Nóng Dạ Dày, Tổng Quan Từ Nguyên Nhân Đến Cách Điều Trị

Nóng Dạ Dày, Tổng Quan Từ Nguyên Nhân Đến Cách Điều Trị

Nóng dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-1

Nóng dạ dày

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ cơ quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung. cấp chất dinh dưỡng, duy trì sự sống của con người. Trong hệ tiêu hóa, mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Dạ dày là một cơ quan quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, nó nằm ở giữa quá trình này, phần trên nối với thực quản, còn phần dưới nối với ruột non. Dạ dày có chức năng chứa đựng, co bóp, nghiền nát thức ăn và hấp thu một phần chất dinh dưỡng. Sự hoạt động của dạ dày chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nó là một trong những cơ quan tiêu hóa gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý nhất. Nóng dạ dày là một trong những vấn đề mà dạ dày gặp phải. Nhiều người còn lầm tưởng nóng dạ dày là một bệnh lý. Vậy thực sự nóng dạ dày là gì? Nguyên nhân và các phương thức điều trị nóng dạ dày là gì?

1.Nóng dạ dày là hiện tượng gì?

Nóng dạ dày là hiện tượng mà khi đó bạn cảm giác thấy trong dạ dày như có lửa đốt, cảm giác nóng rát vùng dạ dày. Đây không phải một bệnh lý mà là một triệu chứng có thể gặp phải trong các bệnh lý hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt, vấn đề tinh thần của cơ thể. 

2.Nguyên nhân gây nóng dạ dày

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng nóng rát dạ dày có thể gặp phải lối sống không lành mạnh hoặc gặp phải khi cơ thể bị một số bệnh lý tại dạ dày. Nếu nóng rát gây ra bởi các bệnh lý, triệu chứng này thường dữ dội và kéo dài hơn.

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng rát dạ dày. 

2.1. Chế độ ăn không lành mạnh 

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nóng dạ dày trên nhiều người. Do sở thích ăn uống không lành mạnh, ăn những gì mình thích… mà nhiều người phải sống với triệu chứng này

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-3

Chế độ ăn gây nóng dạ dày

2.1.1.Đồ ăn cay, nóng

Khi những đồ ăn cay nóng xuống dạ dày nó sẽ làm tăng nhiệt độ trong lòng dạ dày từ đó sinh ra cảm giác nóng. Đồng thời với chế độ ăn nhiều chất cay, nóng cũng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích thường xuyên, nó trở nên yếu đi và dễ bị ăn mòn bởi các yếu tố như dịch vị acid, men tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trong như viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày… cũng sẽ gây ra các triệu chứng nóng bên trong dạ dày. Các thức ăn cay như các món ăn được chế biến có thêm ớt, tiêu, sa tế… 

2.1.2.Hút thuốc, sử dụng rượu bia thường xuyên

Thuốc lá và rượu bia là hai nhân tố gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có các bệnh lý tại dạ dày. Tuy nhiên, do sở thích mà nhiều người vẫn có thói quen này. Thuốc lá và rượu bia khi vào cơ thể, chúng sẽ kích thích tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời làm giảm bài tiết chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày để bảo vệ nó khỏi các yếu tố tấn công. Chính bởi nguyên nhân trên mà những người có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu thường xuyên sẽ dễ mắc các bệnh lý tại dạ dày và gặp phải triệu chứng nóng dạ dày nhiều hơn. Theo thống kê, tỉ lệ nam giới gặp phải tình trạng nóng dạ dày nhiều hơn nữ giới cũng chính bởi do nguyên nhân này. 

2.1.3.Thích ăn đồ chua

Các đồ chua có thể kể đến như các loại dưa muối, thực phẩm ngâm giấm, hay các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, quất, khế chua… Trong các loại thực phẩm này có hàm lượng cao các chất acid góp phần tạo nên vị chua đặc trưng cho các món ăn này. Chính vì vậy, khi sử dụng quá nhiều, nó có thể làm tăng nồng độ acid dạ dày, từ đó dẫn đến các vấn đề bệnh lý tiêu hóa khiến niêm mạc dạ dày dễ bị viêm, loét, ăn mòn, là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng rát dạ dày.

