Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

Theo nhiều số liệu thống kê thu thập được từ các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh đường tiêu hóa ngày càng gia tăng và trào ngược dạ dày là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh này. Chắc hẳn giờ đây chúng ta không còn cảm thấy quá lạ lẫm với cái tên “trào ngược dạ dày”. Vậy định nghĩa nào được dùng để mô tả về bệnh lý trào ngược dạ dày? Các triệu chứng của bệnh? Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Biện pháp chữa trị khi mắc bệnh là gì? Bài viết ngay dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chi tiết cho những thắc mắc trên

nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì và những điều cần biết

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Muốn biết được nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì thì trước hết bạn cần hiểu khái niệm về bệnh trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày còn có tên khác là trào ngược thực quản. Trào ngược dạ dày được xem là một trong những bệnh lý thuộc về dạ dày thường xuyên gặp phải. Bệnh lý này được hiểu là tình trạng dịch vị dạ dày không ở trong khoang dạ dày mà trào ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản và các triệu chứng kèm theo khác.

Có thể mô tả chi tiết hơn đó là: Ở trong trạng thái bình thường, khi ăn hay uống, thức ăn sẽ đi từ miệng, qua thực quản để tới dạ dày là khoang chứa. Và chỉ khi nuốt thức ăn thì môn vị mới mở ra, còn bình thường thì cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại để ngăn cản thức ăn có trong dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản. 

Tuy nhiên do một vài nguyên nhân nào đó mà cơ thực quản gặp vấn đề gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày gây tổn thương các cơ niêm mạc thực quản, thanh quản, có thể cả khoang miệng.

2. Dấu hiệu nào báo hiệu bạn đang bị trào ngược dạ dày?

Bạn có thể nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi là động tác giúp giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày qua đường miệng. Ợ nóng xuất hiện là do dịch acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng rát. Ợ chua là do axit dạ dày khi trào lên vào khoang miệng sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác chua miệng.
nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Ợ nóng, ợ chua

  • Nóng dạ dày: Trong bệnh trào ngược dạ dày, lượng acid dịch vị được tăng tiết gây kích ứng các tế bào niêm mạc của dạ dày khiến nó bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập tấn công và phát triển của vi khuẩn có hại, khi đó, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng miễn dịch đáp lại và sinh ra nhiệt tạo nên cảm giác nóng dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng cồn cào trong bụng rất khó chịu.
Nóng dạ dày

Nóng dạ dày

  • Đau tức ngực: Khi xuất hiện cơn trào ngược, không chỉ có acid dạ dày trào lên mà còn kèm theo cả thức ăn cũng bị đi theo cùng, kết quả làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực.
Khó thở

Khó thở

  • Khó nuốt: Acid dạ dày làm các tế bào niêm mạc của thực quản bị tổn thương tạo ra các vết viêm loét, sưng tấy, làm hẹp thực quản. Do vậy khi nuốt, người bệnh sẽ có cảm giác như thức ăn bị vướng lại ở cổ, nuốt xuống gây cảm giác đau.
  • Khản giọng và ho: Lượng acid dạ dày bị trào ngược lên không chỉ làm tổn thương các tế bào niêm mạc thực quản mà còn gây ra những thương tổn cho cả dây thanh quản. Do vậy người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và hiện tượng này lâu dần sẽ chuyển thành ho.
  • Buồn nôn và nôn: Dạ dày tăng sản sinh ra acid và liên tục co thắt để đẩy lượng acid đó cùng với thức ăn ra ngoài khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn thậm chí là nôn trớ.

>>>>>>>> Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

3. Tìm hiểu về nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có thể nói, nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày rất phong phú, chúng khác nhau ở mức độ bệnh cũng như đối tượng bệnh nhân. Dưới đây sẽ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất. Từ đó, quý độc giả có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì.

3.1 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì? – Do nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một khắc tinh của dạ dày. Môi trường sống của chúng là lớp chất nhầy trong lòng dạ dày, chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của axit dạ dày. Và để làm được điều đó, chúng có khả năng đặc biệt là tiết enzyme có tên là Urease giúp trung hòa axit trong dạ dày. Độc tố do vi khuẩn này tiết ra có thể gây viêm dạ dày mạn tính, một điều nguy hiểm đó là bệnh do Hp thương âm thầm tiến triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào.

