Thượng Vị Là Gì, Nguyên Nhân Gây Đau Bụng Thượng Vị

Thượng Vị Là Gì, Nguyên Nhân Gây Đau Bụng Thượng Vị

Thượng vị là gì ? Đây là vùng  thuộc vùng bụng tập trung nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa vì vậy khi có dấu hiệu đau ở vị trí này có thể là biểu hiện cảnh báo ta của một bệnh về đường tiêu hóa. Đau thượng vị thường gặp do rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày gây nên. Lúc này, người bệnh cần phải xác định nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp nhất. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn về vấn đề này.

1. Thượng vị là gì?

Phân khu vùng ổ bụng theo y học lần lượt từ trên xuống dưới, từ phải sang trái gồm 9 phần như sau:

-Hạ sườn phải

-Thượng vị

-Hạ sườn trái

-Mạn sườn phải

-Vùng quanh rốn

-Mạn sườn trái

-Hố chậu phải

-Hạ vị

-Hố chậu trái

Thượng vị là phần thuộc vùng bụng có vị trí ở trên rốn và dưới vùng xương ức. 

Hình chiếu của các cơ quan trong ổ bụng lên vùng thượng vị bao gồm: thuỳ trái của gan, một phần mặt trước của dạ dày, phần tâm vị, phần môn vị, mạc nối gan dạ dày, phần tá tràng, tụy, đoạn đầu của động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

Vì vậy khi xuất hiện tình trạng đau bụng vùng thượng vị có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến các bộ phận trên.

thuong-vi-la-gi-1

Vị trí thượng vị là gì?

2. Đau thượng vị là gì?  

Đau thượng vị là dấu hiệu có thể cho thấy cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản,…

Đau thượng vị có thể phân theo nhiều cấp độ đau khác nhau hay đôi khi chỉ đơn giản là cơn đau bụng vùng thượng vị tính chất nhẹ, bình thường kèm theo chán ăn, ợ hơi, ợ chua . Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn, đau có thể kéo dài, mức độ đau sẽ tăng lên đến đau dữ dội, cồn cào, âm ỉ lâu không hết,… Trong trường hợp này, cần phải nhanh chóng đi tới cơ sở y tế khám bác sĩ để xác định bệnh và có hướng điều trị thích hợp nhất tránh làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Đau bụng vùng thượng vị nói chung khá phức tạp vì là tổng hợp triệu chứng của nhiều bệnh có mối liên quan với nhau. Đa số bệnh nhân bị đau bụng vùng thượng vị đều tự cho rằng mình đang bị đau dạ dày, những cơn đau thường hay gặp sau khi uống nhiều bia rượu, thức ăn vị chua ,cay như dấm, chanh, ớt.

Nhưng tình trạng đau bụng vùng thượng vị này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên các triệu chứng tương ứng với nguyên nhân của bệnh, ví dụ như bệnh về gan hoặc mật cũng gây nên triệu chứng đau bụng thượng vị nhưng sẽ kèm theo dấu hiệu đặc biệt nào đó.

>>>>>>>>>> Đọc thêm: Thượng Vị Nằm Ở Đâu Và Nguyên Nhân Nào Gây Đau Vùng Thượng Vị

3. Nguyên nhân gây đau thượng vị là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số nguyên nhân thường gặp gây đau thượng vị bao gồm:

3.1. Do tình trạng khó tiêu

Khó tiêu gây đau thượng vị là gì?

Tình trạng khó tiêu thường xảy ra khi cơ thể tiêu thụ các loại thức ăn phức tạp không phù hợp với tình trạng dạ dày lúc hiện tại như :thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ, gà rán, tôm chiên, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, dưa muối, cà muối,… Những thứ này khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích từ đó tăng tiết nhiều acid dịch vị hơn. 

Một số triệu chứng của tình trạng khó tiêu như:

-Ợ hơi, chướng bụng

-Buồn nôn, nôn, chán ăn và cảm thấy no không muốn ăn gì kể cả những thức ăn mình từng yêu thích.

– Đau bụng vùng thượng vị.

3.2. Do bệnh lý viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh đường tiêu hóa xảy ra rất phổ biến. Viêm dạ dày xảy ra khi xuất hiện ổ viêm tại niêm mạc dạ dày có thể là do tác động của vi khuẩn Hp hay cũng có thể do rối loạn hệ miễn dịch hoặc có bất kỳ tổn thương nào liên quan đến dạ dày. Tình trạng viêm dạ dày nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu chứng của viêm dạ dày, bao gồm:

-Căng tức, nóng rát, đau bụng vùng thượng vị dạ dày thường tăng lên hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong.

