Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai

Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai

Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai là việc vô cùng quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và em bé sắp chào đời. Tuy nhiên do một số thay đổi của cơ thể người mẹ có thể gây ra một số bệnh đường tiêu hóa mà thường gặp là viêm dạ dày. Vậy khi bị dạ dày trong thai kỳ thì các bà mẹ có thể sử dụng thuốc nào và sử dụng như thế nào thì an toàn để điều trị bệnh lý này? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về các nguyên tắc sử dụng và một số thuốc đau dạ dày có thể dùng cho phụ nữ mang thai nhé!

1. Một số dấu hiệu thường gặp khi phụ nữ mang thai bị đau dạ dày

Khi mang thai cơ thể phụ nữ đối mặt với nhiều thay đổi do sự thay đổi sinh lý, nội tiết trong cơ thể để phù hợp với sự phát triển của bé, những thay đổi đó mang lại nhiều rắc rối cho cơ thể phụ nữ.

Ở phụ nữ mang thai, các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu… những triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường xảy ra. Một số triệu chứng đau dạ dày khi mang thai có thể gặp:

Triệu chứng ợ chua, ợ hơi

Các triệu chứng buồn nôn, ợ chua của bệnh dạ dày ở phụ nữ có thai

  • Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua

Đây là những dấu hiệu đặc trưng của trào ngược dạ dày thực quản, những dấu hiệu này giống với ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thường gây nhầm lẫn và chủ quan.

  • Nóng rát vùng thượng vị

Tình trạng này xảy ra thường xuyên đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, thường sẽ đi kèm với đầy hơi, ợ chua, ợ nóng. Tình trạng này xảy ra do acid dịch vị trào ngược gây kích ứng niêm mạc thực quản gây nóng rát.

Thông thường, khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ các tình trạng này sẽ xuất hiện nếu thai phụ bị đau dạ dày. Do khoảng thời gian này, thai nhi phát triển mạnh, có thể chèn ép các cơ quan tiêu hóa khiến tình trạng trào ngược dễ xảy ra.

  • Đau dạ dày, đau âm ỉ hoặc đau quặn

Những cơn đau ở vùng thượng vị là đặc điểm nhận biết đau dạ dày nói chung. Các biểu hiện đau thường xuất hiện nhiều vào tuần thứ 7 và thứ 8 khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, các cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn no.

  • Phân lẫn máu

Trường hợp này xảy ra khi bị xuất huyết dạ dày, triệu chứng này xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Khi bị xuất huyết dạ dày, thai phụ khi đại tiện sẽ thấy phân lẫn máu hoặc phân có màu đen.

Triệu chứng này ít xảy ra nhưng thấy dấu hiệu như vậy thì thai phụ cần tới cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

  • Chướng bụng

Đau dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, thức ăn tiêu hóa chậm hoặc bị tồn đọng khiến vi khuẩn đường ruột phát triển, sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi.

  • Chán ăn

Người bị đau dạ dày thường dễ chán ăn, ăn không ngon miệng, luôn cảm thấy no. Tình trạng này kéo dài dễ khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi đặc biệt đối với phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dấu hiệu dạ dày đau âm ỉ

Các triệu chứng đau dạ dày âm ỉ hoặc đau quặn của bệnh dạ dày ở phụ nữ có thai

Một số triệu chứng của đau dạ dày thường dễ nhầm lẫn với ốm nghén khiến thai phụ dễ chủ quan. Quan sát các dấu hiệu nhằm xác định rõ hơn liệu mình có phải đau dạ dày hay không để thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi đã xác định được bệnh lý thì việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng an toàn và hạn chế dùng thuốc nhất có thể nếu được.

>>>Xem thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì, Các Cách Khắc Phục

2. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày, yếu tố thứ 2 là sự tấn công của vi khuẩn H. Pylori.

