Ợ Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Do Và Cách Chữa Trị

Ợ Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Do Và Cách Chữa Trị

Ợ hơi nhiều có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo cho bạn biết về những bất thường trong thể trạng đang diễn ra mà bạn cần giải quyết kịp thời trước khi trở nên nguy hiểm.

1. Ợ hơi nhiều là gì ?

Bác sĩ Dương Phước Hưng, công tác tại chuyên khoa Hậu môn, trực tràng – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “ợ hơi là quá trình không khí được tích tụ trong dạ dày, do nạp vào cơ thể qua quá trình ăn uống, nhai nuốt… tìm cách để đi ra ngoài thông qua việc ợ qua đường miệng.”

O hoi nhieu

Ợ hơi nhiều dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt

Ợ hơi theo định nghĩa là đáp ứng của cơ thể để thải loại bớt không khí dư thừa ra ngoài nhằm cân bằng áp suất bên trong dạ dày. Ợ hơi thường được chia thành 2 dạng: ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý.

1.1. Ợ hơi sinh lý

O hoi nhieu

Ợ hơi nhiều lên tới 30 lần có thể là một triệu chứng của bệnh lý

Ợ hơi bản chất là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, xuất hiện khi uống nước có gas hoặc khi ăn bữa quá no. Ở người bình thường, trung bình mỗi ngày sẽ ợ hơi từ 3-4 lần, trong 1-2 giờ sau ăn rồi biến mất, tuy nhiên có người có thể ợ tới 30 lần trong ngày. Hiện tượng ợ hơi chỉ xuất hiện đơn độc không kèm theo các triệu chứng rõ rệt nào khác.

Tại sao lại xảy ra hiện tượng ợ hơi?

Thực tế, mỗi khi chúng ta ăn uống hay đơn giản là nuốt nước miếng, sẽ có khoảng 8 đến 22ml không khí theo cùng đồ ăn thức uống và nước bọt xuống dạ dày. Đồng thời, trong quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện, cũng sẽ có một lượng bọt khí nhất định được sản sinh. Kết quả, dạ dày không chỉ chứa đựng thức ăn, nước uống mà còn có cả một lượng lớn khí.

Do vậy, cơ thể thực hiện tự điều chỉnh để giảm bớt áp lực khí bằng cách thải bớt lượng khí thừa chứa bên trong dạ dày ra bên ngoài theo hai con đường:

  • Con đường đầu tiên, bằng cách trung tiện (xì hơi). Bởi nhu động thực quản – dạ dày – ruột có hướng từ trên xuống nên trong điều kiện bình thường khí dư sẽ thoát ra ngoài theo đường hậu môn.
  • Con đường còn lại, khi sử dụng đồ uống có khí gas như nước ngọt, bia hay ăn một số loại thực phẩm khiến miệng thực quản không được đóng kín như hành tây, khoai, bạc hà dẫn tới khí sẽ thoát ngược từ dạ dày ra, lên tới thực quản ra ngoài khiến chúng ta phát ra âm thanh thường được gọi là “ợ hơi”. Ợ có thể ra thành tiếng rất vang nhưng cũng có thể chỉ xảy ra âm thầm, lặng lẽ.

Như vậy, ợ hơi là đáp ứng tự nhiên cơ thể sản sinh nhằm giảm bớt áp lực khí trong dạ dày sẽ được gọi là ợ hơi sinh lý.

1.2. Ợ hơi nhiều – ợ hơi bệnh lý và các triệu chứng đi kèm

Rắc rối thật sự xảy ra trong trường hợp ợ hơi nhiều xuất hiện liên tục trong thời gian dài và không có dấu hiệu kiểm soát được số lần ợ hơi, có thể bị ợ hơi tới 30 lần/ngày. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy có nguy cơ bạn đã mắc phải bệnh lý nào đó về dạ dày.

