Đau Dạ Dày Về Đêm Và Những Điều Cần Biết
Những điều cần biết về đau dạ dày vào ban đêm
Ở bất kỳ đối tượng nào, một vấn đề nan giải phổ biến thường hay gặp phải là tình trạng đau dạ dày về đêm, tình trạng này khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thông qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Scurma fizzy tìm hiểu tại sao mình lại bị đau dạ dày về đêm và cách khắc phục tình trạng này như thế nào nhé.
1.Đau dạ dày về đêm sẽ biểu hiện bằng những dấu hiệu nào?
Đau dạ dày về đêm là tình trạng cơn đau kéo dài âm ỉ, đôi khi đau quặn từng cơn ngay cả khi người bệnh đang ngủ say. Người bệnh có thể bị tỉnh giấc vì điều này và không thể trở lại giấc ngủ bởi cảm giác đau đớn kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ làm sức khỏe người bệnh sa sút nghiêm trọng, bắt đầu một ngày với sự thiếu tỉnh táo trong nhiều hoạt động, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người bệnh cùng chất lượng cuộc sống.
Tình trạng đau dạ dày về đêm phát sinh với các dấu hiệu sau:
- Các cơn đau nặng xuất hiện lúc 1 – 2 giờ sáng, cơn đau quặn thành từng cơn lặp lại nhiều lần trong đêm khiến người bệnh không ngủ lại được.
- Cơn đau thường xuất hiện tại vị trí dạ dày, thượng vị hay xương ức, ngoài ra có thể kèm theo cảm giác nóng rát.
- Một số triệu chứng có thể đi kèm với cơn đau như ợ chua, ợ hơi, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn.
>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Trong Đêm Có Nguy Hiểm Không? Cần Làm Gì Để Giải Quyết?
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày về đêm, điển hình như:
2.1. Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống kém khoa học
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm khó tiêu hóa như các món ăn chứa nhiều chất béo, đồ cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,…Những loại thức ăn này tồn đọng thời gian dài trong dạ dày kích thích dạ dày tiết nhiều acid, đồng thời cũng khiến dạ dày hoạt động với công suất nhiều hơn bình thường để tiêu hóa thức ăn. Do đó người bệnh dễ gặp phải triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đau dạ dày âm ỉ.
Các trái cây như chanh, cam, xoài, cóc,…có vị chua với hàm lượng acid cao, khi bạn tiêu thụ với số lượng lớn, hàm lượng acid trong chúng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết acid, làm trầm trọng tình trạng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, gây ra các cơn đau khó chịu.
Thức ăn đã quá hạn sử dụng, ôi thiu, hỏng mốc chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc phát sinh. Những loại thực phẩm này khi vào dạ dày, sẽ gây độc cho cơ thể, gây kích ứng và tình trang đau dạ dày về đêm. Ngoài cơn đau bụng, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn,…
Thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày không có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn, từ đó tích tụ thức ăn lâu ngày trong dạ dày dẫn đến triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đau quặn thành từng cơn rất khó chịu. Thức ăn ứ đọng có thể bị lên men, làm gia tăng lượng acid dạ dày, gây trầm trọng tình trạng viêm loét dạ dày.
2.2. Căng thẳng quá mức và kéo dài, thường hay thức khuya nhiều ngày
Khi bạn thức khuya, các cơ quản trong cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi, chúng luôn trong trạng thái hoạt động, điều này khiến cho dạ dày phải hoạt động với cường độ cao, dẫn đến tình trạng quá tải. Đồng thời, căng thẳng quá mức và kéo dài, kích thích cơ thể bạn sản sinh ra nhiều hormone cortisol – đây là chất kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Lượng acid này nếu không được trung hòa sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, hình thành nên các vết loét gây ra những cơn đau nhức nhói về đêm.
2.3. Chứng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược thực quản là hiện tượng acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản do hoạt động của cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có thể đột ngột xảy ra vào ban đêm gây ra nhiều triệu chứng như ơ chua, ợ nóng, cơn đau dạ dày, cồn cào ruột.
