Viêm Loét Dạ Dày Và Cách Điều Trị Không Dùng Thuốc

Viêm Loét Dạ Dày Và Cách Điều Trị Không Dùng Thuốc

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này được biết là do vi khuẩn Helicobacter Pylori. Việc điều trị viêm loét dạ dày hướng tới cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên, để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả cần kết hợp phác đồ điều trị thuốc Tây và phác đồ điều trị không dùng thuốc. Trong đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị không dùng thuốc đặc biệt quan trọng. Dược sỹ SCurma Fizzy sẽ hướng dẫn bạn chế độ điều trị kèm với thuốc thông qua bài viết dưới đây.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Dạ dày là bộ phận có thích thước lớn nhất của hệ tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng. Ở người trưởng thành, dạ dày có thể tích khoảng 1.500ml. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với các chất do dạ dày tiết ra (gọi là dịch vị dạ dày). Một phần dưỡng chất từ thức ăn có thể được hấp thu tại dạ dày. Tính từ trong ra ngoài, thành dạ dày có 5 lớp: lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, lớp áo cơ, tấm dưới niêm mạc và lớp trong cùng tiếp xúc với thức ăn gọi là niêm mạc. 

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đứng đầu trong các bệnh về tiêu hóa ở trên thế giới và Việt Nam. Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc bề mặt dạ dày vượt quá lớp áo cơ niêm mạc (lớp thứ 3 từ ngoài vào) do tác động của dịch vị dạ dày. Viêm loét dạ dày khó điều trị và rất dễ tái phát. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị, có thể tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng trên rốn kiểu rát, bỏng. Lúc mới bị thì các cơn đau có tính chất chu kì theo mùa trong năm. Tuy nhiên, càng về sau, các cơn đau càng mất dần tính chu kì và xảy ra thường xuyên hơn. Người bệnh sẽ bị rối loan tiêu hoá, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, chán ăn và ăn nhanh no hơn. Khi bị nặng hơn, bệnh nhân có thể nôn và đau vùng trên rốn sau khi ăn, và để lâu có thể bị sút cân.

Các cơn đau do viêm loét dạ dày thường không giảm sau khi ăn và làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, các cơn đau này ít xảy ra vào buổi tối, mà thường diễn ra vào ban ngày.

viêm loét dạ dày

Các triệu chứng điển hình nhất của viêm loét dạ dày

3. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày, nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được các bác sỹ khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán mức độ viêm loét dạ dày.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng, thăm hỏi các triệu chứng. Bác sỹ có thể tiến hành thăm dò chức năng bài tiết dịch vị. Dịch vị có nhiều thành phần khác nhau bao gồm có một số loại men để tiêu hóa thức ăn một cách đơn giản. Hai thành phần quan trọng nhất của dịch vị là các chất nhầy và các axit dạ dày. Thời gian các chất dịch này tiết ra và lượng dịch cũng rất quan trọng.

Để chẩn đoán sơ bộ viêm loét dạ dày, các bác sỹ có thể tiến hành chụp xquang dạ dày. Để việc chẩn đoán được chính xác hơn, có thể tiến hành nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể nội soi gây mê hoặc không gây mê. Thường là nội soi gây mê sẽ là trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, để tiến hành được nội soi gây mê, nên được tiến hành ở bệnh viện, nơi có các bác sỹ gây mê có chuyên môn tốt. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm xem có vi khuẩn Helicobacter Pylori (còn gọi là vi khuẩn HP). Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Đồng thời, bác sỹ cũng có thể lấy máu để tiến hành kiểm tra các chỉ số khác trong máu để xem hoạt động cơ thể của bệnh nhân có được tốt hay không.

>>> Xem thêm bài viết Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?

4. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây

Nguyên tắc chung điều trị viêm loét dạ dày là ngăn ngừa các yếu tố gây viêm loét (vi khuẩn HP – nếu có), dùng các thuốc trung hoà giảm tiết acid dạ dày, giảm ổ loét, liền các vết loét. Dùng các nhóm thuốc khác để bảo vệ màng nhầy, bao vết loét.

