Polyp Dạ Dày Nên Ăn Gì, Một Số Điều Cần Biết Về Polyp Dạ Dày

Polyp Dạ Dày Nên Ăn Gì, Một Số Điều Cần Biết Về Polyp Dạ Dày

Polyp dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Có tới 6% bệnh nhân thực hiện nội soi tiêu hóa phát hiện ra polyp trong dạ dày. Polyp dạ dày hầu hết đều không gây ra các triệu chứng khó chịu ở người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm kết hợp với một chế độ ăn uống không khoa học có thể dẫn đến biến chứng trầm trọng hơn.

Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin liên quan đến căn bệnh này cũng như giải đáp cho câu hỏi  “Polyp dạ dày nên ăn gì”.

1. Polyp dạ dày là gì?

 polyp-da-day-nen-an-gi-1

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là những khối tế bào phát triển bất thường hình thành trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày, có hình dạng giống như vết sưng nhỏ và có thể có cuống. Hầu hết các polyp dạ dày đều lành tính tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày. 

Một số loại polyp thường gặp như:

  • Polyp tuyến phình vị: Là loại polyp phổ biến nhất chiếm tới 47% tổng số các ca mắc. Polyp tuyến phình vị thường xuất hiện ở phần đáy hoặc phần trên của dạ dày. Loại polyp này thường có hình dạng phẳng và không có cuống. Các polyp tuyến phình vị thường ít có khả năng ác tính và hiếm khi phát triển thành ung thư. Việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ xuất hiện loại polyp dạ dày này.
  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường xuất hiện thành chùm, nằm rải rác khắp dạ dày và thường được tìm thấy gần vết loét dạ dày. Polyp tăng sản có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề rối loạn trong dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori và thiếu máu ác tính (cơ thể không hấp thụ đủ vitamin B12). Polyp tăng sản lành tính nhưng thường tiềm ẩn nguy cơ trở thành ác tính.
  • Polyp u tuyến: Là loại polyp tân sinh phổ biến và thường được tìm thấy ở phần đáy dạ dày. Loại polyp này thường là khởi đầu của ung thư dạ dày vì vậy thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Sự xuất hiện của polyp dị dạng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ruột hoặc các nơi khác trong cơ thể. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác và điều trị tình trạng bệnh. 

2. Triệu chứng polyp dạ dày

Polyp dạ dày thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng trên người bệnh. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và chữa trị, polyp dạ dày có thể phát triển với kích thước lớn và các vết loét hở có thể xuất hiện trên bề mặt các polyp gây ra một số biến chứng.

Một số dấu hiệu và triệu chứng polyp dạ dày có thể gặp như:

  • Cảm giác đau khi ấn vào bụng
  • Buồn nôn
  • Máu trong phân
  • Thiếu máu

>>>> Đọc thêm: Thế Nào Là Polyp Dạ Dày, Những Điều Cần Biết Cơ Bản Nhất Về Polyp Dạ Dày

3. Yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp dạ dày

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng phát triển polyp dạ dày bao gồm:

  • Tuổi tác: Polyp dạ dày phổ biến hơn ở những người trong độ tuổi từ trung niên trở lên.
  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày, góp phần tạo ra các polyp và u tuyến dạ dày.
  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình: Hội chứng di truyền hiếm gặp này làm tăng nguy cơ ung thư ruột và các bệnh lý khác, bao gồm cả polyp dạ dày.
  • Một số loại thuốc: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton-loại thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole và rabeprazole. trong thời gian dài có liên quan việc xuất hiện các polyp tuyến phình vị.
vi-khuan-hp-2

Vi khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp dạ dày

4. Chẩn đoán và điều trị polyp dạ dày

4.1. Chẩn đoán polyp dạ dày

Polyp dạ dày thường không gây ra triệu chứng vì vậy polyp dạ dày hầu hết chỉ được phát hiện trong quá trình nội soi cho một vấn đề dạ dày khác. Nội soi là một thủ thuật sử dụng một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu, được đưa vào từ miệng và đi xuống dạ dày để kiểm tra.

