Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Mới Của Bộ Y Tế

Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Mới Của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn ban hành của Bộ Y tế mới nhất.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp trong đó có khoảng từ 30% đến 40% bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương do đó việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng có nhiều khó khăn nhất định. Trong cuốn sách “ Điều trị học nội khoa” của Bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội xuất bản năm 2005 có đề cập đến phác đồ điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày.

Trong phần này, giáo sư- tiến sĩ- bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch- Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội- Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Trưởng bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội đã đưa ra những phương pháp hiệu quả cho phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Hãy cùng Scurma Fizzy phân tích phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản nào.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

 

1. Một số hiểu biết cơ bản về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Hình dung một cách đơn giản, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch và thức ăn trong dạ dày trào trở lại vào thực quản. Có hai dạng trào ngược dạ dày thực quản đó là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này, đó là vì ở trẻ nhỏ cơ co thắt thực quản dưới còn yếu nên làm tâm vị đóng không kín khiến thức ăn kèm dịch từ dạ dày dễ đi vào tự quản, tình trạng này sẽ chấm dứt khi trẻ lớn hơn. Còn ở người cao tuổi, cơ thắt thực quản dưới này bị mất dần tính co dãn làm tâm vị đóng không kín dẫn tới tình trạng trào ngược. Tuy nhiên trong những trường hợp này, trào ngược dạ dày thực quản chỉ là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể, không gây nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của mọi người. Tuy nhiên trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý lại khác.

Trào ngược dạ dày thực quản GERD( Gastroesophageal Reflux Disease) là sự lặp đi lặp lại của tình trạng dịch và thức ăn trong dạ dày trào lại vào thực quản và có thể lên đến miệng. Nếu không có phác đồ điều trị trào ngược dạ dày hợp lý tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn có thể gây nhiều biến chứng như viêm thực quản, thực quản Barrett hay nặng nhất là ung thư thực quản. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho biết tỷ lệ người mắc ung thư thực quản ở Việt Nam đang tăng nhanh có thể do một lý do đó là tỷ lệ người mắc trào ngược dạ dày thực quản GERD cũng đang tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt căn bệnh này đang dần trẻ hóa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng, cuộc sống của người bệnh.

Vậy đâu là những nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản này.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Sơ Sinh, Những Điều Cần Biết Và Lưu Ý

2. Những biểu hiện thường thấy nào giúp nhận ra căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản được biểu hiện bởi những dấu hiệu đau ngực không do tim, nóng rát vùng thượng vị kèm theo ợ nóng, ợ chua, nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt những dấu hiệu này có xu hướng nặng hơn khi về đêm hay khi ăn no, cúi gập người.

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

 

Khi thức ăn kèm theo dịch dạ dày trào vào thực quản khiến lớp niêm mạc thực quản bị nóng như có ngọn lửa đang cháy. Nếu dịch trào ngược lên tới miệng, acid dạ dày có thể làm mòn men răng, đau rát họng, ợ chua, hơi thở có mùi chua có thể dẫn tới buồn nôn.

  • Ợ Chua, ợ hơi, ợ nóng: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến mà bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp phải. Các triệu chứng này thường xảy ra sau khi người bệnh ăn no hoặc khi đầy bụng khó tiêu. Các cơn ợ nóng ợ chua cũng có thể xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân nằm ngủ. Các biểu hiện này làm cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu vùng cổ họng, để lại vị chua trong miệng và khu vực thực quản trở nên nóng rát.
  • Triệu chứng buồn nôn: Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi acid dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản, hàm lượng acid cao sẽ gây kích thích cổ họng tạo nên cảm giác buồn nôn. Triệu chứng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên vào ban đêm thì cảm giác buồn nôn sẽ xuất hiện dữ dội hơn.
  • Đau tức ngực: Khi acid trong dạ dày bị trào ngược lên sẽ kích thích các đầu mút  của các sợi thần kinh trong niêm mạc thực quản. Do đó người bị trào ngược dạ dày sẽ có triệu chứng đau thắt ngực. Người bệnh có cảm giác đau thắt ở vùng ngực và lan đến tận sau lưng. Cường độ đau tăng lên khi người bệnh cúi xuống hoặc nằm.
  • Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản gây sưng tấy, viêm nhiễm và thu nhỏ đường kính thực quản. Chính vì vậy, người bệnh có cảm giác khó nuốt khi ăn uống, cảm giác vướng víu ở cổ khi nuốt thức ăn.
  • Một số triệu chứng khác bao gồm: xuất hiện triệu chứng ho, khàn giọng, miệng tiết nhiều nước bọt, khó thở, răng xỉn màu.