-Khó chịu vùng ngực.

-Buồn nôn, nôn.

-Có thể nôn ra máu màu đỏ hoặc màu bã cà phê do xuất huyết dạ dày.

-Đi ngoài có lẫn máu đỏ tươi hay phân đen do xuất huyết dạ dày.

-Khó tiêu, nấc.

thuong-vi-la-gi-2

Viêm dạ dày là nguyên nhân gây đau thượng vị

3.3. Do bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng những tổn thương hình thành lên vết loét tại bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn, vi khuẩn HP, hay có thể  là tác dụng phụ khi sử dùng quá nhiều thuốc Tây đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid.

Một số triệu chứng điển hình của viêm dạ dày tá tràng là:

-Đau bụng vùng thượng vị.

-Buồn nôn, nôn.

-Đau dạ dày.

-Luôn trong tình trạng no dù không ăn hoặc chỉ ăn 1 chút thức ăn nhỏ.

-Mệt mỏi, suy kiệt, tái nhợt, tức ngực, cảm giác khó thở.

-Có thể xuất huyết dạ dày.

3.4.Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng lượng acid từ dạ dày vì một lí do nào đó  bị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa cần theo dõi ,can thiệp điều trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu cứng của trào ngược dạ dày thực quản như:

-Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

-Đắng miệng.

-Nôn, buồn nôn.

-Đau tức vùng thượng vị dạ dày.

-Đau tức ở ngực.

-Khó nuốt.

-Tiết nhiều nước bọt.

-Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ.

Khi thấy đau vùng thượng vị có thể đó là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cần chú ý theo dõi và đi khám sớm nhất để xác định bệnh và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ làm cho ống thực quản bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm thực quản và một số bệnh lý liên quan khác. Vì vậy, nếu  thấy triệu chứng đau bụng vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng của bệnh trào ngược bạn cần sớm đi thăm khám càng sớm càng tốt.

thuong-vi-la-gi-3

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây đau thượng vị

3.5.Do thoát vị cơ hoành

Thoát vị cơ hoành có thể gây ra đau thượng vị dạ dày.

Thoát vị cơ hoành là tên gọi dùng để diễn tả hiện trạng 1 phần của dạ dày bị đẩy chạm vào cơ hoành thông qua các lỗ hổng có thể do sự suy yếu của cơ hoành tạo ra ở thực quản hoặc do 1 tai nạn tác động vào vùng thượng vị.

Một số triệu chứng điển hình của thoát vị cơ hoành là:

-Đau bụng vùng thượng vị.

-Đau họng, khó nuốt.

-Cảm giác bị kích thích ở cổ họng

-Ợ hơi thường xuyên.

-Đau thượng vị lan ra cả lưng.

-Căng tức, cảm giác khó chịu vùng ngực.

>>>>>>>>> Đọc thêm: Đau dạ dày ở vùng thượng vị hay gặp khi nào?

3.6. Do cơ thể không dung nạp Lactose

Không dung nạp Lactose là tình trạng cơ thể gặp khó khăn khi tiêu hóa sữa hay các sản phẩm được chế biến từ sữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày.

Triệu chứng xảy ra ngay sau khi uống sữa hoặc ăn những sản phẩm được chế biến từ sữa. Có thể điểm qua một số triệu chứng biểu hiện điển hình như:

-Đau vùng thượng vị dạ dày.

-Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

-Buồn nôn, nôn.

-Tiêu chảy.

thuong-vi-la-gi-4

Không dung nạp Lactose là nguyên nhân gây đau thượng vị   

3.7. Rối loạn tuyến mật

Đau bụng vùng thượng vị thường hay gặp nhất trong tình trạng sỏi mật và viêm túi mật.

Các triệu chứng thường gặp là:

-Đau vùng thượng vị vị trí phía bên phải dạ dày, hay gặp nhất là sau khi ăn.

-Vàng da, vàng mắt.

-Ăn không ngon miệng, chán ăn.

-Chướng bụng, đầy hơi, thường xuyên xì hơi.

3.8 .Một số nguyên nhân khác

Ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều: Dạ dày có chức năng co giãn linh hoạt để chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu phải tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn dẫn đến dạ dày bị quá tải khiến cho dạ dày giãn rộng  hơn bình thường từ đó có thể tạo áp lực lên một số cơ quan xung quanh dạ dày và khiến vùng thượng vị bị đau tức. Đồng thời khi sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn…  sẽ gây khó tiêu và dẫn đến đau bụng vùng thượng vị.