>>>> Tìm hiểu thêm: Các Biện Pháp Xử Trí Trào Ngược Hữu Dụng Cho Bạn
2.4. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân điển hình đã kể trên, đau dạ dày về đêm còn có thể khởi phát do: thường bỏ bữa ăn tối, ăn không đúng bữa, uống các loại trà hàm lượng cao, cà phê, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ, lạm dụng các thuốc Tây Y hoặc mắc một số bệnh lý khác như sỏi mật, bệnh tim, viêm vùng chậu,…
3. Bệnh lý liên quan đến đau dạ dày về đêm
Tình trạng đau dạ dày về đêm kéo dài nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày kéo dài khiến vùng niêm mạc tại dạ dày tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến các cơn đau và chảy máu dạ dày. Điều này lý giải cho các biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài có máu.
- Hẹp môn vị dạ dày: Ở người bệnh hẹp môn vị dạ dày, thức ăn di chuyển khó khăn đến ruột non và bị tồn đọng lại tại dạ dày, gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa, hình thành nên những cơn đau co thắt, nôn có lẫn máu.
- Thủng dạ dày: những cơn đau kéo dài nhiều ngày có thể là biểu hiện cho sự tổn thương niêm mạc đã đến giai đoạn thủng dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, thức ăn có thể rơi vào các lỗ thủng đó lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng gây viêm ruột, viêm phúc mạc,…
- Ung thư dạ dày là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp nhất, bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, một loạt các triệu chứng sẽ biểu hiện kèm theo như nôn ra máu, chán ăn, cơ thể suy nhược, đau dạ dày, sụt cân,…Khối u khởi phát với những cơn đau tại các thời điểm bất kỳ kể cả ban đêm.
4. Cách điều trị đau dạ dày về đêm hiệu quả
4.1. Mẹo vặt giảm các cơn đau dạ dày về đêm tại nhà
_Chườm ấm bụng khi bị đau dạ dày giúp máu lưu thông tốt hơn, các cơ tại vùng bụng được thư giãn giúp giảm cơn đau và giúp bạn dễ dàng trở lại giấc ngủ hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị một túi chườm ấm với nhiệt độ khoảng 50 độ C, sau đó áp túi lên vùng bụng bị đau trong khoảng 15 phút, có thể kết hợp xoa đều vùng bụng để gia tăng hiệu quả.
_Uống nước ấm: Nhờ tác dụng pha loãng acid dịch vị tại dạ dày mà một cốc nước ấm sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau dạ dày. Nên duy trì thói quen uống nước ấm vào buổi sáng để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giúp làm sạch hệ tiêu hóa, sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng.
_Sử dụng nước muối loãng: Bạn chỉ cần pha nửa muỗng cà phê muối với khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều đến tan hoàn toàn là bạn sẽ có được một dung dịch nước muối loãng ấm. Bạn nên uống nước muối ấm từ từ thành từng ngụm nhỏ, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều nước muối vì sẽ làm tăng nồng độ muối trong cơ thể khiến thận làm việc nhiều hơn, tổn hại chức năng thận. Uống nước muối giúp ức chế một phần các vi khuẩn tại dạ dày, đồng thời nước muối cũng có tác dụng làm sạch dạ dày, giảm hoạt động co thắt, từ đó giảm các cơn đau dạ dày.
_Dùng nha đam trị đau dạ dày: Nha đam chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, thường được dùng như thức uống giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nha đam cũng được sử dụng để chữa đau dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa. Lượng chất xơ và hàm lượng lớn nước chứa trong nha đam có tác dụng làm tăng độ pH trong dịch vị. Đồng thời, trong nha đam chứ glucomannans và anthraquinone có khả năng ức chế bài tiết acid, giảm cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược dạ dày. Sử dụng nha đam bằng cách sau: Bạn chuẩn bị 1-2 nhánh nha đam tươi, đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt trắng bên trong đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, có thể cho thêm một ít đường, rồi uống trực tiếp. Khi cơn đau xuất hiện bạn hãy sử dụng để cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị được làm dịu.
