Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Nguyên Nhân

Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Nguyên Nhân

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản ngày càng được quan tâm và tìm kiếm bởi mức độ phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2016 tại Việt Nam có tới 7 triệu người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện chủ yếu ở người 30-50 tuổi.

Đây là một con số đáng lo ngại và để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất thông qua bài viết dưới đây. 

1. Trào ngược dạ dày-thực quản hiểu như thế nào cho đúng?

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là GERD hoặc trào ngược axit, là tình trạng chất lỏng trong dạ dày trào ngược vào thực quản.

Chất lỏng trào ngược gây viêm và làm hỏng lớp niêm mạc (viêm thực quản). Chất lỏng trào ngược chứa axit pepsin được tạo ra bởi dạ dày và mật từ tá tràng (phần đầu tiên của ruột non gắn với dạ dày). Theo nghiên cứu, axit là tác nhân chính gây tổn thương nhất trong chất lỏng trào ngược. Pepsin và mật trong chất lỏng trào ngược cũng có thể làm tổn thương thực quản nhưng vai trò của chúng trong việc tạo ra viêm và tổn thương thực quản không rõ ràng.

Trào ngược sinh lý và bệnh lý được phân biệt như thế nào?

Trên thực tế cho thấy trào ngược chất lỏng trong dạ dày lên thực quản xảy ra ở hầu hết những người bình thường (trào ngược sinh lý).

Một nghiên cứu cho thấy rằng trào ngược xảy ra thường xuyên ở những người bình thường như ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản GERD. Tuy nhiên ở bệnh nhân GERD, chất lỏng trào ngược có chứa axit nhiều hơn cũng như lưu lại trong thực quản lâu hơn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chất lỏng trào ngược đến mức cao hơn trong thực quản ở bệnh nhân GERD so với những người bình thường.

>>> Xem thêm Trào Ngược Axit Có Hại Như Thế Nào?

2. Triệu chứng thường thấy khi mắc trào ngược dạ dày thực quản

 Một số triệu chứng phổ biến của chứng trào ngược dạ dày-thực quản:

  • Ợ nóng
  • Khó hoặc đau khi nuốt
  • Vị chua trong miệng
  • Hôi miệng
  • Tăng tiết nước bọt
  • Viêm họng mãn tính
  • Viêm thanh quản
  • Viêm nướu
  • Tức ngực
  • Nôn mửa
  • Đầy hơi

>>> Đọc thêm Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-2

Một số triệu chứng phổ biến

3. Biến chứng có thể gặp khi mắc trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý không nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản lâu dài và không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm thực quản: Viêm thực quản là tình trạng kích ứng và viêm do axit dạ dày gây ra ở lớp niêm mạc của thực quản. Viêm thực quản có thể nguyên nhân dẫn tới gây ợ chua,khó nuốt, loét thực quản, đau ngực, chảy máu…
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản là tình trạng phát triển ở một số người (khoảng 10%) bị GERD lâu dài. Trào ngược axit gây ra trong nhiều năm có thể làm tổn thương các tế bào trong niêm mạc của thực quản.
  • Ung thư thực quản: Ung thư trong thực quản được chia thành hai loại chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển ở phần dưới của thực quản. Loại này có thể bắt nguồn từ Barrett thực quản. Ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu từ các tế bào biểu mô thực quản. Loại này thường ảnh hưởng đến phần trên và giữa của thực quản.
  • Hẹp thực quản: Niêm mạc thực quản có thể bị tổn thương trở thành sẹo, gây hẹp thực quản và cản trở việc ăn uống do ngăn cản thức ăn đến dạ dày.
 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3

Biến chứng Barrett thực quản

Biến chứng của trào ngược rất nguy hiểm, vậy thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản là gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu tiếp.

4. Trào ngược dạ dày-thực quản nguyên nhân do đâu?

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-4

Nguyên nhân trào ngược

Thức ăn đưa vào miệng sẽ đi xuống thực quản, kích thích các tế bào trong dạ dày sản xuất axit và pepsin (một loại enzyme) giúp hỗ trợ tiêu hóa. Khi đó, một dải cơ ở phần dưới của thực quản, được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES), hoạt động như một rào cản để ngăn chặn trào ngược các chất từ dạ dày vào thực quản. LES giãn ra để cho phép thức ăn được nuốt xuống và đóng lại để giữ thức ăn và dịch vị ở trong dạ dày. 

Vậy khi nào chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra?

