Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

Trào ngược dạ dày-thực quản không phải là một căn bệnh xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thông tin chính xác và đầy đủ về căn bệnh này, đặc biệt căn bệnh này dễ gây ra nhiều biến chứng gọi chứng được gọi chung là biến chứng trào ngược dạ dày. Việc chúng ta nắm rõ được các biến chứng trào ngược dạ dày, hiểu được mức độ nguy hiểm sẽ giúp phòng tránh các biến chứng này một cách hiệu quả. 

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến, là tình trạng acid dịch vị (đôi khi có thể bao gồm cả thức ăn và dịch mật) trào ngược lên thực quản. Các chất này khi trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích niêm mạc thực quản gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa gọi là triệu chứng trào ngược dạ dày.

Ở Hoa Kỳ, người ta ước tính có khoảng 25-40% người khỏe mạnh có triệu chứng trào ngược dạ dày một lần trong đời. Chỉ gọi là bệnh trào ngược dạ dày khi các triệu chứng trào ngược gây khó chịu, hay có biến chứng trào ngược dạ dày.

bien-chung-trao-nguoc-da-day-4

Trào ngược dạ dày là gì?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược dạ dày và biến chứng trào ngược dạ dày? 

Trào ngược dạ dày có thể do:

  • Rối loạn cơ thắt thực quản dưới mà hay gặp nhất là do giãn cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới có chức năng ngăn không cho các chất từ dạ dày trào ngược lên. Khi chức năng này giảm đi thì acid trong dạ dày sẽ đi ngược lên trên thực quản gây ra trào ngược dạ dày-thực quản, đồng thời gây ra biến chứng trào ngược dày dày tại thực quản.
  • Chậm vơi dạ dày 
  • Bất thường giải phẫu: thoát vị hoành tức phần trên của dạ dày di chuyển lên trên cơ hoành-cơ ngăn cách dạ dày với phần ngực.
  • Tình trạng túi acid: sau khi ăn acid vẫn tích lũy nhiều ở vùng chuyển tiếp giữa thực quản và dạ dày, nó đóng vai trò như túi acid gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản.

>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày, Triệu Chứng, Nguyên Do Và Cách Kiểm Soát

3. Đâu là yếu tố nguy cơ của chứng trào ngược dạ dày

Một số yếu tố nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày như:

  • Béo phì: trong hầu hết các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày luôn có yếu tố béo phì và BMI (chỉ số cân nặng). Người bị béo phì có nguy cơ bị mắc trào ngược dạ dày cao gấp 1,72 lần so với người bình thường. 
  • Người ≥ 50 tuổi: hiện nay tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày cao lên đáng kể ở nhóm đối tượng này.
  • Mang thai: mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày do bào thai làm tăng áp lực lên các cơ quan nội tạng.
  • Chế độ ăn: ăn nhiều bữa hoặc nằm ngay sau bữa ăn, ăn quá nhiều trong một bữa, ăn gần giờ đi ngủ.
  • Thức ăn, đồ uống: cà phê, rượu, chocolate, thức ăn nhiều chất béo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn tiêu thụ trung bình 12,5 g rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày lên 1,16 lần. Những người hút thuốc có nguy cơ bị trào ngược dạ dày gấp 1,26 lần người không hút thuốc. 
  • Thuốc: chẹn beta, nhóm nitrat, NSAIDs (giảm đau kháng viêm non steroid), kháng cholinergic, chống trầm cảm, theophylin, progesterone.

Các yếu tố nguy cơ nêu trên cũng có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày của bạn, gây khó chịu và gây ra các biến chứng trào ngược dạ dày.

4. Các biến chứng trào ngược dạ dày 

Bệnh lý trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng trào ngược dạ dày biểu hiện dưới một loạt các tình trạng như viêm loét thực quản và tổn thương ăn mòn thực quản, tăng chít hẹp thực quản, nhiều nguy cơ bị bệnh Barrett thực quản từ đó dẫn đến ung thư biểu mô tuyến thực quản. Trào ngược dạ dày có liên quan đến một số triệu chứng và bệnh về phổi, các triệu chứng tai-mũi-họng và các bệnh ngoài thực quản khác như đau ngực và rối loạn giấc ngủ cũng đang gia tăng.

bien-chung-trao-nguoc-da-day-5

Một số biến chứng trào ngược dạ dày

4.1. Viêm loét thực quản và tổn thương ăn mòn thực quản 

Viêm loét thực quản và tổn thương ăn mòn thực quản là gì? Viêm loét thực quản và tổn thương ăn mòn thực quản là một biến chứng trào ngược dạ dày thường gặp nhất. Ta được biết trong dịch vị của dạ dày chứa lượng acid rất cao (pH = 1-2), do đó khi dịch vị trào ngược lên thực quản sẽ tấn công vào niêm mạc thực quản, gây viêm sau đó là loét thực quản. Các ổ loét này càng ngày càng sâu, làm cản trở hoạt động bình thường của thực quản, nguy hiểm hơn là gây chảy máu thực quản.