Vi khuẩn Hp có khả năng lây bệnh qua 3 con đường chính:

  • Đường miệng – miệng là đường lây nhiễm chính. Vi khuẩn Hp trong nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh có thể lây sang người lành nếu tiếp xúc phải.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp có thải theo phân ra ngoài cơ thể, nếu ăn phải thực phẩm không sạch có nhiễm khuẩn thì có khả năng mắc bệnh.
  • Đường khác ví dụ như dùng chung thiết bị y tế như đầu dò nội soi không được sát khuẩn kỹ càng cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp, các bạn nên chú ý đề phòng vấn đề này.
nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Vi khuẩn Hp

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn Hp

  • Di truyền: Các số liệu thống kê cho thấy khi trong gia đình có người mắc bệnh thì những thành viên khác cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Vệ sinh kém: Môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh, nguồn nước, thực phẩm bẩn tạo là yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Sống chung với bệnh nhân nhiễm HP
  • Việc dùng chung các thiết bị y tế như thiết bị nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa, không được vệ sinh kỹ càng sẽ làm lây vi khuẩn Hp từ người bệnh sang người lành.
nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Ăn uống chung có thể lây nhiễm Hp

3.2 Thời kỳ mang thai có thể xảy ra trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng gặp thấy hầu hết ở các bà bầu. Tình trạng này được biểu hiện ra bằng việc thức ăn cùng dịch acid bị đi ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng cổ,.. kiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vào những tháng cuối thai kỳ, tử cung mở rộng dần dẫn đến tình trạng chèn ép lên các bộ phận, cơ quan phía trên trong đó có dạ dày, điều này dẫn đến hiện tượng dịch vị dạ dày bị trào ngược kích thích gây buồn nôn.

>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Trào Ngược Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không – SCurma Fizzy New

nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Phụ nữ có thai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là

  • Sự phát triển của thai nhi theo thai kì, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ, tử cung mở rộng dần dẫn đến tình trạng chèn ép lên các bộ phận, cơ quan phía trên trong đó có dạ dày. Khi dạ dày và thực quản bị chèn ép sẽ tạo ra áp lực thúc đầy axit bị trào lên thực quản.
  • Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó có sự suy giảm hệ miễn dịch, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp phát triển và gây lên bệnh trào ngược dạ dày.
  • Thay đổi hormone trong thai kỳ: Trong thai kỳ, lượng hormone Progesterone  được sản xuất ra nhiều hơn bình thường, hormon này tác động đến vòng cơ thắt thực quản làm chúng mềm và giãn ra, từ đó xuất hiện kẽ hở. Chính kẽ hở này tạo điều kiện cho thức ăn và dịch vị trào ngược lên gây bệnh trào ngược dạ dày.
  • Stress và lo lắng kéo dài: Khi mang thai, phụ nữ hay bị căng thẳng, lo lắng dài ngày làm lượng cortisol sản sinh nhiều hơn. Thông qua cơ chế nào đó, cortisol làm giảm chức phận của vòng cơ thắt thực quản dưới và kích thích tiết dịch vị acid nhiều hơn. Hai yếu tố trên xảy ra khiến dịch vị dễ dàng bị trào ngược lên.
  • Thừa cân, béo phì: Đây là thực trạng gặp phải ở bất cứ bà bầu nào, tâm lý ăn nhiều để bồi bổ cho thai nhi sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất thừa cân, béo phì. Và dĩ nhiên thừa cân béo phì cũng là một nguyên do gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

3.3 Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Khi sử sử dụng các thuốc kháng viêm dài ngày, cơ thể người bệnh sẽ ngừng sản xuất một số hợp chất có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày. Trong dạ dày luôn tồn tại một hệ vi khuẩn hết sức phong phú bao gồm cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Ở điều kiện bình thường, hệ vi sinh này luôn có sự cân bằng cân bằng nhất định. Khi sử dụng thuốc kháng sinh, ngoài việc tiêu diệt được vi khuẩn có hại thì vi khuẩn có lợi cũng chịu bị tiêu diệt theo dẫn đến hệ vi khuẩn tại đường ruột mất cân bằng, gây chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có trào ngược dạ dày.

nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Sử dụng thuốc kháng sinh

3.4 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì – do suy cơ thắt dưới thực quản

Đoạn nối thực quản với dạ dày có vòng cơ gọi là cơ thắt dưới thực quản. Hoạt động của cơ thắt này được điều tiết bằng sự có mặt của thức ăn đi qua, vòng cơ sẽ mở ra khi nuốt, sau đó sẽ thắt lại khi không có thức ăn đi qua để ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Do vậy, khi bị suy cơ thắt dưới thực quản, vòng cơ không đóng kín được làm cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

>>>>>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm – SCurma Fizzy New

3.5 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì – do thoát vị hoành

Cơ hoành nằm ở phần ngăn cách khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành co góp phần củng cố thêm sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản giúp ngăn cản trào ngược acid dạ dày lên trên. Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày nằm cao hơn so với cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không ngang bằng với cơ hoành nữa nên dễ xảy ra trào ngược.

3.6 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì – Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày

Thức ăn ứ đọng trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày. 

3.7 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì – Căng thẳng, stress

Stress là một cơ chế phản ứng của cơ thế trước một áp lực hay yếu tố tác động khiến chúng ta cảm thấy không an toàn, không thoải mái. Khi stress quá mức hay diễn biến kéo dài, nó sẽ kích thích tăng tiết cortisol. Cortisol tăng tiết dẫn đến tăng axit trong dạ dày và tăng sức co bóp của dạ dày. Việc dạ dày tăng co bóp thúc đầy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Hơn nữa, stress làm rối loạn nhu động thực quản, việc giãn mở cơ bất thường làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì

Căng thẳng, stress

Hormon này gây ức chế những phản ứng tự nhiên bảo vệ dạ dày, đồng thời làm nồng độ acid HCl và Pepsine tăng cao. Pepsine có khả năng phá hủy lớp nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện thuận lợi cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc. Ngoài ra, pepsin còn đè nặng áp lực lên cơ thắt phía dưới của thực quản làm cho chức phận quan trọng của cơ này bị rối loạn, triệu chứng trào ngược tăng lên.

3.8 Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì – Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá no, hay nhịn ăn, ăn uống không hợp giờ giấc, ăn đồ ăn cay nóng, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng quá nhiều đồ uống có ga,… dẫn đến những bất thường trong hoạt động của hệ tiêu hóa như: Rối loạn co bóp dạ dày, tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, rối loạn co thắt cơ vòng thực quản. Từ đó dẫn đến chứng trào ngược.

3.9 Những yếu tố bẩm sinh

Yếu tố bẩm sinh là khi sinh ra đã có sẵn như cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,… là những bất thường dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.

3.10 Béo phì, thừa cân

Để làm rõ mối quan hệ giữa thừa cân béo phì với nguy cơ trào ngược dạ dày, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều đối tượng ở các châu, các chủng tộc cũng như độ tuổi khác nhau.Kết quả thu được từ những nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc cả các triệu chứng và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì

3.11 Bệnh lý dạ dày

Những người đang mắc các bệnh về dạ dày như khác có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn bình thường.

Trên đây là những thông tin giúp đưa ra giải đáp cho câu hỏi nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì? Khi đã biết nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì, thì câu hỏi mọi người đặt ra tiếp theo sẽ là “chúng ta có thể làm gì để phòng và điều trị bệnh”? Và để làm sáng tỏ vấn đề này, hãy cùng theo dõi mục tiếp theo của bài viết nhé.

