Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày, Top 8 Thuốc Tốt Nhất.

Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày, Top 8 Thuốc Tốt Nhất.

Trong những năm gần đây trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh mà có số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng lên trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng chính việc thay đổi lối sống do sự biến đổi của nền kinh tế xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Trước khi tìm hiểu các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất ta phải có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này

1. Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân của trào ngược dạ dày?

1.1 Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản còn có tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease viết tắt là GERD.  được định nghĩa là hiện tượng trào ngược của dịch vị từ dạ dày trong đó có acid clohydric, pepsin…  lên trên vùng thực quản từ đó gây nên các tổn thương ở vùng thực quản của bệnh nhân.

Người bị trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác nóng, bỏng rát ở vùng xương ức, đau tăng lên vào thời điểm sau bữa ăn, khi đói, nửa đêm khi nằm ngủ.

Bình thường thì dịch vị không bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản là do sự có mặt của cơ thắt thực quản trên và dưới. Khi chúng ta ăn thì cơ thắt thực quản trên sẽ mở ra để đưa thức ăn vào trong lòng thực quản. Sau đó cơ thắt thực quản dưới cũng sẽ mở ra đẩy thức ăn từ trong lòng thực quản vào dạ dày thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong tình trạng cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu thì tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xảy ra.

Đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra vào ban đêm khi mà tư thế nằm ngủ chính là điều kiện thuận lợi của bệnh. Ngoài ra đây còn là thời điểm mà hệ thần kinh phó giao cảm tăng cường hoạt động dẫn đến trào ngược dạ dày xảy ra mạnh hơn so với ban ngày.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào nếu người đó có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Điển hình nhất là bệnh hay gặp ở một số người nghiện rượu, nghiện thuốc lá, béo phì, thức khuya… Nếu xảy ra trong một khoảng thời gian dài thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân nhất là ở vòm họng và thực quản. Các tình trạng như viêm loét vòm họng, viêm thực quản…hay thậm chí là ung thư thực quản nếu bệnh không được chữa trị kịp thời.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-2-

1.2 Nguyên nhân của trào ngược dạ dày.

Theo nghiên cứu thì trào ngược dạ dày thực quản có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây nên bệnh. Nhưng chủ yếu chỉ xoay quanh hai cơ chế chính gây nên bệnh đó là sự suy yếu cơ thắt thực quản dưới và sự gia tăng của acid trong dạ dày.

1.2.1 Trào ngược dạ dày do mắc các bệnh lý về dạ dày.

Một số bệnh lý tại dạ dày dẫn tới tình trạng thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng lại, gặp phải khó khăn để đi xuống ruột non tiếp tục quá trình tiêu hóa như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị… Chính lượng thức ăn bị ứ đọng khiến áp lực của dạ dày tăng lên từ đó dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày.

1.2.2 Trào ngược dạ dày do mang thai.

Trong giai đoạn ba tháng cuối trước khi sinh, thai nhi phát triển một cách mạnh mẽ. Theo đó tử cung cũng phải phát triển lớn hơn, mở rộng và tăng kích thước. chính sự mở rộng của tử cung sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa trong đó có dạ dày khiến dạ dày bị chèn ép gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Khi Mang Thai Có Gì Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào Cho Hiệu Quả

1.2.3 Trào ngược dạ dày do thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh gây ra rất nhiều chứng bệnh chứ không riêng gì trào ngược dạ dày. Nghiện thuốc lá, rượu bia… chính là nguyên nhân làm cho cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Ăn quá no, để bụng quá đói, stress, căng thẳng, lo âu, ăn khuya thức khuya khiến cho dạ dày dư thừa acid. Chúng đều là những tình trạng bất lợi và là nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày.

1.2.4 Trào ngược dạ dày do tác dụng phụ của thuốc.

Trong dân gian, mọi người thường truyền tai câu nói “thuốc là con dao hai lưỡi”. Ngoài tác dụng chữa bệnh của thuốc thì thuốc còn có nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Có thể kể ra một số thuốc sẽ gây nên bệnh trào ngược thực quản như glucagon, somatostatin, aspirin, ibuprofen…

2. Một số phương thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà.

Bệnh trào ngược dạ dày có nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị trong đó không thể không kể đến các bài thuốc dân gian luôn được ông cha ta tin dùng. Với phương pháp này ta sẽ điều trị bệnh bằng các thảo dược tự nhiên vì vậy điều trị bằng phương pháp này ít có tác dụng phụ hơn so với phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tây y.