Biểu hiện khi có biến chứng viêm loét thực quản và tổn thương ăn mòn thực quản: Một khi bị viêm loét thực quản bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát ngực, nóng rát sau xương ức, khó nuốt gặp ở khoảng trường hợp (có thể bao gồm cả thức ăn và nước uống). Ngoài ra, người bệnh còn có thể có cảm giác buồn nôn.

4.2. Chít hẹp thực quản

Chít hẹp thực quản xảy ra sau khi người bệnh bị viêm thực quản do biến chứng trào ngược dạ dày không được điều trị. Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân sử dụng các thuốc nhóm NSAIDs và tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn nữ. Dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra viêm, phù nề, thâm nhiễm và tắc mạch, sau cùng là gây ra sự dính của niêm mạc thực quản. Điều này làm cho thực quản bị hẹp lại và xơ hóa. Biểu hiện của biến chứng này là bệnh nhân sẽ cảm thấy khó nuốt tăng dần lên.

4.3. Barrett thực quản

Barrett thực quản là một trong những biến chứng nguy hiểm vì nó có thể chuyển thành ung thư thực quản. Tuy nhiên, chỉ một số ít bệnh nhân có biến chứng trào ngược dạ dày là barrett thực quản. Biến chứng này là do acid trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản, không biết vì nguyên nhân gì mà lượng acid này trở nên đậm đặc hơn. Điều này làm cho tổn thương viêm và các ổ loét ở thực quản ngày càng lan rộng ra, làm cho các tế bào biểu  mô vảy  ở niêm mạc của thực quản bị biến đổi cả về màu sắc và hình dạng. Cụ thể các tế bào biểu mô vảy ở niêm mạc thực quản bị biến đổi thành tế bào biểu mô dạng cột, tương tự như ở ruột, đây chính là nguyên nhân khiến chứng barrett thực quản có thể diễn biến sang ung thư thực quản. Biến chứng này làm cho bệnh nhân thở khò khè, thở hụt hơi và đau ngực thường xuyên. Barrett thực quản có thể là dấu hiệu báo sớm của ung thư thực quản, những năm gần đây biến chứng này ngày càng tăng ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày. trung bình có khoảng 5-10% bệnh nhân bị barrett thực quản sẽ tiến triển thành ung thư thực quản. 

4.4. Biến chứng trào ngược dạ dày liên quan đến ung thư thực quản

Ung thư thực quản là biến chứng nghiêm trọng nhất trong số các biến chứng trào ngược dạ dày. Như đã nêu, ung thư thực quản thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị biến chứng barrett thực quản. Một bệnh nhân trào ngược dạ dày không được điều trị, hoặc được điều trị không đúng cách sẽ có thể dẫn đến ung thư thực quản. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân, chi phí điều trị cho ung thư cao, khả năng hồi phục thấp. Biến chứng này thường gặp nhất là nhóm bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ≥ 50 tuổi và đã có biến chứng barrett thực quản. Biểu hiện của biến chứng ung thư thực quản tương tự như trào ngược dạ dày nhưng nặng nề hơn rất nhiều. Bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng như buồn nôn, nôn, nuốt khó khăn, khàn tiếng, ho nhiều, đau sau xương ức, sụt cân. Sau khi bị mắc ung thư thực quản 1-2 tháng, bệnh nhân có thể sụt 5-7 kg, da sạm khô đi trông thấy. Ung thư thực quản thực sự rất nguy hiểm, do đó bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày cần tầm soát ung thư thực quản sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được bác sĩ và các chuyên gia tư vấn tầm soát ung thư thực quản. 

 bien-chung-trao-nguoc-da-day-7

Ung thư thực quản-biến chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng nhất

4.5. Biến chứng trào ngược dạ dày liên quan đường hô hấp

Biến chứng trào ngược dạ dày liên quan đến đường hô hấp:

  • Các biến chứng viêm đường hô hấp: về mặt giải phẫu, ống tiêu hóa và hệ hô hấp có liên quan với nhau vì vậy, khi acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có thể gây ra viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Một số nghiên cứu những năm gần đây đã chỉ ra được mối liên quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ và trào ngược dạ dày. Phân tích tổng hợp cho thấy nhóm bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ gấp 1,75 lần.
  • Xơ phổi vô căn: từ cơ sở dữ liệu Medline, Embase, Ovid và Web of Science (1966-5/2018), các nhà nghiên cứu đã đưa ra mối liên quan giữa xơ hóa phổi vô căn và trào ngược dạ dày. Tuy nhiên mối liên quan này có thể bị nhầm lẫn do hút thuốc. Hút thuốc có thể gây trào ngược dạ dày và cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ hóa phổi.