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES) hoạt động không hiệu quả, bị yếu đi và giãn ra. Lúc này, các chất chứa trong dạ dày không được giữ lại và trào ngược lên thực quản.  

Một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Béo phì
  • Thoát vị Hiatal
  • Mang thai
  • Hút thuốc
  • Hen suyễn
  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Lạm dụng thuốc

5. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Trước khi dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản hay các biện pháp khác, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác.

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên biểu hiện của các triệu chứng thông thường, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản phức tạp hơn có thể khó chẩn đoán do sự biến đổi của các triệu chứng.

Một số công cụ chẩn đoán được sử dụng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản như:

5.1. Chụp X-quang

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường như viêm loét, hẹp thực quản. Trong phương pháp này, bệnh nhân được chỉ định nuốt bari (chất cản quang) và chụp X-quang thực quản sau 30 phút. 

5.2. Kiểm tra nhu động thực quản

Kiểm tra nhu động thực quản xác định mức độ hoạt động của các cơ thực quản. Để kiểm tra nhu động, một ống mỏng được đưa qua lỗ mũi xuống phía sau cổ họng và vào thực quản. Trên một đầu của ống thông nằm bên trong thực quản là các cảm biến áp lực (áp kế). Phần còn lại của ống nhô ra khỏi lỗ mũi được gắn với một máy ghi âm ghi lại áp lực. Trong quá trình kiểm tra, áp lực khi đóng và giãn của cơ vòng thực quản dưới LES được đánh giá.

5.3. Nội soi

Nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Nội soi đường tiêu hóa trên (còn được gọi là nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng hoặc EGD) là một phương pháp phổ biến để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Quy trình này sử dụng một ống nội soi linh hoạt có gắn đèn và camera truyền tải hình ảnh. Khi ống nội soi đi xuống đường tiêu hóa có thể kiểm tra tình trạng viêm thực quản cũng như các vấn đề tiềm ẩn khác dựa vào tình trạng niêm mạc của đường tiêu hóa trên.

Hiệu quả nội soi ở bệnh nhân trào ngược như thế nào?

Thực quản ở hầu hết bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đều bình thường. Do đó, nội soi thường không đặc hiệu trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, khi nội soi phát hiện lớp niêm mạc của thực quản bị viêm hoặc tìm thấy vết loét (vết rách sâu trong lớp niêm mạc), thì có thể chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nội soi cũng sẽ xác định một số biến chứng của GERD như loét, hẹp và thực quản Barrett. Ngoài ra, phương pháp này còn được bác sĩ sử dụng để sinh thiết một mẫu tế bào nhằm mục đích xét nghiệm chẩn đoán ung thư.

5.4. Kiểm tra pH thực quản

Kiểm tra pH thực quản (kiểm tra axit thực quản) được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng trào ngược axit sinh lý rất phổ biến ở người bình thường. Tuy nhiên, những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD bị trào ngược axit nhiều hơn những người không có triệu chứng hoặc biến chứng của GERD. Ngoài ra, người bình thường và bệnh nhân bị GERD được phân biệt với nhau bằng khoảng thời gian thực quản chứa axit.

Vậy kiểm tra pH thực quản như thế nào?

Khoảng thời gian mà thực quản chứa axit được xác định bởi độ pH thực quản trong 24 giờ (pH là một đại lượng toán học để biểu thị lượng axit). Đối với xét nghiệm này, một ống nhỏ được đưa qua mũi và đặt trong thực quản. Trên đầu ống là một cảm biến axit trong thực quản, đầu còn lại của ống gắn với một máy ghi âm. Mỗi lần axit trào ngược trở lại thực quản từ dạ dày, hệ thống sẽ kích thích cảm biến và máy ghi âm lại các đợt trào ngược. Sau khoảng thời gian từ 20 đến 24 giờ, ống được rút ra và phân tích kết quả thu được.

Nghiên cứu mới trong kiểm tra pH thực quản: Một phương pháp mới đã được nghiên cứu với mục tiêu đánh giá pH thực quản chính xác hơn. Phương pháp này kéo dài trong 48 giờ, sử dụng một viên nang nhỏ không dây gắn vào phía trên cơ vòng thực quản dưới LES. 