2.1.4.Không ăn đúng bữa, đúng giờ

Tế bào viền trong niêm mạc dạ dày bài tiết dịch acid, men tiêu hóa theo nhịp độ thời gian, vào các bữa ăn của chúng ta. Với thói quen bỏ bữa, cách bữa, ăn uống không đúng bữa, sẽ làm cho việc bài tiết dịch tiêu hóa của dạ dày bị xáo trộn. Đến bữa ăn nhưng bạn vẫn để bụng rỗng, khi đó acid dạ dày vẫn được bài tiết nhưng do không có thức ăn để tiêu hóa, dịch acid sẽ tiêu hóa chính các tế bào niêm mạc, từ đó gây ra viêm, loét, nóng dạ dày.

2.1.5.Ăn quá no, ăn nhanh không nhai kỹ

Khi ăn quá no, lượng thức ăn trong lòng dạ dày vượt quá ngưỡng chứa của dạ dày, khiến cho dạ dày giãn căng ra, lượng acid cần được tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa được hết lượng thức ăn đó. Khi ăn nhanh, không nhai kĩ cũng vậy, tốc độ thức ăn di chuyển xuống dạ dày nhanh chóng, cộng thêm với lượng thức ăn còn đang tiêu hóa dở trong dạ dày gây ra sự quá tải tiêu hóa, lượng thức ăn này sẽ bị lên men sinh ra lượng hơi lớn, gây ra hiện tượng nóng dạ dày, trào ngược dạ dày. Đồng thời, do không nhai kĩ nên thức ăn chưa được tiêu hóa sơ bộ ở miệng nên khi chúng xuống đến dạ dày, chúng sẽ cần được tiêu hóa nhiều hơn, có bóp nhào trộn trong nhiều dịch acid hơn. Khi dịch acid dạ dày tăng tiết cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ gặp triệu chứng nóng dạ dày.

>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Các Loại Thực Phẩm Và Món Ăn Đặc Biệt Tốt Cho Dạ Dày

2.2.Các bệnh lý tại dạ dày 

Nóng dạ dày có thể là một triệu chứng nhỏ trong các triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý này phần lớn cũng xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Nóng dạ dày là một dấu hiệu ban đầu giúp bạn phát hiện ra những bệnh lý tại dạ dày mà bạn có nguy cơ mắc phải. Một số bệnh lý gây ra triệu chứng nóng rát dạ dày có thể kể đến như: 

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-2

Bệnh lý gây nóng dạ dày

2.2.1.Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày, loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bên trong dạ dày bị tấn công, ăn mòn bởi dịch acid và men tiêu hóa do chính tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra. Các ổ viêm, loét hình thành sẽ gây ra tình trạng nóng dạ dày. Triệu chứng này sẽ gặp nhiều khi bạn mới ăn no xong do lượng acid lúc này được tiết ra nhiều hơn. Ban đêm vào gần sáng là thời điểm bạn có thể cảm nhận được triệu chứng này một cách rõ ràng nhất do đây cũng là thời điểm acid dạ dày bài tiết ra nhiều nhất. Bên cạnh hiện tượng nóng rát dạ dày, người bệnh bị viêm dạ dày sẽ gặp phải các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu,…Về lâu dài, nếu bệnh không được điều trị có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, polyp dạ dày… 

2.2.2.Trào ngược dạ dày – thực quản

Bình thường thức ăn sẽ được đưa xuống dạ dày từ thực quan thông qua sự mở của cơ thắt thực quản dưới, sau đó nó trải qua quá trình tiêu hóa tại dạ dày rồi được tiếp tục đẩy xuống ruột non, ruột già… để được tiêu hóa và hấp thu tiếp chất dinh dưỡng. Do một số nguyên nhân như stress, chế độ ăn, hay bẩm sinh khiến cho trương lực cơ thắt thực quản dưới bị yếu đi, thức ăn và dịch tiêu hóa dễ trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Trong bệnh lý này, người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng dạ dày và nóng rát vùng thực quản do dịch acid dạ dày trào ngược lên. Bệnh không được điều trị kịp thời cũng sẽ để lại những biến chứng khó lường. Nếu bạn gặp một số triệu chứng như rát thực quản, ợ chua, ợ hơi, ho khan, ho có đờm kéo dài… cùng với triệu chứng nóng dạ dày thì rất có thể bạn có nguy cơ đã mắc bệnh trào ngược dạ dày. Hiện tượng này thường xuất hiện ngay tại giai đoạn đầu tiên của bệnh lý này nên bạn có thể nhận biết sớm và tự điều trị tại nhà như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng trà thảo dược… để cải thiện nhanh được tình trạng bệnh.

