Thuốc Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Hiệu Quả

Thuốc Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Hiệu Quả

Trong cuộc sống tất bật, bận rộn hiện nay, con người rất dễ gặp những stress căng thẳng tâm lý, tinh thần trong công việc và học tập. Và điều đó khiến họ quên đi việc phải quan tâm đến sức khỏe của mình, ăn uống tạm bợ, không dành thời gian nghỉ ngơi. Đó cũng là điều kiện làm cho các yếu tố tấn công phát triển, gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một trong số đó có thể kể đến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng để giúp bạn có thể bảo vệ được chiếc dạ dày của mình trước những tác nhân gây hại.

1. Tại sao phải sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Để hiểu được tác dụng của thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như khi nào thì nên sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng, trước tiên, bạn cần phải biết viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Thật vậy, Viêm loét dạ dày tá tràng là niêm mạc thành dạ dày tá tràng hoặc phần trên ruột non xảy ra tình trạng tổn thương, viêm và hình thành những vết loét. Đây là một bệnh mạn tính, thường diễn biến theo chu kỳ.

Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh ra có thể do những yếu tố sau:

Acid dạ dày và pepsin dịch vị

Acid có vai trò quan trọng của quá trình hình thành nên các vết loét trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Hội chứng Zollinger – Ellison do việc tiết ra quá nhiều lượng gastrin và sản xuất ra acid quá mức gây ra những ổ loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng đã minh chứng cho ta thấy acid có vai trò bệnh sinh của bệnh này. Tuy nhiên, tăng dư thừa acid dạ dày không phải là nguyên nhân của tất cả trường hợp bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Helicobacter pylori – một loại xoắn khuẩn Gram âm, thường sinh sống và phát triển tại lớp dưới niêm mạc và niêm mạc của dạ dày tá tràng, nó là nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương, viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Cơ chế gây ra những tổn thương ở niêm mạc tại chỗ của khuẩn Hp là nó sẽ sản xuất ra một loại men làm thoái hóa lớp nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc, từ đó gây ra những tổn thương đối với các tế bào niêm mạc của dạ dày tá tràng. Cụ thể là vi khuẩn này sẽ tiết men urease có vai trò trong quá trình thủy phân ure thành một chất gây độc đối với tế bào niêm mạc – amoniac, đồng thời quá trình tổng hợp lớp nhày cũng bị ức chế khiến cho chất lượng và sự phân bố chất nhày trên bề mặt niêm mạc bị thay đổi. Chính những điều này làm cho lớp chất nhày không còn được toàn vẹn, cộng thêm những tổn thương ở các tế bào biểu mô, các yếu tố tấn công như pepsin dịch vị và acid dạ dày dễ dàng tác động được trực tiếp vào biểu mô niêm mạc dạ dày tá tràng và gây ra tình trạng dạ dày bị trào ngược, tá tràng cùng dạ dày bị viêm loét.

Stress tinh thần, tâm lý

Những áp lực, stress từ thi cử và công việc gây tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, điều đó khiến cho dạ dày tăng bài tiết acid dịch vị gây ra viêm loét, các vết loét lại kích thích trở lại vỏ não, theo cơ chế phản hồi vỏ não kích thích lại dạ dày.

>>>> Tìm hiểu ngay: Làm Gì Để Giải Tỏa Mọi Căng Thẳng Áp Lực Ở Người Viêm Loét Dạ Dày

Sử dụng một số thuốc

Việc sử dụng một số thuốc như corticoid và thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) kéo dài có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Enzym cyclooxygenase bị ức chế bởi NSAIDs, từ đó ức chế hình thành prostaglandin (PG) (đây là chất trung gian hóa học có tác dụng gây viêm và giảm tiết nhày). NSAIDs còn ức chế tổng hợp chất NO làm giảm vi tuần hoàn tại niêm mạc, sự sửa chữa và tái tạo bị ngăn cản.Chính vì vậy, niêm mạc đường tiêu hóa dễ dàng bị gây tổn thương bởi các yếu tố tấn công. Ngoài ra, NSAIDs có tính acid yếu, thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc đường tiêu hóa và các sản phẩm sau chuyển hóa của thuốc được tiết qua đường mật cũng có thể gây tổn thương.

Corticoid ức chế phospholipase A2, đây là enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp PG, histamin, leucotrien, bradykinin…tham gia quá trình gây viêm. Nếu dùng thuốc ở liều cao hay sử dụng kéo dài, PG trên đường tiêu hóa sẽ bị giảm tổng hợp đồng thời acid lại tăng tiết, từ đó tăng nguy cơ gây viêm loét đường tiêu hóa.

Hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá cũng làm cho quá trình tổng hợp PG bị ức chế, làm cho lớp bảo vệ niêm mạc bị suy yếu và tạo điều kiện cho yếu tố tấn công gây tổn thương và hình thành vết loét.

Yếu tố di truyền

Người bệnh thường có tiền sử gia đình (những người thân ruột thịt: bố mẹ, ông bà…) bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Thói quen sinh hoạt, ăn uống

  • Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh
  • Ăn các đồ cay, nóng, chua làm tổn hại tới lớp niêm mạc
  • Vận động mạnh hoặc đi nằm nghỉ ngay sau khi ăn no
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, những loại đồ uống có gas
  • Giảm cân thiếu khoa học như nhịn ăn, bỏ bữa
  • Thức khuya kèm theo tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến cơ thể tăng tiết acid.

Chính những nguyên nhân trên sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị giảm sút, gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như trong học tập, công việc, vì vậy để cải thiện được tình trạng này, bạn nên sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng.

2. Biến chứng đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng do không sử dụng thuốc

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-001

Biến chứng nguy hiểm do không điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu bạn ngó lơ đi tình trạng viêm loét đến từ chiếc dạ dày của mình và không sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ có gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm sau:

2.1. Xuất huyết tiêu hóa

Đây là biến chứng phổ biến thường hay gặp nhất ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nhưng việc xác định được số lần xuất huyết rất khó chắc chắn. Theo thống kê, có khoảng 15 – 20% người bệnh có một hay nhiều lần xảy ra tình trạng xuất huyết; và điều này hay xảy ra ở người già hơn so với người trẻ.

Có thể nhận biết tình trạng xuất huyết thông qua các triệu chứng như:

  • Người bệnh nôn ra máu và/hoặc kèm theo đi ngoài ra phân đen.
  • Cơ thể có các dấu hiệu biểu hiện của sự thiếu máu: lo lắng, da xanh nhợt nhạt, hốt hoảng, mạch đập nhanh, tụt huyết áp.

>>>> Tham khảo thêm: Đừng Chủ Quan Coi Thường Nếu Bạn Có Những Biểu Hiện Chảy Máu Dạ Dày Này

2.2. Thủng ổ loét

Đây là biến chứng phổ biến thứ hai xếp sau xuất huyết tiêu hóa, hay gặp biến chứng này ở nam giới hơn là nữ giới. Khi vết loét đã ăn sâu qua thanh mạc vào thành dạ dày tá tràng sẽ gây ra các lỗ thủng, các chất dịch, máu, pepsin, vi khuẩn, acid từ trong lòng dạ dày sẽ theo đó mà xâm nhập vào khoang phúc mạc của người bệnh gây ra bỏng toàn bộ khoang đó, các cơn đau dữ dội vùng thượng vị xuất hiện. Tình trạng bỏng khiến các khối cơ ở thành bụng co cứng. Hình ảnh từ chụp X – quang ổ bụng, ở dưới cơ hoành thấy hình liềm hơi (là những vùng màu tối do có khí, cơ hoành bị đẩy lên cao). Chẩn đoán: thủng tạng rỗng ở trong ổ bụng. Lúc này bệnh nhân cần được điều trị ngoại khoa tuyệt đối: đưa đi phẫu thuật ngay để kịp thời tìm và xử lý lỗ thủng, nếu không rất có thể bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 24 giờ do nhiễm khuẩn.

2.3. Hẹp môn vị

Biến chứng này thường gặp ở những người bệnh có ổ loét nằm gần vị trí của môn vị.

Triệu chứng: đầy hơi, khó tiêu, do thức ăn không được đưa xuống tá tràng để quá trình tiêu hóa tiếp diễn, đẩy ngược thức ăn trở lại và nằm trong dạ dày, nếu bệnh nhân tiếp tục nạp thức ăn sẽ làm tăng áp lực trong lòng dạ dày, gây nên hiện tượng nôn ra thức ăn cũ chưa được tiêu hóa, dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải. Sự hấp thu cũng giảm mạnh do thức ăn không được đưa xuống ruột. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng làm bệnh nhân suy kiệt. 

2.4. Ung thư hóa

Tỷ lệ dẫn đến ung thư hóa sau loét chiếm 5 – 10%, thường xuất hiện khi thời gian loét kéo dài hơn 10 năm. Nó thường chỉ xảy ra với các ổ loét tại dạ dày, ổ loét ở vùng bờ cong nhỏ thường hay gặp nhất. Đau vùng thượng vị mất tính chất chu kỳ và không thuyên giảm khi dùng antacid, nguyên nhân đau là do sự tăng ác tính của những tế bào xâm lấn, gây tổn thương tổ chức khiến cơ thể gầy sút, suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, hội chứng thiếu máu mạn tính.