Viên nang được đưa đến thực quản dưới bằng một ống được đưa qua miệng hoặc mũi. Sau khi viên nang được gắn vào thực quản, ống được lấy ra. Viên nang đo lượng axit trào ngược vào thực quản và truyền thông tin này đến một bộ thu được đeo ở thắt lưng. Sau khi nghiên cứu 48 giờ, thông tin từ máy thu được tải vào máy tính và phân tích. Viên nang rơi ra khỏi thực quản sau 3-5 ngày và được thải ra ngoài theo phân.

6. Điều trị hợp lí trào ngược dạ dày-thực quản như thế nào?

6.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cũng có thể dùng các biện pháp sau để giảm triệu chứng:

6.1.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Trào ngược dạ dày thực quản gây hại nhiều hơn vào ban đêm so với ban ngày. Vào ban đêm, khi bệnh nhân nằm xuống sẽ dễ xảy ra hiện tượng trào ngược hơn do trọng lực không chống lại sự trào ngược. Ngoài ra, không có tác động của trọng lực khi nằm cho phép chất lỏng trào ngược đi lên thực quản xa hơn và lưu lại trong thực quản lâu hơn. Vấn đề này có thể được khắc phục một phần bằng cách kê cao phần thân trên khi ngủ. Thao tác này giúp nâng thực quản lên trên dạ dày và khôi phục một phần tác động của trọng lực. Tất cả bệnh nhân bị GERD được khuyến cáo nâng cao phần trên cơ thể vào ban đêm. Trào ngược cũng được chứng minh ít xảy ra hơn khi bệnh nhân nằm nghiêng bên trái.

 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-5

Tư thế nằm nghiêng bên trái giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài ra, việc loại bỏ những thói quen xấu và thay đổi chúng cũng góp phần hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày như: 

  • Không hút thuốc
  • Ít nhất 3 giờ trước khi ngủ không ăn
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên
  • Thư giãn, kiểm soát căng thẳng

6.1.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Triệu chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn sau các bữa ăn. Điều này xảy ra do dạ dày căng lên với thức ăn vào thời điểm đó và sự giãn ra của cơ thắt thực quản dưới thường xuyên hơn. Một bữa ăn tối nhỏ hơn và sớm hơn khiến dạ dày không bị chướng lên cũng như khả năng làm rỗng dạ dày nhanh hơn làm giảm tình trạng trào ngược khi ngủ.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm được biết là làm giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới và làm tăng tình trạng trào ngược.

 Những thực phẩm nên tránh như:

  • Sô cô la
  • Bạc hà
  • Rượu
  • Đồ uống có chứa cafein
  • Đồ uống có ga
  • Đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ
  • Trái cây họ cam quýt
 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-6

Thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng trào ngược

Một cách tiếp cận mới hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là nhai kẹo cao su. Khi nhai kẹo cao su, cơ thể kích thích sản xuất nhiều nước bọt chứa bicarbonate. Sau khi nuốt nước bọt, bicarbonate sẽ trung hòa axit trong thực quản làm giảm tình trạng trào ngược.

6.2. Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản

Nếu chỉ thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thì không thể giải quyết được tất cả các triệu chứng trào ngược dạ dày gây ra. Đối với hầu hết bệnh nhân, sử dụng thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng ợ chua và trào ngược gây khó chịu. Vì vậy, thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản luôn được quan tâm hàng đầu trong điều trị trào ngược. 

 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-7

Thuốc tây nào chữa trào ngược dạ dày thực quản?

6.2.1. Thuốc kháng axit

Hiện nay, nghiên cứu các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thuốc kháng axit vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong điều trị.

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng axit như thế nào?

Thuốc kháng axit (Antacid) có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, ngăn chặn axit trào ngược. Vấn đề lớn nhất đối với thuốc kháng axit là tác dụng của chúng rất ngắn. Nhóm thuốc này đào thải nhanh chóng trong vòng chưa đầy một giờ khi dạ dày trống rỗng. Sau đó, axit sẽ tích tụ lại. Vì vậy, cách sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản kháng axit tốt nhất là khoảng 1 giờ sau bữa ăn, tức là ngay trước khi các triệu chứng trào ngược bắt đầu. Lúc này, thức ăn sẽ làm chậm quá trình rỗng của dạ dày nên thuốc kháng axit uống sau bữa ăn sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn và có hiệu quả lâu hơn. 

Thuốc kháng axit có thành phần chứa nhôm, magie hoặc canxi:

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản kháng axit chứa nhôm (thường là nhôm hydroxide) có xu hướng gây táo bón, trong khi thuốc kháng axit chứa magie (thường là magie cacbonat) có xu hướng gây tiêu chảy. Nếu tiêu chảy hoặc táo bón trở thành vấn đề, có thể cần phải chuyển thuốc kháng axit hoặc sử dụng phối hợp thuốc kháng axit có chứa cả nhôm và magie.