Sau đây là một vài phương thuốc chữa trào ngược dạ dày nhân dân ta tin dùng nhất.

2.1 Mật ong và tinh bột nghệ.

Mật ong và tinh bột nghệ có tác dụng chữa dạ dày

Công dụng:

  • Mật ong không chỉ là được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một thực phẩm có khả năng kháng viêm, làm lành vết thương và tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vậy nên ta có thể tối ưu hóa mật ong để điều trị các bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng từ đó giảm lượng acid dư thừa hỗ trợ rất tốt để chữa trị trào ngược dạ dày.
  • Phần lớn tác dụng chữa bệnh của nghệ là do một hoạt chất tên là curcumin. Với các tác dụng tiêu biểu như kháng viêm, thúc đẩy phục hồi tổn thương vùng niêm mạc dạ dày do các bệnh lý viêm loét dạ dày gây nên. Hơn thế nghệ còn có khả năng ức chế hoạt động men urease do vi khuẩn HP cải thiện triệu chứng của các bệnh về dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: tinh bột nghệ, mật ong, nước ấm.
  • Cách làm: ta dùng khoảng 15g tinh bột nghệ pha vào 150ml (khoảng 2 thìa cafe nước ấm sau đó rót từ từ 1-2 thìa mật ong vào (tùy theo khẩu vị) khuấy đều rồi thưởng thức. Cần chú ý không cho mật ong vào bột nghệ trước do bột nghệ lúc đó sẽ bị vón cục rất khó khuấy tan.

>>>>>>> Đọc thêm: Một Số Cách Kết Hợp Nghệ Nâng Cao Hiệu Quả Chữa Trào Ngược Dạ Dày

2.2 Nha đam.thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-6

Công dụng:

Là thực phẩm mà hội chị em phụ nữ luôn tin dùng trong việc làm đẹp do có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm mờ vết thâm. Không chỉ có vậy nha đam còn giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Nha đam rất giàu dinh dưỡng. Có đến hơn 23 loại acid amin cùng với nhiều vitamin như B1, B2, B5, B6, B9, B12, C, A, E…và nhiều khoáng vi lượng. Nha đam được khai thác dùng làm thuốc chữa trào ngược dạ dày dựa trên dược tính kháng khuẩn cùng với khả năng làm lành vết thương ở những chỗ loét. Tác dụng này là do một hoạt chất có tên aloectin B đây là một chất kích thích hệ miễn dịch.

Cách sử dụng:

  • Nguyên liệu: lá nha đam tươi, đường hoặc mật ong tùy khẩu vị.
  • Cách làm: Nha đam ta đem rửa sạch gọt hết phần vỏ ngoài để lấy lớp gel trắng bên trong (chú ý cần gọt sạch lớp gel vàng và vỏ vì trong đó có chứa một hợp chất tên aloein có tính nhuận tràng khi sử dụng dễ gây tiêu chảy). Có thể ngâm bằng dung dịch muối loãng để loại bỏ chất đắng trong nha đam. Sau đó cho lớp gel trắng của nha đam cùng một ly nước lọc vào máy xay nhuyễn. thêm đường và mật ong sao cho hợp khẩu vị. Cứ vài giờ uống một muỗng canh nha đam tươi khi bụng đói sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày.

2.3 Trà gừng.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-5

Công dụng: Gừng là một trong những gia vị mà mọi gia đình đều có với tính cay vị ấm. Trong gừng có chứa nhiều chất oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày như tecpen, oleoresin… vậy nên gừng tươi và các sản phẩm từ chúng có khả năng điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Thời điểm tốt nhất để sử dụng trà gừng nên vào buổi sáng giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả nhất.

Cách sử dụng:

  •  Nguyên liệu: gừng tươi một củ, đường, ¼ quả chanh, một muỗng cafe mật ong.
  •  Cách làm: gừng tươi ta rửa thật sạch, cạo đi lớp vỏ bên ngoài. Ta xắt gừng ra thành từng lát thật mỏng lấy khoảng 5-7 lát cho vào cốc. Rót 250ml nước sôi vào trong ly. Đợi trong khoảng 3-5 phút sau đó ta vắt chanh vào cho thêm 1 thìa cafe mật ong là có thể thưởng thức. có thể cho thêm một chút đường để hợp khẩu vị hơn.

3. Những loại thuốc chữa trào ngược dạ dày.

Trên thị trường thuốc Việt Nam bây giờ có nhiều loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày khác nhau tuy nhiên bài viết này chỉ thống kê những thuốc điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất và có thể dễ dàng mua ở bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc.