_Sử dụng mật ong: Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, mật ong có khả năng làm giảm các gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi, làm lành vết loét niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa các chất kháng khuẩn, nấm và virus như hydrogen peroxide tự nhiên. Mật ong có kết cấu dạng đặc, khả năng kết dính cao, có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày và thực quản, bảo vệ niêm mạc khỏi tổn thương gây ra bởi acid trào ngược. Bạn có thể sử dụng mật ong tại nhà theo cách sau: Cho 4-5 thìa cà phê mật ong vào cốc, thêm 250ml nước ấm, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện, uống khi còn ấm và uống thành từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc. Có thể cho thêm một ít nước cốt chanh và gừng để làm tăng hiệu quả và hương vị cho thức uống.
>>>> Tham khảo thêm: Chữa Đau Dạ Dày Cùng Những Bài Thuốc Dân Gian
_Dùng gừng còn tươi để chữa đau dạ dày: Nghiên cứu khoa học cho thấy Gừng chứa Gingerol, Zingerone và Shogaol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Theo Đông Y, gừng có đặc tính làm ấm phế, chống nôn, ấm tỳ vị được dùng để chữa đau dạ dày, đau bụng do nhiễm phong hàn. Cách sử dụng gừng: chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, đem hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút, sau đó dùng trực tiếp, uống thành từng ngụm. Nếu không có thời gian, bạn có thể ngậm một vài lát gừng tươi cũng giúp giảm đau dạ dày và cầm nôn.
4.2. Điều trị đau dạ dày về đêm bằng thuốc Tây
Có nhiều nhóm thuốc giúp giảm đau dạ dày, tùy theo tình trạng bệnh lý, mức độ và tần suất các cơn đau và khả năng đáp ứng của các đối tượng khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp cho bệnh nhân, có thể một loại thuốc hoặc kết hợp các thuốc với nhau để gia tăng hiệu quả trị liệu, rút ngắn thời gian điều trị. Các nhóm thuốc phổ biến giúp giảm đau dạ dày như:
- Thuốc tác động ức chế bơm proton: trong việc làm giảm các cơn đau dạ dày, đây là nhóm thuốc hiệu quả nhất, thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế sản sinh các bơm proton tại các tế bào thành dạ dày, do đó làm giảm nồng độ acid dạ dày trong thời gian dài, kể cả ban đêm. Để đạt hiệu quả cao nên sử dụng thuốc mỗi ngày 1 lần khi bụng đói, trước khi ăn sáng 30 – 60 phút. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này là đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, nguy cơ gãy xương đùi ở những người dùng thuốc trong thời gian dài, khoảng 1 năm trở lên. Các thuốc điển hình cho nhóm thuốc này bao gồm: Omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole, dexlansoprazole.
- Thuốc kháng histamin H2: thường được chỉ định cho trường hợp đau dạ dày về đêm, do thuốc có tác dụng ngắn hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế histamin gắn kết với thụ thể, từ đó làm giảm lượng acid dịch vị được bài tiết ra, từ đó giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, khó nuốt,….Bạn nên dùng thuốc vào trước bữa ăn tối khoảng 30 – 90 phút để ngăn chặn các cơn đau dạ dày về đêm xuất hiện. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này là táo bón, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa. Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này là cimetidine, famotidine, nizatidine và ranitidine.
- Sucralfate: thuốc có tác dụng tạo thành một lớp màng bảo vệ, phủ lên lớp niêm mạc dạ dày hay vết loét, ngăn ngừa sự tổn thương niêm mạc bởi acid dạ dày, đồng thời thúc đẩy làm lành vết loét dạ dày. Bạn nên sử dụng thuốc 2-4 lần mỗi ngày, uống khi bụng đói, khoảng 1 giờ trước bữa ăn và cùng thời điểm mỗi ngày. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Sucralfate là táo bón, khô miệng, buồn nôn và đầy hơi.
