Bị Nghẹn Ở Cổ, Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Và Những Điều Nên Làm

Bị Nghẹn Ở Cổ, Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Và Những Điều Nên Làm

Bị nghẹn ở cổ là một cảm giác không mấy dễ chịu, ảnh hưởng khá lớn tới các hoạt động sinh hoạt của những người gặp phải. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm gì đang đe dọa bạn hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số vấn đề bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng bị nghẹn ở cổ và một vài phương pháp bạn có thể làm để giảm đi cảm giác khó chịu khi gặp phải tình trạng này.

1. Bạn sẽ có cảm giác như thế nào khi bị nghẹn ở cổ?

Nghẹn ở cổ là tình trạng đặc trưng bởi cảm giác vướng víu khó chịu vùng cổ họng và thường có liên quan đến hiện tượng thực quản bị rối loạn chức năng. Ở một số người, tình trạng này có thể được nhận thấy như có khối u nhưng không đau vướng mắc ở cổ họng, một số khác lại cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu hoặc căng cứng cổ họng.

cam-giac-khi-bi-nghen-o-co

Khi bị nghẹn ở cổ sẽ có cảm giác như thế nào?

2. Các tình trạng bệnh lý bạn có thể đang mắc phải nếu bị nghẹn ở cổ

Cảm giác bị nghẹn ở cổ có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Và việc xác định được chính xác nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó có thể giúp bạn thêm hiểu rõ về tình hình sức khỏe hiện tại cũng như có được những phương pháp để khắc phục và cải thiện các vấn đề đó. Sau đây, mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo một số vấn đề sức khỏe mà khi mắc phải bạn có thể có cảm giác ứ nghẹn nơi cổ họng.

2.1. Trào ngược dạ dày thực quản dẫn tới tình trạng bị nghẹn ở cổ

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng khi acid dịch vị kéo theo các chất chứa bên trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trong quá trình trào ngược lên thực quản, lượng acid HCl sẽ khiến cho cổ họng bị viêm và sưng tấy. Đây chính là lý do gây ra cảm giác vướng nghẹn nơi cổ họng của bạn, đôi khi còn gặp phải cảm giác nhoi nhói khó chịu như bị kiến cắn. Bạn có thể đang bị chứng trào ngược thực quản nếu có cảm giác nghẹn ở cổ đi kèm một vài triệu chứng điển hình như:

+ Cảm giác nóng rát khó chịu lan từ vùng ngực đến vòm họng.

+ Cảm giác chua tràn ngập trong khoang miệng (ợ chua).

+ Tình trạng chức năng tiêu hóa bị rối loạn với biểu hiện: đầy bụng, khó tiêu,…

>>>Xem thêm: Trào Ngược Thực Quản Và Cách Tự Điều Trị Tại Nhà

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-gay-nghen

Cảm giác nghẹn ở cổ do bệnh lý trào ngược thực quản

2.2. Bị nghẹn ở cổ do mắc các bệnh viêm đường hô hấp

Cảm giác nghẹn ở cổ có thể xuất hiện khi hệ hô hấp của bạn bị sưng, viêm do nhiễm trùng. Những bệnh lý viêm nhiễm dễ gặp ở đường hô hấp có thể kể đến như viêm họng mạn tính, viêm họng hạt, viêm amidan,…

2.2.1. Viêm họng mạn tính

Đây là hiện tượng xảy ra khi vùng niêm mạc họng nhiều lần tái phát viêm và sưng tấy khiến người bệnh có cảm giác họng khô nóng, ngứa rát, vướng nghẹn. Tình trạng này cũng gây trở ngại rất nhiều cho người bệnh trong quá trình nuốt nước và thức ăn. Khi viêm họng mạn tính tiến triển nặng hơn, dẫn tới áp xe họng, viêm amidan, viêm xoang,… thì tình trạng nghẹn ở họng gây khó thở cho người bệnh sẽ tăng lên.

