Nhiễm Khuẩn H Pylori Có Gây Nguy Hiểm Không

Nhiễm Khuẩn H Pylori Có Gây Nguy Hiểm Không

Nhiễm khuẩn h pylori có gây nguy hiểm không?

H pylori (Helicobacter Pylori) gọi tắt là HP – Là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người và gây nên nhiều bệnh đường tiêu hóa. Theo thống kê, 92% người mắc các bệnh dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm loét dạ dày, thậm trí ung thư dạ dày. Nguyên nhân chính là do loại vi khuẩn h pylori này gây ra. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cung cấp thêm kiến thức về nhiễm khuẩn h pylori.

1. Đặc điểm vi khuẩn h pylori

1.1. H pylori có đặc điểm vi trùng học như thế nào?

Dựa vào hình dạng, cấu tạo và đặc tính phát triển, người ta đã từng đặt tên cho vi khuẩn này là Campylobacter Pyloridis, sau đó đổi thành Campylobacter pylori. Tuy nhiên dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện ra những điểm khác biệt lớn trong tính chất sinh hóa và cấu trúc chuỗi ARN do riboxom thể 16S. Vì vậy, hiện nay vi khuẩn được đổi tên là Helicobacter Pylori (HP).

H pylori là xoắn khuẩn gram (-), không nha bào, hình hơi cong, thuộc loại vi khuẩn hiếu khí, có đường kính từ 0,2-1,0 µm. Nhờ một chùm lông ở một đầu, h pylori có khả năng di động trong môi trường lỏng (Thông thường vi khuẩn có từ 3-6 lông). Đồng thời HP còn có các loại men như men urease, lipase và phospholipase, catalase,…H pylori là một loại vi khuẩn khó nuôi cấy, chúng cần môi trường giàu các chất dinh dưỡng, yếu tố đặc biệt như: máu, huyết thanh,…

h- pylori-1

Vi khuẩn HP trong dạ dày

Ngoài ra, loại vi khuẩn này rất cần môi trường thích hợp: 5% oxi, 7% cacbonic, 8% hidro, 70% nitơ và 10% các loại khí khác. Nhiệt độ thích hợp để h pylori sinh trưởng và phát triển là 37 độ C và độ pH từ 5-8,5. Vi khuẩn h pylori khi được nuôi cấy trong môi trường đặc thì có màu xám nhạt hoặc trong, đường kính khoảng 1-2mm, chúng sẽ xuất hiện sau 48-72h có thể dẫn đến nguy cơ gây tan máu nghiêm trọng.

1.2. Đặc điểm hóa sinh và khả năng đề kháng của h pylori

H pylori không có khả năng để làm lên men các loại đường, khử nitrat mặt khác HP có khả năng oxydase và urease dương tính mạnh.

Ngoài ra HP có khả năng tồn tại và phát triển, tồn tại rất lâu trong môi trường có độ axit cao. Vì vậy, h pylori còn xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn h pylori trong môi trường axit của dạ dày là nhờ khả năng bài tiết men urease và niêm mạc dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng để tạo ra môi trường amoniac bao xung quanh vi khuẩn. Vì lý do này mà HP không bị phân hủy bởi axit có trong dạ dày.

1.3. Dịch tễ học

Nhiễm khuẩn h pylori là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở người, đặc biệt ở dạ dày.Khả năng lây nhiễm tùy từng độ tuổi, môi trường sinh hoạt, thói quen ăn uống từng người. Ước tính có hơn 60% dân số bị nhiễm khuẩn h pylori. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ nhiễm cao vào khoảng hơn 72% ở người lớn. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu thường lớn hơn 50, chiếm hơn 50% dân số. Tần suất này tăng thêm khoảng 11% mỗi năm. Con đường lây nhiễm khuẩn chủ yếu là đường ăn uống hoặc trực tiếp (nước bọt). Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban đầu của nhiều bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Helicobacter Pylori Là Vi Khuẩn Gì? Nó Nguy Hiểm Như Thế Nào?