>>>>>>> Đọc thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát Hiệu Quả

2.3.Lo âu, căng thẳng, stress tâm lý

Hệ thần kinh nhận biết cảm giác lo âu và sẽ phát động cơ chế tự điều hòa của cơ thể bằng cách tăng cường tiết ra cortisol – là yếu tố giúp cơ thể chống chọi lại với stress. Cortisol sẽ huy động tất cả các chất để thực hiện quá trình tổng hợp hoặc giáng hóa để sinh năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại cảm giác stress, mệt mỏi. Tuy nhiên, cortisol lại gây ra sự tăng bài tiết acid trong lòng dạ dày từ đó trở thành nguyên nhân gây ra nóng, rát dạ dày. Nếu bị stress kéo dài, thường xuyên, bạn không chỉ gặp phải hiện tượng này thường xuyên mà bạn còn có thể mắc các bệnh lý tiêu hóa khác.

3.Cách điều trị hiện tượng nóng dạ dày

Khi bạn mới bị hiện tượng nóng dạ dày, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt để điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên, bạn cần được đến bác sĩ thăm khám ngay vì rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp điều trị hay được sử dụng: 

3.1.Sử dụng thuốc điều trị nóng dạ dày

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-4

Thuốc tây điều trị nóng dạ dày

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị các bệnh lý dạ dày để điều trị triệu chứng và nguyên nhân từ đó giúp giảm hiện tượng nóng rát dạ dày. Một số nhóm thuốc chính là:

3.1.1.Thuốc antacid ( thuốc trung hòa acid dạ dày)

Gồm các dược chất như bicarbonat, nhôm hydroxyd, magie hydroxyd… có tính kiềm nên khi sử dụng chúng sẽ có vai trò trung hòa acid dư thừa trong lòng dạ dày nên sẽ giúp giúp giảm nhanh các triệu chứng như nóng dạ dày, đau dạ dày… Thuốc phát huy tác dụng nhanh sau khi uống tuy nhiên thời gian duy trì tác dụng cũng rất ngắn, khoảng vài giờ nên nếu sử dụng, phải sử dụng nhiều lần trong ngày gây khó tuân thủ cũng như gia tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn như táo bón, tiêu chảy, nhiễm độc ở hệ thần kinh…

3.1.2.Thuốc H2

Các H2 là những thuốc có cấu trúc hóa học giống với histamin nội sinh được giải phóng trong cơ thể. Histamin được giải phóng sẽ kích thích bài tiết acid dạ dày bằng cách gắn đặc hiệu với thụ thể H2 trên tế bào niêm mạc dạ dày. Việc gắn chọn lọc này sẽ hoạt hóa bơm proton bài tiết ra nhiều acid hơn. Với cấu trúc tương tự histamin, các thuốc này sẽ gắn cạnh tranh với histamin trên receptor H2 nên ngăn cản quá trình bài tiết acid diễn ra. Một số hoạt chất chính của nhóm như Ranitidin, cimetidin…

3.1.3.Thuốc ức chế bơm proton (các PPIs)

Bơm proton là bơm kích thích bài tiết acid vào trong lòng dạ dày. Bơm được hoạt hóa bởi nhiều yếu tố khác ngoài histamin như yếu tố thần kinh, gastrin… Các thuốc PPIs có cấu trúc thích hợp có thể tạo liên kết không thuận nghịch với bơm nên mọi quá trình bài tiết acid do bất kể nguyên nhân nào đều không được diễn ra. Nhóm thuốc này là nhóm thuốc quan trọng nhất, được chỉ định trong hầu hết các bệnh lý dạ dày. Dược chất đặc trưng của nhóm cần kể đến như omeprazole, Lansoprazole…

3.1.4.Thuốc kháng sinh

Một số kháng sinh như các kháng sinh nhóm macrolid hay nhóm kháng sinh penicillin thường được kê thêm cho các bệnh nhân bị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp. Các nhóm kháng sinh này có hoạt phổ thích hợp, bao phủ và tiêu diệt được vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, do sự sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, lạm dụng mà nhiều vi khuẩn Hp đã sinh ra tính đề kháng với một số kháng sinh trong nhóm. Bạn nên sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

3.1.5.Thuốc bao vết loét

Các thuốc như muối bismuth, sucralfat… có vai trò bao bọc các vết loét trên niêm mạc dạ dày nên sẽ giúp giảm triệu chứng nóng dạ dày.

