ kéo dài. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng đa số là người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi. Do vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau thượng vị là gì? Để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp ngăn ngừa tình trạng trên.

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày

 

1. Thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Khi xuất hiện các cơn đau trong cơ thể, người bệnh thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc giảm đau để ức chế các phản ứng của cơ thể nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid như phenylbutazon,indomethacin, aspirin,ibuprofen… mà không biết rằng đây là các loại thuốc gây ra ức chế sự tổng hợp chất bảo vệ niêm mạc dạ dày làm dạ dày ngày càng bị bào mòn, mất khả năng bảo vệ khiến các vết loét xuất hiện cũng là một nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày.

2. Thói quen sử dụng chất kích thích

Thói quen sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc,.. thường xuyên là một thói quen có hại không những cho dạ dày mà còn cho sức khỏe. Thói quen sai lầm này khiến làm tăng quá trình bài tiết pepsin gây hại cho niêm mạc dạ dày. Việc sử dụng chất kích thích khiến não bộ tiết ra cortisol gián tiếp làm dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 41% nam giới và 33% nữ giới bị đau thượng vị do hút thuốc lá.

Nguyên nhân gây đau thượng vị do hút thuốc lá

Nguyên nhân gây đau thượng vị do hút thuốc lá

 

Mặt khác, việc sử dụng chất kích thích thường xuyên làm ngăn cản khả năng tiết chất nhầy, prostaglandin khiến hoạt động tái tạo tế bào và làm lành vết loét cũng bị trì trệ, làm giảm lưu lượng máu trong niêm mạc dạ dày.

3. Thói quen để cơ thể nhiễm lạnh

Dạ dày là một cơ quan tiêu hóa trong cơ thể người rất nhạy cảm với khí hậu và nhiệt độ. Khi cơ thể bị kích thích bởi không khí lạnh, dạ dày dễ bị những cơn co thắt, gây đau bụng vùng thượng vị, khó tiêu, nôn mửa và các triệu chứng khác. Từ trước đến nay, mọi người thường quan niệm và chú ý ăn đồ nóng, ấm vào mùa thu và mùa đông mà không biết rằng vào mùa hè, đồ ăn để ở môi trường điều hòa lâu hay ăn nhiều đồ ăn tính hàn, trái cây ướp lạnh cũng khiến cho dạ dày tiếp xúc với lạnh, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khi tình trạng này liên tục kéo dài sẽ tạo áp lực tới các vị trí khác ở bộ phận tiêu hoá gây nên những cơn đau thượng vị hình thành, khó chịu cho người bệnh.

4. Khả năng cơ thể không dung nạp Lactose

Khi cơ thể thiếu một loại enzyme trong ruột non, không dung nạp được đường lactose – được bắt gặp nhiều trong các chế phẩm từ sữa khiến dạ dày không thể tiêu hoá, chướng bụng, đầy hơi gây áp lực cho dạ dày và dẫn đến đau thượng vị. Tuỳ thuộc vào nồng độ lactose nạp vào cơ thể mỗi người mà có những biểu hiện đau thượng vị với các cấp độ khác nhau.

>>>Xem thêm: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

5. Thói quen thường xuyên ăn nhiều

Nguyên nhân gây đau thượng vị là do khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh làm đau trong ruột, khó thở vì phổi không đủ chỗ để nở rộng hơn khi hít vào.

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày thường xuyên do ăn nhiều

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày thường xuyên do ăn nhiều

 

Do vậy, thói quen ăn quá nhiều cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Điều này gây ra những cơn đau tức vùng thượng vị ngày này càng nặng hơn.

6. Trào ngược dịch vị

Khi cơ thể rối loạn chức năng tiêu hoá, dạ dày liên tục tiết dịch vị dẫn đến tăng áp lực ổ bụng, căng tức vùng thượng vị. Người bị đau vùng thượng vị thường xuyên có cảm giác đầy hơi, chướng bụng và trào ngược sau khi ăn. Bởi trong dạ dày con người có chứa axit để tiêu hóa thức ăn, nhưng thỉnh thoảng, chất axit này lại gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa gây đau thượng vị. Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, khiến đau tức vùng ngực, cổ họng bị rát. Lâu ngày bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu, ho khan, chua miệng, khàn giọng. Nguyên nhân chủ yếu do axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, người bệnh có biểu hiện ợ nóng, ợ chua, khiến dịch vị axit bị trào ngược, đau tức thượng vị. Khi có triệu chứng đau vùng thượng vị bất thường, khách hàng cần đi khám để sớm nhận biết nguyên nhân bệnh và có cách điều trị phòng tránh kịp thời. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày thì hãy liên hệ ngay Hotline 1900.6091 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại ngay SĐT dưới phần bình luận để được các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành tư vấn miễn phí.

>>>Xem thêm: Đau Thượng Vị Và Cách Chữa Đau Thượng Vị Nhanh Nhất

Top 10 Mẹo Chữa Đau Thượng Vị Dạ Dày Trong Dân Gian

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091