2. Nhiễm khuẩn h pylori gây nên các bệnh về dạ dày

2.1. Viêm dạ dày mãn tính

2.1.1. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính

Năm 1983 Marshal B.J và Warren I.R tìm thấy vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori) ở niêm mạc vùng hang vị dạ dày. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa nguyên nhân sinh ra bệnh của H. Pylori với một số lượng lớn bệnh dạ dày, trong đó đặc biệt viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và  ung thư dạ dày.  Ngày nay, người ta nhận thấy hầu hết các trường hợp viêm dạ dày không có liên quan đến tự miễn dịch mà lại liên quan đến yếu tố xâm nhập, trong đó h pylori là nguyên nhân hàng đầu.  Bằng kỹ thuật nhuộm Giemsa, người ta đã phát hiện thấy sự xuất hiện của vi khuẩn nằm trong lớp chất nhầy, trên màng đỉnh của tế bào biểu mô. Sự phân bố có thể tản mạn và không đồng đều, nơi có nhiều,nơi không có hoặc có ít. HP dương tính tới 65% ở thể viêm mạn tính hoạt động thầm lặng và tới 95% trong thể viêm mạn tính hoạt động. Ở vùng hang vị HP có mặt với tỉ lệ cao hơn vùng thân vị. Tỷ lệ nhiễm h pylori  tăng theo tuổi và đạt tới 50% ở người trên 50 tuổi.

h- pylori-2

Bệnh viêm dạ dày mãn tính

Bằng thực nghiệm, cho thấy những người tình nguyện mạnh mẽ uống một lượng lớn HP đã làm xuất hiện viêm dạ dày với các triệu chứng cấp tính. Điều này chứng chỉ HP là một nguyên nhân gây bệnh khởi đầu. Có giả thuyết cho rằng việc nhiễm HP ở niêm mạc dạ dày bị tổn thương do những hậu quả khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng làm kéo dài thời gian chữa bệnh và viêm niêm mạc dạ dày mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy HP có vai trò tiềm tàng trong việc gây biến đổi môi trường chuyển hóa và sản xuất ra các độc tố gây nên phản ứng viêm của vật chủ. Người ta cũng nhận thấy ở những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có HP dương tính được điều trị bằng kháng sinh khiến tình trạng  bệnh tiến triển tốt và khi bệnh tái phát đồng thời thấy sự xuất của HP.

Phần lớn các bệnh nhân có nhiễm HP không có chứng nhưng có nguy cơ cao trong việc phát triển của bệnh loét dạ dày-tá tràng và có thể ung thư dạ dày.

2.1.2. Triệu chứng

Không có dấu hiệu đặc trưng, bệnh nhân có những rối loạn chức năng tương tự như rối loạn tiêu hóa. Sau ăn có cảm giác nặng bụng, trướng, đầy hơi. Nóng rát vùng thượng vị. Mức độ đau thường có liên quan tới đợt tiến triển của bệnh, tùy từng bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau khác nhau.

2.1.3. Biến chứng do bệnh viêm dạ dày mãn tính gây nên

  • Thiếu máu: Tế bào thành giảm nhiều và teo tuyến sẽ gây nên giảm hoặc thiểu toan dịch vị, tăng gastrin huyết. Khoảng 10% số bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu ác tính rõ rệt. Bệnh thường có tính chất gia đình, trong khi đó viêm dạ dày mạn hang vị, không có thiểu toan dịch vị và thiếu máu ác tính. Tuy nhiên, những trường hợp viêm có tổn thương niêm mạc ở cả hang vị và thân vị cũng sẽ gây nên giảm axit dịch vị.
  • Loét dạ dày, tá tràng: Phần lớn những bệnh nhân bị loét dù là ở dạ dày, tá tràng đều có viêm niêm mạc dạ dày dai dẳng, kéo dài kể cả sau khi loét đã liền sẹo. Vì vậy, viêm dạ dày là nguồn gốc của loét.
  • Ung thư dạ dày: Những trường hợp viêm dạ dày mạn teo có dị sản ruột, loạn sản, chúng được coi như trạng thái tiền ung thư. Đặc biệt, biến đổi loạn sản, tăng sinh số lượng thành tế bào có thể trở nên trầm trọng như một ung thư tại chỗ. Đây là lời giải thích cho việc tăng tỷ lệ ung thư dạ dày ở những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, nhất là viêm teo.