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, sau khi thăm khám và tiến hành các thủ thuật, xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dày phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Nếu được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP (có sự hiện diện của vi khuẩn HP trọng dạ dày) thì bác sỹ sẽ kê kháng sinh cùng với các thuốc trung hòa axit tại chỗ, hoặc các thuốc ức chế dạ dày tiết ra acid. Đôi khi bác sỹ sẽ kết hợp với thuốc bảo vệ màng nhầy. Hoặc các loại thuốc tạo vỏ bọc lấy ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày. 

Bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ cho đến khi hết đơn thuốc. Không nên dừng khi hết triệu chứng. Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn, bệnh viêm loét dạ dày sẽ có các tiển triển tùy theo mức độ tuân thủ điều trị, chế độ điều trị không dùng thuốc đi kèm.

Ngoài ra cơ địa và tình trạng bệnh viêm loét dạ dày cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm loét dạ dày của bệnh nhân. Sau khi dùng hết đơn thuốc, bệnh nhân nên quay lại khám xem tình trạng ổ viêm loét đã ổn chưa.

Nếu bệnh nhân có vi khuẩn HP, cần kiểm tra lại xem việc dùng kháng sinh đã tiêu diệt hết vi khuẩn này hay chưa. Vì loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm thông qua đường ăn uống, nên cần kiểm tra đồng thời các người thân của bệnh nhân để việc điều trị được hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

tư vấn SCurma

5. Điều trị viêm loét dạ dày không dùng thuốc

Để việc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp phác đồ điều trị thuốc Tây theo chỉ định của bác sỹ và phác đồ điều trị không dùng thuốc. Việc thay đổi thói quen ăn uống, hành vi, lối sống là rất quan trọng. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày song song với thuốc Tây (hay còn gọi là phác đồ đềệu trị không thuốc) bao gồm: chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thay đổi hành vi thói quen.

5.1. Lựa chọn thực phẩm thông minh cho người bệnh

Việc đầu tiên quan trọng nhất, bệnh nhân viêm loét dạ dày nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa các mô bị tổn thương nhiều hơn và giúp cho các mô này sớm được chữa lành. Nguyên tắc chung là chọn lựa các loại thực phẩm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày là tránh thực phẩm có tính axit, cay, thay vào đó là thực phẩm ít axit, ít đường. 

Trái cây và rau quả

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh các loại trái cây và rau quả có tính axit cao (có vị chua gắt) đặc biệt là các loại trái cây có múi và cà chua. Bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại rau thơm (có tính cay, nóng) hoặc gia vị, chẳng hạn như hành, tỏi. 

Ngũ cốc

Nguồn tinh bột tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nên là cơm trắng, khoai tây, yến mạch. Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn ngô và các chế phẩm có nguồn gốc ngô. Gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Nên nếu có thể, bệnh nhân viêm loét dạ dày chuyển dần sang ăn gạo lứt.

thực phẩm tốt cho người bệnh

Một số thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày

Sữa

Bệnh nhân có thể bổ sung thêm sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều (tối đa 500ml). Bệnh nhân cũng nên chọn các loại sữa tách/loại bỏ bớt kem. Bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn khoảng 1 đến 2 giờ. Đặc biệt, bệnh nhân có thể uống cốc sữa ấm. Sữa ấm có thể hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi, giảm đau và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Protein

Trứng, lòng trắng trứng và các chế phẩm từ trứng có thể là một nguồn protein tuyệt vời. Bệnh nhân hạn chế ăn thịt đỏ, nên ăn thịt trắng và một số hải sản.

Gia vị

Để tăng thêm hương vị và vị ngọt mà không cần thêm đường, hãy thử dùng mật ong, gừng, bạc hà và nghệ, chúng cũng có thể làm dịu hệ tiêu hóa.

