Nuốt Vướng Là Gì, Mức Độ Nguy Hiểm Ra Sao
Nuốt vướng là biểu hiện khá thường gặp khi bị bệnh viêm họng, nhất là trong các trường hợp viêm họng mãn tính. Dấu hiệu này thường rất khó chịu, gây suy giảm mạnh chất lượng cuộc sống cũng như đôi khi làm người bệnh lo lắng, e dè sợ đó là dấu hiệu của việc mắc phải các bệnh lý ung thư. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc các nhận định rõ ràng về chủ đề này và đưa ra phương hướng xử trí cho nuốt vướng.
1. Nuốt vướng là gì ?
Nuốt là một chuỗi động tác vô cùng phức tạp, là quá trình phối hợp hoạt động đồng thời của nhiều hơn một hệ cơ quan. Động tác nuốt tuy xảy ra rất nhanh nhưng lại đòi hỏi cơ chế cực kỳ tinh vi và thường chia thành 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: Quá trình này thường được biết tới với tên gọi là giai đoạn nuốt có ý thức. Lý do là bởi chúng ta nắm quyền chủ động điều khiển hoàn toàn trong quá trình này. Điều đầu tiên, ở phía bên trong khoang miệng, nhờ hoạt động của môi, lưỡi, răng mà thức ăn được nghiền nhuyễn và vo viên tạo thành hình các khối có kích thước vừa vặn, được đặt trên thân lưỡi. Cử động của cơ lưỡi nâng lên trên và ra sau sẽ giúp đẩy khối thức ăn áp sát vào trần khẩu cái rồi đi xuống thành sau họng;
- Giai đoạn sau: Quá trình này có tên là giai đoạn nuốt không có ý thức, diễn ra không dưới sự điều khiển của chúng ta ở họng và thực quản. Giai đoạn này do hệ thần kinh tự động chi phối do đó mà ý thức con người không chủ động can thiệp được. Đó là các phản xạ diễn ra tự nhiên trong cơ thể như quá trình đóng nắp thanh môn hay hoạt động của các cơn nhu động co thắt thực quản, làm cho khối thức ăn được di chuyển dần xuống tới dạ dày.
Chính bởi khối thức ăn phải được chuyển qua ngã ba giao nhau của đường hô hấp và ống tiêu hóa, mọi bất thường trong mỗi cơ chế đều có thể khiến cho phản xạ nuốt gặp vấn đề. Trục trặc có khả năng nằm quanh vùng cơ hầu họng, thần kinh điều khiển, do thực phẩm ăn uống hay do những bất thường trong giải phẫu, bệnh lý vùng miệng, họng, thực quản, thanh quản hay dạ dày. Biểu hiện của những rối loạn này chính là nôn ói, nuốt khó và nuốt vướng.
Trong đó, nuốt vướng là một cảm giác chủ quan đến từ phía người bệnh khi trong quá trình nuốt người bệnh cảm nhận được có sự hiện diện của vật lạ trong họng, cổ khiến cho bệnh nhân phải lo lắng. Nên phân biệt khái niệm này với nuốt khó – là khi bệnh nhân vẫn hoàn toàn có khả năng nuốt được và không cần phải cố gắng tổn hao sức lực để có thể đưa thức ăn vào bên trong cơ thể.
Như đã đề cập, mức độ nguy hiểm của triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra. Trong trường hợp bệnh nhân viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, triệu chứng nghẹn họng thông thường sẽ không gây nguy hiểm và sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.
2. Nuốt vướng trong cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm nào?
Nuốt nước bọt gặp tình trạng vướng mắc ở cổ họng tùy theo mức độ của sự tiết nước bọt, kèm theo các cảm giác đau khi nuốt có nặng hay không, có thường xuyên hay không, từ đó có thể chia thành 2 dạng chính dưới đây:
2.1. Khó nuốt không nguy hiểm
Dấu hiệu chỉ xuất hiện khi bạn nuốt nước bọt, còn trong quá trình ăn và uống thì bạn lại không nhận thấy cảm giác nuốt bị vướng, tuy nhiên có kèm theo cảm giác khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, các dấu hiệu này có lúc xuất hiện, có lúc lại bình thường.
Đây có thể chỉ là cảm giác có thứ gì đó nghẹn ở cổ họng chứ không gặp bất kỳ tổn thương cơ quan nào trong thực quản, đa phần sẽ tự mất đi chỉ sau một quãng thời gian ngắn.