noi-soi-da-day-3

Kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán polyp dạ dày

Hơn 90% các polyp dạ dày không dẫn đến ung thư, tuy nhiên một số loại polyp cần được bác sĩ kiểm tra thêm để đảm bảo chính xác có hay không sự tồn tại của tế bào ung thư. Trong trường hợp này sẽ sử dụng phương pháp sinh thiết-lấy mẫu mô dạ dày trong quá trình nội soi. Các mẫu mô này sau khi lấy được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm tế bào ung thư.

4.2. Điều trị polyp dạ dày

Việc điều trị polyp dạ dày phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Polyp lành tính hay ác tính
  • Số lượng polyp được tìm thấy
  • Vị trí xuất hiện polyp
  • Kích thước polyp

Các polyp không có các triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân và các polyp lành tính không có nguy cơ phát triển thành ung thư thường không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám và theo dõi thường xuyên để đảm bảo polyp không tiến triển thêm. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, giảm liều hoặc thay thế một số loại thuốc làm tăng khả năng tiến triển các polyp. Đối với những trường hợp như polyp ác tính, kích thước lớn, số lượng nhiều và vị trí gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để loại bỏ các polyp này.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nên Cắt Polyp Dạ Dày Hay Không, Cần Lưu Ý Gì Sau Khi Cắt?

5. Polyp dạ dày nên ăn gì?

5.1. Đối với người mắc polyp lành tính không cần can thiệp phẫu thuật hoặc người khỏe mạnh chưa mắc polyp dạ dày nên ăn gì?

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn là cách để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng polyp dạ dày nói riêng. 

Vậy để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị polyp dạ dày nên ăn gì?

Dưới đây sẽ là một số lời khuyên và hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống để giải quyết câu hỏi trên.

5.1.1. Tập trung vào các loại rau có màu đỏ, vàng, cam

Rau là nhóm thực phẩm quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật và ung thư. Tuy nhiên, các loại rau màu đỏ, vàng và cam như ớt chuông đỏ, khoai lang, bí đỏ, cà rốt có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao có thể giúp cho dạ dày khỏe mạnh.

Điều làm cho những loại rau này có màu sắc đặc biệt là do các vitamin và chất chống oxy hóa có trong chúng. Các loại rau màu đỏ, vàng và cam đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là beta carotene, chất chống oxy hóa này thường được kết hợp với Vitamin A. Việc hấp thụ đầy đủ beta carotene có liên quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư dạ dày.

polyp-da-day-nen-an-gi-4

B-Carotene ngăn ngừa polyp dạ dày có trong ớt chuông đỏ

5.1.2. Thực phẩm giàu folate

Một nhóm thực phẩm khác có thể giúp bảo vệ dạ dày và chống lại sự hình thành các polyp là thực phẩm giàu folate. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ 400 IU folate mỗi ngày không những có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các polyp mà còn giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Ngăn ngừa polyp dạ dày nên ăn gì chứa nhiều folate?

Các loại thực phẩm cụ thể có nhiều folate như đậu đen, đậu xanh, măng tây, bông cải xanh, bánh mì nguyên cám và đậu phộng.

5.1.3. Tiêu thụ thực phẩm giàu canxi

Canxi là một khoáng chất đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các polyp dạ dày. Khẩu phần ăn tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm giàu canxi có tác dụng bảo vệ dạ dày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người có tiền sử mắc polyp dạ dày tiêu thụ 1200mg canxi mỗi ngày ít có nguy cơ tái phát hơn 20%.

Những người mắc polyp dạ dày nên ăn gì để bổ sung canxi vào thực đơn hàng ngày?