Khi ợ hơi là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày, nó thường đi kèm một số triệu chứng điển hình khác như:

  •         Liên tục ợ hơi nhiều: Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng tạo ra khí dư và lên men trong dạ dày, khiến áp suất dạ dày tăng cao. Để cải thiện điều này, cơ thể liên tục đẩy hơi lên và ợ chúng ra bên ngoài. Người bệnh bị rát, nóng cổ họng, ợ chua hoặc có cảm giác rất nóng trong ruột nếu như việc ợ hơi còn kèm theo tăng lượng acid dịch vị.
  •         Buồn nôn: điều này xảy ra khi tiến trình co bóp nhu động của dạ dày gặp vấn đề. Trong quá trình tiêu hóa, đáng lẽ thức ăn cần được đẩy về phía ruột thì cơ co bóp lại tống chúng ngược lên thực quản, gây nên các triệu chứng ợ hơi buồn nôn. Cùng với đó, nếu hệ thần kinh thực vật gặp trục trặc, lớp niêm mạc dạ dày cũng trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích, khiến người bệnh cảm giác nôn nao, xáo trộn trong dạ dày dẫn đến muốn nôn mửa.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Lý Gì, Có Nghiêm Trọng Không?

O hoi nhieu

Hiện tượng buồn nôn đi kèm với đầy hơi

Ợ hơi khó thở xảy ra khi acid dịch vị dư thừa, làm gia tăng trương lực cơ trong thành dạ dày. Bên cạnh đó, lượng hơi dư thừa được sinh ra trong quá trình lên men thức ăn ở dạ dày khiến người bệnh gặp các cơn đau tức, khó thở tại vùng thượng vị. Đây thực chất là một triệu chứng rất phổ biến của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà chúng ta cần chú ý.

2. Những nguyên nhân gây nên chứng ợ hơi nhiều

Các nguyên nhân của chứng ợ hơi nhiều có thể phân thành 3 nhóm chính dưới đây:

2.1 Ợ hơi nhiều do thói quen sinh hoạt, ăn uống

Những thói quen thiếu kiểm soát trong cách ăn uống và sinh hoạt thường ngày có thể dẫn tới những rối loạn trong chức phận của cơ quan tiêu hóa. Ợ hơi nhiều do các nguyên nhân này phần lớn chỉ là phản xạ sinh lý. Tuy nhiên, nếu thay đổi kịp thời cũng rất có thể sẽ tiến triển xấu và trở thành ợ hơi nhiều dạng bệnh lý.

  •         Ăn uống quá nhanh
O hoi nhieu

Thói quen ăn uống không điều độ, đúng cách

Ăn uống quá nhanh, quá vội hay miếng quá to dẫn đến thức ăn chưa được nhai kỹ khi đưa vào trong dạ dày. Hậu quả là dạ dày phải tăng co bóp, tăng tiết dịch vị để nghiền nhỏ và tiêu hóa thức ăn. Quá trình này khi diễn ra trong thời gian dài hơn bình thường và thường xuyên có thể khiến hơi và khí sinh ra gây thay đổi áp suất bất thường trong lòng dạ dày.

  •         Thói quen nhai kẹo cao su

Với nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su, hoạt động nhai sẽ giúp hình thành nên chuỗi phản xạ nuốt liên tục, làm đưa không khí nhiều hơn mức bình thường xuống dạ dày. Khi lượng khí thừa đưa xuống vượt quá mức kiểm soát sẽ làm xuất hiện các đợt ợ hơi nhiều để đẩy bớt không khí ra ngoài theo đường lên thực quản, nhằm hạn chế tình trạng đầy chướng bụng.

  •         Thường xuyên sử dụng thuốc lá, uống bia rượu, đồ có ga

Những chế phẩm thường ngày này chứa lượng bọt khí như CO2 cũng như lượng acid cao đồng thời kích thích các tế bào thuộc lớp niêm mạc dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Khi lượng acid dịch vị dạ dày sản xuất ra vượt quá ngưỡng thông thường, nó có thể ức chế hoạt động tiêu hóa trong dạ dày thông qua bất hoạt các enzyme tiêu hóa; cùng với đó, kích thích phản xạ đóng lỗ môn vị, ngăn cản việc thức ăn được đẩy xuống cơ quan tiêu hóa phía dưới.

Không dừng lại đó, nồng độ acid cao còn kích thích mở van tâm vị để khí sinh ra dồn lên phía trên tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này suy yếu. Đến một lúc nào đó, khi cơ thắt thực quản không giữ chặt được nữa sẽ mở ra để hơi thoát lên trên và tạo thành phản xạ ợ hơi.