Các dấu hiệu này được gọi dưới cái tên là rối loạn cảm họng, hay là rối loạn cảm nhận tại đầu mút các dây thần kinh, thường gây ra cảm giác như nuốt phải dị vật nằm chẹn ngang trong cổ họng, nhưng khi ho khạc thì lại không ra gì cả, nguyên nhân là do mắc phải một số loại bệnh lý dưới đây:
2.1.1 Hiện trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit dư thừa từ dạ dày trào lên thực quản gây nên cảm giác khó chịu, đồng thời khi đó sẽ làm xuất hiện cảm giác vướng víu trong cổ họng. Có nhiều nguyên do khác nhau như tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa nhiều acid, tinh thần lo lắng và căng thẳng kéo dài, nhiễm vi khuẩn H.pylori, thừa cân, béo phì dẫn tới các bệnh lý về tim mạch,…
Nếu không được điều trị kịp thời thì về lâu về dài, cổ họng sẽ gặp tình trạng sưng tấy và cảm giác vướng mắc ở cổ họng khi nuốt sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tình Trạng Nghẹn Cổ Vướng Cổ – Một Số Điều Mà Bạn Nên Biết
2.1.2 Lo lắng quá độ
Khi nuốt nước bọt bị vướng víu trong cổ họng thì có thể nguyên do xuất phát từ việc tinh thần căng thẳng và lo lắng quá mức. Khi càng lo lắng, stress thì cảm giác nước bọt ra càng nhiều và có cảm giác bị vướng ở cổ họng. Chỉ cần khắc phục được tình trạng này thì các triệu chứng trên cũng biến mất.
2.1.3 Hen suyễn
Khi bị hen suyễn thì vùng niêm mạc của đường phế quản sẽ bị co thắt và viêm nhiễm, dễ kích ứng, lúc đấy, các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, làm giảm lưu lượng thông khí, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó thở, ngoài ra còn xuất hiện cả đờm và chảy nước mắt, cổ họng bị ngứa ran, tiết nước miếng.
2.1.4 Viêm họng
Khi rơi vào tình trạng viêm họng, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng mưng mủ xung quanh vùng cổ họng, các vùng niêm mạc họng bị kích ứng từ đó gây nên hiện tượng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra người bệnh bị viêm họng còn xuất hiện các triệu chứng khác như sốt cao hơn 38 độ C đi kèm cảm giác ớn lạnh, ho, nhức đầu, nghẹt mũi…
Tình trạng viêm nhiễm amidan và viêm niêm mạc hầu họng hoàn toàn có thể được cải thiện chỉ sau 7 – 10 ngày nếu được chữa trị đúng cách. Ngược lại, tình trạng chủ quan, kéo dài có thể làm bệnh tiến triển mạn tính khi đó tình trạng nuốt vướng nước bọt sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều và ảnh hưởng rất tiêu cực tới chức năng của các hệ cơ quan tai mũi họng.
2.1.5 Viêm amidan
Amidan về mặt giải phẫu là hai hạch bạch huyết vị trí ở hai bên thành họng. Cơ quan này có chức năng bắt giữ và tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng. Khi vi khuẩn xâm nhập, amidan sẽ gặp thương tổn và có kèm hiện tượng sưng tấy, các hạch bạch huyết khi đó sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt những vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Căn bệnh này thông thường xuất hiện ở trẻ em từ 4 tới 12 tuổi.
Khi mắc viêm amidan thì sẽ đông thời có cảm giác khi nuốt bị vướng víu ở cổ họng bởi các hạch bạch huyết trong cổ họng bị sưng lên chèn ép các cơ quan quanh vùng cổ, ngoài ra người bệnh còn có cảm giác nóng, sốt, đau rát họng, ù tai, nhức đầu, mệt mỏi,… Nếu tình hình này kéo dài thì rất có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật.
2.1.6 Viêm thực quản
Viêm thực quản có nguyên do là acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm khó chịu tới các niêm mạc thực quản từ đó sẽ xuất hiện tình trạng nuốt vướng nước bọt ở cổ họng.
2.1.7 Viêm xoang
Cảm giác nuốt vướng nước bọt ở cổ họng cũng rất có thể là một hồi chuông báo hiệu cho bệnh viêm xoang. Khi bị viêm xoang thì vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các xoang trán, má, mũi gây nên mưng mủ, làm bế tắc quá trình lưu thông tân dịch, nước mủ này đi kèm mùi hôi thối tràn ra chảy xuống cổ họng gây viêm mũi, viêm họng, viêm xoang hay viêm dạ dày. Lâu dần sẽ có thể biến chứng thành các bệnh lý mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời.