>>> Đọc thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

Đồ uống

Một số người bị viêm dạ dày nhẹ có thể uống trà hoặc cà phê loãng với một chút sữa ít béo hoặc kem không sữa. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể cho mật ong vào trà. Mặc dù vậy, nói chung, những đồ uống này có tính axit rất cao và không được chấp nhận cho chế độ ăn kiêng đối với bệnh viêm dạ dày.

Bệnh nhân cũng không nên uống các loại đồ uống như soda nước uống có ga và nước tăng lực. Nước trái cây có tính axit (chẳng hạn như nước cam hoặc trái cây họ cam quýt khác, cũng như nước ép cà chua) không được chấp thuận.

Một số loại nước trái cây có thể được, nhưng hãy chọn những loại ít đường. Bệnh nhân không nên uống đồ uống có cồn (như rượu, bia và các loại đồ uống được thêm rượu). Nếu bạn uống rượu, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dừng lại nếu bạn bị viêm dạ dày.

Muối

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong các gian bếp. Muối giữ nhiều vai trò quan trọng như duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cân bằng nước trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Muối còn là tác nhân thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, kèm theo đó là đau dạ dày

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều năng lượng, chất béo, ít chất xơ, vitamin. Do đó, đồ ăn nhanh khiến cơ thể bệnh nhân viêm loét dạ dày bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng.

Hơn nữa, nhiều nơi chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Với những người bị đau dạ dày, sử dụng đồ ăn nhanh có thể dẫn đến khó tiêu, dạ dày tăng tiết axit làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Dưới đây là một số thức ăn bệnh nhân đau dạ dày nên và không nên ăn.

Nên ăn Không nên ăn
Đậu và các loại đậu 

Trứng, lòng trắng trứng hoặc các chế phẩm từ trứng (không rán)

Hải sản, động vật có vỏ (không rán)

Mật ong

Các loại rau ít axit (dưa chuột, khoai tây trắng, cà rốt)

Trái cây đường thấp, tính axit (bí đỏ, việt quất, dâu tây, táo)

Phô mai nhẹ, ít muối

Yến mạch, lúa mạch

Bạc hà, gừng, nghệ

Sữa chua nguyên chất, ít béo

Thực phẩm chứa probiotic (dưa cải bắp, kim chi…)

Cơm

Thịt gia cầm nạc không da 

Mì ống, bánh mì được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt

Trái cây có vị chua (cam quýt) và một số loại rau (hành tây)

Rượu

Sô cô la

Cà phê và trà

Ngô 

Sản phẩm từ sữa

Nước tăng lực

Đồ ăn dầu mỡ nhiều, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng

Trứng chiên hoặc luộc chín

Tỏi (có thể ăn một lượng nhỏ)

Kem, các loại bánh ngọt, bánh nướng

Nước xốt, salsa, sốt mayonnaise, sốt kem

Các loại hạt và bơ hạt (có thể ăn một lượng nhỏ)

Khoai tây chiên, đồ ăn nhanh chế biến sẵn

Thịt chế biến (xúc xích), thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ, vịt, ngỗng

Ngũ cốc tinh chế, bánh mì tươi, mì làm từ bột tinh chế

Thịt hun khói

Soda, đồ uống có ga

Rau thơm, hạt nêm, gia vị (tiêu, ớt xay, ớt quả)

Cà chua 

5.2.  Ăn uống đúng cách để giảm áp lực cho dạ dày 

5.2.1. Điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày

Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, có thể bắt đầu ăn khoảng 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa ăn lớn. Ăn các bữa với số lượng ít có thể giúp dạ dày lành lại bằng cách giảm tác động của axit dạ dày khi ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn, hãy thêm một vài món ăn nhẹ lành mạnh trong cả ngày.