2.2.2. Viêm amidan

Nằm ngay ở cổ họng có một tổ chức bạch huyết được gọi là “Amidan”. Chính vì thế, khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay ký sinh trùng, amidan sẽ bị viêm và sưng to lên, chèn ép vào cổ họng. Điều này khiến cho người bệnh có cảm giác bị nghẹn ứ ở cổ, vướng víu khó chịu. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn xuất hiện thêm cảm giác khó thở.

2.2.3. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là hậu quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng nhiều lần tái phát trong năm để lại. Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh vào thành họng, các tế bào lympho ở đây sẽ hoạt động nhằm bắt giữ và tiêu diệt chúng. Chính vì vậy mà khi nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, các tế bào lympho sẽ phải tăng công suất hoạt động, điều này khiến chúng có xu hướng sưng viêm và tạo ra ở thành họng các hạt nhỏ. Khi số lượng các hạt này tăng lên, bạn sẽ cảm thấy nghẹn ở cổ họng trong quá trình ăn uống. 

bi-nghen-o-co-do-viem-hong-hat

Viêm họng hạt gây nghẹn ở cổ họng

2.3. Có khối u ở thực quản gây cảm giác nghẹn ở cổ

Khối u xuất hiện ở thực quản hoặc vòm họng gây chèn ép khu vực này từ đó khiến bạn có cảm giác nghẹn ở cổ họng. Ở trường hợp này, khi sờ vào cổ bạn có thể nhận thấy có khối u lồi lên. Khi khối u ngày một phát triển lớn hơn, không gian trong vùng cổ họng sẽ ngày càng chật hẹp lại, điều này không chỉ khiến cảm giác nghẹn ở cổ tăng lên mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cả hoạt động hô hấp và tiêu hóa, khiến bạn khó nuốt, khó thở. Nếu gặp phải vấn đề sức khỏe này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xác định liệu pháp chữa trị phù hợp. 

2.4. Bệnh lý tuyến giáp cũng là một trong những nguyên do gây nghẹn ở cổ

Tuyến giáp là một tuyến rất quan trọng và vô cùng nhạy cảm có liên quan đến vòm họng. Chính vì thế mà những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như nhân giáp (u tuyến giáp), bướu giáp, ung thư tuyến giáp,… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cổ họng của bạn, gây ra cảm giác nghẹn khó chịu. Cảm giác nghẹn ở cổ thường xuất hiện sau giai đoạn của các bệnh lý tuyến giáp, do đó, bạn nên chú ý để chẳng may có bị vấn đề sức khỏe này thì có thể sớm phát hiện và điều trị.

benh-ly-tuyen-giap-gay-nghen-o-co

Bệnh lý tuyến giáp dẫn tới cảm giác nghẹn ở cổ họng

2.5. Bị nghẹn ở cổ do stress, lo lắng

Ngỡ như stress, lo lắng và cảm giác nghẹn ở cổ không có gì quan đến nhau nhưng bạn cũng có thể gặp phải cảm giác vướng nghẹn nơi cổ họng nếu bạn bị stress và lo lắng quá độ. Tuy nhiên, không như các tình trạng sức khỏe có thể dẫn tới cảm giác nghẹn ở cổ khác thì vấn đề này là điều không quá lo ngại. Tất cả những gì bạn cần làm để cải thiện tốt cảm giác nghẹn ở cổ khi ở trường hợp này là giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, giảm bớt những lo lắng không đáng có.

2.6. Có dị vật tồn tại ở cổ họng gây nghẹn 

Cảm giác nghẹn ở cổ họng còn có thể xảy ra khi có các dị vật (xương cá,…) vướng vào khu vực này trong quá trình bạn ăn uống không cẩn thận. Thông thường, ở trường hợp này đa số mọi người thường nuốt một miếng rau hoặc miếng cơm hay uống một ngụm nước khá to để có thể kéo dị vật ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng nghẹn không có dấu hiệu cải thiện sau 5 – 10 phút dù bạn đã làm các cách trên thì bạn tuyệt đối không nên tác động thêm mà nên đến bệnh viện để được gắp bỏ dị vật ra.