Dùng nhiều rượu bia, cafe, hút thuốc lá: Đây là các chất kích thích khi đi vào dạ dày sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm giảm hệ miễn dịch từ đó vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể ,làm cơ thể trở nên mệt mỏi và xuất hiện đau bụng vùng thượng vị.

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Những loại thuốc giảm đau, chống viêm khi sử dụng quá liều có thể gây mất cân bằng tính axit trong dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm nhiễm dạ dày gây ra những cơn đau bụng thượng vị đột ngột.

Căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài: Những áp lực từ công việc, học tập, gia đình, cuộc sống phải trải qua hằng ngày tác dộng đến dây thần kinh thuộc tuyến trung ương, từ đó những tác động xấu sẽ được truyền đến hệ thống tiêu hóa làm cho tình trạng đau tức vùng thượng vị xuất hiện.

-Do đang mang thai: Ở phụ nữ đang mang thai, tình trạng đau thượng vị dạ dày thường xuất hiện khá phổ biến .Có thể do trong quá trình phát triển của thai nhi đồng thời sự phát triển của tử cung gây ra áp lực cho dạ dày và các cơ quan xung quanh khác. Ngoài ra, đau bụng vùng thượng vị cũng có thể do sự thay đổi hormon trong suốt quá trình thai kỳ, thường xảy ra về đêm.

thuong-vi-la-gi-5

Mang thai có thể gây đau thượng vị

4.Triệu chứng đau bụng thượng vị là gì?

Đa số các cơn đau vùng thượng vị không xuất hiện một cách độc lập mà chúng thường  đi kèm với các triệu chứng khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau và từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng đi kèm sẽ khác nhau. Tuy nhiên người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sau:

-Đau bụng dạ dày.

-Thường xuyên có những cơn ợ nóng, ở vùng ngực dấy lên một cảm giác nóng rát.

– Ợ hơi thường xuyên.

-Tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

-Buồn nôn hoặc nôn.

-Chướng bụng ,đầy hơi, khó tiêu.

-Béo vùng bụng.

-Đau họng hoặc khàn giọng.

-Chán ăn, ăn không ngon miệng, luôn có cảm giác no dù không ăn gì hoặc ăn 1 chút đồ ăn.

-Khi vận động hoặc chỉ di chuyển nhẹ nhàng, mức độ của cơn đau cũng tăng lên.

-Đau xuất hiện khi ăn hoặc lúc đi đại tiện.

5.Biện pháp điều trị đau thượng vị là gì?

Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng thượng vị để có thể  đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Một số trường hợp cơn đau có thể tự thuyên giảm và hết chỉ sau vài ba giờ mà không cần can thiệp điều trị gì.

Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng thượng vị dạ dày xảy ra kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn cần sớm đi thăm khám tại các cơ sở y tế  để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Vậy một số biện pháp điều trị đau bụng thượng vị là gì?

5.1.Điều trị bằng thuốc tây y: 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn.

Mục đích của việc điều trị bằng thuốc Tây y là để kiểm soát cơn đau bụng thượng vị dạ dày và loại bỏ các triệu chứng đi kèm điển hình như buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc có thể giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng hay kìm chế sự sản xuất acid dạ dày một cách dư thừa. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Tây y thường chỉ được dùng để giải quyết một cách nhanh chóng các triệu chứng chứ không có mục đích mang tính chất sử dụng lâu dài.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng là:

Nhóm thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này có tác dụng thực hiện phản ứng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Thành phần chính bao gồm muối nhôm và magie. Việc trung hòa acid dịch vị và ngăn ngừa tăng sản xuất dịch vị sẽ làm cải thiện rõ rệt tình trạng đau bụng vùng thượng vị dạ dày.

Một số thuốc như: Mylanta, Mucosta,…

Nhóm thuốc chẹn H2: nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp tăng tiết dịch vị, thông thường được kê trong đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Một số loại thuốc chẹn H2 thường được sử dụng như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin,…

Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh do sự tác động của vi khuẩn HP  thì được chỉ định dùng thuốc Amoxicillin , Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole/ Tinidazole,…nhóm thuốc này có tác động trực tiếp vào quá trình hoạt động và sự nhân đôi, phát triển của vi khuẩn HP làm ức chế hoạt động của vi khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Nhóm thuốc chống viêm không steroid: nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm nhanh chóng, đồng thời còn giúp cải thiện tình trạng viêm tấy hoặc sốt nếu có. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau bụng do nguyên nhân là viêm loét dạ dày tá tràng thì tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trong nhóm này. Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng là: Flurbiprofen, Ibuprofen, Ketoprofen,…