Lâu dài, nếu tình trạng bệnh nặng thêm có thể gây các biến chứng viêm loét thực quản, thực quản Barrett và tệ nhất là ung thư thực quản.

Do đó bệnh nhân cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh để kịp thời đến khám và điều trị. Trào ngược dạ dày thực quản nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bệnh nhân.

3. Đâu là thủ phạm gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản GERD

Thủ phạm chính của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản được nguyên cứu cho thấy là do rối loạn chức năng của cơ co thắt thực quản dưới làm ảnh hưởng hay rối loạn đến cơ chế đóng mở của tâm vị khiến thức ăn và dịch dạ dày có thể dễ dàng trở lại thực quản. Hình dung đơn giản, thực quản là đường ống dẫn thức ăn từ miệng xuống bể chứa là dạ dày và cơ co thắt thực quản dưới là một van khóa. Khi van mở, thức ăn từ miệng đi qua hầu họng xuống thực quản và từ thực quản đi xuống dạ dày. Tuy nhiên khi van khóa này( cơ co thắt thực quản bị lỏng, mất khả năng co giãn) bị hỏng thức ăn, dưới tác dụng lực co bóp cơ học của dạ dày, một phần thức ăn cùng dịch sẽ xuống tá tràng, một phần lại trào trở lại thực quản. 

Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới

Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày thực quản

 

Mặt khác, cơ co thắt thực quản dưới LES( lower esophageal sphincter) cùng với cơ co thắt thực quản trên UES tạo thành những hàng rào bảo vệ thực quản. Cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu liên quan mật thiết đến sự co giãn của cơ co thắt thực quản dưới.

Bình thường cơ co thắt thực quản dưới dưới sẽ luôn duy trì một vùng áp lực cao hơn trong dạ dày để thuận lợi cho quá trình thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và ngăn không cho dịch, thức ăn từ dạ dày vào lại thực quản. Khi chức năng của cơ co thắt thực quản dưới LES bị suy giảm, vùng áp lực cao không được duy trì làm thức ăn dễ dàng trở lại thực quản. Có đến khoảng 34% đến 48% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản liên quan đến việc giãn LES thoáng qua nhiều lần.

Các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn về đêm hay khi bệnh nhân cúi gập người vì khi đó vị trí của dạ dày trên thực quản là yếu tố thuận lợi cho việc trào ngược.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản là chỉ số cân nặng BMI quá mức, mang thai, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc, rượu bia, đồ uống có cồn, stress,… Tuy những nguyên nhân ngày không trực tiếp gây ra trào ngược dạ dày thực quản nhưng nó lại là những tác nhân gây nên nguyên nhân chính của trào ngược dạ dày thực quản. Lấy ví dụ đơn giản, khi quá béo, mỡ ở bụng nhiều làm tăng áp lực ổ bụng, làm chèn ép cơ co thắt thực quản dưới. Lâu ngày, như một sợi dây thun, cơ co thắt thực quản dưới giãn ra mà không co trở lại như ban đầu được.

Ngoài ra một số thuốc như  thuốc kháng cholinergic, thuốc benzodiazepin, NSAID hoặc aspirin, albuterol, thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm và glucagon đều có khả năng làm ảnh hưởng đến cơ co thắt thực quản dưới( LES).

Do đó một trong những vấn đề được đề cập trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là làm giảm các yếu tố nguy cơ kể trên.

>>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày – Tìm Hiểu Chi Tiết Cùng Chuyên Gia

4. Xét nghiệm cận lâm sàng nhằm chẩn đoán bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

 

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần đến bệnh viện và làm những xét nghiệm đặc trưng.