  •         Thức ăn có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao

Nhóm thức ăn tinh bột, đường và chất xơ rất dễ xảy ra quá trình lên men dẫn tới sinh khí nhiều nhất trong tất cả các nhóm chất dinh dưỡng. Do đó, sử dụng nhiều các thực phẩm thuộc nhóm này cũng sẽ rất dễ mắc phải hiện tượng ợ hơi nhiều.

  •         Thói quen sử dụng nhiều dầu mỡ và chất béo

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo tuy không dễ sinh lên men như nhóm đường và chất xơ nêu trên, nhưng quá trình tiêu hóa  đồ ăn nhiều dầu mỡ béo lại gặp khiến dạ dày của bạn phải hoạt động “vất vả” hơn rất nhiều. Thêm vào đó, phân nhóm thực phẩm này cũng kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị.

  •         Ợ hơi nhiều do rối loạn đường tiêu hóa

Rối loạn trong tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến khiến thức ăn không được tiêu hóa nhanh chóng. Nhờ vậy mà vi khuẩn và men tiêu hóa ký sinh trong đường ruột sẽ được tạo điều kiện nhanh chóng tiếp xúc, lên men lượng chất dinh dưỡng dồi dào và khiến đường tiêu hóa trở nên căng phồng bởi khí sinh ra.

  •         Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, stress trong cuộc sống

Đối mặt với căng thẳng, lo lắng quá độ trong thời gian dài sẽ ảnh hưỡng đến hệ thần kinh thực vật có chức năng chi phối hoạt động của ruột; do đó có thể dẫn tới các ức chế hoặc tăng quá mức nhu động dạ dày.

Cùng với đó, căng thẳng mệt mỏi thường xuyên còn làm lượng chất Cortisol tăng cao và dẫn tới hậu quả là sự ức chế của phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, gây tăng lượng acid HCl và Pepsine dịch vị — các yếu tố kích thích của bệnh trào ngược dạ dày.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý gây ra ợ hơi nhiều

Dựa trên tính chất và số lượng của các biểu đi kèm chúng ta có thể xác định căn nguyên gây ra chứng ợ hơi nhiều. Một vài bệnh lý dạ dày gây nên có thể kể đến:

2.2.1. Bởi bệnh lý dạ dày thực quản trào ngược

O hoi nhieu

Minh họa bệnh lý trào ngược dạ dày

 Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý dạ dày rất phổ biến hiện nay. Nguyên nhân sinh bệnh là do sự tăng tiết acid bất thường kèm theo suy giảm chức năng cơ thắt của thực quản dưới và rối loạn nhu động co bóp thành dạ dày. Sự kết hợp đồng thời của các yếu tố sẽ gây cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày, dẫn đến biểu hiện ợ hơi nhiều.

Ngoài hiện tượng ợ hơi liên tục, người bệnh mắc chứng trào ngược còn có các triệu chứng khác bao gồm: Ợ chua và nóng rát dạ dày thực quản, khó nuốt, buồn nôn hoặc có thể cả khó thở, đau tức vùng ngực.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Dấu Hiệu Gì Để Nhận Diện?

2.2.2.Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý hàng đầu gây triệu chứng ợ hơi nhiều, liên tục. Các tổn thương dưới dạng vết loét trên niêm mạc dạ dày và sự tăng tiết quá mức của acid và pepsin là nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày gặp rối loạn và gây nên phản xạ ợ hơi thường xuyên.

Để nhận biết bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, chúng ta dựa trên các triệu chứng dưới đây:

  • Ợ hơi, ợ chua không dứt
  • Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói quanh hạ sườn trái
  •  Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Đi ngoài ra phân đen
  • Buồn nôn và nôn ra máu

2.2.3. Nhiễm khuẩn Hp

Thống kê cho thấy có đến trên 80% số trường hợp viêm loét dạ dày được bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường acid dạ dày bằng chúng có khả năng lẩn trốn dưới lớp niêm mạc và gây bệnh bằng cách phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày.

O hoi nhieu

Vi khuẩn HP cũng là một nhân tố phổ biến gây ra ợ hơi nhiều

Nguy hiểm hơn, hiện không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nào cho phép nhận biết sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày bệnh nhân. Cách duy nhất là làm các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn bằng thiết bị chuyên dụng tại các cơ sở y tế.

