Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Bộ Y Tế

Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Bộ Y Tế

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương sâu xuống lớp niêm mạc và lớp cơ do tác động của vi khuẩn Helicobacter Pylori, tăng acid dịch vị… Viêm loét dạ dày tá tràng được coi là một bệnh mãn tính, có tính chu kỳ, thường gây đau sau khi ăn no hoặc khi đói. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, chán ăn, gầy sút cân,…Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những thông tin liên quan tới phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế để có được định hướng điều trị loét dạ dày phù hợp nhất nhé.

1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Cơ chế bệnh sinh của loét

Để hiểu rõ phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế là gì, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Loét dạ dày – tá tràng là do sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ trong đó yếu tố tấn công chiếm ưu thế hơn hoặc yếu tố bảo vệ giảm.

Yếu tố tấn công bao gồm

Số lượng tế bào tiết acid dạ dày nhiều hơn bình thường

Do tăng nồng độ các hormon (gastrin, histamin) gây kích thích tăng tiết acid kéo dài.

Tăng tiết acid do hút thuốc lá, stress, thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau…

Do sự trao trào ngược dịch mật, dịch tụy từ tá tràng lên dạ dày, gây tổn thương lớp nhầy dạ dày (có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi tác nhân acid).

Sư suy giảm các cơ chế điều hòa bài tiết acid của cơ thể, gây tăng tiết acid kéo dài, từ đó gây loét dạ dày tá tràng.

Yếu tố bảo vệ bao gồm

Tổn hại hàng rào dịch nhầy do vi khuẩn H.pylori, do thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt…

Khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố trên thì chúng có thể đơn độc, có thể kết hợp để làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, gây phá vỡ lớp niêm mạc dạ dày tá tràng và gây loét.

2. Nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Các nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng thường gặp

2.1. Do vi khuẩn Helicobacter Pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày

Đây là một loại xoắn khuẩn sống kí sinh ở niêm mạc dạ dày tá tràng, vi khuẩn tiết ra một lượng lớn men có tác dụng trung hòa acid xung quanh nó, đồng thời còn làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Ngoài ra nó còn tiết nội độc tố gây tổn thương tế bào biểu mô dạ dày, tạo điều kiện cho acid dạ dày ăn mòn

>>>> Tìm hiểu thêm: Vi Khuẩn Hp Làm Dạ Dày Bị Viêm Loét Bằng Cách Nào?

2.2. Do thuốc chống viêm phi steroid, corticoid,…

Thuốc chống viêm phi steroid, corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau, đồng thời làm giảm tiết dịch nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, tăng tiết acid dạ dày kéo dài. Ngoài ra, thuốc này còn có bản chất acid, thấm trực tiếp vào lớp niêm mạc đường tiêu hóa.

2.3. Do sử dụng thuốc lá, rượu, do stress…

Các thành phần trong thuốc lá làm tăng tiết acid, ức chế sự tiết ra chất có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy và nước bọt. Đồng thời một số thành phần khác còn gây co mạch máu ở niêm mạc, ngăn cản các chất dinh dưỡng tới nuôi dạ dày – tá tràng.

Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc, tăng tiết acid dạ dày, làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

Stress lam làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng thông qua việc gây co mạch niêm mạc, kích thích gây tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy.

2.4. Các nguyên nhân khác:

Do ăn uống không hợp lý, hay bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc, ăn các loại thức ăn gây kích thích dạ dày như các đồ ăn cay, nóng, chua; hay thức khuya…

Các nguyên nhân trên làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày, từ đó làm bảo mòn lớp niêm mạc và xuất hiện các vết loét.

3.Nguyên tắc và mục tiêu trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Nguyên tắc và mục tiêu

Nguyên tắc và mục tiêu trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

3.1. Nguyên tắc điều trị theo phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Thiết lập lại cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ trong dạ dày – tá tràng bằng các thuốc làm giảm acid trong dạ dày, thuốc làm giảm bài tiết acid dịch vị, thuốc diệt vi khuẩn Hp, thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc,…

Chủ yếu vẫn là điều trị nguyên nhân gây ra loét dạ dày – tá tràng.