Đối với phụ nữ có thai ngoài những nguyên nhân thông thường, cơ thể họ còn đối mặt với nhiều sự thay đổi khác để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, sức khỏe của phụ nữ có thai rất quan trọng vậy hãy tìm hiểu những nguyên nhân đau dạ dày để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc viêm dạ dày do gặp những vấn đề khác do sự thay đổi cơ thể khi mang thai gây nên. Một số yếu tố tác động khi mang thai như:

  • Giai đoạn thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung to ra gây chèn ép hệ tiêu hóa, cộng với sự thay đổi của hormon trong cơ thể khiến cho sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày giảm làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa. Những yếu tố trên khiến thức ăn dễ bị ứ đọng, lượng thức ăn của phụ nữ có thai lại lớn hơn bình thường nên rất dễ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
  • Ốm nghén hay xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng nôn, nôn khan diễn ra thường xuyên khiến dạ dày bị ảnh hưởng và cũng rất dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản.
  •  Stress, lo lắng, thức khuya có thể gặp ở một số thai phụ do tâm sinh lý khi mang thai thay đổi, tình trạng này diễn ra thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến thai phụ bị đau dạ dày.
thuốc-đau-dạ-dày-cho-phụ-nữ-mang-thai4

Căng thẳng, lo lắng trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày

Việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai cần cân nhắc và vô cùng hạn chế vì mọi loại thuốc đều không tuyệt đối an toàn cho người mẹ và thai nhi, vì vậy nếu có thể loại bỏ được nguyên nhân chủ quan nào thì nên thay đổi ngay để giúp điều hòa lại đường tiêu hóa của bà mẹ nhằm tránh xảy ra viêm dạ dày hoặc viêm nặng hơn.

>>>Xem thêm: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào, Thắc Mắc Của Mẹ Bầu

3. Cách phòng tránh đau dạ dày đối với phụ nữ có thai

Các mẹ bầu cần có sức khỏe tốt để bảo vệ bản thân và thai nhi, giai đoạn thai kỳ thường rất nhạy cảm và khó khăn trong việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai để điều trị nên việc phòng tránh là điều cần thiết.

Một số biện pháp có thể áp dụng để phòng tránh đau dạ dày:

  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hóa. Những thực phẩm như chocolate, bạc hà, thức ăn nhanh,… đều là những thực phẩm nên hạn chế để tránh đau dạ dày khi mang thai.
  • Tránh tuyệt đối sử dụng rượu, đồ uống có cồn, hạn chế sử dụng cà phê,… những thức uống này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, vì vậy trong giai đoạn mang thai việc từ bỏ những thức uống này là điều cần thiết.
  • Không sử dụng thuốc lá, tránh hít khói thuốc thụ động. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại nên nếu bạn đang hút thuốc lá hoặc gia đình có người sử dụng thuốc lá thì hãy khuyên người thân bỏ thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến thai nhi cũng như bảo vệ sức khỏe thai phụ và gia đình bạn.
  • Các nguyên tắc phòng tránh trên có thể loại bỏ được các nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên đối với những nguyên nhân khách quan như sự thay đổi cơ thể người mẹ, sự phát triển của thai nhi là điều không thể tránh khỏi, vì vậy trang bị kiến thức về thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết.

4. Một số lưu ý khi sử dụng và các loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ, những vấn đề như ăn không tiêu, chán ăn, bỏ bữa, sụt cân lâu dần sẽ khiến cơ thể suy nhược ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé, do đó việc điều trị là điều cần thực hiện.

Phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, kể cả những thuốc không nằm trong danh mục thuốc kê đơn cũng cần có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi mang thai.

Cần tìm hiểu những lưu ý cơ bản đối với việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, đặc biệt những bệnh phổ biến như đau dạ dày để biết được cách dùng và những thuốc nên tránh khi thai phụ bị đau dạ dày.

4.1. Một số nguyên tắc khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai 

Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một điều đặc biệt lưu ý nữa đó là trong giai đoạn có tỷ lệ thụ thai cao như từ lúc rụng trứng cho đến khi có kinh lại thì cần tránh dùng các loại thuốc.

Nguyên nhân đó là có thể lúc uống thuốc thì chưa thụ thai nhưng khi thụ thai thành công mà thuốc vẫn còn lưu lại trong cơ thể (thuốc được đào thải chậm) thì nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai.