2.2.4. Khó tiêu

Chứng khó tiêu không nhất thiết bắt nguồn do bệnh lý dạ dày mà do một số các bất thường trong dung nạp Gluten, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hay các bệnh lý đại tràng cũng có thể gây ra chứng khó tiêu này.

Khi gặp phải triệu chứng khó tiêu đồng nghĩa với khả năng tiêu hóa đang có trục trặc như thức ăn bị ứ đọng tại đường tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như:

  •         Ợ hơi nhiều và liên tục
  •         Giảm cảm giác đói
  •         Buồn ăn, mệt mỏi

>>>> Tìm hiểu thêm: Ăn Khó Tiêu Là Tình Trạng Gì? Làm Gì Để Khắc Phục Nó

2.3. Do sử dụng thuốc

O hoi nhieu

Nhiều nhóm thuốc có tác dụng phụ gây ợ hơi nhiều

Ngoài 2 lý do trên, một số loại thuốc khi sử dụng điều trị có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa trong dạ dày và gây ra đầy bụng, ợ hơi, nóng rát.

Các nhóm thuốc được cảnh báo có thể gây tác dụng phụ trên tiêu hóa bao gồm:

  •         Thuốc kháng sinh: Có tác dụng diệt khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Hệ quả dẫn tới việc thức ăn không được tiêu hóa như bình thường gây các triệu chứng đầy chướng bụng ợ hơi khó tiêu.
  •         Thuốc trung hòa acid trong dạ dày: Sử dụng thuốc trung hòa acid trong dạ dày nếu quá mức có thể làm thay đổi môi trường acid của dạ dày. Nồng độ acid giảm có thể khiến các enzyme tiêu hóa bị bất hoạt làm ngưng trệ hoạt động tiêu hóa, thể hiện ra ngoài bằng các chứng đầy hơi chướng bụng.
  •         Nhóm thuốc chống viêm NSAIDs và Corticoid: Hai nhóm thuốc đều làm mỏng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, qua đó làm tăng nguy cơ tổn thương, dạ dày tá tràng loét viêm, xuất huyết.

3. Cách điều trị ợ hơi nhiều hiệu quả

Hiện nay, Có rất nhiều các phương pháp có thể hỗ trợ bạn khắc phục được triệu chứng ợ hơi nhiều. Dưới đây xin giới thiệu những cách phổ biến và hiệu quả nhất.

3.1 Các cách chữa đơn giản tại nhà

3.1.1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống

O hoi nhieu

Cần tiến tới những thói quen ăn uống lành mạnh

Để điều trị có hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là xây dựng những thói quen tốt cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng, như:

  •         Rèn luyện bằng thể thao, thể dục với mức độ thường xuyên
  •         Ăn từ tốn, nhai kỹ, hạn chế nói chuyện trong khi ăn và vận động mạnh ngay sau bữa.
  •         Ngủ sớm, đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  •         Phân bổ thời gian làm việc – thư giãn, nghỉ ngơi điều độ tránh quá sức.
  •         Từ bỏ thói quen thường xuyên nhai kẹo cao su.
  •         Hạn chế uống nhiều nước có ga, rượu bia và hút thuốc lá.
  •         Không cần thiết sử dụng ống hút: sẽ tạo điều kiện cho việc đưa không khí vào đường tiêu hóa nhiều hơn bình thường.
  •         Không nằm ngay sau khi ăn: Ở tư thế nằm, dạ dày rất dễ trào ngược dịch vị lên thực quản, miệng. Các chuyên gia cho biết, thời gian tối thiểu bạn có thể đi nằm là khoảng 30 phút sau bữa ăn.
  •         Không mặc quần áo quá bó, chật: Có thể gây chèn ép lên bụng, dạ dày và cơ hoành.
  •         Kiểm soát cân nặng bản thân: Thực tế, sở hữu cân nặng quá lớn sẽ tạo áp lực khiến cơ thắt thực quản dưới hay trong trạng thái mở.

