Cảm Giác Nghẹn Ở Cổ Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý Nghiêm Trọng

Cảm Giác Nghẹn Ở Cổ Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý Nghiêm Trọng

Cảm giác nghẹn ở cổ họng thường đưa đến cho bạn cảm giác khó chịu ở họng, gây ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy liệu đây có phải một hồi chuông cảnh báo liên quan đến sức khỏe của bạn không? Liệu bạn có đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào không? Cùng các bác sĩ của Scurmafizzy khám phá mọi điều về cảm giác nghẹn ở cổ nhé!

1.Cảm giác nghẹn ở cổ họng là gì?

Một số bệnh nhân chia sẻ họ có cảm giác rằng có vật gì đó chèn trong cổ họng họ. Hàng ngày sau khi thức dậy, họ đều cảm thấy khó chịu, khó nuốt, thậm chí khi nuốt sẽ khiến họ cảm thấy phải gắng sức, đôi khi sẽ cần dùng lực để nuốt trôi được. Một số bệnh nhân lại cảm giác ngứa, căng cứng và hơi đau rát ở họng. 

Đó cũng là nguyên nhân mà một số bệnh nhân thường lo lắng và nhầm tưởng rằng mình có khối u ở họng. Tuy nhiên trong thực tế thì những bệnh nhân này không có khối u ở họng và không gặp nguy hiểm nào trong các vấn đề sức khỏe.

cam-giac-nghen-o-co-1

Cảm giác nghẹn ở cổ là gì?

Vậy do đâu mà bệnh nhân có cảm giác nghẹn ở cổ họng, đây là dấu hiệu của căn bệnh nào và bệnh nhân cần chú ý những điều gì? Lướt xuống mục tiếp theo để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Xem thêm Bệnh Nghẹn Cổ Họng Có Nguy Hiểm Không

2.Nguyên nhân của cảm giác nghẹn ở cổ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác nghẹn ở cổ. Xác định chính xác nguyên nhân gây nghẹn sẽ khiến chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề sức khỏe hiện tại của mình và biết cần làm gì để khắc phục, cải thiện những bệnh lý này.

2.1. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – Nguyên nhân gây cảm giác nghẹn ở cổ

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng khi các chất trong dạ dày như thức ăn, dịch vị trào ngược lên qua thực quản.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Ở giữa thực quản và dạ dày sẽ có một cơ vòng làm chức năng giúp cho thức ăn đi theo một chiều và đóng kín lại ngăn ngừa sự trào ngược.

Tuy nhiên, khi cơ vòng bị suy yếu hoặc không thực hiện đủ chức năng của mình thì hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra. 

Mặt khác, trong dịch vị dạ dày chứa rất nhiều acid HCl nên khi trào ngược lên thực quản rồi đến họng thì họng bạn sẽ bị viêm và sưng tấy.

Đó chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau và gặp khó khăn trong việc nuốt. Mỗi khi nuốt vào bạn sẽ cảm giác họng mình như bị những con kiến nhỏ cắn vào, vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

Một số dấu hiệu nhận biết khi bệnh nhân mắc chứng GERD gây cảm giác nghẹn ở cổ họng là:

  • Tức ngực, cảm giác có một áp lực lớn ở lồng ngực.
  • Cảm giác nóng rát lan từ vùng ngực đến vùng họng khiến người bệnh cảm giác khó chịu
  • Cảm giác chua miệng do có acid tràn vào họng
  • Họng bị viêm, sưng, đau, ho khan, ảnh hưởng đến giọng nói.
  • Kích thích khiến người bệnh cảm giác buồn nôn, nôn trớ hết dịch hoặc thức ăn ra ngoài.
cam-giac-nghen-o-co-2

Trào ngược thực quản – GERD cũng là nguyên nhân gây cảm giác nghẹn ở cổ

Ngoài việc gây ra cảm giác nghẹn ở họng thì bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản còn thường xuyên có các triệu chứng bệnh lý khác như ợ hơi, ợ chua, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa,…

Vì vậy người bệnh và người nhà của bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản cần cố gắng tìm cách để chữa trị tận gốc căn bệnh này.

