Thuốc Bảo Vệ Niêm Mạc Dạ Dày, Những Lưu Ý Mà Ta Cần Biết

Thuốc Bảo Vệ Niêm Mạc Dạ Dày, Những Lưu Ý Mà Ta Cần Biết

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và những lưu ý mà chúng ta cần biết

Bệnh dạ dày là bệnh phổ biến của đường tiêu hóa gây trở ngại cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Quá trình sinh lý bình thường của dạ dày là sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Khi sự cân bằng ấy bị mất đi, các cơ chế bệnh sinh của dạ dày có thể diễn ra. Vì vậy, muốn bảo vệ dạ dày của chúng ta được khỏe mạnh chính là phải bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

1. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là gì?

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là thuốc có tác dụng tăng cường hàng rào niêm mạc, và chống lại các tác nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

1.1 Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Tại sao nên sử dụng?

Có nhiều tác nhân độc hại khác nhau tấn công dạ dày chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), uống quá nhiều thuốc chống viêm không steroid, đồ uống có cồn, căng thẳng tâm lý và hút thuốc lá… Mặt khác dạ dày tự bảo vệ mình thông qua nhiều cơ chế phòng vệ, chủ yếu là ở dịch nhầy lớp niêm mạc, có tác dụng như hàng rào chống lại các tác nhân gây viêm và gây độc tế bào. 

Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tổn hại hàng rào lớp nhầy, tế bào tiết nhầy, tế bào tiết bicarbonat, giảm sự kết nối giữa các tế bào biểu mô do thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), vi khuẩn H.pylori … yếu tố bảo vệ của dạ dày sẽ trở nên suy giảm và các yếu tố tấn công chiếm ưu thế. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ giúp tái lập sự cân bằng yếu tố bảo vệ và tấn công, giúp điều trị các tình trạng bệnh lý của dạ dày. 

1.2 Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Một số thuốc phổ biến

1.2.1 Sucralfate

thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Sucralfate

Thành phần

  • Hoạt chất chính: Sucralfate
  • Tá dược: Tinh bột ngô, P.V.P K30. Starch 1500, bột talc, magnesi stearat, Avicel 102, polyplasdone. 

Công dụng

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày dùng trong điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính.

Đối tượng sử dụng

Người lớn và trẻ em đang trong độ tuổi lớn hơn 14 tuổi.

Chống chỉ định

Không nên dùng nếu quá mẫn với sucralfate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn và trẻ em đang trong độ tuổi lớn hơn 14 tuổi:
  • Uống 2g trong 1 lần, mỗi ngày uống 2 lần hoặc 1g mỗi lần, 4 lần trong 1 ngày và uống trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần, nếu cần thiết, trong trường hợp kháng có thể dùng tới 20 tuần. Liều tối đa 8g/ ngày.
  • Thuốc kháng acid có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu đau, nhưng nên uống thuốc kháng acid trước hoặc sau khi uống sucralfate 30 phút.
  • Người cao tuổi: Liều lượng cho bệnh nhân cao tuổi không có yêu cầu đặc biệt gì, nhưng như với tất cả các loại thuốc, khởi đầu hiệu quả bằng liều thấp nhất nên được sử dụng.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi: Không được khuyến cáo sử dụng.
  • Người suy thận: Muối nhôm được hấp thu rất ít (<5%), tuy nhiên thuốc có thể tích lũy ở người suy thận. Phải thận trọng khi dùng.

Phải báo ngay cho bác sỹ trường hợp dùng quá liều hoặc dùng liều quá cao.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR>1/100: Tiêu hóa: táo bón.

Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100: Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng; Ngoài da: ngứa, ban đỏ; Thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ; Khác: đau lưng, đau đầu.

Hiếm gặp, ADR<1/1000: Phản ứng quá mẫn: ngứa, mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to. Khác: loạn dưỡng xương, loãng xương, bệnh não và thiếu máu.

Nên tránh dùng thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Có thể dùng các antacid cùng với sucralfate trong điều trị loét dạ dày để giảm nhẹ chứng đau. Nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của sucralfate trên niêm mạc. Nên uống antacid trước hoặc sau khi uống Sucralfate ½ giờ.
  • Các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin khi uống cùng với Sucralfate sẽ bị giảm hấp thu. Vì vậy phải uống các thuốc này 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfate.
  • Dùng đồng thời citrat với sucralfate có thể làm tăng nồng độ của nhôm trong máu. Vì vậy, không nên sử dụng sucralfate cùng với các chế phẩm citrat.