Ngoài ra tình trạng nghẹn ở cổ họng còn có thể bắt nguồn từ các tình trạng sức khỏe khác như cảm lạnh, cảm cúm, tổn thương dây thanh quản, hen suyễn,…

>>>Xem thêm: Bị Nghẹn Cổ Họng Là Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào

3. Nên làm gì khi gặp phải tình trạng nghẹn ở cổ họng?

Như đã nói ở phần trên, cảm giác nghẹn ở cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết bản thân mình đang mắc phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Và nếu như không được sớm phát hiện, điều trị kịp thời thì một số vấn đề (bệnh lý tuyến giáp, trào ngược thực quản,…) có thể chuyển biến nặng hơn thành những biến chứng nguy hiểm khó lường. Chính vì thế mà ở phần này, chúng tôi mong muốn gửi tới các bạn một số phương pháp giúp làm giảm tình trạng bị nghẹn ở cổ họng cũng như phòng ngừa hiện tượng này.

3.1. Súc miệng bằng nước muối làm giảm tình trạng bị nghẹn ở cổ

Đây là một biện pháp khá quen thuộc với rất nhiều người, vừa tiết kiệm, vừa dễ thực hiện mà hiệu quả đem lại không hề nhỏ trong việc cải thiện các triệu chứng có liên quan đến khoang miệng và vòm họng. Hoạt động của nước muối diễn ra theo nguyên tắc thẩm thấu (di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). Do đó, khi sử dụng nước muối để súc miệng, họng, nước muối sẽ giúp tạo ra một môi trường cân bằng trong vòm họng, tiêu diệt được những vi khuẩn gây hại. Không những thế, nước muối còn có khả năng quét sạch các chất nhờn bám dính trong cổ họng. Nhờ vậy mà khi súc miệng, họng bằng nước muối bạn sẽ phần nào cảm giác thoải mái, không còn thấy vướng víu, ứ nghẹn nơi cổ họng. Biện pháp này được thực hiện theo một cách vô cùng đơn giản như sau:

+ Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở các nhà thuốc hoặc có thể tự pha nước muối để súc miệng theo tỷ lệ 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối. Tuy nhiên để có nồng độ chính xác nhất, đem lại hiệu quả tối ưu nhất bạn nên dùng nước muối sinh lý bán sẵn ở các hiệu thuốc.

+ Ngậm một ngụm nước muối vào khoang miệng, súc sạch khoang miệng rồi nhổ ra.

+ Tiếp đó ngậm tiếp một ngụm nữa, hơi ngửa cổ để có thể súc kỹ phần cổ họng. Bạn nên cố gắng thực hiện phương pháp này sau mỗi bữa ăn để có thể làm sạch được vùng cổ họng, loại bỏ những cảm giác khó chịu.

suc-mieng-nuoc-muoi-cai-thien-tinh-trang-benh

Súc miệng bằng nước muối để giảm tình trạng bị nghẹn ở cổ họng

3.2. Giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ bằng cách uống nước ấm

Nước ấm là một thứ rất thần kỳ, nó có thể hỗ trợ làm giảm đi các triệu chứng như cảm giác nghẹn ở cổ, buồn nôn, ngứa rát họng,… Cổ họng là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc nuốt thức ăn. Chính vì thế, khi bạn uống nước ấm, nó sẽ đi qua và tác động trực tiếp đến vùng cổ họng, làm giãn các mạch máu ẩn chứa ở khu vực này. Từ đó giúp sự lưu thông máu được tốt hơn, hoạt động của niêm mạc họng cũng theo đó mà hiệu quả hơn, loại bỏ được những tác nhân gây hại như vi khuẩn, bụi bẩn ô nhiễm,… từ môi trường. Kết quả là vùng cổ họng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không còn những cảm giác khó chịu như ứ nghẹn, đau rát, ngứa ngáy,… Theo lời khuyên đến các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, khi uống nước, bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ và nuốt xuống một cách từ từ để quá trình làm sạch vùng cổ họng được diễn ra hiệu quả nhất.