Việc duy trì các bữa ăn trong ngày vào những khung giờ cố định có thể cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Ăn uống đúng giờ, định lượng chính xác sẽ tạo nên nhịp sinh học cho cơ thể, từ đó hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

5.2.2. Nấu ăn đúng cách cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Không chiên rán, hãy xào hoặc luộc

Nướng, luộc, hấp và luộc là một số phương pháp nấu ăn ít gây kích ứng dạ dày.

Không sử dụng gia vị cay, nóng

Không nên sử dụng các loại gia vi cay, nóng như tiêu, ớt. Có thể sử dụng hành, tỏi, tuy nhiên số lượng cần hợp lý. Kiểm tra các thành phần trên gia vị đóng gói, nước xốt, vì chúng có thể chứa nhiều gia vị hoặc thảo mộc. Ngay cả những lựa chọn tương đối cơ bản như tiêu đen và tỏi cũng có thể gây kích ứng viêm dạ dày.

Nên xay nhỏ, nghiền nát thức ăn

Đau dạ dày sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Thức ăn nên được xay nhỏ, xay nhuyễn, ninh nhừ để giúp dạ dày giảm lực co bóp, tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hiện tượng chán ăn, do đó thường xuyên thay đổi món ăn để tăng cảm giác lạ miệng, thèm ăn.

5.2.3. Hình thành thói quen tốt trong khi ăn 

Nên ăn chậm, nhai kỹ

Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ làm thức ăn không được tiêu hóa đủ ở khoang miệng, sau đó được chuyển đến dạ dày. Lúc này thức ăn vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Việc ăn nhanh như vậy sẽ làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và bắt dạ dày làm việc lâu hơn, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Do đó, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn chậm, và nhai kỹ nhằm tăng việc tiết nước bọt, phục vụ tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Nên ăn đúng giờ

Việc ăn uống không theo giờ giấc cụ thể hoặc ăn vặt nhiều quên bữa chính cũng làm cho viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Khi ăn uống đúng giờ, dạ dày sẽ theo thói quen, cứ đến giờ đó là tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn.

Nếu thời gian ăn uống không cố định, lượng acid mà dạ dày đã tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nhưng không có thức ăn được nạp vào sẽ gây ra những tác hại không tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Không làm việc khác khi đang ăn

Khi vừa ăn vừa làm một việc nào đó, trí não phải chia đôi điều khiển việc ăn và việc khác đó. Kết quả là cơm ăn vào khó tiêu hóa, việc khác cũng không hoàn thành tốt. Khi ăn, công việc chính của cơ thể là tiêu hóa, do đó, tại các cơ quan tiêu hóa máu sẽ được tập trung một lượng lớn. Nếu lúc đó não cũng chỉ huy một việc khác thì máu sẽ bị chia sẻ, khiến quá trình tiêu hóa bị kéo dài.

Không nên ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn, thức ăn nóng quá lại làm xung huyết niêm mạc. Do vậy nhiệt phù hợp nhất khoảng 40-500C để thức ăn dễ được tiêu hóa và hấp thu.

Hạn chế đồ ăn quá đặc hoặc quá loãng

Độ đậm đặc của thức ăn cũng ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn: Nếu thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn, còn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất. 

Ăn quá no (nhất là vào bữa tối) không được khuyến khích

Ăn quá no sẽ làm cho dạ dày bị làm việc quá sức. Đặc biệt, bữa tối ăn no, thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã đến giờ đi ngủ. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố gây kích ứng dạ dày của bệnh nhân. 

5.2.4. Hình thành thói quen tốt sau khi ăn 

Thói quen tốt sau khi ăn

Các thói quen tốt sau khi ăn của người viêm loét dạ dày

Sau khi ăn, nghỉ ngơi thư giãn là điều cần thiết

Sau khi ăn no, dạ dày cần thực hiện chức năng co bóp, nhào nặn để tiêu hoá thức ăn. Nếu hoạt động thể lực hoặc trí não ngay sau khi ăn nhất là lao động nặng, máu trong cơ thể sẽ phải dồn cho các hoạt động khác. Do đó, thức ăn không được tiêu hóa tốt, làm cho các triệu chứng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.