4. Điều trị

4.1 Điều trị theo Tây Y

Trong điều trị bệnh về dạ dày, sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến vì phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng các loại thuốc này kéo dài hoặc kết hợp không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, khi dùng các loại thuốc Tây, bạn làm đúng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Điều trị nội khoa

Dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc này hiện nay đang có xu hướng được sử dụng như các thuốc điều trị đầu tay với liều chuẩn hằng ngày, trong 2 – 4 ngày đầu. Bệnh nhân thường đáp ứng tốt, triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh, tình trạng loét cải thiện và đa số ổn định lâu. Một số thuốc tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến là:

Omeprazole là loại thuốc có hiệu lực mạnh, chúng làm giảm bài tiết acid một cách đáng kể, có thể tạo ra vô toan. Chỉ sau vài ngày dùng thuốc, các triệu chứng lâm sàng biến mất nhanh chóng. Việc sử dụng omeprazole kéo dài có thể tăng gastrin máu do lượng acid bị giảm tiết. Mức gastrin sẽ trở về bình thường sau khi không sử dụng thuốc vài tuần.

Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 90 – 92% và diệt vi khuẩn HP 25 – 35%.

Pantoprazole có tác dụng giúp liền sẹo nhanh, cơ thể hấp thu tốt, ít tác dụng phụ.

Esomeprazole có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450 trong gan.

Trong trường hợp trào ngược dạ dày Hp dương tính: Có sử dụng phác đồ 3 thuốc ngắn ngày, sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy người bệnh mà có những thay đổi phù hợp.

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton

  • Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được xem xét trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả, có thể tiến hành phẫu thuật ghép van dạ dày ở quanh phần thực quản thấp. Phương pháp này đạt hiệu quả điều trị cao, song phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do vậy nên được cân nhắc kĩ lưỡng.

4.2 Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Trong đời sống thường nhật của nhân dân ta, có vô số mẹo, bài thuốc hay được lưu truyền mà cho đến tận ngày nay việc áp dụng chúng vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Trong đó không thể không kể đến những bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng.

Theo bác sĩ Đông y Nguyễn Trung Dũng – bệnh viện Bạch Mai cho hay, bệnh nhân bị trào ngược da dày hoàn toàn có thể chữa khói được bằng cách áp dụng những bài thuốc dân gian mà không cần dùng đến thuốc Tây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với người bệnh mức độ nhẹ vì giúp hạn chế được tác dụng phụ không đáng có khi dùng thuốc Tây.

>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Thuốc Nam – SCurma Fizzy New

4.2.1 Nghệ vàng mật ong

Nghệ vàng luôn là một dược liệu được lưu tâm lựa chọn trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin có thể hỗ trợ làm lành các vết loét trên vùng niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, hoạt chất này còn có khả năng kháng viêm, diệt trừ vi khuẩn, hạn chế các tổn thương lan rộng . Sử dụng nghệ còn có làm giảm nóng rát vùng thượng vị, hạn chế tính trạng ợ hơi, ợ nóng rất tốt.

Nghệ vàng và mật ong

Nghệ vàng và mật ong

Bài thuốc có thể được áp dụng theo cách sau:

  • Hòa tan 1 thìa bột nghệ trong một lượng nước ấm vừa đủ.
  • Khi nghệ tan hết, cho thêm 1 thìa mật ong vào rồi khuấy đều.
  • Ngày uống từ 2- 3 lần trước mỗi bữa ăn có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách đáng kể.

4.2.2 Chuối xanh

Theo y học cổ truyền, chuối xanh có khả năng giải độc, tiêu viêm, lương huyết, kích thích tiêu hóa rất tốt. Vì thế dân gian thường sử dụng vị dược liệu này để điều trị trào ngược dạ dày tại nhà. Các hoạt chất có trong chuối hột xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại, tạo môi trường thuận lợi nuôi dưỡng lợi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Các chất xơ và vitamin trong chuối xanh còn giúp tăng tiết các chất bảo vệ niêm mạc, giảm các triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng,…

Chuối hột xanh

Chuối hột xanh

4.2.3 Gừng tươi ngâm dấm

Gừng cũng được xem là một dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày rất tốt, vừa an toàn lại đem đến hiệu quả. Dược liệu này có tính ấm, vị cay, giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng buồn nôn, ợ nóng khó chịu ở dạ dày.