2.1.8 Hội chứng cổ
Trường hợp máu huyết lưu thông kém, cơ thể bị thiếu oxy thì không còn đủ khả năng trung hòa các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa, do đó hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây tắc nghẽn một số mao mạch, nếu tắc nghẽn xảy ra ở vùng vai cổ thì hiện trạng nước bọt sản sinh quá nhiều có thể sẽ diễn ra tạo nên cảm giác nuốt vướng.
Nếu cải thiện được thể trạng, máu thuyết lưu thông trở lại dễ dàng thì cảm giác vướng víu khi nuốt nước bọt cũng không còn nữa.
>>>>>>>> Đọc thêm: Cảm Giác Vướng Nghẹn Ở Cổ Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý Nghiêm Trọng
2.1.9 Dị ứng
Dị ứng phấn hoa hoặc thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cổ họng bị sưng tấy và cảm giác nghẹn. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn gây nên các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, khàn giọng, khó thở, phát ban trên da, ù tai.
Trong trường hợp dị ứng thực phẩm trầm trọng, bạn nên tìm đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Trong một số trường hợp, dị ứng có thể chuyển thành nguy hiểm sốc phản vệ và gây tử vong.
2.1.10 Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là hệ quả của tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc mũi tái phát nhiều lần trong một năm. Khi vi khuẩn và virus xâm nhập, các tế bào lympho trong thành họng phải hoạt động tích cực nhằm bắt và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Trường hợp nhiễm trùng tái phát sẽ khiến các tế bào lympho phải hoạt động quá mức, dẫn đến xu hướng viêm nhiễm và hình thành những hạt nhỏ bên trong cổ họng.
Khi số lượng hạt tăng cao, bạn có thể gặp cảm giác nghẹn ở cổ họng khi ăn uống. Bên cạnh đó, viêm họng hạt còn gây ra cảm giác vướng víu khó chịu và ngứa ngáy trong cổ họng. Tình trạng này có thể gây nên áp xe họng, viêm xoang, viêm thanh quản và ung thư vòm họng nếu không được xử lý và điều trị kịp lúc.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, dấu hiệu cổ họng có cảm giác nuốt vướng có thể bắt nguồn từ những tình trạng sức khỏe không tốt khác như cảm cúm, cảm lạnh, tổn thương thanh quản…
Các triệu chứng trên hoàn toàn không quá nguy hiểm vì không có bất kỳ tổn thương nào nghiêm trọng liên quan đến thực thể, cơ quan và đa phần đều sẽ tự mất đi trong thời gian ngắn nếu được điều trị đúng cách. Tuy vậy, khi xuất hiện cảm giác đau nhức thường xuyên thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm.
2.2. Nuốt vướng nguy hiểm
Khác với nuốt vướng nước bọt không nguy hiểm, không xuất hiện trong lúc ăn. Dấu hiệu nuốt nước bọt bị vướng gây nguy hiểm khi có kèm thêm cảm giác thấy khó nuốt, nuốt đau đớn, tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kể cả trong lúc ăn uống và ngày một tăng cao theo thời gian.
Đây là một trong các dấu hiệu cảnh báo cho các khối u amidan, khối u đường tiêu hóa, khối u lưỡi, u thực quản, khối u màn hầu…
Bác sĩ Quản Thị Mơ – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K cho hay: “mọi người có thể tự sàng lọc khối u tuyến giáp qua các dấu hiệu như cổ phình to, thêm nữa là nuốt vướng khi ăn cứng, lỏng, cảm thấy vướng víu. Có bệnh nhân u to còn có thể khó thở, đau âm ỉ tại khối u.”
2.2.1 Ung thư amidan
Giai đoạn đầu khả năng có thể điều trị dứt điểm bệnh rất cao. Bệnh nhân sẽ gặp cảm giác đau dữ dội khi nuốt nước bọt đi với cảm giác khó nuốt. Các loại thực phẩm khi va chạm vào amidan sẽ tạo cảm giác đau đớn cho người bệnh dù cho các khối u nhỏ, ngoài cảm giác đau thì người bệnh đôi khi sẽ chảy máu đi kèm khó phát âm.
Các dấu hiệu này đôi khi nhầm lẫn với viêm họng nên hay bị bỏ qua. Do đó khi phát hiện sớm các dấu hiệu này thì nên đi tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được chữa trị kịp thời.
2.2.2 Nuốt vướng do ung thư lưỡi
Trong bệnh ung thư lưỡi, phần gốc lưỡi sẽ có các biểu hiện như đau buốt lưỡi, có cảm giác vướng mắc trong cổ họng, đau đớn khi nuốt, ngoài ra bệnh nhân còn khó khan khi cử động lưỡi và hàm kèm theo đau cổ, đau tai.