Ngoài ra còn có một số nhóm thuốc chống co thắt dạ dày, thuốc chống nôn…được kết hợp để điều trị một số triệu chứng kháng bên cạnh triệu chứng nóng rát dạ dày.

Với từng bệnh lý dạ dày khác nhau và mức độ nặng nhẹ khác nhau, bệnh nhân sẽ được chỉ định các nhóm thuốc khác nhau do đó bệnh nhân không nên tự ý tìm mua, sử dụng thuốc khi chưa có sự kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Để điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

>>>>>> Xem thêm: Các Nhóm Thuốc Dạ Dày Thường Được Lựa Chọn Để Dùng Điều Trị

3.2.Sử dụng trà thảo mộc chữa trị hiện tượng nóng dạ dày

Một số loại trà được nấu từ những loại thảo mộc tự nhiên rất tốt cho người bị nóng rát dạ dày như trà hoa cúc, trà kim ngân hoa…

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-5jpg

Uống trà hoa cúc

Các loại trà này có tính mát, giúp chống viêm, kích thích tái tạo tế bào làm liền vết loét.

Một ly trà hoa vào buổi sáng là một lựa chọn tuyệt vời để khởi đầu một ngày mới không lo nóng rát dạ dày làm bạn cảm thấy khó chịu.

Một số loại thảo mộc như gừng, nghệ, cam thảo dây, lá khôi… có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý dạ dày nên nếu bạn bị các bệnh lý này, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thảo dược trên.

Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp, bày bán nhiều loại thảo dược khác nhau nhưng để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn hãy chọn cho mình những cơ sở phân phối uy tín, có hệ thống bảo quản tốt để tìm mua.

3.3.Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để chữa nóng dạ dày

– Sử dụng những thực phẩm tốt cho dạ dày như rau xanh giúp cung cấp vitamin và khoáng chất, mật ong giúp bao vết loét, làm lành tế bào, tôm cua cá giúp cung cấp các nguyên tố vi lượng nâng cao thể trạng.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, nóng, các loại gia vị như tiêu, ớt… trong chế biến thực phẩm. 

– Hạn chế sử dụng các loại đồ chua, đồ muối, các loại hoa quả có vị chua như bưởi, cam…

– Hạn chế chế biến thức ăn trong lượng dầu mỡ lớn, đồ ăn nhanh… để tránh tạo áp lực lên quá trình tiêu hóa của dạ dày. 

– Cai rượu bia, thuốc lá để tránh gây tăng bài tiết acid dạ dày, gây ra viêm loét niêm mạc dạ dày.

– Ăn uống theo bữa, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Không duy trì thói quen ăn khuya. 

– Thay đổi cách ăn, tạo thói quen ăn từ từ, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, chỉ ăn vừa đủ no

– Duy trì hoạt động thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe và sự hoạt động nhịp nhàng của các hệ cơ quan. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng khi các bệnh lý dạ dày đang tiến triển.

nong-da-day-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-chong-hieu-qua-6

Tập luyện thể dục hằng ngày

– Giảm cân, tránh béo phì do chỉ số BMI vượt ngưỡng sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày gây nóng dạ dày

– Phân bố thời gian nghỉ ngơi, làm việc một cách khoa học và có hiệu quả. Không nên thức khuya để làm việc do thức khuya sẽ khiến acid dạ dày tiếp tục được bài tiết.

– Sống yêu đời, vui vẻ, tham gia hoạt động ngoại khóa, giải trí để đẩy lùi mệt mỏi, căng thẳng.

– Tiến hành thăm khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý trên dạ dày. 

>>>>>>> Xem thêm: 5 thói quen sinh hoạt này giúp nhiều người tránh được đau dạ dày

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về hiện tượng nóng dạ dày. Bài viết cung cấp các thông tin liên quan đến nóng dạ dày là hiện tượng gì? Các nguyên nhân gây ra nóng dạ dày và các cách chữa trị nóng dạ dày hiệu quả. Rất mong những thông tin mà Scurma Fizzy cung cấp phía trên sẽ giúp ích được cho bạn. Để có thêm những thông tin hữu ích khác về các bệnh lý dạ dày, vui lòng liên hệ đến số Hotline: 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091