Nội soi là một tiêu chuẩn vàng để nhận biết những tổn thương ở bên trong cơ thể, có thể do dạ dày hay do thực quản. Tuy nhiên có đến khoảng 30% đến 40% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không có những dấu hiệu bị tổn thương. Khi đó cần áp dụng phương pháp đo HRM- đo áp lực thực quản.

Đo HRM- đo áp lực thực quản là phương pháp nhằm xác định nhu động, áp lực co thắt thực quản và hệ thống van từ đó biết được bệnh nhân có mắc trào ngược dạ dày thực quản hay không.

Đo pH và trở kháng thực quản 24 giờ là biện pháp tiếp theo trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Đây là phương pháp nhằm xác định tính chất của dịch trào ngược, cung cấp bằng chứng xác thực về trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên phương pháp này không thuận tiện do phải mang theo thiết bị đo trong suốt một ngày 24 giờ và phải quay trở lại bệnh viện vào hôm sau.

Một test nhanh nhằm sàng lọc nhanh người có nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản là peptest nước bọt. Pepsin là một thành phần quan trọng trong dịch dạ dày, nếu kết quả peptest dương tính thì có thể nghi ngờ bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Khi xét nghiệm chẩn đoán được bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần có một phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hợp lý.

>>>> Đọc thêm: 5 Xét Nghiệm Kiểm Tra Phát Hiện Trào Ngược Dạ Dày Nào Bạn Cần Biết

5. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi đưa ra phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Để đề ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, các bác sĩ cần tuân thủ đúng nguyên tắc trong điều trị bệnh.

Mục đích cuối cùng cần đạt được khi đề ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm bốn mục tiêu chính là làm tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản, giảm bớt áp lực trong dạ dày, giảm bớt áp lực trong ổ bụng và cuối cùng là dự phòng những hậu quả của trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét thực quản, thực quản Barrett hay ung thư thực quản.

Tuy nhiên cần đảm bảo, dù dùng biện pháp nào cũng phải an toàn và hạn chế ảnh hưởng của tác dụng phụ lên bệnh nhân một cách ít nhất. 

Và việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản rất quan trọng bởi đây là những phương pháp giúp bác sĩ biết rõ được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, mức độ trào ngược, mức độ tổn thương, biến chứng( nếu có) để đưa ra được phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp, hợp lý, hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

6. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện trên một số biện pháp là chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thuốc đúng cách. Nếu bệnh nhân không có đáp ứng với thuốc điều trị có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa để điều trị.

6.1. Bước đầu tiên trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là xây dựng và duy trì một chế độ ăn lành mạnh, khoa học.

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn quá no vì nó có thể làm căng dạ dày, giãn cơ dưới thực quản. 

Người bệnh có thể chia nhỏ là nhiều bữa ăn trong ngày, có thể từ bốn đến năm bữa trong một ngày. Ví dụ, sau khi thức dậy buổi sáng, uống một ly nước để bắt đầu ngày mới, bạn nên có một bữa ăn sáng trong khoảng trước bảy giờ vì đây là khoảng thời gian sáng tốt nhất cho tiêu hóa. Sau khoảng ba đến bốn tiếng, khi thức ăn đã tiêu hóa gần hết, tầm 10 giờ trưa, bạn nên có một bữa ăn nhẹ và có bữa trưa lúc 12 giờ. Đến giữa chiều, khoảng 14 giờ bạn có thể có bữa ăn nhẹ, có thể là hoa quả, nước ép. Và chúng ta nên ăn tối trước 20 giờ. Ăn tối trước 20 giờ sẽ tạo cho bạn có một khoảng thời gian vừa đủ trước khi đi ngủ để thức ăn có thể tiêu hóa bớt tiêu hóa bớt, khi ngủ sẽ giảm được tình trạng mất ngủ hay trào ngược dạ dày thực quản do dạ dày vẫn căng.

