Thuốc Kháng Axit Dạ Dày Cho Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết
Các bà bầu là nhóm người đặc biệt, khi họ mang trong mình một sinh mệnh khác sẽ chào đời. Trong thời gian mang thai, những người này rất dễ mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày – thực quản do không gian của dạ dày bị thu hẹp. Mà ở đối tượng này, việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn trọng. Trong đây, Scurma Fizzy sẽ giúp người đọc biết được những thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu, từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
1. Phụ nữ có thai được sử dụng những loại thuốc kháng axit nào?
Trong thời kỳ mang bầu, sinh lý của bà mẹ thay đổi chóng mặt, bao gồm cả thể chất và sự thay đổi hormon. Triệu chứng trào ngược dạ dày rất dễ xảy ra bởi việc tăng tiết hormon relaxin và kích thước thai nhi phát triển chiếm chỗ vùng bụng, đè ép vào thành dạ dày.
Thêm vào đó, các yếu tố phụ như thay đổi sinh lý, tình trạng thèm đồ chua giai đoạn đầu,… cũng là nguyên nhân gia tăng vấn đề trào ngược hay bệnh lý tiêu hóa khác ở phụ nữ có thai.
>>> Xem thêm: Biểu Hiện Của Đau Dạ Dày Khi Mang Thai
Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Gây Ảnh Hưởng Cho Mẹ Và Bé
Nguy cơ mắc bệnh cao như vậy, song không phải loại thuốc nào cũng được chỉ định cho đối tượng này. Có rất nhiều khía cạnh cần cân nhắc trước khi kê đơn cho bà bầu, đặc biệt phải xem xét xem có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Có nhiều loại thuốc tuy được chỉ định cho phụ nữ có thai, nhưng không phải giải pháp lâu dài do lo sợ các nguy cơ có thể xảy đến.
Với thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu, điều đầu tiên cần đạt được là trung hòa axit dịch vị, làm giảm các biểu hiện do trào ngược dạ dày thực quản gây ra (ợ nóng – ợ chua, buồn nôn,… ) và giảm các nguy cơ tổn thương / biến chứng căn bệnh này mang lại. Mục tiêu thứ hai cũng không kém quan trọng là lành tính, không tác động đến bào thai hoặc không dung nạp vào trong hệ tuần hoàn.
Tuân theo các điều kiện đó, nhóm Antacid được coi là đáp ứng tốt và phù hợp cho bà mẹ mang bầu. Thuốc chủ yếu tác dụng trên niêm mạc, có tác dụng ngay lập tức sau khi uống và là nhóm thuốc không kê đơn (tuy nhiên vẫn cần tư vấn của bác sĩ khi sử dụng nhóm thuốc này). Một nhóm thuốc kháng cũng được cân nhắc là nhóm chẹn bơm proton với đại diện tiêu biểu là Omeprazol.
Trong nhóm Antacid còn có thể dựa theo cấu trúc phân tử của thuốc để chia nhỏ hơn nữa: chứa axit alginic (hoặc muối almagate) và chứa các ion kiềm yếu như Magie, Canxi hoặc có tính kiềm yếu (muối Natri Hydrocarbonate).
>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm
2. Những thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu
Như đã đề cập, các thuốc kháng axit thích hợp nhất cho bà bầu là nhóm tráng niêm mạc dạ dày bởi sự lành tính và tiện dụng của nó. Dưới đây là một số sản phẩm lưu hành trên thị trường có thể được sử dụng bởi bà bầu, chủ yếu là thuốc Antacid, có thể kết hợp với các thành phần khác như hoạt chất kháng Histamin 2.
Một số sản phẩm được thiết kế để phù hợp cho riêng đối tượng này với cải tiến rõ ràng nhất trên mùi vị.
2.1. Thuốc dạ dày Phosphalugel
Thuốc dạ dày chữ P là sản phẩm đã quá đỗi nổi tiếng trên thị trường trong mục đích điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản, điển hình cho nhóm thuốc tráng bao tử chứa ion kim loại.
Sản phẩm vừa đáp ứng tiêu chí trị triệu chứng nhanh chóng, lại dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể và thuốc không cần chỉ định, đây là một lựa chọn không tồi cho phụ nữ mang thai có biểu hiện trào ngược.
