Thuốc Chữa Viêm Thực Quản Trào Ngược Phổ Biến Nhất

Thuốc Chữa Viêm Thực Quản Trào Ngược Phổ Biến Nhất

Viêm thực quản trào ngược là một căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến thường gặp vậy nên lựa chọn thuốc chữa viêm thực quản trào ngược cũng là câu hỏi đặt ra của nhiều người. Bệnh viêm thực quản trào ngược có liên quan mật thiết tới bệnh dạ dày, cụ thể khi mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, thoát vị dạ dày, ung thư…bệnh nhân dễ bị trào ngược dịch vị lên thực quản làm tổn thương con đường vận chuyển thức ăn và sinh ra căn bệnh này. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm, từ cách chữa đông y cổ truyền tới tây y hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để chúng ta tham khảo và hiểu được các loại thuốc chữa viêm thực quản trào ngược.

thuoc-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-1

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược dùng khi nào?

1. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược dùng khi nào?

1.1. Viêm thực quản trào ngược là gì?

Viêm thực quản là tình trạng lớp lót trong cùng của đoạn thực quản bị viêm. Mặc dù thực quản không tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học hay sinh học của thức ăn nhưng chức năng vận chuyển thức ăn lại vô cùng cần thiết. Viêm thực quản trào ngược được biết là căn bệnh gây ra bởi việc trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản dẫn tới viêm thực quản. Yếu tố acid dạ dày gây nên bệnh viêm thực quản trào ngược đã được nhiều người thừa nhận trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho rằng acid không hẳn là yếu tố tiên quyết gây nên căn bệnh này. Mặc dù vậy, việc trào ngược của dạ dày và viêm đều là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

>>> Xem thêm:

Căn bệnh này rất khó tự hồi phục mà bệnh nhân cần phải được hỗ trợ bởi thuốc chữa viêm thực quản trào ngược để chữa khỏi bệnh nhanh và ngăn chặn các biến chứng.

Do đặc thù bệnh là ảnh hưởng bởi acid dạ dày nên tình trạng bệnh thường tiến triển mạnh mẽ hơn vào buổi đêm. Đây là thời gian thực quản dễ bị phá hủy nhất, nếu tình trạng kéo dài mà không có thuốc điều trị thì nhanh chóng trở nên trầm trọng thậm chí là ung thư.

1.2. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược tác động từ nguyên nhân

Nguyên nhân chính là cơ vòng của thực quản suy yếu gây hiện tượng đóng mở bất thường và không đủ lực. Thông thường trong khi chúng ta tiêu hóa thức ăn, cơ vòng sẽ mở ra khi đưa thức ăn từ khoang miệng xuống và đóng lại khi thức ăn đã tới dạ dày. Tuy nhiên khi xuất hiện tình trạng suy yếu, việc đóng mở nhất định bị ảnh hưởng và điểm yếu này khiến cho acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên phía thực quản.

Nguyên nhân khác được đưa ra là ở những bệnh nhân đang gặp phải các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng hoặc nặng hơn như ung thư dạ dày. Một số trường hợp có nguy cơ gây ra bệnh dược kể tới như:

  • Phụ nữ có thai dễ bị trào ngược dạ dày lên thực quản do vùng bụng bị ảnh hưởng bởi nhiều áp lực lớn.
  • Các bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như giảm nhu động ruột, co thắt phần đại tràng, thoát vị hiatal (căng hoặc xơ cứng phần trên của dạ dày đối với cơ hoành) hay có tên là rối loạn mô liên kết.
  • Người thừa cân béo phì có nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

1.3. Dấu hiệu viêm thực quản trào ngược

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân viêm thực quản trào ngược bao gồm:

  • Ợ hơi không do thực phẩm, ợ chua xuất hiện trong thời gian dài, nguyên nhân gây ra bởi lượng acid dạ dày dư thừa.
  • Đau tức vùng ngực: thực quản nằm ở vị trí nối yết hầu và tâm vị nên khi viêm sẽ gây đau tức vùng ngực.
  • Buồn nôn thường gặp khi bệnh nhân ăn no
  • Đau dạ dày sau các bữa ăn
  • Những bệnh nhân mắc phải viêm thực quản trào ngược thường đau rát họng và ngực, khó nuốt, dễ bị nghẹn, tiêu hóa khó khăn, có thể mất tiếng, các biểu hiện tăng lên khi ăn uống hay tiêu hóa thực phẩm.

Khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như X-quang và soi thực quản, bệnh nhân có thể phát hiện ra các vết tổn thương viêm loét thực quản, hoại tử, phù nề, bong tróc, niêm mạc thực quản sưng và đỏ, ngoài ra thực quản có thể có mủ kèm theo… Khi đã xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc chữa viêm thực quản trào ngược sớm nhất.

2. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược dùng ở giai đoạn nào?

Cách phân loại các giai đoạn của bệnh viêm thực quản trào ngược có ý nghĩa quan trọng trong điều trị cũng như lựa chọn các loại thuốc điều trị. Thông thường, việc nhận biết càng sớm sẽ càng dễ loại bỏ nguyên nhân cũng như các triệu chứng mắc phải của bệnh.

ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Viêm thực quản trào ngược ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Khởi phát

Đây là giai đoạn có trào ngược dịch vị dạ dày nhưng chưa gây tổn thương niêm mạc thực quản. Hiện tượng trào ngược chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn với tần suất nhỏ.

Cấp độ A

Đây là cấp độ nhẹ nhất khi người bệnh đã mắc viêm thực quản trào ngược. Bệnh nhân có các biểu hiện ban đầu như ợ hơi ợ chua và nóng rát vùng họng, cận lâm sàng bắt đầu xuất hiện các vết viêm trên lớp lót lòng thực quản. Đây là giai đoạn nên được điều trị bằng thuốc chữa viêm thực quản trào ngược để chấm dứt ngay bệnh ở giai đoạn nhẹ nhất.

>>> Xem thêm: Viêm Thực Quản Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không

Cấp độ B

Khi chuyển sang cấp độ này, bệnh nhân sẽ gặp các đợt trào ngược dạ dày nhiều hơn, cảm giác khó chịu khi ăn uống nhiều hơn, quan sát cận lâm sàng thấy các vết viêm loét thực quản lớn và rộng.

Cấp độ C

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, cảm giác đau tức ngực ngày càng nhiều thậm chí có thể gặp nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Đó là triệu chứng điển hình của các bệnh nhân viêm đường tiêu hóa trên. Xét nghiệm cận lâm sàng, thực quản đã bị tổn thương khá nhiều, acid của dạ dày trào ngược tiếp tục gây nên tổn thương lớn, có thể dẫn tới hiện tượng Barrett thực quản.

Cấp độ D

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh. Các vết viêm loét đã lan ra rất rộng, tổn thương thực quản rất lớn. Ở giai đoạn việc dùng thuốc chữa viêm thực quản trào ngược có ý nghĩa vô cùng to lớn, nếu không điều trị thì mức độ tổn thương của bệnh có thể chuyển sang ung thư và không thể hồi phục.

3. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược phổ biến nhất hiện nay

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược là yếu tố không thể thiếu nếu bệnh nhân mong muốn điều trị khỏi bệnh này. Việc kết hợp giữa thuốc chữa viêm thực quản trào ngược và chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho mỗi bệnh nhân. Thuốc Tây hiện nay vẫn là lựa chọn dược kê đơn cho các bệnh nhân viêm dạ dày thực quản bởi tác dụng nhanh chóng và triệt để. Việc lựa chọn thuốc nào sẽ được các bác sĩ xem xét cho mỗi người bệnh. Dưới đây là các thuốc phổ biến nhất trong y khoa dùng để chữa viêm thực quản trào ngược.

 phổ biến

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược nào phổ biến?