Đặc biệt, khi ăn, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt hơi vào bụng. Sau khi ăn người bệnh không nên cúi gập người hay hoạt động mạnh vì sẽ dễ làm xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thay vì ăn chất lỏng, người bệnh nên ăn những chất khô, rắn do chất lỏng có thể dễ dàng đi qua những khe hở nhỏ nhất nên rất dễ trào ngược. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày đều không nên ăn cơm chan canh. Do khi chan canh, mọi người có xu hướng ăn nhanh hơn, nhai không kỹ. Điều đó rất không có lợi cho dạ dày hay thực quản.

Một nguyên tắc cần thực hiện trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản đó là loại bỏ những đồ ăn có khả năng làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Đó là socola, là rượu bia đồ uống có cồn, chất mỡ, cafe và cả thuốc lá.

Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế ăn khuya đặc biệt là các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ vì những loại thực phẩm này rất khó tiêu, khiến hệ tiêu hóa cần phải tăng cường hoạt động vào buổi tối, đồng thời kích thích dạ dày sản sinh acid HCl, có thể gây viêm loét dạ dày thực quản.

Nên kiêng sử dụng rượu, bia đặc biệt là vào buổi tối. Vì rượu sau khi vào cơ thể sẽ  bị biến đổi và chuyển hóa thành acetaldehyde là một chất rất độc với dạ dày. Đồng thời rượu bia cũng kích thích dạ dày tăng tiết acid làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Một mẹo được giới chuyên gia đưa ra để làm giảm biểu hiện trào ngược dạ dày về đêm đó là người bệnh nên kê cao chân giường phía đầu lên khoảng 20cm đến 25cm. Hoặc cũng có thể nằm gối kê cao đầu khi ngủ. Điều này giúp cho thực quản luôn ở phía trên dạ dày, thức ăn đi theo một chiều từ thực quản xuống dạ dày và hạn chế được chiều ngược lại.

Nên tránh mặc các bộ đồ quá sát với cơ thể: Mặc đồ quá chật sẽ khiến người bệnh có cảm giác bị ngột ngạt, khó thở và làm gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản  vì vậy bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi,thoáng mát để giúp người bệnh thoải mái và giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng hơn

Tránh sử dụng thuốc lá: Nicotin là thành phần chính trong thuốc lá không chỉ gây ra tình trạng  bệnh lý trên đường hô hấp mà nó còn khiến dạ dày kích thích sản sinh acid HCl, điều này làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Chính vì vậy, tránh xa khói thuốc là việc cần thiết của người bị trào ngược dạ dày thực quản

Kê cao đầu khi ngủ giúp làm giảm trào ngược dạ dày thực quản

Kê cao đầu khi ngủ giúp làm giảm trào ngược dạ dày thực quản

 

Khi điều trị một căn bệnh này, ngoại trừ những yếu tố về thức ăn, đồ uống, lối sống sinh hoạt, việc đưa ra một phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc là một việc rất quan trọng.

6.2. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có sử dụng thuốc.

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, các bác sĩ thường dùng thuốc tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản, tăng co bóp dạ dày, các thuốc ức chế bài tiết dịch vị. tạo màng bọc, chống acid,…

6.2.1. Một số thuốc có tác dụng làm tăng trương lực cơ co thắt thực quản dưới.

Vai trò của việc làm tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới đối với người mắc trào ngược dạ dày thực quản là nó tạo ra một áp lực ổn định, cao hơn trong dạ dày giúp thức ăn từ dạ dày ít trào ngược trở lại thực quản.

Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới

Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới

 

Cisaprid( tên chung với quốc tế là Cisapride) là loại thuốc gây tiết acetylcholin- chất dẫn truyền thần kinh, tăng vận động dạ dày.

Về cơ chế tác dụng, cisaprid làm tăng giải phóng acetylcholin từ đầu tận cùng dây thần kinh sau hạch đám rối lớp cơ ruột trong. Cisaprid là tăng vận động của toàn bộ hệ tiêu hóa, trong đó làm tăng trương lực của cơ thắt thực quản dưới do đó có tác dụng tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản GERD.

Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng cisaprid là làm số lần đi đại tiện do làm tăng vận động của đại tràng đồng thời làm giảm trương lực cơ thắt hậu môn. Khoảng 10% bệnh nhân gặp tác dụng phụ là ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi khi sử dụng thuốc này.