 

3.1 Thuốc antacid chữa trào ngược dạ dày.

Là thuốc kháng acid dạ dày không kê đơn (OTC) có bản chất là cách hydroxyd hoặc muối của nhôm (aluminat) hay magie (magnesinat) hoặc hỗn hợp của chúng. Khi vào cơ thể thì thuốc lập tức trung hòa acid trong dạ dày giảm ngay triệu chứng cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn do trào ngược dạ dày gây ra.

3.1.1 Phosphalugel.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-7

Thành phần trong mỗi gói:

  •  Aluminum phosphate gel 20%…………….12,380 gram
  •  Tá dược: gồm lượng vừa đủ các thành phầnalcium sulphate dihydrate, pectin, agar 800, potassium sorbate, dung dịch sorbitol, nước tinh khiết, hương cam.

Thuốc được bào chế dưới dạng: hỗn dịch dùng cho đường uống.

Chỉ định: Phosphalugel là thuốc kháng acid, giảm nồng độ acid trong dạ dày tức thì. Dùng để điều trị cơn đau, nóng bỏng rát vùng dạ dày hay thực quản.

Thuốc được chỉ định cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày do sử dụng kiềm và acid quá mức, rối loạn chức năng đường ruột do ăn uống không khoa học và những người bị chứng ợ nóng ợ chua bỏng rát dạ, đầy bụng khó tiêu.

Liều dùng:

  •  Với người lớn (trên 16 tuổi): uống một đến hai gói mỗi lần tùy theo mức độ của triệu chứng. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Uống thuốc khi thấy xuất hiện cơn đau hoặc theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  •  Với trẻ em (dưới 16 tuổi): hiện tại vẫn chưa chó nhiều nghiên cứu của thuốc đối với trẻ nhỏ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
  •  Với phụ nữ đang có thai và trong thời gian cho con bú: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.

Chú ý khi sử dụng thuốc:

  •  Bệnh nhân mắc bệnh di truyền không có khả năng dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc.
  •  Thuốc có chứa sorbitol trong tá dược nên có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy

3.1.2 Maalox.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-8

Thành phần trong mỗi gói:

  •  Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide.
  •  Tá dược gồm các thành phần Mannitol, Natri saccharin, đường có 3% tinh bột, Sorbitol, Hương bạc hà dạng bột, Magnesi stearat, Alveo Sucre vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén nhai.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng tăng acid của dạ dày trong các trường hợp viêm loét dạ dày-tá tràng, thoát vị hành, khó tiêu.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Một ngày nhai từ 1 – 2 viên tùy theo tình trạng của bệnh. Nhai sau bữa ăn hoặc khi xuất hiện cơn đau dạ dày. Tối đa sử dụng 6 viên một ngày không quá 12 viên một ngày để đề phòng biến chứng xảy ra.
  • Đối với trẻ em: Cần thông qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Đối với phụ nữ có thai: thuốc có thể sử dụng khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với mẹ đang cho con bú: có thể sử dụng bình thường như liều người lớn.

Chú ý khi sử dụng thuốc:

  •  Không sử dụng với những người mắc bệnh bẩm sinh kém hoặc không dung nạp với fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose do có chứa sorbitol trong thành phần tá dược.
  •  Không dùng với những người có chế độ ăn kém photpho do aluminum có thể gây ra tình trạng thiếu hụt phospho cho cơ thể.
  •  Không dùng thuốc với bệnh nhân bị suy thận vì có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm.
  • Đối với những bệnh nhân đang đồng thời mắc phải bệnh đái tháo đường. Cần cẩn trọng vì trong thành phần của tá dược có chứa đường
  •  Đối với những bệnh nhân thiếu porphyrin đang lọc máu, cần cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm maalox vì có chứa aluminum hydroxide.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn ban hành mới nhất của Bộ Y tế.

3.2 Thuốc kháng histamin H2 chữa trào ngược dạ dày

Bình thường histamin trong cơ thể tác động lên một thụ thể nằm ở thành vùng dạ dày để tiết ra acid HCl gọi là thụ thể H2. Bằng việc sử dụng các chất ức chế cạnh tranh gắn với thụ thể H2 của histamin thì ta sẽ làm giảm được lượng acid được tiết ra từ đó có thể điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày- tá tràng và trào ngược dạ dày. Ta có thể kể ra một số thuốc thông dụng của nhóm này như sau.