5. Chẩn đoán biến chứng trào ngược dạ dày

5.1. Chẩn đoán xác định

Một số phương pháp chẩn đoán biến chứng trào ngược dạ dày trong đường tiêu hóa như:

  • Nội soi 
  • Chụp X-quang
  • Sinh thiết 

5.2. Chẩn đoán phân biệt biến chứng trào ngược dạ dày với các bệnh khác 

Cần phân biệt với một số bệnh lý được liệt kê ngay dưới đây:

  • Viêm thực quản do thuốc: dựa vào nội soi và triệu chứng.
  • Viêm thực quản ưa bạch cầu acid: dựa vào sinh thiết, kết quả sinh thiết có ≥ 15 bạch cầu ưa acid/vi trường 40, giúp chẩn đoán viêm thực quản ưa bạch cầu acid.
  • Một số bệnh lý khác như: co thắt tâm vị, viêm thực quản do nhiễm khuẩn, khó tiêu, loét dạ dày-tá tràng, bệnh mạch vành, liệt dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Chẩn Đoán Dạ Dày Trào Ngược Và 4 Phương Hướng Điều Trị

6. Trào ngược dạ dày và biến chứng trào ngược dạ dày được điều trị như thế nào? 

Việc điều trị trào ngược dạ dày tốt sẽ giúp giảm xuất hiện các biến chứng trào ngược dạ dày. Các phương tiện được sử dụng để làm giảm biến chứng trào ngược dạ dày hiện nay gồm: 

6.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên mà bệnh nhân cần phải thực hiện. Thay đổi lối sống vừa an toàn, hiệu quả lại giúp bệnh nhân tránh được các bệnh lý khác chứ không chỉ riêng trào ngược dạ dày.

Một số biện pháp cần thực hiện để thay đổi lối sống như: 

Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý: Việc giảm cân là cần thiết đối với những bệnh nhân béo phì hay có BMI cao. Nên giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, cần giảm từ từ, không nên quá 1,6kg/tuần.

Cai thuốc lá, tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

Chế độ ăn:

  • Trong một bữa ăn, không nên ăn quá no
  • Không ăn trước khi đi ngủ, nên ăn các bữa ăn trước khi đi ngủ 2-3 giờ để giảm lượng acid trong dạ dày.
  • Tránh ăn các thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày như: đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhanh.
  • Tránh sử dụng một số loại thực phẩm như: cà phê, chocolate, bạc hà. Đây là những loại thực phẩm đã được nghiên cứu và có liên quan đến trào ngược dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ

Sau khi ăn xong không nên nằm ngay: để tránh bị trào ngược dạ dày chúng ta nên tránh nằm trong 3 giờ sau ăn.

Kê cao gối khi ngủ: kê gối sao cho đầu cao 8-10 độ so với phương ngang, việc nàn giúp giảm các cơn đau bụng có thể dẫn đến trào ngược dạ dày.

Tránh sử dụng một số thuốc gây trào ngược dạ dày như: NSAIDs, chẹn beta, kháng cholinergic, theophylin, nhóm nitrat, chống trầm cảm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia khi phải sử dụng các thuốc nêu trên.

Mặc quần áo thoải mái: không nên mặc các loại quần áo bó sát, nhất là vùng eo, điều này giúp giảm áp lực lên vùng bụng, ngăn ngừa triệu chứng của trào ngược dạ dày.

6.2. Dùng thuốc

Phương pháp điều trị không dùng thuốc chỉ áp dụng khi bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày có triệu chứng nhẹ, thoáng qua. Nếu sau khi áp dụng thay đổi lối sống mà vẫn không cải thiện được chứng trào ngược dạ dày thì bệnh nhân nên được chuyển sang điều trị với phác đồ dùng thuốc. Điều trị bằng thuốc chủ yếu là để giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. 