Sau khi ăn, bệnh nhân viêm loét dạ dày nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Đặc biệt bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên làm việc nặng, đọc sách báo hoặc suy nghĩ nhiều sau khi ăn.

Nên thực hiện mát xa bụng

Tác động tác mát xa lên vùng bụng sẽ kích thích hoạt động co bóp và khả năng tiết dịch tiêu hóa của mật, gan, lá lách,… giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra nhanh hơn. Việc mát xa bụng sẽ cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm loét dạ dày như đầy bụng, đau dạ dày, táo bón hay chứng khó tiêu.

Ngay sau khi ăn bữa chính, ăn ngay trái cây không được khuyến khích

Ăn trái cây ngay sau khi ăn khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn nữa và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn. 

Sau khi ăn tuyệt đối không nên nằm hoặc ngủ ngay

Việc này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị gián đoạn dẫn đến nhiều triệu chứng như khó tiêu, phình bụng, ợ chua, buồn nôn,… Vì khi ăn xong, máu và các cơ quan tiêu hóa đang tiến hành phân hủy, hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng khi cơ thể nghỉ ngơi (nằm hoặc ngủ) sẽ khiến các hoạt động này dừng lại và thức ăn không được tiêu hóa tiếp.

Không nên đi tắm sau khi ăn

Khi tắm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với những lúc bình thường, đồng thời các mạch máu ngoài da giãn nở và máu sẽ lưu thông mạnh hơn đến các cơ quan để giúp điều hòa nhiệt độ. Vì vậy, lượng máu ở hệ thống tiêu hóa sẽ bị giảm mạnh, làm quá trình tiêu hóa gặp khó khan và tăng các triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Không nên nới lỏng cạp quần/ thắt lưng ngay sau khi ăn

Khi dạ dày được ăn no, nếu tháo thắt lưng sẽ tạo nên một lực khiến bụng bị phình ra. Điều này làm cho áp lực trong bụng hạ thấp xuống dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể dẫn đến xoắn ruột, tắc ruột và nghiêm trọng hơn có thể là thòng dạ dày.

Không nên làm việc/vận động hoặc tập thể thao ngay

Ngay cả khi chỉ ăn một bữa ăn nhẹ vẫn nên tránh làm việc này ngay sau khi vừa ăn xong. Máu và ôxy cần tập trung về dạ dày giúp hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa, khi nhưng bạn bắt đầu tập luyện, cơ thể sẽ ưu tiên chuyển máu và ôxy đến cơ. Điều này sẽ làm quá trình tiêu hóa bị chậm và gây ra các rối loạn liên quan tiêu hóa. Vì vậy, hãy cho cơ thể thời gian để tiêu hóa thức ăn và sau đó hãy tập thể dục. Tốt nhất là bệnh nhân nên tập thể dục trước ăn hoặc sau ăn 2 giờ.

Sau khi ăn uống nhiều nước cũng là một việc không nên làm

Sẽ không có vấn đề gì nếu uống một lượng nước vừa phải sau khi ăn, nhưng nên hạn chế tiêu thụ một lượng nước lớn. Uống nhiều nước làm tăng áp lực lên đường tiêu hóa và làm cho dạ dày khó tiêu hóa thức ăn. Uống nước quá lạnh ngay sau khi ăn cũng có thể làm quá trình tiêu hóa bị chậm.

Nếu bạn muốn uống gì đó sau ăn, trà thảo dược ấm nóng có thể là một lựa chọn phù hợp.

5.3. Thiết lập thói quen, lối sống tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày

Những thói quen tốt cho người viêm loét dạ dày

Hạn chế và giảm stress

Khi stress, căng thẳng thần kinh hay bị vấn đề tâm lý, chứng viêm loét dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngược lại, tinh thần thoải mái giúp giảm đáng kể triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh nhân có thể học yoga hoặc thiền, các bài tập này rất hữu hiệu để giảm tải căng thẳng.