Rất nhiều biểu hiện sẽ xuất hiện trong thời gian 3 tuần đầu, do đó nếu thấy nuốt vướng nước bọt ở cổ họng có kèm các cơn đau không ngớt thì nên tới khám để có thể kịp thời điều trị.
2.2.3 Ung thư hạ hầu
Khi mắc bệnh ung thư hạ hầu, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau: đau họng, khối u ở cổ, đau tai, nuốt đau… lúc đó hiện tượng nuốt vướng sẽ diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt của người bệnh.
2.2.4 Nuốt vướng do ung thư thực quản lành và ác tính
Hiện trạng trào ngược dạ dày kéo dài khiến cho cảm giác nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Đối với người bệnh thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá, người hay lo lắng, căng thẳng kéo dài thì bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra khối ung thư thực quản còn gây nên các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, thường xuyên thấy buồn nôn, thiếu máu, khàn giọng, đôi khi thay đổi trong giọng nói…
2.2.5 Dị vật đường tiêu hóa
Khi bị hóc xương, hóc hạt hay các vật khác sẽ gây ra sự xáo trộn trong quá trình nuốt. Các dị vật (xương cá, xúc xích, thuốc viên…) có thể mắc vào cổ họng và tạo cảm giác nghẹn. Người bệnh khi đó sẽ cảm thấy cơn đau khó chịu ở cổ họng và trong ống tiêu hóa, kèm theo việc bài tiết nước bọt thường xuyên. Trong trường hợp các dấu hiệu không thể cải thiện hơn trong khoảng 10-15 phút thì tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện để được gắp dị vật ra khỏi họng.
Lưu ý:
Để xác định rõ tình trạng mắc bệnh cũng như mức độ cơn đau khi nuốt nước bọt thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh, không nên tự ý suy đoán bệnh và chữa bệnh tại gia. Trong đa số trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi vùng tai mũi họng, dạ dày thực quản, cho chụp X quang lồng ngực, nuốt bari, chụp MRI, theo dõi độ pH,… để xác định mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
>>>>>>>> Xem thêm: Bị Nghẹn Vướng Ở Cổ – Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Và Những Điều Nên Làm
3. Cách xử trí chính xác
Chính bởi lẽ có nhiều nguyên do từ đơn giản tới phức tạp kể trên gây nên, thái độ đầu tiên cần có khi phát hiện bị nuốt vướng là người bệnh không được chủ quan. Điều này đồng nghĩa cần tích cực tìm kiếm nguyên nhân chính yếu khi gặp cảm giác nuốt vướng thực sự lặp đi lặp lại trong vài ngày liên tục.
Trong các trường hợp sau đây người bệnh cần đi khám để được tìm ra nguyên nhân, bệnh lý dẫn tới dấu hiệu nuốt nước bọt bị vướng ở vùng cổ họng:
- Khi cảm giác nuốt vướng, khó chịu ở cổ họng xuất hiện kéo dài trên 3 ngày.
- Bị đau họng, khó thở, khó nuốt.
- Khó khăn khi mở rộng miệng hay khi nói.
- Đau cứng cổ
- Đau nhức tai
- Sốt cao trên 38 độ C
- Có nước bọt dính máu hoặc khạc ra đờm.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh cùng thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ vạch ra hướng điều trị, chăm sóc thích hợp.
Chuyên khoa bệnh nhân cần thăm khám là tai mũi họng. Bác sĩ sẽ tiến hành soi họng bằng đèn thông thường hay cũng có thể chỉ định nội soi để kiểm tra kỹ lưỡng thêm các vùng sâu phía dưới. Nếu phát hiện thấy khối u nhú, bác sĩ sẽ can thiệp ngay tại chỗ và lấy mẫu sinh thiết để tiến hành chẩn đoán tế bào học. Tiếp theo đó, việc điều trị sẽ phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Song, nếu chúng ta có tinh thần chủ động từ ban đầu, bệnh lý nhất định sẽ có tiên lượng khả quan hơn rất rất nhiều, đặc biệt là với bệnh thuộc nhóm bệnh cảnh ung thư.
Nói tóm lại, nuốt vướng là dấu hiệu thường gặp của tương đối nhiều các bệnh lý vùng hầu họng. Chẩn đoán và cách thức điều trị sẽ tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể. Bên cạnh đó, triệu chứng nuốt vướng này cũng là dấu hiệu khởi đầu của không ít các bệnh lý nguy hiểm. Cần chủ động đến thăm khám sớm, chọn chuyên khoa và cơ sở uy tín để bảo vệ được sức khỏe và tính mạng cho chính mình và người thân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE 18006091 để được SCURMA FIZZY tư vấn cặn kẽ và chính xác trước khi tới các cơ sở thăm khám nhé!