>>>>>>>>>>> Xem thêm: Đau thượng vị uống thuốc gì? Top 6 thuốc hiệu nghiệm nhất

thuong-vi-la-gi-6

Điều trị đau thượng vị bằng thuốc Tây y

5.2.Các mẹo dân gian chữa đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị có mức độ từ nhẹ đến nặng, đau âm ỉ đến dữ dội, đau ban ngày hay ban đêm thậm chí cả ngày lẫn đêm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau bụng thượng vị. Có thể giải quyết tình trạng đau ở mức độ nhẹ và vừa ngay tại nhà bằng các mẹo dân gian dưới đây, trường đau bụng dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến ngay cơ sở y tế để khám và kiểm soát cơn đau.

5.2.1.Gừng tươi chữa đau thượng vị là gì?

Gừng tươi có vị cay, tính ấm, trong gừng tươi còn chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày đồng thời gừng còn có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa. Sử dụng gừng tươi có tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, viêm nhiễm,…

Cách sử dụng: chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 cốc nước sôi và 1 thìa mật ong. Gừng cạo vỏ, cắt lát mỏng cho vào cốc nước sôi đã chuẩn bị, cho tiếp 1 thìa mật ong vào khuấy đều.

Uống trực tiếp, uống từ từ thành từng ngụm nhỏ vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. Người bị đau thượng vị có thể sử dụng nước gừng này hằng ngày thay nước lọc cũng rất tốt. Tuy nhiên, không nên dùng đối với những người bị viêm gan cấp tính, tình trạng xuất huyết biểu hiện như ho ra máu, chảy máu cam…

thuong-vi-la-gi-7

Gừng tươi giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị

5.2.2.Sữa chua giúp giảm đau thượng vị là gì?

Người có vấn đề về dạ dày thì thường kiêng các đồ ăn có vị chua ,tuy nhiên vị chua trong sữa chua lại có tác dụng ngược lại rất tốt với dạ dày. Bởi bên trong sữa chua, các khoáng chất, vitamin cùng những vi khuẩn có lợi được chứa rất nhiều, bên cạnh đó là nhiều các chất dinh dưỡng khác nên khi dùng sữa chưa, hệ đường ruột sẽ được cân bằng, hoạt động tiêu hóa được cải thiện tốt hơn.

 Trong sữa chua có chứa acid lactic giúp kìm hãm sự nhân đôi, phát triển của vi khuẩn HP. Chất Probiotics có trong sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hóa làm ổn định chức năng của hệ tiêu hóa hơn, đồng thời làm hạn chế xảy ra cơn đau bụng dạ dày. Axit lactic có trong sữa chua còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và ức chế sự sinh sản của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn giúp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên, giúp dạ dày tăng sản sinh các yếu tố bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua vào lúc bụng đang đói, nên ăn loại sữa chua ít đường hoặc không đường càng tốt, ít hương liệu, ít chất tạo màu, ít chất bảo quản. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính 1-2 giờ đồng hồ để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

thuong-vi-la-gi-8

Sữa chua giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị

 

>>>>>>>> Đọc thêm: TOP 10 MẸO CHỮA ĐAU THƯỢNG VỊ DẠ DÀY LƯU TRUYỀN TRONG DÂN GIAN

5.2.3.Nha đam giúp giảm đau thượng vị là gì?

Nha đam tươi có chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm rất tốt giúp làm dịu thượng vị cải thiện triệu chứng của đau thượng vị và triệu chứng của các vấn đề dạ dày khác. 

Cách sử dụng: Nha đam gọt vỏ bên ngoài, rửa với nước sạch rồi đem đi xay nhỏ đổ ra cốc uống trực tiếp hoặc có thể cho thêm một chút mật ong khuấy đều để dễ uống hơn, uống vào thời điểm trước khi ăn để đạt tác dụng tốt nhất.

thuong-vi-la-gi-9

Nha đam giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị

5.2.4.Trà hoa cúc giúp cải thiện đau thượng vị là gì?

Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện tình trạng khó tiêu ở người bệnh bị đau thượng vị, đồng thời giảm các triệu chứng ợ nóng, làm dịu vùng thượng vị, dạ dày và xoa dịu cơn đau bụng ở vùng thượng vị một cách tạm thời.

