Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Không Nên Bỏ Qua

Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Không Nên Bỏ Qua

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD (Gastroesophageal Reflux Disease) được xác định là tình trạng trào ngược các chất chứa trong dạ dày gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản. Với những người mắc trào ngược dạ dày thực quản thì triệu chứng họ thường gặp nhất là ợ nóng. Khoảng 20 – 40% những người bị ợ nóng thường được dự đoán là bị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài triệu chứng ợ nóng, nôn trớ và khó nuốt cũng là các triệu chứng phổ biến. Với những triệu chứng trên gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy hiện nay có những thuốc nào có thể chữa trào ngược dạ dày hiệu quả? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nội khoa. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu các thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay dưới đây.

hinh-anh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Hình ảnh mô tả hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản

1. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

1.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược tốt nhất

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là các dẫn xuất của phân tử hữu cơ dị vòng, benzimidazole. Trong số các loại thuốc có tác dụng giảm acid dạ dày, PPI là thuốc có tác dụng giảm tiết acid mạnh nhất.

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc có tác dụng giảm việc sản xuất acid trong dạ dày bằng cách ức chế enzym ở thành dạ dày tiết ra acid.

PPI được hấp thu tại ruột non. Thuốc PPI ức chế quá trình tiết enzyme H+/K+ ATPase – enzyme kích thích tiết acid dạ dày. Do enzyme H+/K+ ATPase bị ức chế làm cho sự tiết acid dạ dày giảm. Bình thường, PPI tồn tại ở dạng tiền thuốc (pro-drug). Trong môi trường acid tại tế bào thành, PPI chuyển từ dạng không có hoạt tính sang dạng có hoạt tính.

PPI chuyển hóa qua gan nhờ enzym CYP450, chủ yếu là CYP2C19. Do được chuyển hóa qua gan nên liều dùng của PPI sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Ví dụ, sinh khả dụng của PPI với những người châu Á có xu hướng tăng, vì vậy liều khuyến cáo nên dùng thấp hơn bình thường. Hoặc đối với người già, sinh khả dụng cũng sẽ tăng, do đó cần được nghiên cứu và điều chỉnh sao cho phù hợp.

 

co-che-tac-dung-thuoc-ppi

Cơ chế tác dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI)

>>>> Tìm hiểu bài viết: Thuốc Nam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Đã Biết Hay Chưa?

1.2 Chỉ định

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiết acid dạ dày. Dưới đây là một số các bệnh lý mà bác sĩ có thể kê thuốc PPI:

  • Viêm thực quản
  • Bệnh trào ngược dạ dày không có tổn thương niêm mạc
  • Bệnh viêm loét dạ dày
  • Phòng ngừa các vết loét do thuốc chống viêm không steroid gây ra
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Sử dụng trong phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori.

PPI cũng có công dụng trong việc điều trị các bệnh nhi khoa. Hiện tại, những loại thuốc này đã được Cục thực phẩm và dược phẩm Hòa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị bệnh trào ngược dạ dày có triệu chứng trong thời gian ngắn và để chữa bệnh viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em.

1.3 Một số thuốc phổ biến

Thuốc ức chế bơm proton được chia làm hai thế hệ. Năm 2015, Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các thuốc PPI được sử dụng trong điều trị. 

Các thuốc PPI thế hệ 1 gồm có các thuốc:

Pantoprazole

Omeprazole

Lansoprazole

Dexlansoprazole

Các thuốc PPI thế hệ 2 gồm có các thuốc:

Esomeprazole

Rabeprazole

Trong số các thuốc trên, thuốc được dùng chính trong thực hành lâm sàng hiện nay là omeprazole, pantoprazole, esomeprazole.

1.4 Lưu ý

Thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton tốt nhất là 30 – 60 phút trước khi ăn sáng. Nếu phải uống 2 lần/ngày, nên uống 30 – 60 phút trước ăn sáng và 30 – 60 phút trước ăn tối.

Không nên uống thuốc ức chế bơm proton cùng với các thuốc kháng tiết khác như: thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2, thuốc kháng tiết cholin, thuốc ức chế tăng trưởng và thuốc có cơ chế tương tự các thuốc ức chế bơm proton.

Các thuốc ức chế bơm proton làm tăng hấp thu của digoxin, do đó cần thận trọng khi sử dụng.

2. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc kháng histamin H2

2.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại receptor H2 ở tế bào thành. Thuốc kháng histamin H2 chiếm chỗ của histamin trên receptor H2, do đó ức chế sự tiết acid. Thuốc kháng histamin H2 ức chế được khoảng 70% sự tiết acid dạ dày trong 24h, vì vậy đây cũng được coi là một trong những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất và đang được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng hiện nay, đặc biệt với các đối tượng trào ngược dạ dày thực quản kèm theo loét dạ dày, tá tràng. Ngược lại với thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 có tác dụng hạn chế trong ức chế tiết acid sau bữa ăn, nhưng bù lại rất hiệu quả trong ngăn ức chế tiết acid vào ban đêm, rất quan trọng trong việc chữa lành vết loét dạ dày tá tràng.

Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng chọn lọc và được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh dạ dày – tá tràng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chứng ợ nóng thông thường, các vết loét tá tràng và dạ dày. Thuốc kháng histamin H2 dung nạp rất tốt, chuyển hóa qua gan bởi CYP450 (CYP1A2, CYP2C9 và CYP2D6).

Hiện nay, thuốc kháng histamin H2 thường được dùng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton để phát huy tối đa tác dụng giảm tiết acid dạ dày và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày tá tràng.

co-che-thuoc-khang-histamine-H2-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-tot-nhat

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng histamine H2 – Một trong những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

2.2 Chỉ định

Thuốc kháng histamin H2 được chỉ định chữa các bệnh và triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày – thực quản như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease)
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng và giúp phòng ngừa loét do căng thẳng, tiết quá nhiều axit

2.3 Một số thuốc phổ biến

Một số thuốc kháng histamin H2 thường dùng như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin. Trong số các thuốc nhóm kháng histamin H2, cimetidin là thuốc ức chế mạnh hệ thống enzyme CYP450 gây ra nhiều tương tác thuốc. Hầu hết các tương tác thuốc đều liên quan đến cimetidin và ranitidin. Tuy nhiên đây cũng là hai thuốc được sử dụng phổ biên nhất của nhóm thuốc kháng histamin H2 trên người bị trào ngược dạ dày – thực quản.

2.4 Lưu ý

Thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan, tổn thương gan

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng histamin H2 như kháng androgen, tăng tiết prolactin dẫn đến tình trạng vú to ở nam giới hoặc thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi.

Các tác dụng phụ ít gặp, thường nhẹ như mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu chảy, đau cơ táo bón và nhức đầu.

>>>> Tìm hiểu thêm ngay: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục

3. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc trung hòa acid dạ dày

3.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất 

Thông thường, acid dạ dày có độ pH dao động khoảng 2. Độ pH càng lớn thì tốc độ phá hủy chất nhầy và niêm mạc càng nhanh. Khi tiết quá nhiều acid dạ dày dẫn đến mắc các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày. Thuốc trung hòa acid dạ dày sẽ trung hòa ion H bằng phản ứng giữa base yếu và acid dạ dày tạo ra muối và nước, từ đó làm giảm đi tính acid của dạ dày. Với cơ chế này, thuốc trung hòa acid giúp làm dịu các cơn đau và triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp làm chậm và ngăn chặn quá trình bào mòn niêm mạc dạ dày. 

3.2 Chỉ định

Thuốc trung hòa acid được chỉ định trong các trường hợp 

Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản và một số bẹnh lý tăng tiết acid (ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu) ở người có loét hoặc không có loét dạ dày- tá tràng.

3.3 Một số thuốc phổ biến

Thuốc trung hòa acid được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:

Thuốc trung hòa acid ion (-): Bao gồm Canxi carbonate, Carbonate monosodique,… Nhóm thuốc này có khả năng trung hòa acid nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm nên chủ yếu được sử dụng trong thời gian ngắn, từ 1 – 2 ngày.

Thuốc trung hòa acid ion (+): Bao gồm Aluminum hydroxide,, Aluminum phosphat, Magnesium hydroxid,… Nhóm các thuốc này có tác dụng thay đổi độ pH của dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng ở dạ dày và thực quản. Hiện nay, nhóm thuốc này đang được sử dụng phổ biến hơn so với thuốc trung hòa acid ion (-). Thuốc trung hòa acid ion (+) thường được dùng sau 3 bữa ăn và dùng trước khi đi ngủ (tổng cộng 4 lần/ngày).