>>> Đọc thêm bài viết: Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất

2.2. Bệnh hen suyễn gây nghẹn ở cổ

Hen suyễn là do đường dẫn khí bị viêm hoặc bị hẹp dẫn đến giảm hiệu quả cung cấp không khí cho phổi. Khi đường hô hấp bị viêm sẽ dẫn đến những khó chịu ở vùng họng. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Hen suyễn sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở trong người, thở khò khè.
  • Vùng họng cảm giác nghẹn, khó nuốt, khi nuốt sẽ cảm thấy đau rát.
  • Ho nhiều khiến bệnh nhân mệt mỏi
  • Cảm giác tức ngực, như bị chèn gối lên ngực

Bệnh hen suyễn thường liên quan đến những yếu tố di truyền và rất khó để chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân có thể sử dụng những phương pháp điều trị nhằm làm giãn phế quản và đường dẫn khí.

Ngoài ra, thay đổi lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao cũng sẽ khiến sức khỏe người bệnh được cải thiện và giảm được các triệu chứng của bệnh.

2.3. Các bệnh đường hô hấp gây cảm giác nghẹn ở cổ

Khi hệ hô hấp bị nhiễm trùng có thể dẫn đến sưng, viêm, gây ngứa, rát họng và có cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Những bệnh lý dễ gặp ở viêm đường hô hấp như là viêm họng hạt, viêm amidan,….

Đây là những bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu để lâu dài thì sẽ có thể trở thành bệnh mãn tính, gây mệt mỏi và bất tiện cho người bệnh.

Vì vậy với các bệnh đường hô hấp thì bệnh nhân cần chủ động trong chữa trị, có thể sử dụng thuốc do bác sĩ kê nhưng không được lạm dụng để tránh lờn thuốc.

Chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ vòm họng, miệng để tránh nhiễm trùng, tránh sự tấn công của những vi khuẩn có hại.

2.4. Suy tim gây cảm giác nghẹn ở cổ

Bệnh suy tim là do cơ tim bị suy yếu nên không cung cấp đủ máu chứa oxy để cơ thể hoạt động bình thường. Đây cũng là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Khi suy tim thì thường sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở ngực và cổ họng, dẫn đến cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Ngoài ra, suy tim còn có thể quan sát được qua một số triệu chứng như sau

  • Người bệnh ho nhiều, có cảm giác nghẹn ở họng, vùng ngực
  • Cảm giác khó thở, khi thở cần gắng sức và cảm giác mệt thường xuất hiện.
  • Tim đập không đều, rối loạn nhịp đập
  • Người gầy yếu, mệt mỏi, chức năng vận động kém hơn
  • Ăn không ngon, ngủ không yên
cam-giac-nghen-o-co-3

Suy tim cũng là một nguyên nhân gây ra cảm giác nghẹn ở cổ

Để điều trị suy tim thì bệnh nhân cần chú ý duy trì một lối sống lành mạnh, không ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Và đặc biệt những người bị bệnh tim cần tránh xa những chất kích thích, rượu bia, thuốc lá vì sẽ gây ảnh hưởng đến tim rất nhiều.

2.5. Đau ngực gây cảm giác nghẹn ở cổ

Khác với suy tim thì đau ngực lại là bệnh lý do cơ tim không được cung cấp đủ máu và oxy để duy trì hoạt động.

Với đau ngực thì ngoài cảm giác đau thắt, nghẹn lại ở vùng ngực thì bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Mức độ tức ngực cần được chú ý để đưa ra những điều trị thích hợp, vì tức ngực ngày càng nặng có thể là dấu hiệu của việc bệnh chuyển biến xấu và bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để xin chỉ dẫn thích hợp.

Ngoài ra, đau ngực còn đi kèm với một số triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi, cảm giác mất sức nhiều khi làm việc
  • Khó thở, thở khò khè
  • Buồn nôn do tức ngực

Để điều trị những triệu chứng này thì bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh lối sống phù hợp, không sử dụng chất kích thích.

Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Tránh căng thẳng và stress vì sẽ khiến tim bạn phải hoạt động nhiều và mệt mỏi.