Về cách sử dụng thuốc Cisaprid( prepulsid) viên 10mg được chia liều cho người lớn và trẻ nhỏ. 

  • Đối với người lớn, để điều trị trào ngược dạ dày thực quản uống từ 2- 4 viên/ ngày trước bữa ăn 15 phút và trước khi đi ngủ.
  • Đối với trẻ nhỏ, hiện nay chưa có báo cao về độ an toàn và hiệu quả, sử dụng theo trọng lượng cơ thể 0,15 – 0,3 mg/kg từ 3 – 4 lần/ ngày; tối đa 10 mg/liều.

Một chú ý trong sử dụng đó là giảm liều khoảng 50% cho người bị suy gan nặng.

Metoclopramid là một thuốc có tác dụng làm kích thích nhu động ruột, dạ dày thường được đề cập trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Metoclopramid làm tăng nhu động của hệ thống hang vị, tá tràng và hỗng tràng. Mặt khác metoclopramid có tác dụng làm tăng co bóp hang vị và giảm độ giãn phần trên dạ dày. Sự kết hợp của hai tác dụng kể trên làm metoclopramid có tác dụng làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Metoclopramid được hấp thụ nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Tuy nhiên do chuyển hóa qua gan lần đầu nên làm giảm khả dụng sinh học của thuốc còn khoảng 75%.

Đặc biệt thuốc chống chỉ định với bệnh nhân bị động kinh do có thể làm tình trạng động kinh nặng hơn. Ngoài ra cũng chống chỉ định với bệnh nhân xuất huyết dạ dày- ruột hoặc bị thủng ruột do thuốc làm tăng kích thích nhu động ruột, dạ dày nên làm những bệnh này trở nên nặng hơn.

Về liều lượng và cách sử dụng của Metoclopramid( Primperan) điều trị trào ngược dạ dày thực quản đối với dạng bào chế là viên uống 10mg, ống 10mg hoặc siro như sau

Người lớn, 1- 3 viên/ 2- 3 lần/ ngày, trước khi ăn khoảng 30 phút.

Hoặc tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch trước bữa ăn 10mg/liều.

Trẻ nhỏ, dùng theo trọng lượng cơ thể, 0.1mg/ kg/ liều uống( siro), dùng 3 lần/ ngày trước bữa ăn 30 phút.

>>>> Xem thêm: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

Domperidon là thuốc có tác dụng làm kích thích nhu động của ống tiêu hóa, tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng sự mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn mà không làm biến đổi sự bào tiết của dạ dày. Một điểm đặc biệt, domperidon không gây ảnh hưởng đến thần kinh.

Domperidon thường được dùng điều trị buồn nôn, nôn, cảm giác chướng bụng vùng thượng vị. Đặc biệt nó có khả năng làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị do đó có thể làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Domperidon được chống chỉ định cho những bệnh nhân nôn sau khi mổ, trẻ em dưới 1 tuổi, chảy máu đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học hay dùng domperidon lâu ngày. Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân Parkinson đặc biệt lưu ý không sử dụng quá 12 tuần.

Về liều lượng và cách sử dụng của Domperidon( Motilium) cho mục đích làm tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới với dạng viên 10mg.

  • Người lớn: Cứ 4 đến 8 giờ, uống một liều 1- 2 viên/ 3 lần/ ngày (tối đa 1 mg/kg). Lưu ý thuốc uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Trẻ em: Nên dùng thuốc dạng nhũ dịch, 1.25- 2.5mg/ kg/ ngày.

Một lưu ý khi sử dụng thuốc Domperidon là các thuốc kháng cholinergic có thể làm ức chế tác dụng của domperidon. Do đó nếu dùng kết hợp Domperidon với các thuốc này thì có thể dùng atropin sau khi đã cho uống domperidon. Khi dùng domperidon cùng với các thuốc có tác dụng ức chế tiết acid thì phải uống domperidon trước bữa ăn và phải uống thuốc ức chế tiết acid sau bữa ăn.