Việc hạn chế tối đa sử dụng thuốc cũng áp dụng trong các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Nếu có thể thì hãy chọn những phương pháp điều trị không dùng thuốc vì không có một loại thuốc nào đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi.

Thai phụ và gia đình luôn phải cân nhắc giữa việc chữa bệnh cho người mẹ và an toàn cho em bé, đồng thời luôn hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

thuốc-đau-dạ-dày-cho-phụ-nữ-mang-thai5

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn ở phụ nữ mang thai

4.2. Các nhóm thuốc đau dạ dày và lưu ý khi sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

  • Nhóm trung hòa acid dạ dày

Nhóm thuốc này gồm các thuốc phosphalugel, maalox, yumangel,… là những thuốc với những thành phần Natri bicarbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie, Nhôm hydroxit là những chất có tính kiềm nhằm trung hòa acid trong dạ dày.

Những thuốc này có tác dụng cắt cơn nhanh, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những thuốc này chỉ có tác dụng tại chỗ, có một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.

Đối với phụ nữ mang thai chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc tuy nhiên với những trường hợp cấp tính thì nhóm thuốc này có thể cân nhắc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

  • Nhóm thuốc giảm tiết acid kháng thụ thể H2

Là nhóm thuốc có tác dụng ức chế tiết acid bằng cách cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở thành dạ dày. Nhóm thuốc này thường sử dụng trong trường hợp dạ dày quá thừa acid như ở hội chứng Zollinger-Ellison.

Nhóm thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ và được xếp vào nhóm B1 đối với phụ nữ mang thai (nghiên cứu trên động vật chưa thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi). Nhóm thuốc này chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, và chỉ dùng khi lợi ích lớn hơn so với nguy cơ.

  • Nhóm thuốc giảm tiết acid PPIs

Nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày theo cơ chế ức chế hoạt động của bơm proton H+. Nhóm thuốc này thường sử dụng kết hợp với kháng sinh trong phác đồ điều trị H.pylori. Các PPIs thuộc nhóm B3 đối với phụ nữ mang thai (thuốc chưa ghi nhận rõ ràng ảnh hưởng đến thai nhi ở phụ nữ mang thai).

Nhóm thuốc này tương tự với nhóm kháng thụ thể H2, chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ và cần có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.

  • Nhóm thuốc kháng sinh

Khi đau dạ dày do H.pylori cần có phác đồ để điều trị, việc sử dụng kháng sinh trong phác đồ là bắt buộc. Những kháng sinh thường dùng để điều trị Hp là Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin, Metronidazol.

Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai việc sử dụng phác đồ điều trị HP cần phải cân nhắc kỹ lưỡng do sử dụng kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi.

Kháng sinh được xem là an toàn trong thời kỳ mang thai là các kháng sinh nhóm Penicilin (vì vậy có thể dùng Amoxicilin), nếu thai phụ dị ứng với nhóm Penicilin thì có thể thay thế bằng kháng sinh nhóm Macrolid như Azithromycin, Clarithromycin.

Tuyệt đối không sử dụng Tetracycline vì có thể làm hỏng men răng ở em bé. Cần thật thận trọng khi sử dụng Metronidazol và tuyệt đối không sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

thuốc-đau-dạ-dày-cho-phụ-nữ-mang-thai6

Một số nhóm thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Vậy nên cần tìm biện pháp thay thế như các bài thuốc dân gian để điều trị khi không thể sử dụng thuốc hoặc nhằm hạn chế sử dụng thuốc.

4.3. Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai theo kinh nghiệm dân gian

Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng những bài thuốc dân gian cho phụ nữ có thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ là sự chọn lựa hàng đầu của nhiều người. Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên có tính an toàn cao và hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi. Một số bài thuốc có thể áp dụng với phụ nữ có thai:

4.3.1. Chữa đau dạ dày với dừa

Công dụng

Dừa là loại trái cây phổ biến và được nhiều mẹ bầu chọn lựa làm thức uống khi mang thai. Trong quả dừa chứa các thành phần có lợi cho việc chữa đau dạ dày và làm đẹp.