Kết hợp song song điều trị thuốc với lối sống và ăn uống hợp lý, khoa học.

3.2. Mục tiêu điều trị theo phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Mục tiêu tức thời: Làm giảm nhanh các triệu chứng đau do loét dạ dày – tá tràng như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị,…

Mục tiêu ngắn hạn: Loại bỏ các nguyên nhân gây loét, làm lành vết loét, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Mục tiêu dài hạn: Phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng tái phát và các biến chứng của loét như ung thư, xuất huyết tiêu hóa.

4. Điều trị cụ thể bằng thuốc theo phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

4.1. Lựa chọn các nhóm thuốc

4.1.1. Nhóm thuốc kháng acid

Có nhiều loại thuốc khác nhau, ưu điểm của loại thuốc này là làm giảm được lượng acid trong dạ dày, khiến pH dạ dày được tăng lên nhanh chóng, làm giảm đau rất nhanh. Một số thuốc nếu dùng đúng cách còn có tác dung bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Nhược điểm chúng của thuốc kháng acid đó là tác dụng ngắn, phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày (thường là 7 lần). Thành phần chính của thuốc kháng acid là Al(OH)3, Mg(OH)2. Ngoài ra thuốc còn có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón.

Nhóm thuốc này hiện ít được sử dụng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng.

Trong thành phần của các thuốc kháng acid có chứa actapulgite có tác dụng che phủ lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Cách sử dụng thuốc: Dùng trước bữa ăn (15p), sau khi ăn 1 giờ, hoặc khi thấy đau. Trung bình số lần sử dụng thuốc là 3 lần/ ngày. 

4.1.2. Nhóm thuốc kháng thụ thể H2

Thuốc khi vào cơ thể sẽ tranh chấp với histamin dẫn đến ức chế thụ thể tiếp nhận histamin ở  tế bào thành dạ dày. Dẫn đến thuốc sẽ có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích (do dạ dày bị kích thích tiết ra).

Các dạng thuốc thông dụng hay được sử dụng là Ranitidine, Cimetidin,…có thời gian bắt đầu tác dụng chậm hơn thuốc có thuốc antacid nhưng thời gian tác dụng dài hơn khoảng 5 – 7 giờ.

Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ như: vú to ở nam, viêm gan, suy thận, bất lực nam, hiện tượng dung nạp thuốc xảy ra sau 1 tuần điều trị nên ít được sử dụng.

Cách sử dụng thuốc: Uống thuốc trước khi ăn 30 phút (nếu dùng kết hợp với thuốc kháng acid thì dùng cách xa thuốc kháng acid 2 giờ), uống trung bình 2 lần/ ngày tùy cơn đau.

Ưu điểm của thuốc: Thuốc có tác dụng nhanh, rẻ tiền, an toàn, pH dịch vị tăng nhanh sau 1 giờ và đạt tác dụng tối đa ngay ngày đầu tiên uống thuốc. Ngoài ra, thuốc có tác dụng kiểm soát dịch vị rất tốt, hạn chế các cơn đau dạ dày về đêm.

Nhược điểm của thuốc: Khả năng ức chế dịch vị acid yếu hơn nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

>>>> Tìm hiểu ngay: Các Loại Thuốc Nào Được Lựa Chọn Để Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

4.1.3. Nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Nhóm thuốc ức chế bơm proton có bản chất là dẫn xuất của Benzimidazole ( Omeprazole, Rabeprazole, Esomeprazole…). Mặc dù thuốc có tác dụng chậm hơn thuốc kháng acid nhưng tác dụng ức chế bài tiết acid kéo dài và mạnh nhất trong các thuốc hiện nay. 

Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid (khâu cuối của quá trình bài tiết acid dịch vị) do ức chế enzym K+/H+ -ATPase.