6.2.1. Nhóm thuốc ngăn dạ dày bài tiết acid

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): bơm proton còn được gọi là bơm acid, khi hoạt động bơm này sẽ bơm acid từ tế bào viền của dạ dày vào trong dịch vị để trao đổi K+ với dịch vị. nếu bơm này hoạt động quá mức sẽ làm lượng acid trong dịch vị tăng lên quá mức gây ra các bệnh dạ dày. Các thuốc PPI là các thuốc sẽ ức chế hoạt động của bơm này, dẫn đến giảm tiết acid. Các thuốc này cho hiệu quả làm giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày và liền tổn thương ở thực quản tốt. Các hoạt chất trong nhóm hay được sử dụng là: omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol. Các thuốc PPI nên uống trước ăn 30-60 phút. 
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: thuốc kháng thụ thể H2 giúp ngăn chặn sự tiết acid trong dạ dày. Các thuốc kháng H2 cho hiệu quả điều trị thấp hơn các thuốc PPI, sử dụng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Thuốc được sử dụng khi triệu chứng nhiều về đêm, và thường kết hợp PPI và kháng H2 để tăng hiệu quả giảm acid dạ dày cao hơn so với việc tăng liều PPI đơn độc. Một số hoạt chất trong nhóm hay được sử dụng là: ranitidin, famotidin.

6.2.2. Nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị 

Thuốc trung hòa acid hay còn gọi là thuốc kháng acid, là nhóm thuốc trung hòa lượng acid có trong thực quản và dạ dày giúp giảm triệu chứng ợ nóng mà bệnh nhân gặp phải. Thuốc trung hòa acid giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng hoặc một phần triệu chứng của bệnh nhân trào ngược dạ dày. Các chế phẩm chứa nhôm magnesi hay được sử dụng trong nhóm này. Có một số chế phẩm phối hợp giữa thuốc trung hòa acid với simethicon, đây là một chất chống sủi bọt. Sự kết hợp này sẽ tạo ra thành một lớp  màng chắn trên dạ dày, giúp ngăn chặn trào ngược dạ dày, làm giảm sự đầy hơi.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trung hòa acid trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng không mong muốn có thể kể đến như táo bón do nhôm dây ra hay tiêu chảy do magnesi gây nhuận tràng. Vì vậy, các chế phẩm trên thị trường hiện nay thường kết hợp cả nhôm và magnesi để khắc phục tác dụng không mong muốn trên ruột của hai hoạt chất này. Ngoài ra, việc sử dụng các muối phosphat không tan này cũng làm mất phosphat máu, và các vấn đề về thận khác.

Dùng thuốc trung hòa acid tốt nhất là sau bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ. 

Đây là nhóm thuốc không kê đơn do đó bệnh nhân có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhóm này không phải là an toàn đối với tất cả mọi người. Chúng tôi khuyên bạn nên được khám và có sự tư vấn của nhân viên y tế.

6.2.3. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ gắn với protein tại ổ loét, bao phủ ổ loét và bảo vệ ổ loét và niêm mạc khỏi sự tấn công của acid dịch vị, pepsin và acid mật, những yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hoạt chất  hay được sử dụng là sucralfat

6.2.4. Các thuốc điều hòa nhu động 

Một số hoạt chất được sử dụng để điều hòa nhu động ruột trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y Tế như: domperidone maleate, metoclopramide, erythromycin.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tác Dụng Phụ Nào Có Thể Đi Kèm Với Các Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Thời Điểm Nào Là Phù Hợp Nhất Để Sử Dụng Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày

6.3. Nội soi tiêu hóa, phẫu thuật

Khi hai phác đồ điều trị trên là thay đổi lối sống và dùng thuốc không hiệu quả, hoặc bệnh chuyển biến nặng, xuất hiện biến chứng trào ngược dạ dày như: barrett thực quản, chít hẹp thực quản, ung thư biểu mô thực quản, bệnh nhân nên được tiến hành phẫu thuật. 

Trước khi lựa chọn phẫu thuật bệnh nhân phải được:

  • Nội soi dạ dày-thực quản và sinh thiết ở những vị trí cần thiết
  • Tiến hành đánh giá áp lực thực quản cho bệnh nhân

Một số phương pháp phẫu thuật sử dụng trong điều trị biến chứng trào ngược dạ dày hiện nay là: 

  • Phương pháp phẫu thuật nội soi: bác sĩ dùng thiết bị nội soi đưa vào thực quản hay dạ dày của bệnh nhân bằng con đường thích hợp, sau đó tiến hành các điều trị tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Phương pháp phẫu thuật 360 độ hoặc fundoplication: đây là những kỹ thuật phẫu thuật mới và đã được chấp thuận cho sử dụng.
 bien-chung-trao-nguoc-da-day-6

Điều trị biến chứng trào ngược dạ dày bằng nội soi

7. Một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng đông y

7.1. Bấm huyệt

 Các phương pháp bấm huyệt có thể được sử dụng để làm giảm biến chứng trào ngược dạ dày như:

7.1.1. Bấm huyệt nội quan

Huyệt nội quan nằm ở vị trí mặt trước cổ tay, giữa hai đường gân tay khi bạn nắm chặt bàn tay và hơi co tay lên. Sau khi đã xác định được vị trí của huyệt, bạn dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào 1-2 phút, khi ấn bạn nên hít thở sâu, nhịp nhàng.

 bien-chung-trao-nguoc-da-day-3

Điều trị trào ngược dạ dày bằng cách bấm huyệt nội quan

7.1.2. Bấm huyệt trung quản

Bạn có thể xác định huyệt trung quản bằng cách nối từ rốn lên cắt đường bờ dưới xương sườn, điểm cắt nhau chính là huyệt trung quản. Sau khi xác định xong, bạn dùng ngón cái hoặc ngón giữa ấn trong 3 phút. 

 bien-chung-trao-nguoc-da-day-1

Điều trị trào ngược dạ dày bằng cách bấm huyệt trung quản

7.2. Cây thuốc dược liệu

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu uy tín đã chỉ ra rằng Curcumin trong củ nghệ có nhiều tác động tích cực lên hệ tiêu hóa con người, nó giúp tăng cường sự co bóp túi mật, ức chế các khối u ở các bộ phần này và thúc đẩy làm lành vết loét dạ dày, qua đó có thể góp phần cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, củ nghệ được xem là một trong những cây thuốc dược liệu làm giảm biến chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Sau đây là một số cách dùng nghệ được nhiều người tin dùng và đem lại kết quả khả quan:

  • Cách làm 1: Sử dụng củ nghệ tươi kết hợp với mật ong. Phương pháp kết hợp này giúp cho cơ thể nhận nhiều hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa, giúp làm lành nhanh vết loét, giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Cách làm là người bệnh có thể pha 1 muỗng mật ong, 3 muỗng bột nghệ tươi với 100ml nước ấm, sau đó khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau và uống 3 lần mỗi ngày trước các bữa ăn. Hoặc bệnh nhân cũng có thể chuẩn bị 60g mật ong, 120g bột nghệ tươi trộn đều thành bột mịn rồi vo lại thành từng viên nhỏ, cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần dùng 3 viên và dùng 3 lần/ngày. Duy trì thói quen sử dụng nghệ kết hợp mật ong trong 1 tháng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Cách làm 2: Sử dụng tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ là bột sau khi đã tách lọc tinh dầu nghệ, loại bỏ các tạp chất xơ cùng những tạp chất khác mà cơ thể không thể hấp thụ được nên sẽ giữ lại hàm lượng curcumin ở mức cao nhất, do đó sử dụng tinh bột nghệ mang lại nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng nghệ thô, nghệ tươi. Khi dùng, người bệnh có thể hòa tinh bột nghệ với nước ấm và uống vào buổi sáng 30 phút trước khi ăn.
  • Cách làm 3: Kết hợp nghệ tươi, chuối chát và sắn dây. Hãy chuẩn bị: nghệ tươi 10 củ, chuối chát, xanh 5 trái, sắn dây 5 củ. Nghệ tươi, sắn dây, chuối chát rửa sạch, gọt vỏ, phơi khô rồi xay thành bột. Sau đó pha bột nghệ, sắn dây và chuối xanh theo tỉ lệ 2:1:1 cùng với 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần 30 phút sau khi ăn trưa và ăn tối. Cần duy trì sử dụng trong 2 tháng để cho hiệu quả cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày đáng kể.

Một số cây thuốc khác được biết là có tác dụng chữa trào ngược dạ dày trong dân gian như: 

  • Gừng 
  • Đu đủ
  • Nha đam 
  • Hoắc hương
  • Thì là
  • Cam thảo
 bien-chung-trao-nguoc-da-day-2

Điều trị trào ngược dạ dày bằng các dược liệu dân gian

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc về bệnh trào ngược dạ dày và biến chứng của căn bệnh này. Trào ngược dạ dày là một căn bệnh thường gặp trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ hiểu biết về nó. Đặc biệt, chúng ta không nên xem nhẹ căn bệnh này vì biến chứng trào ngược dạ dày có thể dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm. Do đó, chúng ta nên trang bị những kiến thức đúng và đầy đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân yêu.

Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia Scurma Fizzy để hạn chế các biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm. Chúc bạn bạn có sức khỏe tốt.

bien-chung-trao-nguoc-da-day-12

Scurma Fizzy giúp ngăn ngừa trào ngược dạ dày

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091