Hội chứng thiếu máu mạn tính:

  • Da, niêm mạc: màu xanh nhợt, xuất hiện rất từ từ, âm thầm, kín đáo.
  • Thần kinh: nhịp tim nhanh, suy tim, đau thắt ngực.
  • Hô hấp: cảm giác khó thở khi gắng sức.
  • Tiêu hóa: chán ăn, đi ngoài, táo bón, tiêu chảy.
  • Sinh dục: kinh nguyệt rối loạn, suy giảm khả năng tình dục.
  • Lông, tóc, móng: khô xơ, dễ gãy rụng, móng tay khum.

Như các bạn đã thấy, nếu như không kịp thời sử dụng các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng thì có thể dẫn tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng con người.

3. Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng đạt hiệu quả hiện nay

3.1. Thuốc kháng H2 – histamin

Cimetidin

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-01

Cimetidine – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cơ chế tác dụng

Thuốc có công thức gần giống với công thức của histamin nên có tác dụng tranh chấp với histamin tại receptor H2 ở tế bào thành dạ dày, giúp ức chế sự tiết dịch vị bởi các tác nhân gây tăng tiết histamin ở dạ dày.

Tác dụng

Thuốc làm giảm bài tiết acid dịch vị mà acid này được kích thích tăng tiết bởi histamin, gastrin, thuốc cường phó giao cảm và kích thích dây thần kinh X. Thuốc làm giảm acid clohydric của dịch vị cả về số lượng và nồng độ. Sự bài tiết các dịch tiêu hóa khác và chức năng hoạt động của dạ dày ít bị ảnh hưởng.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc dùng có độ an toàn ở mức tương đối, ít xảy ra các biến chứng.

Thường gặp:

  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Tiêu hóa diễn ra rối loạn: phân lỏng hay táo bón, nôn và buồn nôn.
  • Đau khớp, đau cơ.

Ít gặp hơn:

  • Trên thần kinh trung ương:  rối loạn ý thức, mê sảng.
  • Nội tiết: cimetidin kháng androgen và tăng tiết prolactin gây chứng vú to ở nam giới, chảy sữa không do sinh đẻ, giảm tinh dịch, liệt dương (giảm tình dục) ở liều cao (hơn 8 tuần sử dụng thuốc).
  • Rối loạn tạo máu: giảm bạch cầu (suy tủy) có hồi phục, thiếu máu.
  • Gan: ứ mật
  • Gây ung thư dạ dày: một số vi khuẩn có thể phát triển được do giảm độ acid, tạo nitrosamin từ thức ăn gây ra ung thư.

Thận trọng

Người mang thai: thuốc có thể qua được rau thai do vậy chỉ nên chỉ định cho người mang thai khi thật cần thiết.

Qua được hàng rào sữa mẹ, từ đó có thể gây độc cho trẻ. Do đó, người đang cho con bú cần phải thật thận trọng khi dùng.

3.2. Thuốc ức chế bơm proton

Omeprazol

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-02

Omeprazol – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cơ chế tác dụng

Khi vào trong cơ thể ở pH nhỏ hơn 5, thuốc sẽ được proton hóa thành hai dạng: acid sulphenic và sulphenamic. Hai chất này sẽ gắn với nhóm sulfhydryl của H+/K+-ATPase ở tế bào thành dạ dày theo hướng thuận nghịch nên ức chế bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân nào.

Tác dụng

Thuốc tác dụng nhanh và đạt hiệu quả hơn các thuốc khác do thuốc có tác dụng ức chế đặc hiệu và không có sự phục hồi bơm do tế bào thành dạ dày tác dụng có tính chọn lọc. Tỉ lệ làm lành sẹo, vết loét có thể đạt tới 95% sau khi dùng được khoảng 8 tuần.

Thuốc ít gây ảnh hưởng đến sự co bóp dạ dày, yếu tố nội tại, sự bài tiết pepsin và khối lượng dịch vị.

Tác dụng không mong muốn

Rối loạn tiêu hóa: táo bón hay tiêu chảy, buồn nôn.

Rối loạn thần kinh trung ương:  ngủ gà, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.

pH dạ dày có thể tăng lên do ức chế sự tiết acid dạ dày, tạo cơ hội cho một số vi khuẩn phát triển gây ung thư.

Omeprazol có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của các thuốc dùng cùng do ức chế Cyt P450.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc.

Loét dạ dày ác tính.

Thận trọng với người đang trong giai đoạn thai kỳ và người cho con bú.