Canxi được tìm thấy nhiều nhất trong các loại thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua hoặc phô mai để có đủ lượng canxi. Ngoài ra, canxi còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác như hạnh nhân, đậu nành.

 polyp-da-day-nen-an-gi-5

Canxi có trong hạnh nhân góp phần ngăn ngừa hình thành các polyp dạ dày

5.1.4. Tập trung vào chất béo lành mạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa từ động vật làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày. Một nghiên cứu cho kết quả rằng cứ mỗi 100 gam thịt đỏ với hàm lượng chất béo bão hòa cao được tiêu thụ thì nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày kết tăng 14%. Ngoài ra, các loại thực phẩm đã qua chế biến như thịt bò nhiều mỡ, xúc xích, thịt xông khói là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng nên hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Mặt khác, chế độ ăn nhiều dầu cá và chất béo lành mạnh đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa polyp xuất hiện và giảm nguy cơ mắc ung thư xung quanh các vấn đề tiêu hóa như ung thư dạ dày.

Một trong số những chất béo lành mạnh có thể kể đến là chất béo omega-3. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo omega-3 giúp duy trì và cải thiện sức khỏe tế bào trong dạ dày và ruột. Bổ sung thường xuyên các loại chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc polyp dạ dày. Một số loại thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc “Polyp dạ dày nên ăn gì để cung cấp nguồn omega-3 dồi dào?” là các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu và một thực phẩm từ thực vật như bơ, dầu ô liu, hạnh nhân.

polyp-da-day-nen-an-gi-6

Một số thực phẩm giàu chất béo omega-3

5.1.5. Thực phẩm có chứa sulphoraphane

Sulphoraphane có thể được tìm thấy trong bông cải xanh và các loại rau họ cải khác. Trong các nghiên cứu trên động vật, sulphoraphane được phát hiện có tác dụng bảo vệ dạ dày, ruột và ngăn ngừa sự hình thành polyp và các khối u.

Polyp dạ dày nên ăn gì chứa sulphoraphane?

Các loại rau chứa sulphoraphane là atiso, măng tây, bơ, giá đỗ, rau xanh đậm, củ cải đường và bắp cải.

5.1.6. Bổ sung đầy đủ vitamin D

Bổ sung đủ lượng vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp. Vitamin D được cung cấp chủ yếu thông qua ánh sáng mặt trời, tuy nhiên cũng có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm như ngũ cốc và trứng.

5.1.7. Thực phẩm có chứa quercetin

Quercetin là một bioflavonoid được tìm thấy trong hành tây. Quercetin là một bioflavonoid có nhiều tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa. Trong các nghiên cứu về quercetin cho kết quả rằng kích thước khối polyp giảm khi tiêu thụ các thực phẩm chứa hoạt chất này.

Vậy bệnh nhân polyp dạ dày nên ăn gì để cung cấp quercetin cho cơ thể?

Quercetin có hàm lượng cao trong một số loại thực phẩm như hành tây, việt quất, thì là. Người mắc polyp dạ dày nên bổ sung những nhóm thực phẩm chứa quercetin này vào chế độ ăn hàng ngày.

5.2. Đối với bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày nên ăn gì?

Đối với một số bệnh nhân mắc polyp dạ dày ác tính, số lượng polyp nhiều hoặc kích thước lớn hầu hết được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày. Trong các trường hợp bệnh nhân mới phẫu thuật, dạ dày của họ lúc này còn rất yếu. Chính vì vậy, cần phải có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sau khi thực hiện phẫu thuật để hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng, hạn chế xảy ra các tình trạng khiến vết mổ lâu lành gây ra các vấn đề như bị loét vết cắt gây chảy máu. 

Vậy bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày nên ăn gì?

5.2.1. Chế độ ăn nhiều chất lỏng

Trong ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày, bệnh nhân chỉ được uống nước. Sau đó, bệnh nhân có thể sử dụng các chất lỏng khác như các loại sữa ít béo hoặc không có chất béo, cháo loãng, nước canh hoặc nước sinh tố.