Trong một gói hỗn dịch thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu Phosphalugel 20g bao gồm:
- Dược chất chính: Aluminum phosphate dạng gel
- Các tá dược đi kèm: Canxi sulphate dihydrate, Sorbitol lỏng, Pectin, Agar 800, Kali sorbate, Hương cam
Có thể sử dụng khi
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Điều trị và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác liên quan đến axit dạ dày (viêm thực quản)
Cách dùng cho bà bầu
- Uống trực tiếp 1 gói trong 1 lần dùng (có thể uống với nước nếu cảm thấy khó chịu).
- Dùng ngay khi xuất hiện đau dạ dày và các dấu hiệu trào ngược hoặc sau ăn 1 giờ.
- Tối đa 6 gói/ ngày.
Tác dụng phụ
Với các thuốc trung hòa axit dạng muối bazơ như Phosphalugel thì tác dụng phụ ngắn ngày ít xảy ra, có thể kể đến táo bón/tiêu chảy, khó tiêu. Sử dụng kéo dài, ion nhôm lấy phosphat từ xương làm xốp xương
Chống chỉ định với các thành phần
- Mẫn cảm với bất kỳ các thành phần của thuốc
- Người không dung nạp fructose
- Người bị bệnh thận
>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai
Trào Ngược Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không Và Các Cách Điều Trị Hiệu Quả
2.2. Thuốc tráng niêm mạc dạ dày Gastropulgite
Tiếp tục trong danh sách là thương hiệu thuốc dạ dày cũng rất quen thuộc với mọi người – Gastropulgite. Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu này còn dùng được cho rất nhiều đối tượng khác, đặc biệt là người sử dụng các thuốc hại dạ dày như NSAIDs. Thuốc được sản xuất ở dạng bột pha nước uống.
Thành phần chính
- Attapulgite: Đóng vai trò là lớp phủ niêm mạc dạ dày và ruột. Thể hiện vai trò bảo vệ các vết loét, giữ các vi khuẩn gây bệnh.
- Bột Magie carbonat và gel nhôm hydroxyd: trung hòa với axit HCl, tăng độ pH dạ dày.
Công dụng với bà bầu
- Kiểm soát lượng acid dịch vị, ngăn khả năng gây tổn thương.
- Cầm máu, trám phủ niêm mạc và bảo vệ vết loét tại thực quản, dạ dày.
Liều dùng
- 1 gói pha với 200- 300ml nước uống
- Dùng khi có các triệu chứng ợ hơi, sau bữa ăn phòng trào ngược
- Không dùng quá 6 gói/ ngày
Tác dụng phụ
Phản ứng có thể xảy ra khi dùng thuốc này có phần nghiêm trọng hơn Phosphalugel
- Đau bụng, buồn nôn và nôn
- Rối loạn tiêu hoá: Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Phù nề trên mặt hay các vùng niêm mạc tiếp xúc với thuốc.
- Khó thở, đau ngực
Không được phép dùng nếu có
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Bà bầu bị bệnh thận
- Những người phình đại tràng, kích thước ống tiêu hoá bị thu hẹp.
>>> Xem thêm: 12 Biện Pháp Giảm Ợ Hơi Khi Mang Thai
2.3. Thuốc kháng axit Gaviscon
Nếu như Phosphalugel là sản phẩm của Pháp, Gastropulgite đến từ Đức thì Gaviscon được người Anh sản xuất.
Công thức của ba sản phẩm này cũng theo hướng khác nhau. Phosphalugel chú trọng trung hòa axit nên chỉ sử dụng muối nhôm, Gastropulgite bổ sung thêm khả năng bảo vệ vết loét trên niêm mạc và hỗ trợ đại tràng, còn Gaviscon sử dụng các muối kiềm mạnh (muối Natri và Canxi) ít gây ảnh hưởng cho cơ thế.
Sản phẩm đã được khẳng định tính an toàn và hiệu quả, dùng được cho bà bầu và cả đến lúc cho con bú. Thuốc có hai dạng bào chế khác nhau: hỗn dịch uống, viên nhai dùng trong từng trường hợp cụ thể.
Thành phần
Các thành phần chính của thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu Gaviscon bao gồm
- Natri alginate: Một dẫn xuất từ tảo nâu với khả năng tạo phức hợp với nước hình thành lớp gel Alginic vừa phủ lên niêm mạc dạ dày và thực quản, vừa tạo màng chắn giữa hai phần ống tiêu hóa => ngăn không cho axit trào ngược lên thực quản.
- Natri bicarbonate: Phản ứng với HCl tạo khí CO2 dễ dàng đào thải khỏi cơ thể nhưng lại khiến cơ thể bị đầy hơi.