2.2. Loét dạ dày

2.2.1. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loét dạ dày

h- pylori-3

Bệnh loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Là tình trạng tổn thương lớp cơ ở dạ dày, loét dạ dày có thể thuyên giảm rồi lại tái phát, phần lớn được chẩn đoán vào tuổi trung niên hay cao hơn. Trong khi đó, người ta chỉ ra rằng h pylori đóng vai trò chủ yếu trong nguyên nhân sinh bệnh loét dạ dày tá tràng. Tỷ lệ h pylori dương tính gặp ở 80-100% số bệnh nhân loét tá tràng và 72% số bệnh nhân loét dạ dày. Trong điều trị, kết hợp diệt h pylori tỷ lệ liền sẹo cao hơn, thời gian liền sẹo ngắn hơn và tỷ lệ bệnh tái phát giảm nhiều so với những trường hợp nhiễm khuẩn h pylori không được điều trị.

H pylori khi vào dạ dày, chúng khu trú trong lớp chất nhầy và bám vào mặt tế bào biểu mô. Dưới kính hiển vi điện tử, người ta đã quan sát thấy vi khuẩn bám vào màng  đỉnh của tế bào hoặc ở giữa các khe liên tế bào và làm gãy các cầu nối liên tế bào. Sau đó các tế bào bị tróc nhiều và hoại tử, có phản ứng viêm niêm mạc dạng tổ ong. Mặt khác, h pylori hoạt động tiết ra men urease thủy phân ure thành amoniac làm tổn hại đến tế bào niêm mạc dạ dày, gây hiện tượng khuếch tán ngược H+ đồng thời ngăn cản quá trình tổng họp chất nhầy của tế bào và làm thay đổi chất lượng chất nhầy cũng như sự phân bố chất nhầy. Như vậy, sự toàn vẹn của lớp áo niêm dịch bao quanh dạ dày không còn nữa, khi đó các yếu tố tấn công HCL, pepsin tác động trực tiếp làm hủy hoại và có thể dẫn tới loét.

2.2.2. Triệu chứng bệnh

Đau rát vùng thượng vị, sau xương ức, cơn đau có thể kéo dài vài giờ xuất hiện vào lúc đói hay ban đêm. Ngoài ra, các triệu chứng khác như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, mất ngủ, ngủ chập chờn, rối loạn tiêu hóa,…

>>>>>>> Đọc thêm: Helicobacter pylori – vi khuẩn hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày

3. Dấu hiệu nào dùng để nhận biết nhiễm khuẩn h pylori?

Đa số người nhiễm vi khuẩn h pylori không biểu hiện các triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Ngoài ra, một số người có hệ miễn dịch tốt nên có khả năng để chống lại vi khuẩn h pylori.

Đau âm ỉ vùng thượng vị, sau xương ức là dấu hiệu điển hình ở bệnh nhân đau dạ dày do nhiễm khuẩn h pylori. Cơn đau có thể xuất hiện khi đói hoặc sau ăn vài giờ, kéo dài vài phút hoặc vài giờ.