Một số hoạt chất có trong gừng như Zingiberol, Methadone, Oleoresin, Tecpen có tác dụng giảm đau, giảm ợ nóng, trung hòa lượng acid trong dạ dày. Nhờ có khả năng trung hòa acid dạ dày mà gừng có thể cải thiện tình trạng đẩy ngược axit lên thực quản. Thảo dược này cũng có khả năng sát trùng nhẹ, tiêu viêm, do đó rất thích hợp sử dụng cho người có tổn thương viêm loét trong dạ dày.

Gừng tươi ngâm giấm

Gừng tươi ngâm giấm

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ gừng như sau

  • Rửa sạch, cạo vỏ khoảng 300g gừng tươi rối thái lát mỏng
  • Cho gừng đã thái lát vào lọ thủy tinh sạch, cho thêm khoảng 400ml giấm, đậy nắp kín và để nơi khô thoáng
  • Ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 3 lát gừng là các triệu chứng như ợ chua, chướng bụng giảm đi đáng kể.

>>>>>>> Xem thêm: Giảm Đau Dạ Dày Bằng Một Số Bài Thuốc Từ Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

4.2.4 Nước ép nha đam

Nhắc đến nha đam thì không thể không kể đến đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hay làm lành các vết thương của chúng. Nha đam là một vị dược liệu rất lành tính, vị mát, dễ dùng nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Nhờ có tính mát dịu mà nha đam được dùng trong điều trị các bệnh viêm da dị ứng và trào ngược dạ dày.

Nước ép nha đam

Nước ép nha đam

Bài thuốc có thể được thực hiện như sau:

  • Chọn những cành nha đam to, tươi, dày thịt
  • Đem nha đam đi rửa sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, gọt bỏ vỏ để lấy lớp thịt trắng bên trong
  • Phần thịt sau đó lại được rửa sạch vài lần nữa để loại bỏ nhớt, nhựa và giảm vị đắng.
  • Xay nhuyễn nha đam bằng máy xay sinh tố, có thể dùng nước lọc hoặc nước hoa quả tùy thích để mùi vị dễ uống hơn.
  • Sử dụng ngày 2 lần bạn sẽ thấy bệnh tình cải thiện đáng kể

4.2.5 Nước ép bắp cải

Bắp cải dùng điều trị trào ngược dạ dày nghe có vẻ lạ tai đối với nhiều người nhưng sự thật là chúng đem đến những tác dụng tuyệt vời mà mọi người không nghĩ đến. Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên làm mát dạ dày trong trường hợp bị ợ nóng, ngoài ra nó còn giúp bổ tì vị nên được dùng cho những người bị trào ngược dạ dày để cải thiện chứng kém tiêu, chán ăn.

Cách thực hiện như sau

  • Nên chọn loại bắp cải tươi, non
  • Rửa sạch bằng cách tách từng bẹ ra, ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt ra rổ, để ráo nước
  • Cho bắp cải vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm nước rồi lọc bỏ bã, lấy phần dịch lọc uống
  • Chia nhỏ để uống vài lần trong ngày

4.2.6 Nước cam thảo

Cam thảo đã không còn quá xa lạ với những người có sử dụng thuốc đông y để chữa trị bệnh. Cam thảo xuất hiện trong hầu hết các bài thuốc, có khi làm quân, có khi làm thần, có lúc lại làm tá làm sứ. Dùng cam thảo bằng cách pha nước uống hằng ngày có thể giúp lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày được củng cố. Cam thảo có chứa hoạt chất Cortisone có tác dụng chống viêm cực kỳ tốt. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa những hoạt chất khác có khả năng đẩy nhanh quá trình làm lành các vết viêm loét, nhờ đó ngăn ngừa viêm nhiễm và hạn chế sự tiến triển của bệnh.

Bạn có thể pha nước cam thảo như sau:

  • Sử dụng cam thảo khô, rửa sạch rồi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần lấy khoảng 4 – 5g bột cam thảo pha cùng 100ml nước ấm
  • Nên uống nước cam thảo trước bữa ăn khoảng 30 phút

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về câu hỏi “nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì?” hoặc nếu như bạn muốn thấu hiểu cụ thể hơn, rõ hơn, chi tiết hơn về bệnh lý dạ dày thực quản trào ngược, hay bạn muốn tư vấn để mua các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh,… đừng ngần ngại liên hệ tới HOTLINE 18016091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn tận tình.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091