>>>>Tìm hiểu thêm: Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Đau Dạ Dày Ở Phụ Nữ Đang Mang Thai
4.4. Sử dụng thực phẩm chức năng
Song song với việc sử dụng các thuốc Tây y, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cho quá trình điều trị, gia tăng hiệu quả trị liệu hoặc sử dụng thực phẩm chức năng như một phương pháp phòng ngừa đau dạ dày, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Scurma Fizzy New tự hào là sản phẩm viên sủi đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ nano hướng đích, cải thiện tối ưu các đặc tính của hoạt chất curcumin như tăng độ hòa tan trong nước gấp 7500 lần so với dạng curcumin tự nhiên, đồng thời làm tăng độ ổn định của hoạt chất tại hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả của hoạt chất:
- Hỗ trợ giảm các cơn đau dạ dày, hỗ trợ ức chế sự phát triển 65 chủng virus Hp, ngăn ngừa ung thư do vi khuẩn Hp
- Bảo vệ dạ dày khỏi tổn hại của rượu bia, thuốc lá
- Chống viêm, giảm các yếu tố gây viêm, giảm tiết acid dạ dày
- Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do, giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày.
Sản phẩm đã được đánh giá cận lâm sàng và thử độc tính, độ an toàn tại Đại học Y Hà Nội, được báo cáo nghiên cứu cấp quốc gia về chỉ số an toàn và chữa lành vết loét tốt nhất thị trường – báo cáo thực hiện bởi Phó giáo sư Bùi Thanh Tùng. Sản phẩm được 70% khách hàng sử dụng cho phản hồi tốt và dùng lại.
5. Phòng tránh đau dạ dày về đêm
Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau dạ dày về đêm xuất hiện, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống sao cho khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh. Việc thay đổi thói quen sống sẽ giúp bệnh chuyển biến theo hướng tích cực, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số thói quen tốt được nhiều người áp dụng và rèn luyện cho bản thân:
- Ăn chậm, nhai kỹ: thói quen này giúp thức ăn được tẩm đầy đủ nước bọt, bổ sung enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực cho hoạt động của dạ dày.
- Các nhóm thực phẩm có hại cho cơ thể tuyệt đối không được tiêu thụ như những món ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa hàm lượng acid cao.
- Không ăn quá no trong một bữa ăn, không nhịn ăn, bỏ bữa. Để giúp hoạt động tiêu hóa của dạ dày tốt hơn, việc chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ là điều cần thiết.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như rau xanh, trái cây ít acid, ngũ cốc,…
- Hạn chế thức khuya quá 11 giờ đêm để có thời gian cho dạ dày được nghỉ ngơi.
- Uống 2L nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch vị, tránh được tình trạng acid dư thừa gây đau. Ngoài ra bổ sung nước còn hỗ trợ các hoạt động của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.
- Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hoạt động trao đổi chất, cải thiện chức năng do các cơ quan trong cơ thể đảm nhận.
- Hạn chế gánh vác quá nhiều công việc, tạo áp lực quá mức và kéo dài cho bản thân. Luôn giữ cho bản thân được thư giãn bằng các hoạt động đơn giản như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền hay dành thời gian trò chuyện với bạn bè và gia đình.
- Luôn chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lý đau dạ dày thì cần đến thăm khám bác sỹ sớm để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời.
Kết luận: Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã xác định được nguyên nhân khiến bản thân bị đau dạ dày về đêm và tìm cho mình cách xử trí phù hợp để điều trị tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ y bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đau dạ dày về đêm của bạn, giúp bạn làm rõ nguyên nhân và cho những lời khuyên bổ ích giúp giảm các cơn đau dạ dày, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.