3.1.2. Các bài thuốc thiên nhiên hiệu quả

Ngoài việc xây dựng lại thói quen và chế độ sinh hoạt, khi đã mắc phải các triệu chứng ợ hơi nhiều, ta có thể áp dụng các bài thuốc tự nhiên phổ biến dưới đây để cải thiện nhanh tình trạng ợ hơi nhiều của mình:

Trà hoa cúc

Hoa cúc là một dược liệu đông Y được ưa dùng phổ biến, vị ngọt đắng, tính mát nên cho tác dụng làm dịu thần kinh, điều hòa vận động, co bóp thức ăn của hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng chướng bụng, ợ hơi nhiều, khó tiêu thì một tách trà hoa cúc ấm uống sau bữa ăn sẽ cho công dụng cải thiện triệu chứng rất tốt.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 10g hoa cúc khô, thêm vào khoảng 150ml nước sôi lắc đều để tráng hoa rồi đổ bỏ phần nước này đi. Thêm nước sôi mới vào, đậy nắp, chờ khoảng 5-7 phút cho hoa ngấm là có thể rót ra thưởng thức. Hương vị trà dịu nhẹ, thơm ngon, uống một ngày 3 tách nhỏ rất tốt cho sức khỏe.

Nên uống liền trong 2-6 tháng sẽ cho hiệu quả rất tốt với sức khỏe.

Bạc hà

O hoi nhieu

Bạc hà giúp trị chứng ợ hơi hiệu quả

Bạc hà là một loại thảo dược tự nhiên khác chứa rất nhiều tinh dầu cho tác dụng làm giảm co thắt dạ dày – nguyên nhân gây ra rối loạn nhu động ruột, đồng thời giúp thúc đẩy nhu động co bóp tự nhiên khiến tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nhờ công dụng này, sử dụng trà bạc hà sẽ khắc phục nhanh chóng chứng ợ hơi nhiều, tiêu hóa kém, nóng rát.

Cách làm: Chỉ cần bỏ vài lá bạc hà vào trong tách nước nóng, đợi vài phút cho tinh dầu được tiết ra hết rồi uống sau bữa ăn 30 phút là được.

Củ tỏi

Trong tỏi chứa lượng lớn kháng sinh tự nhiên bổ trợ quá trình ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa bên cạnh tác dụng chống đầy bụng, ợ hơi nhiều, kích thích tiêu hóa. Tỏi có thể ăn sống trực tiếp hoặc ác món ăn chế biến với tỏi rất có lợi với những người gặp các hội chứng tiêu hóa đặc biệt là do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Vậy nên, nên tận dụng loại gia vị tuyệt vời này trong các món ăn hàng ngày của gia đình.

Nước chanh

Lượng acid tự nhiên trong chanh hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn, giảm ứ đọng thức ăn tại dạ dày vô cùng hiệu nghiệm. Tuy vậy, cần lưu ý không nên uống nước chanh khi đói bụng và trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến sự tăng tiết acid dịch vị dạ dày cũng không nên lựa chọn phương pháp này. 

Cách uống: Đối với người bệnh đau dạ dày hay có các triệu chứng ợ hơi nhiều, nên pha nước chanh loãng hơn bình thường để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng sẽ là 1,5-2 giờ sau bữa ăn, sẽ có tác dụng kích thích hỗ trợ tiêu hóa

Sữa chua

Sữa chua chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, men và vitamin có tác dụng làm lành nhanh chóng các tổn thương trong ống tiêu hóa. Trong ngày, sử dụng sữa chua khoảng 30 phút sau bữa ăn là thời điểm tốt nhất và nên ăn khoảng 3–4 lần/tuần.

Đu đủ

O hoi nhieu

Trái đu đủ với chủng loại đa dạng và hàm lượng cao các enzyme tiêu hóa và vitamin hỗ trợ tốt cho việc hấp thu và phân giải chất dinh dưỡng hơn từ đó khắc phục đáng kể các biểu hiện khó tiêu , ợ hơi nhiều, đầy bụng. Có thể ăn sống trái đu đủ chín để giúp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tiêu hóa.