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản kháng axit chứa canxi (thường là canxi cacbonat) có giá thành rẻ, bổ sung canxi vào chế độ ăn và tiện lợi so với sử dụng dạng lỏng. Tuy nhiên, canxi cacbonat có cơ chế kích thích giải phóng gastrin từ dạ dày và tá tràng. Gastrin là hormon chịu trách nhiệm chính trong việc kích thích dạ dày tiết axit. Do đó, việc tiết axit trở lại sau khi tác dụng trung hòa axit trực tiếp dẫn đến sản xuất quá mức axit. Về mặt lý thuyết, lượng axit tăng lên này không tốt. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng axit chứa canxi cacbonat chưa được chứng minh là kém hiệu quả hoặc an toàn hơn so với sử dụng thuốc kháng axit không chứa canxi cacbonat. Do đó, trên thực tế, các thuốc kháng axit có chứa canxi không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.

6.2.2. Thuốc đối kháng histamin

Mặc dù thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit nhưng chỉ hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn. Lượng axit được sản xuất trong suốt cả ngày vì vậy thuốc kháng axit sẽ cần được cung cấp thường xuyên. Do đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhóm thuốc mới có tác dụng hiệu quả và thuận tiện hơn.

Thuốc đầu tiên được phát triển mang lại hiệu quả cao và thuận tiện hơn được sử dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày, là một chất đối kháng histamin

Thuốc đối kháng histamin hoạt động như thế nào?

Histamin là một chất hóa học quan trọng kích thích dạ dày sản xuất axit và được giải phóng trong thành dạ dày. Hoạt động của histamin theo cơ chế gắn vào thụ thể trên các tế bào sản xuất axit của dạ dày và kích thích các tế bào sản xuất axit. Thuốc đối kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể gắn với histamine và từ đó ngăn chặn histamine kích thích các tế bào sản xuất axit.

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm đối kháng histamine được gọi là chất đối kháng H2 vì thụ thể cụ thể mà chúng ngăn chặn là thụ thể histamine loại 2.

Histamin kích thích axit sau bữa ăn vì vậy thuốc kháng H2 tốt nhất nên dùng trước bữa ăn 30 phút. Sử dụng thuốc thời điểm sau ăn khi dạ dày đang tích cực sản xuất axit vì các chất đối kháng H2 đi vào cơ thể sẽ ở nồng độ cao nhất.

Thuốc kháng H2 có hiệu quả rất tốt trong giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là chứng ợ nóng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không hiệu quả trong chữa lành viêm (viêm thực quản) có thể đi kèm với GERD. Trên thực tế, chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị chứng ợ nóng trong GERD không liên quan đến viêm hoặc biến chứng như ăn mòn hoặc loét, hẹp hoặc Barrett thực quản.

Bốn loại thuốc đối kháng H2 khác nhau bao gồm:

  • Cimetidine
  • Ranitidine
  • Nizatidine
  • Famotidine

Cả bốn loại thuốc này đều có bán tự do (OTC) mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, liều lượng thuốc không kê đơn thấp hơn liều lượng có sẵn theo đơn.

6.2.3. Thuốc ức chế bơm proton

Loại thuốc thứ hai được phát triển đặc biệt cho các bệnh liên quan đến axit, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản GERD, là chất ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton có ưu điểm gì so với thuốc kháng axit H2?

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm ức chế bơm proton PPI ngăn chặn việc bài tiết axit vào dạ dày bởi các tế bào tiết axit. Ưu điểm của nhóm thuốc này so với nhóm chất đối kháng H2 là PPI ngừng sản xuất axit hoàn toàn trong một thời gian dài hơn. PPI không chỉ điều trị triệu chứng ợ chua hiệu quả cao mà còn bảo vệ thực quản khỏi axit để tình trạng viêm thực quản.

PPI được sử dụng khi thuốc kháng axit H2 không làm giảm các triệu chứng hoặc khi có các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản GERD như viêm, loét, hẹp hoặc Barrett thực quản. 

Sáu PPI khác nhau được chấp thuận để điều trị GERD bao gồm:

  • Omeprazole
  • Lansoprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole
  • Esomeprazole
  • Dexlansoprazole. 