Ưu điểm của thuốc: Thuốc có ít tác dụng hơn nhóm thuốc kháng thụ thể H2.

Nhược điểm của thuốc: Có thể gây một số tác dụng phụ như: Nhức đầu hoặc tiêu chảy nhẹ.

Cách sử dụng thuốc: Tùy từng bệnh nhân cụ thể thì bác sĩ sẽ kê thuốc với các liều khác nhau. Thường thì bệnh nhân uống thuốc trước bữa ăn chính 15-30 phút và dùng với liều tiêu chuẩn là 1 lần/ngày (đối với Omeprazol uống 20mg/ngày, Pantoprazole 40mg/ngày, Rabeprazole 20mg/ngày,…)

4.1.4. Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sucralfate

Bản chất hóa học của thuốc này là Saccharose + Sulfat + Al(OH)3, vì vậy nên thuốc có tác dụng rất nhanh, tạo ra lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, Nhưng thuốc có thời gian tác dụng ngắn và gây táo bón cho người sử dụng. Thuốc thường được sử dụng trước bữa ăn tầm 15-30 phút, liều trung bình được sử dụng là 4 lần/ ngày, mỗi lần 1g.

Rebamipide

Bản chất của thuốc là acid amin, đồng phân của 2-1(H) -quinolinone. Thuốc có tác dụng kháng viêm tại chỗ trên bề mặt niêm mạc dạ dày – tá tràng, đồng thời thuốc còn có tác dụng kích thích quá trình bài tiết Prostaglandin trên có trên niêm mạc dạ dày, từ đó sẽ làm lành các tổn thương nhanh chóng, nhất là các vết loét lớn hơn 2cm. Dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn, 3 lần/ ngày, mỗi lần 100mg. Ưu điểm: Thuốc rất ít tác dụng phụ

Bismuth

Thuốc có ưu điểm rất vượt trội đó là diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, vừa tạo thành lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn và acid. 

Misoprostol

Là đồng đẳng với Prostaglandin E1 (một prostaglandin tự nhiên được dùng làm thuốc cho trẻ bị dị tật bẩm sinh tim), có tác dụng  bảo vệ niêm mạc dạ dày do có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết chất nhầy và bicarbonat để bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa acid dịch vị. Ngoài ra thuốc còn làm tăng dòng máu tới dạ dày để nuôi dưỡng tế bào dạ dày. Nhược điểm: Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít được sử dụng.

Một số kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori

  • Amoxicillin: Vi khuẩn ít kháng thuốc, nên đây là thuốc cũng đang được sử dụng khá rộng trong điều trị H.pylori
  • Metronidazole hoặc Tinidazole: Hiện nay ít dùng do vi khuẩn kháng thuốc nhiều, gây mệt mỏi cho bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc.
  • Clarithromycin: Loại 250mg và 500mg
  • Bismuth: Có tác dụng bao phủ lớp niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày dưới tác động của acid dịch vị.
  • Furazolidone: là chất kháng khuẩn nitrofuran và ức chế monoamin oxydase, hiện nay ít dùng.
  • Fluoroquinolone: Thuốc tác động trực tiếp lên enzym tổng hợp ADN của vi khuẩn, từ đó vi khuẩn rất khó bị kháng thuốc và nâng cao tác dụng diệt vi khuẩn của thuốc.

>>>> Tham khảo thêm: Không Dùng Thuốc, Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Như Thế Nào?

4.2. Phác đồ điều trị loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Phác đồ điều trị loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra

Đây là một trong những phác đồ hay được sử dụng trong “Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế”. Phác đồ này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán dương tính với H.pylori.

Tên phác đồ Thời gian dùng (ngày) Các thuốc phối hợp Cách sử dụng
Phác đồ gồm 3 thuốc 7-14  PPI + A + C PPI: 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn (30p).

A (500mg): 4 viên/ngày (2 lần sáng, 2 lần tối), uống sau khi ăn.

C (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

Phác đồ gồm 3 thuốc có Levofloxacin 10 PPI + A + L PPI: 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn (30p).