3.2.1 Cimetidin Mekophar 300.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-9

Thành phần:

  •  Cimetidine 300mg.
  •  Tá dược: gồm một lượng vừa đủ 1 viên tinh bột, lactose, polysorbat 80, hydroxypropylmethylcellulose, povidon, natri starch glycolate, magnesium stearate, polyethylene glycol 6000, talc, màu xanh táo, màu đen oxyd sắt, màu vàng quinoline và titan dioxyd.

Dạng bào chế: viên nén bao phim.

Chỉ định:

  •  Điều trị ngắn hạn loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  •  Điều trị duy trì khi loét dạ dày tá tràng đã lành (điều trị với liều thấp).
  •  Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, ợ nóng.
  •  Điều trị các hội chứng tăng tiết dịch vị dạ dày như Zonglinger Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết.

Liều dùng: Thuốc nên được uống trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng thuốc.

Người lớn (trên 16 tuổi):

  • Trường hợp loét dạ dày-tá tràng: liều khuyến nghị là 800mg trong một ngày, uống duy nhất một liều vào buổi tối trước khi đi ngủ ít nhất 30 ngày với trường hợp loét tá tràng và 45 ngày với những người bị loét dạ dày.
  •  Trường hợp trào ngược dạ dày thực quản: uống 400mg/ lần ngày uống 4 lần dùng trong 30 đến 60 ngày.

Trẻ em (trên 1 tuổi): liều dao động từ 20-30mg/kg/ngày chia thành 3 đến 4 lần uống.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không được dùng thuốc do có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ và thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  •  Thuốc có thể che lấp triệu chứng của bệnh ung thư từ đó làm khó khăn hơn trong việc chẩn đoán. Vậy nên ta cần loại trừ khả năng bị bệnh ung thư trước khi sử dụng thuốc.
  •  Phần lớn thuốc được chuyển hóa và thải trừ qua gan và thận. Nếu bệnh nhân bị bệnh suy gan hoặc thận thì cần bắt buộc giảm liều.
  •  Cimetidin tương tác với nhiều thuốc. Khi sử dụng phải xem xét thật kỹ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3.2.2 Ratidin 150mg.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-10

Thành phần:

  •  Ranitidin 150mg.
  •  Tá dược: Được dùng một lượng vừa đủ cho một viên nén bao phim gồm có PEG 6000, Erapac, avicel, methocel, talc, natri starch glycolate, povidon, magnesium stearat, ethyl cellulose, xanh patent V, vàng tartrazin, titan dioxyd, vanilin.

Dạng bào chế: viên nén bao phim.

Chỉ định:

  •  Điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng lành tính và loét dạ dày tá tràng sau phẫu thuật.
  •  Điều trị trào ngược dạ dày và viêm thực quản do trào ngược dạ dày.
  •  Điều trị triệu chứng của bệnh Zollinger Ellison (u đầu tụy).
  •  Sử dụng thuốc để hỗ trợ để điều trị trong những trường hợp cần giảm acid dạ dày lấy ví dụ trong những trường hợp bị bệnh nặng hoặc chấn thương nặng thì người bệnh sẽ bị stress nặng. Stress nặng chính là một trong những yếu tố khiến dạ dày tăng tiết acid vì vậy cần phối hợp sử dụng ranitidin để giảm acid dạ dày trong những trường hợp này.

Liều dùng:

Với người lớn (trên 16 tuổi):

  •  Đối với bệnh loét dạ dày-tá tràng lành tính uống 2 viên. Buổi sáng một viên và tối 1 viên hoặc có thể uống 2 viên vào buổi tối. Điều trị trong 30 đến 60 ngày. Với những người bị viêm dạ dày mạn tính thì điều trị trong 45 ngày.
  •  Với những người bị loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm không steroid NSAIDs thì điều trị trong 60 ngày.
  •  Đối với những người bị viêm thực quản do trào ngược dạ dày uống 1 viên vào buổi sáng và tối hoặc có thể uống 2 viên vào buổi tối trong khoảng 60-90 ngày. Sau khi đã khỏi bệnh thì thực hiện uống thuốc duy trì 1 viên, ngày 2 lần để ngăn ngừa bệnh tái phát thời gian uống thuốc duy trì thì cần có chỉ định chi tiết cụ thể từ bác sĩ điều trị.
  •   Trị triệu chứng Zollinger Ellison cần uống 1 viên, ngày 3 lần.

Với trẻ em (dưới 16 tuổi): Liều đề nghị uống thuốc Ranitidin là 2-4mg/kg, uống hai lần một ngày. Không được vượt quá 300mg một ngày để tránh biến chứng xảy ra. Liều duy trì 2-4mg/kg, ngày uống một lần.