6.2.2. Thuốc chống bài tiết dịch vị, ức chế bài tiết acid dạ dày.

Nhóm thuốc có khả năng làm ức chế sự bài tiết acid dạ dày của tế bào viền được đưa vào phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Có hai nhóm thuốc chính được sử dụng đó là nhóm thuốc kháng histamin H2nhóm thuốc ức chế bơm proton.

Nhóm thuốc kháng histamin H2 sử dụng cơ chế đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin lên receptor H2 của tế bào viền dạ dày. Từ đó làm giảm tiết acid dạ dày. Nhóm thuốc kháng histamin H2 gồm bốn loại chính: cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine. Trong đó nizatidine được sử dụng nhiều nhất do khả năng điều trị tốt cũng như ít tác dụng phụ nhất trong bốn loại thuốc cùng nhóm. 

Nói về tác dụng phụ của nhóm thuốc này, cimetidine thường được nhắc đến nhiều nhất. Loại thuốc này có tác dụng phụ là làm rối loạn đi cầu( ỉa chảy hay táo bón), nhức đầu, kháng androgen, tăng tiết prolactin từ đó làm nữ hóa ở nam tức to vú, chảy sữa không do sinh đẻ, bất lực, không ham muốn.

Tuy nhiên hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng và được thay thế chủ yếu bằng nhóm ức chế bơm proton.

Nhóm thuốc ức chế bơm proton( PPI) có ưu điểm hơn so với nhóm kháng histamin H2 về cả điều trị viêm loét lẫn điều trị vi khuẩn HP. 

Những tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là ỉa chảy, táo bón, nhức đầu, buồn nôn, phát ban, ngứa, lo lắng, trầm cảm. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu gần đây của Anh và Canada, nhóm thuốc này còn có khả năng ức chế thuốc phụ thuộc vào sự chuyển hóa của enzym cytochrom P450.

6.2.3. Các thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản. 

Để ngăn ngừa những cơ trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc có tác dụng tạo màng ngăn dạ dày thực quản. Một trong những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là Gavison.

Thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản

Thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản- Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

 

Gavison gồm hai chất có khả năng kháng acid là CaCO3 và NaHCO3 cùng với muối alginate. Sau khi uống, thuốc phản ứng với acid trong dạ dày tạo một lớp màng alginate có pH gần như trung tính treo lơ lửng giữa dạ dày và thực quản làm cản trở quá trình trào ngược. Thuốc có tác dụng trong khoảng bốn giờ đồng hồ sau khi uống. 

Những ghi nhận liên quan đến phản ứng khi sử dụng Gavison là nổi mề đay, co thắt phế quản, những phản ứng phản vệ. Nếu có bất kỳ phản ứng nào khi dùng thuốc, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Về liều lượng sử dụng thuốc và cách sử dụng, người bệnh có thể sử dụng dạng nhũ dịch hoặc dạng viên uống, uống thuốc sau mỗi bữa ăn, uống từ 1- 2 viên/ ngày. Một lưu ý là đối với thuốc dạng viên, người bệnh cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. 

Ngoài ra, Topaal cũng là một thuốc thường được dùng trong nhóm thuốc này. Công dụng và cách dùng của Topaal tương tự như đối với thuốc Gavison.

Đặc biệt hai thuốc kể trên đều là thuốc biệt dược.

6.3. Làm giảm áp lực ổ bụng là điểm lưu ý tiếp theo được đề cập đến trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Như đã nêu ở trên, việc tăng áp lực ổ bụng là một yếu tố nguy cơ làm tăng trào ngược dạ dày thực quản.

Một số những biện pháp thường được áp dụng để làm giảm áp lực ổ bụng là duy trì chỉ số cân nặng BMI luôn ở mức bình thường, không dùng thắt lưng quá chặt. Không sử dụng các đồ uống có gas để tránh gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra việc ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản vì nó giúp tránh tình trạng táo bón, từ đó giúp giữ áp lực ổ bụng luôn ổn định. Vậy mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau xanh. Đối với người trưởng thành, khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cung cấp từ 300 gram đến 400 gram rau xanh mỗi ngày. Việc ăn rau xanh không chỉ có lợi cho điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì.