A (500mg): 4 viên/ngày (2 lần sáng, 2 lần tối), uống sau khi ăn.

L(500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

Phác đồ nối tiếp 10 5 ngày đầu: PPI + A

5 ngày sau: PPI + C + Ti

PPI: 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn (30p).

A (500mg): 4 viên/ngày (2 lần sáng, 2 lần tối), uống sau khi ăn.

C (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

Ti (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth 14 PPI + M + Te + B PPI: 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn (30p).

M (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

T (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

B (240mg): 4 viên/ngày (2 lần sáng, 2 lần tối), uống sau khi ăn.

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth 10 PPI + A + C + M/Ti PPI: 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn (30p).

A (500mg): 4 viên/ngày (2 lần sáng, 2 lần tối), uống sau khi ăn.

C (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

M (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn hoặc Ti (500mg): 2 viên/ngày(sáng và tối), uống sau khi ăn.

Ghi chú:

  • PPI: Thuốc ức chế bơm proton
  • A: Amoxicillin
  • C: Clarithromycin
  • L: Levofloxacin
  • Te: Tetracyclin
  • Ti: Tinidazol
  • M: Metronidazole
  • B: Bismuth

 

Lưu ý khi lựa chọn phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

  • Phác đồ cho bệnh nhân chưa từng diệt trừ H.pylori (phác đồ đầu tay): Phác đồ nối tiếp, phác đồ 4 thuốc có/không có Bismuth.
  • Nếu thất bại lần 1, thì sử dụng phác đồ thứ 2 là: Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (chỉ sử dụng khi lần 1 không điều trị phác đồ này).
  • Trong trường hợp đã sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth để làm phác đồ đầu tay mà thất bại thì sử dụng phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin để điều trị lần 2.
  • Nếu đã thất bại tiệt trừ 2 lần thì nuôi cấy để làm kháng sinh đồ và chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.
  • Nếu thất bại lần 1 thì không sử dụng lại phác đồ cũ trước đó để điều trị tiếp.
  • Khuyên bệnh nhân ăn uống và sinh hoạt khoa học trong quá trình điều trị, không uống rượu bia và hút thuốc lá vì có thể làm giảm kết quả điều trị. 
  • Có thể phối hợp Bacillus clausii để làm giảm tác dụng phụ của các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế do vi khuẩn Hp gây ra.

4.3. Điều trị bằng ngoại khoa

Rất hạn chế sử dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị loét dạ dày tá tràng, chỉ can thiệp ngoại khoa không thể sử dụng các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế trên không hiệu quả hoặc trong các trường hợp sau: 

  • Có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa hoặc nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa và điều trị bằng nội khoa mà không khỏi.
  • Thủng dạ dày, tá tràng: là một biến chứng nguy hiểm của loét loét dạ dày tá tràng, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho acid dạ dày tràn vào ổ bụng, gây bỏng nội tạng, gây viêm nhiễm và có thể tử vong. 
  • Hẹp môn vị: là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày, do khe môn vị qua quá hẹp, từ đó thức ăn sẽ không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế.
  • Ung thư dạ dày – tá tràng: Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển không được bình thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Hoặc do xuất hiện các vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày. Khi các vết loét xuất hiện tại bờ cong nhỏ, nó sẽ lâu lành hơn bình thường, từ đó dẫn dễ dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày.
  • Rò rỉ acid dịch vị vào các tạng khác trong ổ bụng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế đã được các chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu và chắt lọc từ các tài liệu uy tín. Hy vọng có thể cung cấp cho người đọc được những thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe người thân trong gia đình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những thông tin được đề cập đến ở bên trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có bất cứ biểu hiện gì của loét dạ dày tá tràng, thì nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm nhất. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị vì phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế là phác đồ phải được bác sĩ kê đơn khi đã được khám bệnh và chẩn đoán chính xác. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới hotline 18006091 để được các chuyên gia của Scuma Fizzy tư vấn cụ thể nhất.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091