3.4 Lưu ý

Thuốc trung hòa acid tương đối an toàn ở liều điều trị và hầu như chỉ gây tác dụng phụ có mức độ nhẹ như Aluminum hydroxyd gây táo bón, Magnesium hydroxide gây tiêu chảy, ion carbonat và carbonat phản ứng với acid tạo khí CO2 gây đầy hơi, buồn nôn và trung tiện. Mặt khác, tránh sử dụng thuốc dài hạn vì có thể gây loãng xương, tăng magie và nhôm trong máu.

thuoc-trung-hoa-acid-co-the-gay-buon-non-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-tot-nhat

Một trong những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc trung hòa acid gây ra cảm giác buồn nôn

4. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

4.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoạt động trên cơ chế làm lành vết loét thông qua bảo vệ tế bào, kết hợp với chất nhầy tạo một lớp màng bọc bao phủ lấy niêm mạc dạ dày, từ đó tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh khỏi những tác nhân gây loét dạ dày.

4.2 Chỉ định

Trong lâm sàng, sucralfat được dùng điều trị các bệnh liên quan tới bài tiết acid dịch vị, tuy nhiên nó thường được ưu tiên trong các trường hợp sau:

Ngăn ngừa loét do stress ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có nguy cơ viêm phổi

Một số bệnh lý viêm loét mà cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng acid như bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật, loét áp-tơ , loét ở miệng và thực quản do phóng xạ.

Thúc đẩy tái tạo vùng niêm mạc mới, ngăn ngừa sẹo ở dạ dày.

Làm tăng tác dụng liền ổ loét dạ dày tá tràng sau điều trị diệt các vết loét do vi khuẩn H.pylori, giúp quá trình liền sẹo nhanh hơn.

Gần đây, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng rebapamid để điều trị bệnh loét đại tràng.

Phối hợp sử dụng thuốc PPI trong điều trị trào ngược dạ dày và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để điều trị dự phòng các vết loét.

4.3 Một số thuốc phổ biến

Sucralfat: Ngoài tác dụng chính làm lành vết loét, sucralfat còn có tác dụng ức chế pepsin thủy phân protein niêm mạc dạ dày, kích thích sản xuất prostaglandin (PG), kích thích phát triển niêm mạc. 

Misoprostol: Kích thích tiết bicarbonate và dịch nhầy, tăng cường lưu lượng máu đến niêm mạc, gắn với receptor PG, từ đó làm giảm sản xuất histamin, giảm tiết acid.

Hợp chất Bismuth: bismuth subcitrate potassium, Bismuth subsalicylate , tripotassium dicitrato bismuthat. Các chất này có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ chống lại pepsin và acid, kích thích tiết chất nhầy và bicarbonat.

>>>> Xem thêm ngay: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

4.4 Lưu ý

Sucralfat cần được hoạt hóa trong môi trường acid, vì vậy nên dùng thuốc 1 giờ trước khi ăn. Nhôm có thể được hấp thu qua thận, do đó cần thận trọng với các bệnh nhân suy thận.

Misoprostol có thể gây đau bụng, tiêu chảy, chuột rút (tỷ lệ 10 – 20% bệnh nhân); kích thích co thắt tử cung, vì vậy không nên dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai.

Hợp chất bismuth làm cho phân và lưỡi có màu đen, thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân suy thận.

Người bệnh viêm loét dạ dày cần tránh dùng các thuốc gây tổn thương cho dạ dày như thuốc chống viêm không steroid, corticoid, đặc biệt là aspirin.

Hạn chế ăn gia vị chua cay và các chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá). Đồng thời, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và tránh tối đa các yếu tố gây stress vì những yếu tố này sẽ làm bệnh viêm loét dạ dày ngày một nghiêm trọng.

khong-nen-su-dung-chat-kich-thich-khi-dung-thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day

Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá vì sẽ làm bệnh viêm loét dạ dày lâu khỏi – dẫn đến thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Một trong những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất giảm tác dụng

5. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc điều hòa nhu động ruột

5.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

Các nhóm thuốc trong nhóm này có tác dụng kháng dopamin ở não, tăng nhu động ruột, giảm độ giãn ở phần trên của dạ dày, từ đó giúp tăng khả năng co bóp, tăng cường chuyển động cơ thắt dạ dày và thực quản giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng, cải thiện tình trạng acid trào ngược lên thực quản.

Domperidon là thuốc đối kháng với dopamin ở ngoại vi cơ thể, có tác dụng chống nôn và làm tăng tốc độ đẩy các chất chứa trong dạ dày xuống ruột do làm giãn vùng đáy dạ dày, tăng co hang vị, làm giãn rộng môn vị sau bữa ăn.