Ngoài ra, các dấu hiệu điển hình khác bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Cảm giác buồn nôn, bụng chướng, đầy hơi.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Cân nặng bỗng nhiên sụt giảm không rõ nguyên do, to bụng.
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn.
dau-hieu-nhiem-khuan-h-pylori

Triệu chứng mất ngủ, ngủ chập chờn

Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn h pylori có thể gây ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh có triệu chứng như viêm, loét dạ dày. Sau một thời gian, nếu người bệnh không được điều trị đúng cách có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng như sau:

  • Phân có lẫn máu màu đỏ sẫm hoặc đen.
  • Cảm giác thở khó, mệt mỏi, hay chóng mặt thậm chí có thể bị ngất xỉu.
  • Da có xanh tái, nhợt nhạt.
  • Nôn ra máu.
  • Đau bụng dữ dội.

4. Con đường lây truyền vi khuẩn h pylori

“Vi khuẩn h pylori có lây truyền không?”. Câu trả lời là “Có” loại vi khuẩn h pylori hoàn toàn có khả năng lây truyền sang người khỏe mạnh qua 3 con đường phổ biến:

  • Qua con đường tiếp xúc trực tiếp miệng – miệng: Đây được xác định là con đường chủ yếu lây nhiễm vi khuẩn h pylori, lây lan do sự tiếp xúc gần nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh.
  • Đường phân – miệng: Do thói quen sinh hoạt ăn uống không vệ sinh, đặc biệt thói quen thích ăn đồ sống nên khả năng nhiễm vi khuẩn tăng cao.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm trong quá trình thăm khám, các thiết bị chưa được khử trùng cẩn thận: nội soi,…Vì vậy, việc vệ sinh, khử trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần thăm khám cho các đối tượng khác nhau là cần thiết và đặc biệt quan trọng để tránh làm lây nhiễm vi khuẩn h pylori.

5. Nguyên nhân nào gây nhiễm khuẩn h pylori?

Các yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori có liên quan đến điều kiện, môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn chẳng hạn như:

  • Sống trong điều kiện môi trường đông đúc: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị nhiễm H. pylori hơn.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước nhiễm khuẩn: Có nguồn cung cấp nước sạch và đáng tin cậy sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm H. pylori .
  • Sống ở một nước đang phát triển: Những người sống ở các nước đang phát triển, nơi có điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh, thói quen ăn uống sinh hoạt không đảm bảo an toàn vệ sinh có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.
  • Sống chung với người bị nhiễm H. Pylori: Thông thường, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn thì khả năng những người khác bị lây nhiễm là rất cao.

6. Nhiễm khuẩn h pylori có gây nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến một số bệnh chẳng hạn như:

  • Xuất huyết dạ dày: Vi khuẩn này có thể gây loét dạ dày tá tràng làm tổn thương lớp cơ và lớp niêm mạc và gây chảy máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Tắc nghẽn: Hình thành các khối ở môn vị chặn thức ăn ra khỏi dạ dày gây tắc nghẽn.
  • Viêm, loét dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn h pylori là một nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày. Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng gây ung thư dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Vết loét có thể làm tổn thương và thủng thành dạ dày.
  • Viêm phúc mạc.
nhiem-khuan-gay-nguy-hiem-khong?

Thủng dạ dày

7. Các phương pháp phát hiện nhiễm h pylori?

Các phương pháp chẩn đoán được sử dụng để xác định nhiễm H. pylori bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu có thể xác định chính xác về tình trạng nhiễm H. pylori đang hoạt động hoặc trước đó có trong cơ thể người bệnh. 
chan-doan-nhiem-khuan