Tránh các rau củ gây khó tiêu, đầy bụng

Bên cạnh những công dụng tốt và lượng vitamin cung cấp, một vài loại rau củ quả có hàm lượng tinh bột và chất xơ tương đối cao có thể gây ra chướng khí đầy hơi trong bụng. Vậy nên đôi lúc cần tránh sử dụng liên tục những loại rau củ quả là tác nhân gây ợ hơi như:

  •         Cải bắp
  •         Đậu lăng
  •         Cà chua
  •         Hành tây
  •         Khoai tây
  •         Bông cải xanh
  •         Bông cải trắng

Uống trà gừng

Trong thành phần gừng chứa các lợi chất như Shogaol, Tecpen có tác dụng giúp giảm kích ứng tiêu hóa và hạn chế được axit dạ dày trào ngược thực quản, từ đó hạn chế biểu hiện ợ hơi. Bạn hãy áp dụng uống một ly trà gừng sau mỗi bữa ăn để không còn bị tình trạng ợ hơi làm phiền nữa.

O hoi nhieu

Nguyên liệu cần: 3 củ gừng tươi

Cách làm: Đem rửa sạch và thái gừng nhỏ thành lát mỏng (có thể gọt lớp vỏ bên ngoài trước). Đem phơi khô gừng đã được cắt lát. Đợi gừng khô hẳn thì cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nút. Có thể bảo quản lạnh để được lâu hơn phục vụ sử dụng hàng ngày. Lấy gừng khô vừa đủ (4-5 lát) hòa với 400ml nước sôi hoặc nước ấm sẽ có ngay một tách trà gừng thơm ngon vị nhà làm.

Chỉ cần sử dụng từ 2-3 tách trà mỗi ngày, bạn sẽ thấy tần suất đau đầu sẽ giảm dần rõ rệt.

3.2 Một số loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị ợ hơi nhiều

Trong trường hợp chứng ợ hơi nhiều là biểu hiện của nguyên nhân là các bệnh lý tiêu hóa, người bệnh nên đến các cơ quan y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm và không xảy ra các biến chứng xấu.

3.2.1. Các loại thuốc chống tiết, làm giảm acid dạ dày

Thuốc chống tiết acid bao gồm các nhóm:

  •         Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): Esomeprazol, Lansoprazol, Omeprazol….
  •         Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…

Các loại thuốc này hạn chế quá trình tiết acid tại các tế bào dạ dày, qua đó tránh tăng tiết acid dịch vị quá độ gây bất hoạt enzyme và cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn.

3.2.2. Thuốc giúp điều hòa hoạt động co bóp dạ dày

Các thuốc điều hòa co bóp nhu động dạ dày hỗ trợ ngăn tình trạng nhu động bị tăng hoặc giảm quá mức. Nhu động dạ dày ổn định sẽ giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra hài hòa thuận lợi và loại bỏ được các chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi nhiều.

Một số thuốc có tác dụng điều hòa co bóp dạ dày phổ biến có thể kể đến là:

  • Domperidon: Công dụng điều hòa toàn bộ nhu động ống tiêu hóa bao gồm cả dạ dày.
  • Cisaprid: Thuốc hỗ trợ kích thích co bóp của hệ dạ dày – ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng.
  • Metoclopramid: Thuốc giúp hạn chế các triệu chứng nôn cũng như điều trị các chứng đau bụng, ợ hơi, ăn không tiêu rất hiệu nghiệm.

3.2.3. Men tiêu hóa

Men tiêu hóa là các chế phẩm giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa bằng cơ chế phân cắt nhỏ các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.

Một số chế phẩm men tiêu hóa sử dụng phổ biến: Enzyme Go, Neopeptine, T.Pepsin….

Các thuốc men tiêu hóa không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian quá dài do có thể tác động thay đổi đến quá trình tiêu hóa tự nhiên của cơ thể. Mỗi đợt chỉ nên sử dụng kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

4. Tổng kết

Bài viết đã tóm lược những thông tin quan trọng nhất liên quan tới hội chứng ợ hơi nhiều, các nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý liên quan cũng như những phương pháp tối ưu nhất có tác dụng hỗ trợ điều trị đầy hơi khó tiêu và ợ hơi nhiều. Hãy liên hệ ngay với số HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia uy tín hàng đầu của SCURMA FIZZY tư vấn điều trị chi tiết các vấn đề tiêu hóa để có thể khắc phục và chữa trị dứt điểm trong thời gian sớm nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091