Với người bị suy thận: phải bắt buộc giảm liều ở những bệnh nhân suy thận nặng. Cần cẩn trọng khi dùng ranitidin cho những bệnh nhân này. Bắt buộc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chú ý khi sử dụng thuốc:

  •   Không sử dụng nếu bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Ratidin 150mg.
  •   Cần phải giảm liều đối với những đối tượng bị suy gan, suy thận nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp và những người bị bệnh tim.
  •   Ranitidin có thể che lấp triệu chứng của bệnh ung thư từ đó làm khó khăn hơn trong việc chẩn đoán. Vậy nên ta cần loại trừ khả năng bị bệnh ung thư trước khi sử dụng thuốc.

3.3 Thuốc ức chế bơm proton Omeprazole chữa trào ngược dạ dày.

Để đưa được acid vào lòng dạ dày thì cần có sự tham gia của một enzym có tên H+/K+ ATPase hay còn gọi là bơm proton. Người ta sử dụng thuốc để ức chế enzym này từ đó giảm lượng acid mà dạ dày tiết ra để điều trị các chứng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…Hiện nhóm thuốc này có 5 chất dùng trong điều trị bệnh bao gồm Omeprazol; Lansoprazol; Pantoprazol; Rabeprazol; Esomeprazol. Trong các loại thuốc trên thì omeprazole là thuốc phổ biến nhất.

Thuốc omeprazol 20mg DHG.

thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-11

Thành phần: omeprazole 20mg cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Chỉ định:

  •   Điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và chứng viêm thực quản do bệnh này gây ra.
  •   Thuốc sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lành tính.
  •   Sử dụng cho những người bị bệnh lý zollinger Ellison.

Liều dùng:

Với người lớn: 

  •   Điều trị trào ngược dạ dày thực quản và chứng viêm thực quản do bệnh này gây ra khuyến nghị liều 1-2 viên /lần /ngày sử dụng kéo dài trong 30-60 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi khỏi bệnh uống 1 viên mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng tái phát của bệnh. Nên uống thuốc trước bữa ăn sáng 30 phút để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
  •    Điều trị loét dạ dày-tá tràng: sử dụng 1 viên /lần /ngày đối với những trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng 2 viên /lần /ngày sử dụng liên tục trong 30 ngày nếu là loét tá tràng, 60 ngày nếu là loét dạ dày.
  •    Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: Uống 3 viên /lần/ ngày nếu sử dụng nhiều hơn 4 viên thì chia ra thành 2 lần trong ngày để sử dụng hoặc lắng nghe chỉ dẫn cụ thể chi tiết của bác sĩ điều trị.

Với trẻ em từ 1-16 tuổi:

  •    Điều trị tình trạng viêm thực quản do trào ngược dạ dày gây ra khuyến nghị liều ¼ viên /lần (5 mg) đối với trẻ có cân nặng từ 5-10kg, từ 10kg đến 20kg sử dụng ½ viên /ngày /lần. Còn trẻ trên 20kg ta sử dụng 1 viên/ ngày/ lần.
  •    Đối với trẻ bị viêm loét dạ dày-tá tràng nguyên nhân do sự có mặt của vi khuẩn HP ta dùng liều ½ viên 2 lần trong 1 ngày với trẻ từ 15-30 kg. Sử dụng liều 1 viên /lần, 2 lần / ngày với những trẻ trên 30kg.

Với trẻ sơ sinh: cần phải cực kỳ thận trọng và hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Với phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú: Nhiều nghiên cứu cho thấy omeprazol không có độc với bào thai. Tuy nhiên khuyến cáo không nên sử dụng omeprazol với phụ nữ mang thai nhất là vào thời điểm ba tháng đầu thai kỳ. Không dùng omeprazol với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  •  Cần loại trừ khả năng bị u ác tính ở dạ dày trước khi dùng thuốc vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.
  •   Omeprazol tương tác với nhiều thuốc như diazepam, phenytoin, warfarin, digoxin làm kéo dài thời gian thải trừ của chúng. Ngoài ra omeprazol còn tương tác với một số thuốc chuyển hóa qua hệ thống men chuyển cytochrom CYP 450.

Trên đây là bài viết chia sẻ về các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất. Để tối ưu hóa khi điều trị bệnh thì bạn cần xây dựng thêm cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tình của mình.

Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh trào ngược dạ dày hãy gọi điện ngay vào Hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi khám và tư vấn bệnh miễn phí.

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091