cai-thien-tinh-trang-bi-nghen-o-co-bang-nuoc-am

Uống nước ấm giúp cải thiện hiện tượng cổ họng bị nghẹn

3.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống để phòng ngừa tình trạng bị nghẹn ở cổ

Chú tâm đến chế độ ăn uống cũng là một trong những việc bạn nên làm khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn, đặc biệt là với những người bị nghẹn có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Bởi cách bạn ăn uống như thế nào có tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tới tình trạng dạ dày thực quản bị trào ngược. Sau đây là một vài lời khuyên nho nhỏ mà chúng tôi muốn gửi tới những ai đang bị nghẹn ở cổ do mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản:

+ Bổ sung thêm một số thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như yến mạch, các loại rau xanh, sữa chua,…

+ Cân đối lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể như protein, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin trong mỗi bữa ăn.

+ Bên cạnh đó, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bộ máy tiêu hóa làm việc được thuận lợi, tránh hiện tượng tồn đọng thức ăn trong bao tử làm tình trạng trào ngược tồi tệ hơn.

>>>Xem thêm: Những Điều Bạn Nên Biết Khi Ăn Bị Nghẹn

phong-ngua-hien-tuong-bi-nghen-o-co-bang-che-do-an

Phòng tránh hiện tượng bị nghẹn bằng cách thay đổi chế độ ăn

3.4. Sử dụng một số thực phẩm quen thuộc giúp giảm tình trạng bị nghẹn ở cổ họng

3.4.1. Sử dụng gừng tươi 

Gừng là một loại gia vị được dùng khá thông dụng trong các món ăn. Không những thế, nó còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng do viêm họng và cảm lạnh gây ra, trong đó có cảm giác nghẹn ở cổ trong các bài thuốc dân gian. Các hoạt chất như gingerol, α – camphen, shogaol,… từ gừng có khả năng kháng khuẩn từ đó cải thiện được tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, vị cay của giúp còn loại bỏ lượng dịch đờm tích đọng, làm giảm triệu chứng ứ nghẹn khó chịu ở cổ họng. Chính vì thế, khi cảm thấy nghẹn ở cổ họng, bạn có thể ngậm 1 – 2 lát gừng tươi trong miệng để làm đi dịu cảm giác khó chịu (chú ý ngậm càng sâu gần cổ họng càng tốt). Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể pha trà gừng mật ong giúp chúng dễ uống hơn khi vị cay của gừng được giảm đi. Cách làm như sau: Bạn đập dập 3 – 4 lát gừng tươi bỏ vào một cái cốc, sau đó cho 1/2 thìa mật ong vào (dùng thìa cà phê), cuối cùng bỏ thêm 100ml nước ấm và khuấy đều rồi cho trẻ uống trực tiếp.

giam-tinh-trang-nghen-bang-gung-tuoi

Gừng tươi – Giải pháp giảm cảm giác nghẹn ở cổ

3.4.2. Uống nước chanh ấm

Các triệu chứng khó chịu ở cổ họng do viêm amidan, viêm họng, cảm cúm và cảm lạnh gây ra có thể được cải thiện khi bạn uống nước chanh ấm. Bởi chanh có chứa các chất flavonoid, polyphenol có khả năng sát trùng và làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng lan rộng, cải thiện đáng kể cảm giác nghẹn, vướng víu nơi cổ họng. Ngoài ra, độ ấm của nước chanh cũng sẽ giúp cổ họng bạn được làm dịu, giảm thiểu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 ly nước chanh trong 1 ngày để tránh ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Dưới đây là cách thực hiện khá đơn giản của phương pháp này:

+ Lấy một ly nước ấm khoảng 240ml (gồm 6 phần nước sôi, 4 phần nước lạnh) rồi vắt 1/2 quả chanh vào ly nước, khuấy đều.