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm ức chế bơm proton PPI (trừ dexlansoprazole) tốt nhất nên uống trước bữa ăn 1 giờ. Lý do cho thời điểm này là PPI hoạt động tốt nhất khi dạ dày tích cực sản xuất axit nhất.

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

6.2.4. Thuốc trợ vận động 

Thuốc trợ vận động (prokinetic) hoạt động bằng cách kích thích các cơ của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non. Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm trợ vận động làm tăng áp lực trong cơ vòng thực quản dưới (LES) và tăng nhu động các cơ co thắt của thực quản. Cả hai tác dụng trên làm giảm sự trào ngược của axit. Tuy nhiên, những tác động này lên cơ vòng và thực quản không lớn. Vì vậy, nhóm thuốc này không có hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng của GERD. Do đó, các thuốc trợ vận động được dành riêng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc được phối hợp với nhóm thuốc ức chế bơm proton PPI để tăng cường hiệu quả điều trị.

Nhóm thuốc trợ vận động prokinetic gồm các loại thuốc như:

  • Metoclopramid
  • Domperidone
  • Itopride
  • Sulpirid

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản trợ vận động hiệu quả nhất khi dùng trước bữa ăn 30 phút và uống lại trước khi đi ngủ. 

6.2.5. Thuốc tạo màng ngăn giữa thực quản và dạ dày

Thuốc tạo màng ngăn giữa thực quản và dạ dày (Alginate) tan rã và phân bố đến dạ dày sẽ chuyển thành một lớp gel alginic lưu lại ở phần trên của dạ dày. Màng ngăn này như một rào cản vật lý đối với sự trào ngược của chất lỏng. 

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm tạo màng ngăn giữa thực quản và dạ dày tốt nhất nên uống sau bữa ăn (khi dạ dày căng phồng). Nhóm thuốc này thường được kết hợp với nhóm thuốc khác cho GERD khi các nhóm thuốc này không có hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng. 

6.3. Phẫu thuật

Sử dụng thuốc thường có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng và biến chứng của GERD. Tuy nhiên, dù đã kiềm chế được lượng axit và giảm các triệu chứng thì tiềm ẩn các biến chứng ở bệnh nhân nặng vẫn có thể xảy ra. Hơn nữa, số lượng thuốc cần thiết để điều trị đôi khi quá lớn và có nhiều tác dụng phụ nên việc điều trị bằng thuốc là không hợp lý. Trong những tình huống như vậy, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng có thể ngăn trào ngược một cách hiệu quả.

Quy trình phẫu thuật: Tiến hành quấn một phần của dạ dày xung quanh đáy thực quản, củng cố cơ vòng và giảm viêm do trào ngược. Trong đó, lỗ mở trong cơ hoành mà thực quản đi qua được thắt chặt xung quanh thực quản. Phần trên của dạ dày bên cạnh lỗ thông từ thực quản tới dạ dày sẽ được phẫu thuật để quấn quanh phần dưới  thực quản để tạo ra một cơ thắt dưới thực quản nhân tạo.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua một vết rạch ở bụng gọi là nội soi ổ bụng. Trong quá trình nội soi ổ bụng, một thiết bị nhỏ gắn camera và dụng cụ phẫu thuật được đưa qua một số vị trí thủng nhân tạo nhỏ trong ổ bụng. Phẫu thuật nội soi ổ bụng mang tính thẩm mỹ cao hơn so với mổ thông qua một vết rạch. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật ở phương pháp này cao hơn cũng như chi phí tốn kém hơn.

 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-8

Phẫu thuật nội soi cơ vòng thực quản dưới nhân tạo

Phẫu thuật rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng và điều trị các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản GERD. Khoảng 80% bệnh nhân sẽ thuyên giảm tốt các triệu chứng của họ trong ít nhất 5 đến 10 năm

Trên đây là thông tin về thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản và những điều cần biết về trào ngược dạ dày như nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh phổ biến này.

Nếu các bạn có những vấn đề cần giải đáp, hãy nhắc máy và liên hệ tới HOTLINE 1800.6091, sẽ cóđội ngũ chuyên gia bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn kỹ hơn. 

Nếu bạn đang tìm một sản phẩm có thành phần Nano Curcumin chiết xuất từ củ nghệ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh  dạ dày, hãy tìm hiểu về sản phẩm Scurma Fizzy New của chúng tôi. Xin cảm ơn.

 thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Scurma Fizzy giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091