Xét nghiệm máu tìm HP

  • Xét nghiệm phân: Một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được gọi là xét nghiệm kháng nguyên trong phân để tìm các protein lạ (kháng nguyên) liên quan đến nhiễm vi khuẩn H. pylori trong phân của bạn. Đối với xét nghiệm hơi thở, bismuth subsalicylate và PPIs có thể gây ra những ảnh hưởng tới kết quả của một vài xét nghiệm, do đó bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng dùng chúng trước khi làm các xét nghiệm 2 tuần.
  • Kiểm tra hơi thở: Trong quá trình kiểm tra hơi thở, nuốt một viên thuốc, chất lỏng có chứa các phân tử carbon. Nếu bị nhiễm khuẩn H. pylori, carbon sẽ được giải phóng khi thức ăn được thủy phân trong dạ dày. Cơ thể sẽ hấp thụ carbon và thải ra ngoài khi thở ra. Người bệnh sẽ thở ra vào một chiếc túi và bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện các phân tử carbon. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra hơi thở và phân cho kết quả nhanh và chính xác hơn trong việc phát hiện nhiễm vi khuẩn H. pylori đang hoạt động hơn là phương pháp xét nghiệm máu. Các loại thuốc ức chế axit (ức chế bơm proton): PPI, bismuth subsalicylate và kháng sinh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng dùng những loại thuốc đó trong 1 -2 tuần trước khi bạn làm xét nghiệm. Phương pháp xét nghiệm này hoàn toàn có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Nội soi: Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ luồn một ống mềm dài được trang bị một camera cực nhỏ (ống nội soi) xuống cổ họng và thực quản và vào dạ dày và tá tràng. Dụng cụ này cho phép bác sĩ xem bất kỳ bất thường nào trong đường tiêu hóa trên và loại bỏ các mẫu mô (sinh thiết). Những phương pháp này được áp dụng để phân tích tìm H. pylori. Xét nghiệm này trong việc chẩn đoán nhiễm khuẩn H. pylori thường không được khuyến nghị chỉ định vì nó xâm lấn hơn xét nghiệm hơi thở hoặc phân, nhưng phương pháp này có thể được sử dụng để chẩn đoán loét do H. pylori hoặc nếu cần để chẩn đoán phân biệt với các tình trạng tiêu hóa khác.

>>>>>>>>> Xem thêm: Vi Khuẩn Helicobacter Pylori Là Gì, Đặc Điểm Gây Bệnh Và Các Phương Pháp Điều Trị

8. Phương pháp điều trị

8.1. Sử dụng thuốc

  • Các loại kháng sinh thường dùng để diệt vi khuẩn Hp có thể kể tới như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, tinidazole hoặc metronidazol.
  • Thuốc làm giảm lượng axit dạ dày: esomeprazole, pantoprazole hoặc rabeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole để tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh đồng thời hạn chế lượng axit trong dạ dày.
  • Bismuth subsalicylate cũng có thể được sử dụng kết hợp với các loại kháng sinh đem đến công dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn h pylori đắc lực.
  • Thuốc kháng histamin hóa học: cimetidin, nizatidine, famotidine cũng góp phần hỗ trợ điều trị làm giảm lượng axit dạ dày.

8.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống

  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, an toàn thực phẩm.
  • Môi trường sống, nguồn nước an toàn sạch sẽ.
  • Nguồn chứa nhiều chất isothiocyanate gọi là sulforaphane. Chất này có trong họ rau cải  như bắp cải, củ cải, súp lơ, cải xoăn…Chất này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn h pylori vì vậy trong khẩu phần hàng ngày nên thêm vào bữa ăn của bệnh nhân nhiễm khuẩn HP.
  • Mật ong:  Không chỉ có tác dụng chăm sóc sắc đẹp mà còn là một thành phần trong biện pháp điều trị HP tại nhà. Trong thành phần của mật ong có chứa hydrogen peroxide, chất này có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn và có thể tiêu diệt vi khuẩn HP khỏi niêm mạc dạ dày.
  • Củ nghệ: Nghệ không chỉ là gia vị trong thức ăn mà còn có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Ăn nghệ sẽ giúp ngăn chặn shikimate – Đây là  một chất hỗ trợ làm tăng khả năng sản xuất sản trao đổi, sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.

 Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích qua bài viết “Nhiễm khuẩn h pylori có gây nguy hiểm không?” để giải đáp các thắc mắc đến từ phía quý độc giả. Mong rằng bài viết giải đáp thắc mắc quý độc giả cũng như cung cấp thêm kiến thức về nhiễm khuẩn HP hữu ích với bạn.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về những vấn đề mà bạn gặp phải .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091