3.1. Metoclopramid

Metoclopramid là thuốc tác dụng lên dạ dày làm tăng chức năng vận động tiêu hóa của dạ dày, đẩy nhanh tác dụng tháo rỗng dạ dày và ngăn ngừa tình trạng trào ngược acid dạ dày lên thành thực quản. Đây là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Metoclopramid được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên nén bao gồm:

  • Metoclopramid
  • Tá dược vừa đủ 1 viên: Tinh bột mì, cellulose vi tinh thể, silicon dioxide, lactose, magnesi stearat

Chỉ định

Metoclopramid dùng cho bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược, trào ngược dạ dày

Metoclopramid có tác dụng chống nôn, giảm cơn buồn nôn nhưng tác dụng rất ít với biểu hiện buồn nôn của say tàu xe do tiền đình.

Tác dụng của Metoclopramid

Metoclopramid có tác dụng phong bế thụ thể dopamin, làm mất tác dụng của dopamin lên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi khiến cho các thụ thể ở đường tiêu hóa nhạy cảm với acetylcholin hơn. Thuốc có tác dụng làm giãn phần trên của dạ dày, làm giảm hiện tượng căng cứng dạ dày, cùng với đó làm tăng co bóp và tăng nhu động hang vị, hỗng tràng và tá tràng. Nhờ đó Metoclopramid làm nhanh tháo rỗng dạ dày và ngăn chặn các cơn trào ngược dạ dày lên thực quản.

Thời gian bán thải của Metoclopramid là 4-6h, ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận thời gian bán thải có thể lên tới 24h.

Cách dùng và liều lượng

  • Điều trị viêm thực quản trào ngược: uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi ngủ.
  • Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan thận
  • Liều lượng không quá 0,5mg/kg tổng trọng lượng cơ thể.

Chống chỉ định

Thuốc Metoclopramid không dùng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày ruột, viêm tắc ruột, thủng ruột hoặc kích ứng ruột
  • Bệnh nhân động khi nếu dùng thuốc có nguy cơ làm tăng biểu hiện của cơn động kinh
  • Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Metoclopramid, bệnh nhân bị u tế bào ưa crôm do có nguy cơ làm tăng huyết áp.
  • Không dùng cho bệnh nhân hen phế quản vì làm tăng co thắt phế quản
  • Thận trọng sử dụng cho người cao tuổi và trẻ nhỏ, người suy chức năng gan thận
  • Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nên phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi dùng

>>> Xem thêm: Viêm Thực Quản Trào Ngược Và Xử Trí

Tác dụng không mong muốn

Ở bệnh nhân nữ trẻ tuổi thường xảy ra hiện tượng rối loạn trương lực cơ cấp do tác dụng đối kháng với dopamin.

Ở bệnh nhân cao tuổi điều trị kéo dài thường xảy ra hội chứng Parkinson.

Do kích thích prolactin, người dùng thuốc có thể xảy ra hiện tượng tăng tiết sữa cũng như rối loạn liên quan.

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng Metoclopramid làm thuốc chữa viêm thực quản trào ngược thường gặp như:

  • Thường gặp: tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn trương lực cơ
  • Ít gặp: buồn nôn, táo bón, khô miệng bất thường, chóng mặt, đau đầu
  • Hiếm gặp: rối loạn tăng giảm huyết áp bất thường, rối loạn nhịp tim, nổi mày đay, mất bạch cầu hạt, hội chứng Parkinson.

Tương tác thuốc

Không sử dụng rượu bia khi sử dụng thuốc Metoclopramid.

Không kết hợp metoclopramid với suxamethonium (do kéo dài thời gian bán thải, tăng độc tính), bromocriptin (đối kháng hiệu lực của nhau), thuốc ngủ gây nghiện hoặc chất chống tiết cholin (gây đối kháng tác dụng ở dạ dày và ruột), phenothiazin (do tăng nguy cơ gây tác dụng ngoại tháp).

3.2. Sulpirid

Khác với Metoclopramid, Sulpirid là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược tác động chủ yếu lên vùng cơ dưới cơ vòng làm tăng trương lực cơ tại đó, mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản.