- Calcium carbonate: Trung hòa pH dịch vị tương tự Natri bicarbonat. Sau phản ứng, ion Canxi tiếp tục liên kết với màng gel Alginic, củng cố lớp màng.
Thuốc được bày bán trên thị trường có hai mẫu sản phẩm là Gaviscon và Gaviscon Dual Action, cả trên hỗn dịch uống và viên nhai. Theo đó mà công thức cũng có sự khác biệt khi Gaviscon Dual Action có hàm lượng canxi cacbonat cao hơn.
Vì vậy, Gaviscon Dual Action lại không phải là thuốc có thể cho phụ nữ mang thai sử dụng trong khi Gaviscon được cho phép.
Công dụng
Tương tự những sản phẩm đã giới thiệu
- Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng
- Cải thiện ợ hơi, ợ nóng
- Bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương, bao bọc niêm mạc cho viêm loét nhanh lanh
Liều dùng và cách sử dụng
- Dạng gói hỗn dịch uống: 1-2 gói/ngày; Dạng viên nhai: 1-2 viên/ngày
- Nên sử dụng sau khi ăn, ngay lúc bị trào ngược để giảm sự khó chịu của triệu chứng. Có thể dùng trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng tiết axit nền.
Tác dụng phụ
- Bà bầu có thể bị sốt
- Biểu hiện dị ứng trên da: Phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ
- Có thể xuất hiện dấu hiệu co thắt phế quản bởi dư thừa CO2.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc – Chống chỉ định của mọi thuốc
- Bà bầu bị suy gan, suy thận do trong thành phần có ion Canxi khó đào thải, gây sỏi.
>>> Xem thêm: Ợ Chua Khi Mang Thai Thực Sự Có Nguy Hiểm?
2.4. Thuốc Omeprazole
Đại diện duy nhất của nhóm chẹn bơm proton được nêu trong bài viết. Theo nguyên lý, các thuốc ức chế bơm proton phải được hấp thu vào trong cơ thể rồi mới chuyển thành hoạt chất tác dụng lên các tế bào viền sản xuất H+, chặn con đường tiết axit.
Việc thuốc được thu nạp vào cơ thể tiềm tàng nguy cơ cho bào thai nên ít thuốc trong nhóm này được kê cho bà bầu.
Thuốc Omeprazol được trở thành thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu vì đã được chứng minh độ an toàn khá cao trên cả người bình thường và phụ nữ mang bầu, đặc biệt không cho thấy biến chứng bất thường trên thai nhi.
Ngoài tác dụng giảm trào ngược, Omerprazol còn giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, do đó có vai trò phòng và chữa bệnh HP dạ dày.
Tác dụng
- Kiểm soát pH, hạn chế tình trạng dư thừa axit gây trào ngược nên vừa trị nguyên nhân, vừa cải thiện triệu chứng
- Ức chế và tiêu trừ vi khuẩn H.p.
- Giúp bệnh cải thiện ngay sau 4 ngày sử dụng.
Cách dùng
Đây là thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ. Với bà bầu, liều dùng có thể khác với người bình thường, các bác sĩ cần cẩn trọng với loại thuốc này. Sau đây là chỉ định thường dùng nhất.
- Sử dụng theo 1 liều điều trị: 10mg hoặc 20mg mỗi ngày, trong 2 – 4 tuần liên tục
- Uống lúc đói (nên là trước bữa sáng hoặc bữa tối 30 phút), không sử dụng để giảm triệu chứng.
- Chị sử dụng đúng 1 liệu trình, không được tự ý kéo dài do thuốc không dùng để trị triệu chứng.
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy đến khi sử dụng thuốc
- Trên tiêu hóa: Buồn nôn, đầy hơi, táo bón, đau khi nuốt
- Trên da và niêm mạc: Ngứa ngáy, phát ban trên mặt và niêm mạc đường tiêu hóa
- Trên hô hấp: Khó thở, khàn tiếng
- Sốt
- Có thể che lấp các biểu hiện của ung thư dạ dày (nếu có).
Cần chú ý
- Không dùng cho trường hợp quá mẫn với thuốc
- Với bệnh nhân suy gan nên giảm liều lượng, trong khi dùng cần theo dõi.
>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Thế Nào?