+ Bạn có thể cho thêm 1 ít mật ong hoặc 1 ít đường tùy theo sở thích và uống trực tiếp. 

3.4.3. Uống trà xanh

Các loại khoáng chất và chất chống oxy hóa polyphenol ẩn chứa bên trong trà xanh có khả năng làm dịu đi cảm giác khó chịu, nghẹn vướng ở cổ họng, loại bỏ lượng đờm ứ đọng (nếu có). Bên cạnh đó, hoạt chất polyphenol trong trà xanh còn là một yếu tố hỗ trợ đắc lực trong việc phục hồi thương tổn của các tế bào và ức chế hiệu quả tác động của các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Chính vì thế bạn có thể hãm một cốc trà xanh tươi và uống khi bị nghẹn ở cổ để làm giảm cảm giác khó chịu. Không chỉ dừng lại ở đó, trà xanh còn giúp tăng độ tập trung của não bộ do có khả năng kích thích hệ thần kinh, do vậy để tăng hiệu suất học tập hoặc làm việc bạn có thể sử dụng một cốc trà xanh ấm mỗi buổi sáng.

cai-thien-cam-giac-nghen-voi-tra-xanh

Uống trà xanh cải thiện cảm giác nghẹn ở cổ họng

3.4.4. Uống mật ong ấm

Một nguyên liệu đến từ tự nhiên có khả năng ức chế vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm cực hiệu quả đó là mật ong. Bên cạnh đó, lượng dịch đờm ứ đọng ở cổ họng cũng có thể được làm loãng bằng mật ong, từ đó cải thiện được tình trạng vướng víu khó chịu. Bạn có thể pha 2 thìa mật ong (sử dụng thìa cà phê) với 100 – 150ml nước ấm để sử dụng trực tiếp khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn.

Đó là một vài phương pháp giúp làm giảm tình trạng nghẹn ở cổ họng một cách an toàn và hiệu quả đến từ các loại dược liệu rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng một số loại dược liệu khác như lá bạc hà, quế, cam thảo,… để làm thuyên giảm tình trạng bị nghẹn ở cổ họng của chính mình.

>>>Xem thêm: Cổ Họng Có Cảm Giác Bị Nghẹn Và Tư Vấn Từ Các Chuyên Gia

3.5. Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi bị nghẹn ở cổ

Bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín gặp bác sĩ, chuyên gia để thăm khám ngay nếu tình trạng bị nghẹn ở cổ họng kéo dài và có các triệu chứng khác xuất hiện kèm theo như:

+ Sụt cân nhanh mà không có nguyên nhân cụ thể.

+ Xuất hiện các dấu hiệu như sốt, sưng hạch bạch huyết.

+ Cổ họng có cảm giác đau rát nhiều.

+ Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn.

+ Khi nuốt cảm thấy vướng, đau và sờ ở cổ thấy có khối u.

Ngoài những biện pháp này thì việc giữ tinh thần bạn luôn trong trạng thái thoải mái, vui vẻ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và góp phần không nhỏ làm giảm đáng kể tình trạng bị nghẹn ở cổ. Tinh thần tốt còn giúp tăng cường tinh thần, tinh thần tốt giúp người bệnh luôn lạc quan hơn để chữa bệnh.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng bị nghẹn ở cổ mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể hiểu rõ một vài vấn đề sức khỏe có thể đang xảy ra đối với bản thân cũng như tích lũy thêm cho mình một số mẹo nhỏ để có thể làm thuyên giảm hiện tượng khó chịu này. Và nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tình trạng bị nghẹn ở cổ thì bạn có thể gọi điện tới HOTLINE: 1800 6091 để nhận được tư vấn đầy chuyên môn, nhiệt tình từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy chúng tôi.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091