Cần làm gì khi một lần quên dùng thuốc

Nếu quên một liều, nên uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần đến lúc uống liều tiếp theo, chỉ dùng liều sau mà thôi. Không nên dùng liều đôi hay thêm liều để bù vào liều quên uống.

Thận trọng dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày an toàn và hiệu quả

  • Dùng thận trọng ở bệnh nhân suy thận vì có thể tăng tích lũy nhôm trong huyết thanh; nhất là khi dùng kéo dài. Trường hợp suy thận nặng, nên tránh dùng.
  • Bệnh nhân lọc máu giảm lượng bài tiết nhôm hấp thụ. Ngoài ra, do gắn kết với protein vận chuyển transferrin và albumin nên nhôm không qua thẩm phân máu. Các vấn đề liên quan tới độc tính khi nhôm bị tích tụ (loạn dưỡng xương, bệnh não và thiếu máu, loãng xương) đã được mô tả. Sucralfate nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân lọc máu.
  • Sucralfate không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 14 tuổi do không có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
  • Phụ nữ có thai: Tác dụng có hại đến thai chưa được xác định. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Chưa biết Sucralfate có bài tiết vào sữa hay không. Nhưng phải thật thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Lái xe và vận hành máy móc: Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể gây tác dụng không mong muốn như hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt.

>>>> Tham khảo thêm: Thuốc Hiệu Quả Tốt Nhất Trong Việc Bao Niêm Mạc Dạ Dày Hiện Nay

1.2.2 Rebamipide

thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day4

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Rebamipide

Thành phần

  • Hoạt chất chính: Rebamipide
  • Tá dược: Cellulose vi tinh thể 101, tinh bột biến tính, natri croscarmellose, hydroxypropylcellulose, natri lauryl sulfat, silic dioxyd keo, magnesi stearat, hydroxypropylcellulose 606, polyethylene glycol 6000, titan dioxyd, talc.

Công dụng

  • thuốc bảo vệ niêm dạ dày dùng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương (chảy máu, ăn mòn, đỏ và phù nề) trong các bệnh: giai đoạn cấp của viêm dạ dày và các đợt cấp của tình trạng mạn tính viêm dạ dày.
  • Điều trị trong bệnh loét dạ dày.

Chống chỉ định

Cần loại bỏ ung thư dạ dày trước khi chỉ định thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất cứ các thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày này chỉ dùng theo đơn kê của bác sĩ.

Cách dùng:

Dùng đường uống. Uống thuốc vào buổi sáng, buổi tối và trước khi ngủ, có thể uống thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn (do thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc).

Liều lượng:

  • Loét dạ dày: Liều thường dùng cho người lớn: 100mg x 3 lần/ ngày.
  • Các tổn thương niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính: Liều thường dùng cho người lớn: 100mg x 3 lần/ ngày.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Sốc phản vệ (chưa rõ tỷ lệ)

Giảm bạch cầu (tỷ lệ <0,1%)  và giảm tiểu cầu (chưa rõ tỷ lệ)

Rối loạn chức năng gan (tỷ lệ <0,1%) và vàng da (chưa rõ tỷ lệ):  được biểu thị bằng tăng mức aspartate aminotransferase (AST hay còn gọi là GOT), alanine  aminotransferase (ALT hay còn gọi là GPT), gamma-glutamyltransferase (γ-GTP) và phosphatase kiềm, đã được ghi nhận.

  • Các phản ứng phụ khác: tần suất <0,1%
  • Quá mẫn cảm: ban, ngứa, eczema giống phát ban do thuốc, các triệu chứng quá mẫn khác
  • Thần kinh tâm thần: Tê, chóng mặt, buồn ngủ
  • Dạ dày – ruột: táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, ợ hơi, rối loạn vị giác
  • Khác: Rối loạn kinh nguyệt, tăng nito ure máu, phù, cảm giác có vật lạ ở họng

Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày an toàn và hiệu quả

  • Sử dụng cho người cao tuổi: Cần chú ý đặc biệt đối với những bệnh nhân cao tuổi để giảm thiểu nguy cơ rối loạn dạ dày – ruột, vì bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Sử dụng cho trẻ em: Chưa xác định được mức độ an toàn của thuốc đối với trẻ sinh nhẹ cân, trẻ sơ sinh, trẻ còn bú và trẻ em.
  • Phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai hoặc dự kiến mang thai nếu lợi ích của việc điều trị dự tính được cho là cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể có.
  • Phụ nữ cho con bú: Những phụ nữ đang cho con bú phải ngừng cho bú trước khi dùng rebamipide.
  • Lái xe và vận hành máy móc: đã ghi nhận một số bệnh nhân bị chóng mặt hoặc buồn ngủ khi đang dùng rebamipide, vì vậy, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

1.2.3 Bismuth subcitrate

thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day3

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Bismuth

Thành phần

  • Hoạt chất chính: Bismuth subcitrate

Công dụng

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày dùng điều trị loét dạ dày – tá tràng.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bismuth subcitrate.

Người bệnh có đồng mắc kèm bệnh thận nặng, do kèm theo nguy cơ gây độc với khả năng tích lũy bismuth.

Viên có kết hợp 3 thành phần được chống chỉ định đối với trường hợp người bệnh là các bà mẹ đang có thai, cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tổn thương thận, gan và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có chứa trong thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc an toàn và hiệu quả

Đã có báo cáo rằng, các hợp chất bismuth có thể gây bệnh não. Sử dụng liều 480mg/ngày trong 8 tuần để điều trị nhiễm Helicobacter pylori không thấy có sự biến đổi nào về thần kinh so với nhóm chứng. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu sử dụng vượt quá mức liều khuyến cáo hoặc uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong thời gian dài hay uống cùng với những thuốc khác cũng chứa bismuth.

Người có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên phải thận trọng khi dùng bismuth subcitrate (vì bismuth làm cho phân có màu đen, có thể nhầm lẫn với đại tiện máu đen).

Dùng phác đồ 3 thuốc phối hợp khi xác định được chắc chắn bị nhiễm H. pylori để tránh kháng thuốc.

 

Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu dài hạn nào được tiến hành để đánh giá tiềm năng của bismuth về gây ung thư, gây đột biến hoặc gây nguy hại đến khả năng sinh sản. Không nên dùng thuốc trong thời kỳ thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú: Khuyến cáo không nên dùng thuốc này cho người đang trong thời kỳ cho con bú trừ do Bismuth có bài xuất vào sữa nhưng chưa xác định rõ có gây hại cho trẻ sơ sinh hay không

Hướng dẫn sử dụng

Thông thường, liều dùng là 240mg, 2 lần/ ngày hoặc 120mg, 4 lần/ ngày, dùng thuốc trước bữa ăn. Điều trị 4 tuần, có thể kéo dài tới 8 tuần nếu thật sự cần thiết.

Bismuth subcitrate thường có trong viên kết hợp 3 thành phần gồm:

Bismuth subcitrate, tetracycline, metronidazole. Khi điều trị theo phác đồ 3 thuốc phối hợp, liều của bismuth subcitrate là 120mg, uống 4 lần mỗi ngày, dùng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, uống kèm nhiều nước để tránh kích ứng và gây loét thực quản (thường phối hợp với omeprazol 20mg, 2 lần/ ngày sau bữa ăn sáng và tối), thời gian điều trị thường là 4 tuần (cũng có thể kéo dài tới 8 tuần).

Không khuyến cáo điều trị duy trì với bismuth subcitrate, nhưng có thể tiếp tục sử dụng sau khi đã ngừng thuốc 1 tháng.

 

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Bismuth tác dụng với H2S của vi khuẩn tạo ra bismuth sulfid có màu đen ở phân và khoang miệng.

Thường gặp, ADR>1/100

Nhuộm đen phân hoặc lưỡi.

Làm biến màu răng (có hồi phục).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Buồn nôn, nôn.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Độc tính thận.

Bệnh não.

Độc tính thần kinh.

>>>> Tham khảo thêm: Thuốc Băng Niêm Mạc Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Thường Dùng Trong Điều Trị Loét

1.2.4 Misoprostol

thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day2

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Misoprotol

Thành phần

  • Hoạt chất chính: Misoprostol
  • Tá dược: Lactose, Magnesi stearat, Sodium starch glycolat, Avicel, Povidon K30, tinh bột ngô.