3.3. Thuốc kháng acid (antacid)

Antacid là những thuốc giúp trung hòa acid dịch vị, đưa pH của dạ dày lên xấp xỉ bằng 4. Thuốc hiện đang được dùng phổ biến trên thị trường là các hydroxyd magnesi, nhôm, calci hoặc natri.

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-03

Antacid – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng và cơ chế

Trung hòa acid dịch vị.

Làm tăng pH dịch vị, tăng tác dụng bảo vệ của hàng rào chất nhày, ức chế hoạt tính của pepsin, tăng cường khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày.

Tác dụng cắt giảm cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng nhưng chỉ được thời gian ngắn, nên phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Chống chỉ định

Suy thận nặng

Các thuốc dùng cùng antacid có thể bị giảm khả năng hấp thu.

Không nên dùng antacid kéo dài và liều quá mạnh vì có thể viêm dạ dày do bị base hóa.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Với Các Bài Thuốc Từ Dân Gian Tốt Nhất 

3.4. Các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng khác

3.4.1. Thuốc kháng cholinergic

Kháng acetylcholin, làm giảm bài tiết acid dịch vị. Thuốc có giảm tiết dịch khoảng 40 – 50%, có thể kết hợp điều trị với các thuốc kháng H2.

Có nhiều tác dụng không mong muốn như khô miệng, bí tiểu tiện, táo bón, tim đập nhanh, tăng nhãn áp…

Hai thuộc đang được dùng có tác dụng chọn lọc trên receptor M1 – Muscarinic, ít độc hơn: pirenzepin, telenzepin.

Liều dùng: 50mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.

3.4.2. Thuốc kháng gastrin

Hang vị tiết ra gastrin do tác dụng của thức ăn hay do dây thần kinh X bị kích thích. Dịch vị , yếu tố nội, pepsin được tiết ra  do gastrin gắn vào receptor trên tế bào thành.

Thuốc thường dùng: proglumid uống 3 lần một ngày, dùng trước bữa ăn.

3.4.3. Sucralfat

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-04

Sucralfate – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng:

  • Tạo hàng rào bảo vệ dạ dày: do thuốc tan trong môi trường acid, giải phóng ra cation Al+++, phần anion sulfat sẽ được polymer hóa (trùng hợp) tạo gel nhày, dính và bao bọc lấy ổ loét.
  • Kích thích sự sản xuất prostaglandin tại chỗ.
  • Nâng pH dịch vị.
  • Tác dụng kéo dài tới 6 giờ.

Tương tác thuốc: Các thuốc digoxin, phenytoin, tetracyclin, sulpirid…bị giảm hấp thu nếu dùng cùng sucralfat, vì vậy nên dùng cách xa khoảng 2 tiếng.

Chống chỉ định với những người bị suy thận độ nặng.

3.4.4. Hợp chất bismuth

thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-05

Hợp chất bismuth – thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng:

  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác động do acid gây ra.
  • Tăng bài tiết chất nhày từ đó tăng khả năng bảo vệ.
  • Kích thích sự tổng hợp prostaglandin.
  • Chống lại vi khuẩn Hp.

Tác dụng không mong muốn:

  • Dùng lâu dài có thể dẫn tới tình trạng suy nhược thần kinh trung ương.
  • Loạn dưỡng xương, đen vòm miệng.

Chống chỉ định:

  • Người đang mang thai, trẻ em có độ tuổi dưới 16.
  • Người suy thận.

3.4.5. Các dẫn xuất của prostaglandin

Các PGE1, PGI2 có khả năng chống viêm loét nhờ khả năng kích thích sự tiết dịch nhày ở dạ dày; tăng tiết bicarbonat ở dạ dày và tá tràng, duy trì tuần hoàn máu đến niêm mạc dạ dày, kích thích sự tăng sinh tế bào ở niêm mạc dạ dày.

Misoprostol

thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng được dùng rộng rãi ở châu Âu do dùng thuốc chống viêm không steroid.

Tác dụng không mong muốn: chuột rút, đau bụng, tiêu chảy.

Không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể dẫn tới sảy thai.

Kết luận

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện vẫn đang rất phổ biến trên toàn thế giới và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết cách bảo vệ dạ dày trước những tác nhân có gây tổn thương cho dạ dày. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng để bạn có thể bảo vệ được sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu. Khi có dấu hiệu bất thường về chiếc dạ dày của bạn hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ chuyên gia hàng đầu của SCurma Fizzy kịp thời hỗ trợ giải đáp những thắc mắc và đưa ra cách điều trị để khắc phục kịp thời những vấn đề về dạ dày của bạn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091