Ngoài ra, bệnh nhân cần giảm tải công việc, ngủ sớm, dậy sớm, tránh các cuộc tranh chấp không cần thiết.

Tránh thức khuya

Tuổi thọ của các tế bào biểu mô ở niêm mạc dạ dày rất ngắn, và nó cần được tái tạo (thời gian trung bình khoảng 2-3 ngày). Quá trình này thường được thực hiện vào buổi tối khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Nếu thức khuya thường xuyên và đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi đủ, khả năng sửa chữa của niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một số người thức khuya hay ăn đồ vặt vào đêm khuya. Những thực phẩm này sẽ khiến một lượng lớn dịch dạ dày tiết ra và gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.

Thiết lập chế độ ngủ hợp lý

Nên đi ngủ vào khoảng 23h đêm, ngủ tròn chu kỳ (mỗi chu kỳ bao gồm 1.5h). Bệnh nhân có thể thức dậy khi đủ chu kỳ, vào 5h sáng hoặc 6h30 sáng. Hoặc đi ngủ sớm hơn.

Thể dục hợp lý đều đặn, khoa học

Mỗi ngày nên dành thời gian tập luyện nhẹ nhàng (ít nhất 30 phút mỗi ngày). Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga hay thiền cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, dùng chất kích thích

Rượu bia, cà phê có chứa những chất không tốt cho dạ dày. Có thể làm cho tình trạng viêm, loét trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần dừng uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Dừng uống các thuốc chống viêm NSAIDs (nếu có thể)

Các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm NSAIDs là các thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh các bệnh đau đầu, đau bụng, viêm khớp…các thuốc này cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày.

Nhóm NSAIDs có thể tác dụng trực tiếp lên lớp niêm mạc, làm tổn thương cấu trúc tế bào và lớp niêm mạc bị mỏng đi. Các thuốc này cũng có thể tác động gián tiếp thông qua ức chế các men bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các bệnh nhân bị viêm nặng thường có tiền sử sử dung NSAIDs kéo dài.

Do đó, khi bệnh nhân uống các thuốc NSAIDs kéo dài, nên sử dụng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Và khi bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày, hoặc đang trong đợt điều trị viêm loét dạ dày, nếu có thể hãy dừng sử dụng các loại thuốc này.

Tóm lại, thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau dạ dày. Hi vọng qua bài viết “Viêm loét dạ dày – Điều trị không dùng thuốc” đã cung cấp kiến thức về thực phẩm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi HOTLINE 18006091 để được những dược sỹ Scurma Fizzy giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể hơn. 

Tài liệu tham khảo

https://www.verywellhealth.com/your-guide-to-gastritis-1742800#:~:text=Several%20lifestyle%20modifications%20can%20help,Avoid%20alcohol. Ngày tham khảo. 20/05/2021

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-gastritis. Ngày tham khảo. 20/05/2021

https://universityhealthnews.com/daily/digestive-health/how-to-cure-gastritis/. Ngày tham khảo. 20/05/2021

Bài báo khoa học: A Descriptive Study on Lifestyle Factors Influencing Gastritis among University Students of unikl RCMP in Malaysia. Tác giả: Jannathul Firdous*, Noorzaid Muhamad, Norain Ab. Latif, Dini Syazwani, Nurul Hidayah, Nurulnasuha và Nurhidayah. Tạp chí: International Bimonthly. Vol.6. Issue 35. April 2016

Malhotra SL: A comparison of unrefined wheat and rice diets in the management of duodenal ulcer. Postgrad Med J 54:6, 1978

https://www.verywellhealth.com/gastritis-diet-what-to-eat-for-better-management-4767967.  Ngày tham khảo: 05/05/2021

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091