Sulpirid

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược

Sulpirid dược bào chế dưới dạng viên nén với thành phần gồm:

  • Sulpirid
  • Tá dược vừa đủ: xenluloza vi tinh thể, povidone K30, đường lactose, magie stearat, natri tinh bột glycolat

Chỉ định

Sulpirid dược chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dùng làm thuốc chữa viêm thực quản trào ngược
  • Điều trị lo âu, rối loạn tâm thần, ức chế thần kinh, rối loạn hành vi

Tác dụng của Sulpirid

Sulpirid là một thuốc thuộc nhóm benzamit, thuốc không có tác dụng đối với noradrenalin, khả năng kháng cholinesterase rất ít hoặc không đáng kể, không có sự liên kết giữa Sulpirid với GABA hay thụ thể muscarinic.

Ngoài việc sử dụng Sulpirid là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược thì nó còn được biết đến với khả năng chống trầm cảm và an thần cũng như điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Cách dùng và liều lượng

Liều khởi điểm ở người trưởng thành là từ 400-800mg một ngày, dùng 2 lần/ngày.

Sau đó có thể tăng liều nhưng không quá 1200mg/ngày.

Đối với bệnh nhân có chức năng gan thận suy giảm hoặc người cao tuổi cần điều chỉnh liều hợp lý tránh ngộ độc thuốc.

Chống chỉ định

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong Sulpirid.

Không dùng cho bệnh nhân có u tế bào ưa sắc.

Người có dấu hiệu viêm tắc khối tĩnh mạch và người bị ung thư vú.

Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì cần chú ý khi kê đơn thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng Sulpirid dược liệt kê như sau:

  • Thường gặp: tăng prolactin máu, đau vú, mất ngủ, men gan cao, rối loạn vận động đường tiêu hóa, nổi ban trên da, buồn ngủ, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngoại tháp, Parkinson
  • Ít gặp: giảm bạch cầu, rối loạn vận động, tăng trương lực cơ, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết nước bọt, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, rối loạn cương dương
  • Hiếm gặp: suy giảm thị lực, hạ natri máu, rối loạn nhịp tim, ngừng tim, xoắn đỉnh, nhịp thất nhanh.

Tương tác thuốc

Một số thuốc cần lưu ý có tương tác không tốt với Sulpirid:

  • Levodopa: gây tác dụng đối kháng
  • Rượu: tăng cường tác dụng dễ gây ngộ độc hoặc tăng tác dụng không mong muốn
  • Thuốc chẹn beta, thuốc gây hạ kali máu (như lợi tiểu, nhuận tràng, amphotericin B), thuốc chẹn canxi, thuốc chống trầm cảm, methadone, lithium, erythromycin… : kéo dài khoảng QT tim hoặc gây nên hiện tượng xoắn đỉnh
  • Dùng chung với thuốc hạ huyết áp sẽ làm tăng tác dụng gây hạ huyết áp thế đứng
  • Dùng cùng các thuốc kháng acid hay sucrafat (thuốc bảo vệ dạ dày) có thể làm giảm hấp thu Sulpirid.

3.3. Alginat

Alginat là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược có tác dụng chính là bảo vệ lớp lót lòng thực quản trước sự tấn công của acid dịch dạ dày.

Chỉ định

Alginat được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng gây ra bởi hiện tượng trào ngược acid dịch dạ dày hoặc pepsin, dịch mật vào lòng thực quản
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, khản giọng, mất tiếng

Tác dụng

Alginat là một thuốc phổ biến trong nhóm điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày-thực quản. Việc sử dụng Alginat làm thuốc chữa viêm dạ dày thực quản mang ý nghĩa to lớn, giúp chặn đứng nguyên nhân của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Alginat sau khi uống sẽ có phản ứng với acid dịch dạ dày để tạo gel acid alginic, tạo môi trường pH trung tính bên trong dạ dày. Thuốc có tác dụng ngăn chặn hiện tượng trào ngược dạ dày trong suốt 4h đồng thời bảo vệ thực quản khỏi các yếu tố tấn công xâm nhập.

Cách dùng

Sau các bữa ăn và trước khi ngủ thì được khuyến cáo sử dụng Aginat

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi cần được tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn.