2.6. Stress, lo lắng

Stress, lo lắng tưởng như không liên quan nhưng cũng có thể dẫn đến việc bạn tức ngực, mắc nghẹn ở vùng cổ. 

Tuy nhiên, đây là điều không quá lo ngại. Bạn cần giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái và thanh thản để giảm bớt sự lo lắng.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tâm trạng kết hợp với đi khám bác sĩ để phát hiện đúng nguyên nhân bạn có cảm giác nghẹn ở cổ sẽ giúp bạn hiểu đúng về tình trạng sức khỏe của mình và có thể tự đưa ra phác đồ điều trị đúng cách.

2.7. Có khối u ở thực quản

Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm giác nghẹn ở cổ. Khi có khối u lồi xuất hiện ở thực quản hoặc vòm họng của bạn thì đây là một hồi chuông cảnh báo mà bạn cần lưu ý. 

Khối u phát triển sẽ ngày càng lớn hơn, chèn ép cổ họng. Khi này khối u sẽ làm cho không gian của họng trở nên chật hẹp hơn nhiều.

Đó là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nghẹn ở họng, cảm giác có vật thể lạ chặn ở cổ họng. Khối u còn khiến bạn khó nuốt, khó thở, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và hô hấp của bạn.

Đặc biệt, khi chạm vào họng bạn sẽ cảm nhận được khối u lồi lên. 

Đối với trường hợp u ở thực quản, bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xác định đây là khối u lành tính hay ác tính. Và bác sĩ sẽ chỉ định những liệu pháp điều trị nhằm giảm bớt kích thước của khối u của bạn.. 

2.8. Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp cũng là một tuyến quan trọng và nhạy cảm trong cơ thể chúng ta. Vì tuyến giáp cũng liên quan đến vòm họng nên những bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, nhân tuyến giáp cũng sẽ khiến vùng họng của bạn khó chịu.

Đối với bệnh lý tuyến giáp, những triệu chứng như cảm giác nghẹn ở cổ, khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh. Chính vì vậy người bệnh cần chú ý phát hiện sớm để điều trị dứt điểm bệnh.

3. Làm gì khi có cảm giác nghẹn ở họng

Cảm giác nghẹn ở cổ rất có thể là cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng căng thẳng về sau.

Dưới đây là một số phương pháp được các bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn cho người bệnh để họ tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.

3.1. Súc miệng bằng nước muối

Đây là một phương pháp quen thuộc, tiết kiệm và vô cùng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng về họng. 

Nước muối hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu, di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp. Súc miệng bằng nước muối sẽ tạo ra một cân bằng trong họng và giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, nước muối có nồng độ cao còn giúp làm sạch các chất nhờn dư thừa trong cổ họng. 

Nhờ những công dụng này mà súc miệng bằng nước muối sẽ làm cổ họng bạn sạch khuẩn và dễ chịu hơn, phần nào làm giảm bớt cảm giác nghẹn ở họng.

cam-giac-nghen-o-co-4

Điều trị cảm giác nghẹn ở cổ bằng cách súc miệng bằng nước muối

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối súc miệng có sẵn tại các nhà thuốc, cửa hàng tiện lợi vì nước muối này đã được pha chế theo công thức chuẩn và đảm bảo nồng độ muối phù hợp đạt chuẩn.
  • Súc miệng nhiều lần trong ngày, chú ý súc kĩ vùng cổ họng.

3.2. Uống nước ấm 

Nước ấm có tác dụng thần kì trong việc điều trị những triệu chứng như cảm giác nghẹn ở cổ, buồn nôn, nghẹt mũi, viêm họng…

  • Công dụng của nước ấm

Khi uống nước ấm, vùng cổ họng sẽ tiếp xúc trực tiếp với làn nước ấm. Vùng này là vùng thực hiện chức năng nuốt khi ăn uống.

Khi đi qua, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu ở họng, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Khi đó niêm mạc của họng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ những tác nhân vi khuẩn gây hại từ môi trường.