5.2 Một số thuốc phổ biến

Một số thuốc phổ biến trong nhóm như:

Metoclopramid: là thuốc có tác dụng kháng dopamin trực tiếp do tác dụng đối kháng lên thụ thể serotonin – 5HT3. Metoclopramid dễ dàng đi qua được hàng rào máu não, do đó có tác dụng đối kháng với dopamin trên cả thần kinh trung ương và ngoại vi, làm các thụ thể ở đường tiêu hóa nhạy cảm với acetylcholin. Metoclopramid vừa làm giãn phần trên của dạ dày, vừa làm tăng nhu động của tá tràng, hỗng tràng, hang vị. Kết hợp hai tác dụng trên, thuốc giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn, giảm triệu chứng trào ngược từ dạ dày và tá tràng lên thực quản, đặc biệt giảm cảm giác buồn nôn, nôn do tác dụng đối kháng trực tiếp lên thụ thể serotonin – 5HT3 

Domperidon: Domperidon không đi qua được hàng rào máu – não, do đó domperidon chỉ có tác dụng đối kháng với dopamin ngoại biên, không ảnh hướng đến tâm thần và thần kinh. Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng biên độ mở của cơ thắt môn vị sau mỗi bữa ăn, đồng thời tăng trương lực cơ thắt tâm vị, nhưng lại không ảnh hướng đến sự bài tiết acid dạ dày. 

5.3 Chỉ định

Domperidon: Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc độc tế bào. Ngoài ra thì domperidon còn được sử dụng để giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột

Metoclopramid: Chỉ định trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, cải thiện các triệu chứng nôn, đầy bụng khó tiêu. Thuốc cũng được sử dụng cho mục đích chụp X- quang dạ dày hoặc đặt ống thông vào ruột non.

5.4 Lưu ý

Không dùng nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột với bệnh nhân có thương tổn niêm mạc dạ dày, người bệnh có tiền sử xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, động kinh,…

Thận trọng và cần được sự cho phép của bác sĩ khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

than-trong-khi-dung-thuoc-dieu-hoa-nhu-dong-ruot-mot-trong-nhung-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-tot-nhat-cho-tre-em-duoi-1-tuoi

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều hòa nhu động ruột – Một trong những thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi

6. Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới

6.1 Cơ chế tác dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

Thuốc có tác dụng tăng cường giải phóng acetylcholin, tăng áp lực của cơ thắt thực quản dưới và tăng biên độ các cơn co thắt dạ dày giúp tăng cường đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn.

Cisaprid kích thích giải phóng acetylcholin ở đầu tận cùng của đám rối thần kinh tạng, không kích thích trực tiếp receptor M hoặc phong toả ChE nên tác dụng chỉ khu trú ở ruột, tạng. Không giống metoclopramid, cisaprid kích thích vận động tất cả các phần của đường tiêu hóa, kể cả thực quản và ruột già giúp tăng nhu động thực quản, tăng áp lực qua tâm vị do đó, làm tăng nhu động dạ dày – tá tràng nên làm  nhanh rỗng dạ dày, tăng chuyển vận của dạ dày – ruột non – ruột già.

>>>> Tìm hiểu ngay: Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Cần Biết

6.2 Một số thuốc phổ biến

Hai thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là metoclopramid cisaprid.

Metoclopramid: Ngoài tác dụng tăng nhu động ruột, metoclopramid kích thích giải phóng acetylcholin, từ đó làm tăng nhu động tại hỗng tràng, tá tràng và hang vị, giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cisaprid: Cũng có cấu trúc hóa học giống metoclopramid nhưng kích thích vận động tất cả các phần của đường tiêu hóa, kể cả ruột già hay thực quản. Cisaprid được chuyển hóa qua gan nhờ CYP3A4 và bài tiết qua đường thận và có tích lũy ở thận với bệnh nhân suy thận. Do đó, nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận.

6.3 Chỉ định

Thuốc tăng trương lực cơ thực quản dưới được chỉ định trong các trường hợp:

Chống trào ngược dạ dày – thực quản và giúp cải thiện các triệu chứng của đầy bụng khó tiêu và táo bón mãn tính.

6.4 Lưu ý

Không sử dụng cho người có tổn thương niêm mạc dạ dày.

Không dùng chung với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, bệnh nhân có khoảng QT kéo dài hoặc bệnh nhân có nguy cơ khoảng QT kéo dài.

khong-dung-thuoc-tang-truong-luc-co-that-thuc-quan-duoicho-nguoi-loet-da-day

Không dùng thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới cho người loét dạ dày

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản như điều trị nội khoa, ngoại khoa, châm cứu,… Bài viết trên đi sâu vào phương pháp điều trị nội khoa cung cấp thông tin các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về vấn đề Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày, hãy liên hệ tới HOTLINE 1800 6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sỹ Scurma Fizzy để được tư vấn giải đáp cụ thể nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091