>>>> Tìm hiểu ngay: Chế Độ Ăn Phù Hợp Nhất Dành Cho Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

6.4. Ngăn ngừa tuyệt đối việc sử dụng những thuốc có khả năng làm giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới.

Việc là giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới là một việc tối kỵ trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Vì nó có thể làm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản trở nên nặng hơn.

Một số thuốc có khả năng làm giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới cần tránh đó là estrogen, progesteron, anticholinergic, ức chế Calci, diazepam. 

6.5. Phẫu thuật ngoại khoa

Khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc không có tác dụng, biện pháp cuối cùng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là sử dụng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa để tái tạo lại sự co giãn của cơ thắt thực quản dưới.

Ưu điểm của biện pháp phẫu thuật ngoại khoa là giúp người bệnh không phải sống chung với thuốc điều trị từ đó hạn chế những tác dụng phụ do thuốc mang lại. Ngoài ra phẫu thuật còn giúp làm hạn chế những biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng nên sử dụng biện pháp điều trị là phẫu thuật vì phẫu thuật luôn có những rủi ro như viêm, bệnh tái phát,…

Một số phương pháp phẫu thuật thường gặp trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay là phẫu thuật Fundoplication, phẫu thuật nội soi TIF, thủ thuật Stretta, phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx.

Phẫu thuật Fundoplication là một phẫu thuật cổ điển trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, thực chất là khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản. Phẫu thuật Fundoplication sẽ giúp thắt chặt cơ thắt thực quản dưới bằng cách quấn phần trên dạ dày quanh phần dưới thực quản. Phẫu thuật này có khả năng thành công lâu dài tuy nhiên dễ xảy ra nhiễm trùng do dây là phẫu thuật hở.

Phẫu thuật nội soi TIF là phẫu thuật nhằm mục đích xếp nếp đáy vị vào thực quản nhưng không cần phẫu thuật hở. Chính những nếp gấp này sẽ trở thành một van  khác ngăn không cho thức ăn từ dạ dày trào vào thực quản. Những bệnh nhân không đủ điều kiện để phẫu thuật Fundoplication thì có thể làm phẫu thuật TIF để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. 

Phẫu thuật fundoplication

Phẫu thuật fundoplication

 

Thủ thuật Stretta giúp tạo các mô sẹo trong ống thực quản nhằm ngăn chặn acid dạ dày lên cao đồng thời tăng cường hoạt động các cơ xung quanh. Về cách thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống nội soi mỏng, cuối ống có một điện cực vào trong thực quản. Nhiệm vụ của điện cực là làm nóng và đốt mô thực quản tạo những vết sẹo. Phương pháp này là một trong những phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất nhằm điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Cuối cùng, trong bài viết này, Scurma Fizzy muốn đưa ra một phương pháp phẫu thuật nữa đó là phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx. Phẫu thuật này sử dụng một thiết bị chuyên dụng là Linx là một vòng tròn nhỏ có chứa các hạt titan nhỏ mang từ tính. Khi được đưa vào cơ thể quấn quanh cơ thắt thực quản dưới, các hạt titan sẽ bị từ hóa làm thít chặt lỗ thông giữa dạ dày và thực quản nhưng lại không làm ảnh hưởng đến việc đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Đây là phương pháp phẫu thuật mới, ít xâm lấn, giảm đau đớn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx

Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx

 

Tuy nhiên bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để có được phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả và an toàn nhất.

Lời kết

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý đường tiêu hóa dễ gặp phải với tỷ lệ tăng nhanh. Tuy trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý không mang tính sinh mạng hoặc không thể điều trị được nhưng người bệnh cũng không được chủ quan khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh này. Hãy đến các bệnh viện để là xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản khi có dấu hiệu như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn để có được một phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề về sức khỏe cần giải đáp, hãy gọi ngay đến số HOTLINE 180006091 để được các bác sĩ nhiệt tình nhất đến từ Scurma Fizzy hỗ trợ giải đáp.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Bài viết này có được tham khảo từ những ấn phẩm sách Y khoa như Điều trị học Nội khoa tập 1- Đại học Y Hà Nội và cuốn Dược thư Quốc gia Việt Nam.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091