Cách sử dụng: lấy 5-7 bông hoa cúc đã phơi khô, mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm giữ nhiệt, thêm vào ấm giữ nhiệt khoảng 200ml nước sôi hãm trong khoảng 15-20 phút. Sau đó có thể rót trà ra ly và uống trực tiếp, nên uống lúc trà còn ấm, uống từ từ thành từng ngụm nhỏ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

thuong-vi-la-gi-10

Trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị

5.2.5.Các bài tập yoga, bài thiền nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng đau bụng thượng vị là gì?

Yoga là những bài tập có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của con người. Khi tập các bài tập yoga sẽ giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ thể và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giúp điều hòa hơi thở và còn giúp giảm đau khá tốt,… Nếu bạn thường xuyên chăm chỉ tập luyện các bài tập yoga sẽ có tác dụng rất tốt đến hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giảm tình trạng căng thẳng, stress từ đó giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ,việc tập yoga cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khá hiệu quả. Cơ chế chính của  tập yoga là giúp điều chỉnh hơi thở một cách nhịp nhàng, đều đặn hơn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn trong cơ thể, giúp sự lưu thông máu tốt hơn từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơn đau bụng thượng vị, đau dạ dày sẽ giảm đi và hạn chế các triệu chứng kèm theo khác như: khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Có rất nhiều bài tập yoga với các tư thế khác nhau giúp kích thích đường tiêu hóa, ví dụ như một số bài tập có thể tham khảo dưới đây:

– Kiểm soát hơi thở.

– Thực hiện những bài tập có động tác gập người sâu về phía trước.

– Tư thế vòng cung.

– Tư thế co gối.

– Tư thế rắn hổ mang.

– Tư thế con châu chấu.

Ngoài các bài tập yoga, bạn có thể ngồi tĩnh, thiền khi tình trạng cơn đau chưa đến mức quá trầm trọng, thực hiện hít thở sâu ,nhịp nhàng, đều đặn, điều này có thể sẽ giúp cải thiện cơn đau bụng của bạn.

thuong-vi-la-gi-11

Tập Yoga giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị

6.Vậy thời điểm cần đi khám đau thượng vị là gì?

Hiện tượng đau bụng thượng vị nếu thỉnh thoảng mới xảy ra thì không phải là vấn đề  quá nghiêm trọng .Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện cơn đau dữ dội hay cơn đau xuất hiện với tần suất liên tục, dày đặc hơn thì bạn cần hết sức chú ý và theo dõi. Đối với trường hợp tình trạng bệnh kéo dài vài ngày hoặc xảy ra cơn đau nhiều hơn 2 lần/ tuần thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được can thiệp điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau cũng cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

-Khó nuốt, đau khi nuốt, cảm giác khó thở.

-Có áp lực vùng ngực, đau tức ngực.

-Đại tiện phân đen hoặc máu đỏ tươi.

-Ho ra máu hoặc nôn ra máu đỏ tươi.

-Sốt cao(>39 độ).

-Buồn nôn, nôn.

-Tiêu chảy liên tục hơn 24h.

-Mệt mỏi, suy kiệt.

Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh. Có thể là siêu âm, nội soi tiêu hóa, X-quang vùng bụng, xét nghiệm vi khuẩn HP, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng tim,… để thông qua kết quả thu được từ các xét nghiệm thăm dò này lên được một phác đồ điều trị phù hợp với từng cá nhân người bệnh.

Đa số các trường hợp bị đau bụng thượng vị thường không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có khả năng điều trị nhanh chóng nếu được can thiệp sớm. Vì vậy người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, chủ động đi thăm khám khi thấy dấu hiệu bất thường. 

7.Các biện pháp phòng ngừa đau thượng vị là gì?

Để phòng ngừa hiện tượng đau vùng thượng vị, mọi người cần lưu ý một số điều dưới đây:

-Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, cân bằng, làm việc vừa sức ,có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài.

-Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước cho cơ thể tối thiểu 1,5-2 lít nước/ngày, ăn nhiều hoa quả tươi, tăng cường rau xanh trong bữa ăn để hạn chế tình trạng tăng tiết acid dịch vị quá mức và cũng nhằm tác dụng trung hòa dịch vị .

– Hạn chế uống rượu bia, hạn chế hút thuốc lá, và sử dụng các chất kích thích như à phê, đồ uống có ga, nước ngọt,…

-Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn ,đồ ăn đóng hộp và gia vị cay nóng, vị chua,…

-Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Thực đơn dành riêng cho người đau dạ dày vùng thượng vị hiệu quả, dễ làm tại nhà

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh đau thượng vị. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ nhanh nhất.

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091