Nhờ đó mà vòm họng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm được những triệu chứng như đau rát, viêm họng, nghẹn ở họng…

  • Cách sử dụng nước ấm

Các bác sĩ và chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên uống nước thành những ngụm nhỏ, uống từ từ để quá trình thẩm thấu hiệu quả nhất. 

Một điều vô cùng quan trọng nữa là uống đủ nước. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ có tác dụng trong việc giữ cân bằng cơ thể, diệt khuẩn họng, tiêu đờm…. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ấm để pha cùng vài lát chanh, gừng, mật ong… Đây là những thức uống vô cùng dễ làm và hiệu quả trong việc diệt khuẩn, làm sạch họng, ấm họng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

3.3. Uống trà ấm mỗi buổi sáng

Trà có tác dụng diệt khuẩn và thanh lọc vô cùng hiệu quả. Uống một tách trà ấm mỗi sáng sẽ giúp diệt khuẩn, làm sạch cổ họng. Nhờ vậy mà làm giảm hiệu quả cảm giác nghẹn ở cổ.

Ngoài ra, uống trà ấm mỗi sáng sẽ khiến bạn tỉnh táo cả ngày.

Một số loại trà rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thực hiện tại nhà như: trà xanh, trà gừng, trà gừng mật ong….

3.4. Gừng tươi 

Gừng tươi là một bài thuốc dân gian tự nhiên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về họng. Gừng có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây viêm họng, đặc biệt gừng còn giúp loại bỏ đờm trong cổ họng.

Nhờ đó mà cũng làm giảm hiệu quả những triệu chứng như viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan gây cảm giác nghẹn ở họng.

Gừng tươi

Sử dụng gừng tươi

Cách sử dụng:

Bạn có thể ngậm 1 – 2 lát gừng tươi khi cảm thấy khó chịu ở vùng họng. Ngoài ra, nếu bạn không chịu được vị cay nồng của gừng thì có thể pha một tách trà gừng mật ong để dễ uống hơn.

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

3.5. Giấm táo

Giấm táo rất thường được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe nhờ công dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, giảm sưng tuyệt vời của nó. Chính nhờ vậy mà giấm táo có khả năng giúp làm giảm ho, sưng, viêm họng,…

Cách sử dụng:

Pha giấm táo với nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để những dưỡng chất tốt thẩm thấu vào vùng cổ họng.

3.6. Lá bạc hà 

Lá bạc hà có công dụng tuyệt vời trong việc hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày (trào ngược thức ăn và dịch vị cũng là một nguyên nhân khiến cổ họng bị nghẹn, đau rát).

Tinh dầu bạc hà có tác dụng rất hiệu quả trong việc lưu thông máu, diệt vi khuẩn ở vòm họng. Còn ở dạ dày thì bạc hà giúp giảm viêm, giảm sưng vô cùng nhanh chóng.

Bạc hà

Sử dụng lá bạc hà

Cách sử dụng:

Bạc hà có thể được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày hoặc sắc làm trà uống.

3.7. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đối với những bệnh nhân mà cảm giác nghẹn ở cổ có liên quan đến trào ngược thực quản thì cần chú ý hơn đến thói quen ăn uống hàng ngày.

Vì chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số chỉ dẫn dành cho người mắc trào ngược thực quản:

  • Người bệnh cần cân đối các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin trong bữa ăn. 
  • Ngoài ra, nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ tiêu hóa hơn, không làm ứ đọng thức ăn trong dạ dày.
  • Thực đơn hàng ngày cần bổ sung thêm một số thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua, đậu, tinh bột có lợi như yến mạch, các loại rau xanh….

>>>> Đọc thêm bài viết Nghẹn Cổ Họng Báo Hiệu Vấn Đề Sức Khỏe Nào?

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe rất hay gặp phải – Cảm giác nghẹn ở cổ. Mong rằng thông qua bài viết này, độc giả sẽ trang bị được cho mình những kiến thức bổ ích về cảm giác nghẹn ở cổ, nguyên nhân và những biện pháp để cải thiện vùng vòm họng và sức khỏe toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm, quý độc giả vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ miễn pgicủa chuyên gia.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091