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần có trong Alginat.

Tác dụng không mong muốn

Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Alginat:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn vận động đường tiêu hóa
  • Co thắt phế quản, rối loạn hô hấp và rối loạn hệ thống miễn dịch, nổi mề đay (mức độ xuất hiện với tần số rất thấp)

3.4. Domperidon

Domperidon có tác dụng gần tương tự như Sulpirid, đây là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược có tác dụng làm tăng tác dụng của cơ vòng thực quản, giảm thiểu hiện tượng trào ngược acid dịch vị lên trên, ngăn ngừa tổn thương và viêm loét.

thuoc-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-5

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược hiệu quả

Domperidon dược bào chế dưới dạng viên nén với thành phần trong mỗi viên nén:

  • Domperidon maleate
  • Tá dược vừa đủ: lactose monohydrate, povidone K30, silica keo hoặc khen, xenluloza vi tinh thể, tinh bột ngô, magie stearate

Chỉ định

Thuốc Domperidon được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn và nôn
  • Trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính, bệnh nhân sau khi cắt dạ dày hoặc đang sử dụng chống ung thư.

Tác dụng

Domperidon là thuốc chữa viêm thực quản trào ngược có tác dụng đối kháng dopamin do vậy giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng gặp phải mà đặc biệt là chống nôn.

Domperidon có tác dụng tăng cường sự giải phóng prolactin từ tuyến yên nhưng lại có thể gây ra tác dụng ngoại tháp, mặc dù hiện tượng này khá hiếm gặp. Domperidon được chỉ ra là giúp cải thiện tối ưu quá trình vận động đường tiêu hóa, cải thiện nhu động tá tràng, thúc đẩy quá trình tháo rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn, ngăn sự trào ngược dịch vị lên trên thực quản.

Cách dùng và liều lượng

Domperidon nên được sử dụng ở liều thấp có hiệu quả trong thời gian ngắn, sử dụng trước bữa ăn.

Đối với người lớn, liều lượng 10-30mg/ngày.

Các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân suy gan thận, trẻ em dưới 12 tuổi cần được sự chỉ dẫn của y bác sĩ về liều lượng.

Chống chỉ định

Domperidon không được chỉ định cho các đối tượng bệnh nhân sau:

  • Người suy gan thận nặng
  • Người có bệnh tim hoặc tiền sử bệnh tim
  • Quá mẫn với thành phần của Domperidon

Tác dụng không mong muốn

Một vài tác dụng không mong muốn khi dùng Domperidon như sau:

  • Thường gặp: khô miệng, rối loạn tiêu hóa
  • Ít gặp: đau đầu, giảm ham muốn, tiêu chảy, phát ban, căng tức ngực và đau vú, mệt mỏi
  • Hiếm gặp: kích động, QT tim kéo dài, rối loạn thị giác, phù mạch, vô kinh, prolactin máu tăng

Tương tác thuốc

Các thuốc kết hợp với Domperidon làm kéo dài khoảng QT: chống loạn nhịp tim, chống loạn thần, chống trầm cảm, chống nấm, thuốc kháng histamin, thuốc dùng trong điều trị ung thư,..

Không nên kết hợp các thuốc ức chế CYP3A4 với Domperidon.

4. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược theo Đông y

Việc dùng thuốc chữa viêm thực quản trào ngược bằng Tây y không còn quá xa lạ, tuy nhiên việc kết hợp và điều trị bệnh bằng các thuốc nguồn gốc Đông y cũng sẽ là lựa chọn mới cho những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Bản chất của các thuốc Đông y hầu hết là thảo dược thiên nhiên lành tính và không những hiệu quả lâu dài mà còn rất an toàn cho người sử dụng.

thuoc-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-6

Chữa viêm thực quản trào ngược theo Đông Y

Một vài bài thuốc tham khảo trong điều trị viêm thực quản trào ngược:

  • Cây ngũ sắc 14g, xương bồ 16g,, sâm đại hành 10g, hoàng kỳ 16g, sinh khương 8g, lá đắng 12g, tía tô 8g, trần bì 8g, đương quy 10g, chỉ xác 6g, lá lốt 6g, bạch truật 8g,.
  • Hắc tao nhân 16g, phòng sâm 16g, bán hạ chế 12g, hoài sơn 10g, liên nhục 10g, viễn chi 10g, chỉ xác 8g, ngưu tất 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc nước khoảng 1l, sắc cô đặc tới khi còn ½, uống 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Khôi tí 16g, tam thất nam 12g, cỏ lào 12g, loét mồm 12g, cam thảo 10g, khương hoàng 10g. Sắc thành nước 1 thang uống 2 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng – tối.
  • Ngưu tất 16g, cát căn 16g, hắc táo nhân 16g, liên nhục 16g, hoài sơn 16g, cam  thảo 12g, trần bì 12g, viễn chi 12g, bán hạ chế 10g, chỉ xác 10g. Sắc uống 1 thang 2 ngày, 2 lần/ngày.

5. Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược dân gian

Bên cạnh các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều thảo dược và nguyên liệu thiên nhiên thì kinh nghiệm dân gian còn truyền lại các phương pháp hay và hiệu quả, nó cũng được đánh giá là những vị thuốc chữa viêm thực quản trào ngược tác dụng tốt và dễ dàng thực hiện tại nhà.

5.1. Dùng nghệ mật ong chữa viêm thực quản trào ngược

thuoc-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-7

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược tại nhà

Từ lâu người ta đã biết dùng nghệ làm thuốc và nó là thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân tộc.

Nghệ bản chất có vị nhẫn đắng, tính nóng, công dụng nổi bật là loại củ ngăn ngừa ung thư, tăng cường và bảo vệ chức năng gan thận, khắc phục các vấn đề đường tiêu hóa mà đặc biệt là dạ dày. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin, là thành phần chính gây nên các tác dụng tuyệt vời của nó như bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm các vết thương nhanh lành.

Việc kết hợp nghệ với mật ong là phương thức bổ trợ tác dụng giúp người bệnh đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị do mật ong có tính sát khuẩn cao. Việc điều trị nguyên nhân từ dạ dày sẽ tác động tích cực là đây phương pháp hiệu quả như thuốc chữa viêm thực quản trào ngược và dễ dàng thực hiện tại nhà.

>>> Xem thêm: Viêm Dạ Dày Trào Ngược Thực Quản – Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

5.2. Dùng nước ép nha đam ngăn trào ngược dạ dày

thuoc-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-9

Nha đam – thuốc chữa viêm thực quản trào ngược rất tốt

Nha đam hay Lô hội cũng là một loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm thực quản trào ngược hữu hiệu. Nha đam có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt, khả năng sát trùng cao do chứa các thành phần Anthraquinon có tác dụng giảm đau kháng viêm, ngăn ngừa sự trào ngược acid dịch dạ dày.

Uống nửa cốc nước ép nha đam trước bữa ăn sẽ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh một cách rõ ràng.

5.3. Chữa viêm thực quản trào ngược tại nhà bằng gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình và chính nó cũng là một vị thuốc chữa viêm thực quản trào ngược hữu hiệu.

Gừng có tác dụng chống nôn, cân bằng lại cơ thể rất tốt. Thành phần trong gừng không có tác dụng trực tiếp làm giảm acid mà nó tác động lên hệ thần kinh, dẫn truyền xuống hệ tiêu hóa tại dạ dày làm ngừng tiết acid dịch vị. Do đó vừa bảo vệ dược dạ dày, vừa tránh được hiện tượng trào ngược lên thực quản gây tổn thương.

Rèn luyện thói quen uống trà gừng sẽ mang lại cho mỗi người một sức khỏe tuyệt vời.

Kết luận

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược có ý nghĩa to lớn, góp phần không thể thiếu trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho những bệnh nhân mắc các vấn đề về trào ngược thực quản, đẩy lùi các triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng và nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như thuốc chữa viêm thực quản trào ngược, độc, giả hãy liên hệ tới HOTLINE 18006091  để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Scurma Fizzy. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091