Các thành phần quan trọng trong quả dừa có thể kể đến: acid lauric có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại; các loại vitamin A, C ,E và chất khoáng giúp chống lão hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể; Cytokinin giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, ngăn ngừa lão hóa. Dừa là nguyên liệu lành tính, tự nhiên nên rất an toàn đối với phụ nữ có thai.

Cách dùng

  • Sử dụng dầu dừa: uống trực tiếp 1 thìa dầu dừa trước ăn khoảng 30 phút để bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày (có thể pha loãng với nước ấm để dễ uống hơn).
  • Sử dụng nước dừa: uống trực tiếp nước dừa hoặc có thể đun sôi nước dừa trước khi uống để dễ hấp thu các hoạt chất hơn (loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và đun nguyên quả dừa, không để dừa nấu chín qua đêm).

Lưu ý

Một ngày chỉ nên uống 1 quả dừa, không nên uống vào buổi tối, uống lúc đói tình trạng đau sẽ thuyên giảm sau 2 tuần thực hiện. Khi đi nắng về không nên uống ngay nước dừa, làm vậy có thể gây đau bụng, khó chịu.

Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa vì đây là giai đoạn ốm nghén, uống nước dừa có thể làm tăng tình trạng nghén, khó chịu ở phụ nữ mang thai.

4.3.2. Chữa đau dạ dày bằng đậu bắp

Công dụng

Đậu bắp chứa hàm lượng cao chất nhầy pectin, có công dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các yếu tố gây hại. Ngoài ra, trong đậu bắp còn chứa nhiều hợp chất giúp giảm sưng và hồi phục tế bào bị tổn thương.

Đặc biệt, trong đậu bắp chứa hàm lượng vitamin B9 dồi dào rất có lợi cho sự phát triển thần kinh của thai nhi , ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh.

Cách dùng

  • Chuẩn bị 50 – 100g đậu bắp rửa sạch.
  • Có thể ăn sống trực tiếp hay luộc sơ để dễ ăn hơn.
  • Nên ăn đậu bắp ít nhất 1 lần/tuần để giảm các triệu chứng đau dạ dày, hoặc có thể kết hợp ăn trong các bữa ăn hằng ngày để phòng ngừa các triệu chứng đau dạ dày.
đậu bắp

Đậu bắp rất tốt trong điều trị dạ dày ở phụ nữ có thai

4.3.3. Chữa đau dạ dày bằng trà gừng

Công dụng

Tác dụng giảm đau dạ dày của gừng đã được nghiên cứu và ghi nhận. Trong gừng chứa hoạt chất Oleoresin và tecpen có công dụng giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và giảm đau dạ dày hiệu quả, các hợp chất Methadone, tinh dầu, 6-Zingiberol… có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin giúp chống viêm hiệu quả.

Uống trà gừng thường xuyên giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và giảm tình trạng buồn nôn ở bà bầu.

Cách dùng

  • Sử dụng khoảng ½ củ gừng, rửa sạch, thái nhỏ
  • Hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút, thêm một chút mật ong để tăng hương vị
  • Nên uống khi trà còn ấm, áp dụng đều đặn 15-30 ngày sẽ thấy tình trạng đau dạ dày thuyên giảm.

>>>Xem thêm: Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Tại Nhà, Nhanh Chóng

Lưu ý

Khi nhắc đến các bài thuốc chữa đau dạ dày người ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ, nghệ được coi như thần dược trong chữa đau dạ dày. Trong nghệ chứa curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa,…

Tuy nhiên curcumin trong nghệ còn làm tăng co bóp cơ trơn và tử cung vậy nên cần hạn chế sử dụng nghệ khi làm thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ sử dụng nghệ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Trên đây Scurma Fizzy đã chia sẻ một số nguyên tắc sử dụng thuốc quan trọng và các nhóm thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai. Hi vọng quý độc giả có thể áp dụng trong chăm sóc sức khỏe các mẹ bầu và thai nhi một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm sản phẩm hỗ trợ dạ dày đã được đánh giá hiệu quả ngay tại đây.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091