5.2.2. Ăn thực phẩm được xay nhuyễn

Vài ngày sau khi phẫu thuật và dạ dày dần ổn định, bệnh nhân có thể chuyển sang sử dụng các món ăn được chế biến bằng các loại thực phẩm được xay nhuyễn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như giúp dạ dày làm quen với các thức ăn đặc hơn.

Sử dụng một số thực phẩm xay nhuyễn để tăng thêm mùi vị cho món ăn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu phẫu như thịt nạc, trứng, cá, đậu, rau xanh, trái cây mềm.

Tuy nhiên, để tránh gây áp lực cho dạ dày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không được ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ thành từng bữa trong ngày. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng và tránh được tác động tiêu cực lên vết mổ.

5.2.3. Thức ăn mềm

Sau vài tuần, khi dạ dày đã quen với các loại thực phẩm được xay nhuyễn, người bệnh có thể chuyển sang sử dụng các thức ăn mềm như thịt băm, rau xanh được nấu chín. Sau đó, khi dạ dày dần hồi phục, bệnh nhân có thể trở lại ăn uống bình thường. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn hậu phẫu, những thực phẩm này cũng phải được sơ chế với kích thước nhỏ và nấu chín kỹ. 

>>>> Tham khảo thêm: Nên Và Không Nên Ăn Gì Nếu Bị Polyp Dạ Dày?

5.2.4. Một số thực phẩm cần tránh sau khi phẫu thuật polyp dạ dày

Khi dạ dày chưa hồi phục hoàn toàn, chế độ ăn không khoa học sẽ dẫn đến một số biến chứng xấu sau phẫu thuật như rỗng dạ dày, khó tiêu, táo bón. 

Một số loại thực phẩm bệnh nhân cần tránh sau đây:

  • Ăn các thực phẩm cứng: Sau phẫu thuật, dạ dày của bệnh nhân chưa hồi phục được chức năng, dễ bị tổn thương. Việc tiêu thụ thực phẩm cứng gây ra áp lực co bóp dạ dày và có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng hoặc làm loét vết mổ.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Bệnh nhân sau khi cắt bỏ polyp dạ dày tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá và cà phê. Các chất này sẽ làm tổn thương dẫn đến dạ dày lâu hồi phục. Hơn nữa, sử dụng rượu bia và các chất kích thích thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày. 
  • Thực phẩm được chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói, mì tôm và các thực phẩm đóng hộp cũng là những thứ bệnh nhân cần phải tránh sử dụng sau khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày. Đây đều là những đồ ăn gây chứng khó tiêu, ngoài ra chúng còn chứa nhiều phụ gia khác tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm này kể cả những người khỏe mạnh.
  • Thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng gây nên các chứng khó tiêu, khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây áp lực cho dạ dày khiến dạ dày hoạt động quá mức gây đau và khó hồi phục.
  • Giảm lượng đường tiêu thụ: Nhóm thực phẩm khác có liên quan đến polyp dạ dày và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày là thực phẩm có đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lượng đường trong cơ thể tăng lên, nguy cơ xuất hiện các vấn đề về dạ dày cũng như hình thành ung thư dạ dày cũng tăng lên. Để ngăn ngừa tái phát polyp dạ dày và các vấn đề dạ dày khác cần hạn chế sử dụng đường trong chế độ ăn uống, nhất là đường tinh chế. Một số thực phẩm có nhiều đường và nên hạn chế tiêu thụ như đồ uống đóng sắn, nước ngọt, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, kem.
 polyp-da-day-nen-an-gi-7

Một số thực phẩm cần tránh sau khi phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày

Các thực phẩm được tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày sẽ tác động trực tiếp lên dạ dày. Chính vì vậy, việc xây dựng và hình thành chế độ ăn uống hợp lý không những giúp cho vết mổ mau lành mà còn giúp cơ thể người bệnh được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm sau khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày là vấn đề quan trọng.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi “Polyp dạ dày nên ăn gì?”. Hy vọng bạn đọc sẽ thu thập được cho bản thân mình nhiều thông tin hữu ích hơn thông qua bài viết của chúng tôi.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091