Công dụng

Giảm nguy cơ loét dạ dày ở những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng viêm phi steroid có nguy cơ cao loét dạ dày tiến triển và biến chứng từ những vết loét.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định Misoprostol ở phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và dự định có thai do thuốc làm tăng sự co bóp tử cung gây sảy thai một phần hay toàn phần. Phụ nữ có thai sử dụng thuốc có thể gây quái thai.
  • Bệnh nhân dị ứng với Prostaglandin.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc hiện vẫn chưa được đánh giá.

Hướng dẫn sử dụng

Cách dùng:

Dùng đường uống.

Để hạn chế tiêu chảy do Misoprostol gây ra, nên chia nhỏ liều, uống cùng thức ăn và uống liều cuối cùng trong ngày vào lúc đi ngủ..

Liều lượng:

  • Phòng ngừa loét do NSAIDs:

Liều Misoprostol thường dùng cho người trưởng thành là 200mcg x 4 lần/ ngày. Có thể giảm liều còn 100mcg x 4 lần/ ngày nếu bệnh nhân không dung nạp liều bình thường; tuy nhiên, việc giảm liều có thể làm giảm tác dụng và giảm hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng liều Misoprostol 200mcg x 2 lần/ ngày. Lưu ý, phải dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị thuốc viêm phi steroid. Phải uống Misoprostol vào bữa ăn, và uống liều cuối cùng trong ngày trước khi đi ngủ.

  • Liều dùng cho người cao tuổi và người suy thận:

Không cần giảm liều dùng đối với người cao tuổi hay người suy thận. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh nhân không dung nạp liều bình thường có thể giảm liều dùng.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa bao gồm: tiêu chảy (hay gặp nhất), khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn, đau bụng.

Tăng co thắt tử cung và xuất huyết âm đạo bất thường như chảy máu giữa kỳ kinh hay rong kinh đã được báo cáo.

Có thể có các tác dụng phụ khác như phát ban da, nhức đầu, choáng váng.

Trong điều trị loét tiêu hóa, hạ huyết áp hiếm khi xảy ra ở liều cũng được khuyến cáo.

Thận trọng khi dùng thuốc an toàn và hiệu quả

  • Nên dùng thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch do đã có các báo cáo khoa học về tác hại trầm trọng xảy ra trên tim mạch với Misoprostol.
  • Misoprostol có thể làm tình trạng viêm ruột trở nên trầm trọng hơn và gây tiêu chảy nặng cho bệnh nhân bị viêm ruột, phải thật thận trọng khi dùng thuốc và theo dõi sát. Cần thận trọng ở những bệnh nhân dễ bị mất nước dù tỷ lệ mất nước vì tiêu chảy thứ phát do dùng thuốc hiếm khi xảy ra.
  • Phụ nữ có thai: Misoprostol có tác dụng gây sảy thai và gây nguy hiểm cho bào thai khi chỉ định cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, chống chỉ định thuốc cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú: những người đang cho con bú không nên sử dụng Misoprostol do các chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc chưa biết có tiết vào sữa mẹ hay không.
  • Lái xe và vận hành máy móc: Hiện vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Uống Thuốc Dạ Dày Hiệu Quả Nhất Là Lúc Nào Trước Hay Sau Khi Ăn

2. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và lưu ý sử dụng.

  • Khi có các triệu chứng bất thường do sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cần liên hệ ngay với các bác sĩ.
  • Không phối hợp thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày với các thuốc khác một cách tùy tiện, cần tham khảo ý kiến các chuyên gia để tránh những hậu quả có thể xảy ra,
  • Bảo quản thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ở những nơi khô thoáng.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách cẩn thận, tránh sử dụng các thuốc đã hết hạn vì hoạt chất có thể bị biến đổi khiến cho những hậu quả khôn lường khởi phát.

Kết luận

Các bệnh dạ dày vẫn đang hết sức phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết cách bảo vệ dạ dày trước những tác nhân có gây tổn thương cho dạ dày. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình. Khi có triệu chứng bất thường về dạ dày của bạn hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Scurma Fizzy hỗ trợ giải đáp những thắc mắc và cách điều trị kịp thời để khắc phục kịp thời những vấn đề về dạ dày của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091