2.5. Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu Pepcid
So với các thuốc Antacid mang tính thuần tráng phủ dạ dày và trung hòa dịch vị đã được giới thiệu ở trên, thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu Pepcid có bổ sung thêm hoạt chất kháng Histamin 2 (H2). Nhờ vậy, thuốc có tận hai cơ chế chống trào ngược dạ dày là vừa có thành phần trung hòa dịch vị, vừa tác động vào khâu sản xuất axit tại tế bào viền, giúp gia tăng hiệu quả.
Nhưng cũng vì thành phần kháng H2 có thể đi vào trong cơ thể gây nhiều tác dụng khác nhau, nên thuốc cần sự kê đơn của bác sĩ và phải theo dõi rất cẩn thận khi sử dụng. Lý do thuốc vẫn được cho phép sử dụng ở phụ nữ có thai là chưa ghi nhận các trường hợp thai nhi bất thường liên quan đến Pepcid.
Thế mạnh của Pepcid là bổ sung thêm mùi vị giúp người dùng dễ uống, với bà bầu có thể làm giảm mùi thuốc, ít bị cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Thành phần trong thuốc Pepcid
- Famotidine: dược chất thuốc nhóm kháng H2, có tác dụng giảm tiết HCl đặc biệt là vào ban đêm (axit nền)
- Canxi cacbonat, magie hydroxit: Các muối chứa ion bazơ có tác dụng trung hòa, tăng độ pH môi trường dạ dày
- Tá dược: sáp carnauba, hypromellose, vi tinh thể cellulose,…
Phải nói rằng Famotidine vẫn là một chất mang nguy cơ ảnh hưởng đến bào thai. Nhà sản xuất đã cố cải tiến bằng cách gia giảm hoạt chất này đến mức bà mẹ và bé có thể chấp nhận được.Thuốc kháng axit Pepcid không được khuyến khích sử dụng dài ngày. Có thể thay thế bằng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ.
Công dụng với những bà bầu bị trào ngược dạ dày – thực quản và cả người bình thường
- Điều tiết lượng axit được tiết ra => Trị nguyên nhân
- Giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng hay các biểu hiện khác do trào ngược => Trị triệu chứng
- Điều trị bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn khởi phát.
Liều dùng
Pepcid được thiết kế dưới dạng viên nhai
- Dùng trước ăn, 1 viên/lần.
- Nhai kỹ thuốc trước khi nuốt.
- Không dùng quá 2 viên trong vòng 24h liên tiếp => Tối đa 1 viên/ngày
Tác không mong muốn của thuốc đã được quan sát và tổng kết
- Đau đầu, mệt mỏi, toát mồ hôi.
- Khó thở, đau tức ngực (có thể lan lên vai)
- Đau bụng, buồn nôn. Nghiêm trọng là tình trạng nôn liên tục
- Cân nặng sụt bất thường.
Chống chỉ định trong các trường hợp
- Người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Người đang sử dụng các nhóm thuốc kháng Histamin H2 khác hay kháng sinh nhóm azole do sẽ bị gia tăng tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Cách Chữa Đầy Bụng Khi Mang Thai
3. Các lưu ý khi sử dụng thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu
Những sản phẩm giới thiệu ở trên, cũng chỉ mang độ an toàn nhất định, không thể dùng lâu dài. Do vậy, việc sử dụng thuốc chỉ cần thiết khi bệnh lý trào ngược gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi như cơ thể mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn, ngủ không ngon giấc.
Hầu hết các thuốc kháng axit dạng muối bazơ đều nằm trong hạng mục thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua được. Nhưng bà bầu là đối tượng đặc biệt, nhiều cơ chế sinh lý thay đổi hẳn trong lúc mang thai, và còn đang thai nghén một sinh mệnh mới nên thận trọng luôn là cần thiết. Thực hiện đúng chỉ định của bác sỹ, luôn tìm sự giúp đỡ từ người có chuyên môn sẽ giảm những khả năng bất lợi xảy ra.
Thuốc sẽ luôn gây tác dụng phụ, và tình trạng này thậm chí có thể biểu hiện rõ ràng và nặng nề hơn trên phụ nữ có thai. Mẹ bầu sau uống thuốc nên nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng cơ thể. Việc thuốc gây được tác dụng dược lý và các triệu chứng phụ không quá nghiêm trọng chứng tỏ người dùng vẫn có thể tiếp tục sử dụng.
Nhưng khi sự khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là xuất hiện dấu hiện dị ứng nặng như nổi mẩn, sưng và ngứa trên da phải lập tức dừng thuốc tìm đến chuyên gia để lấy lời khuyên.
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian bào thai dễ bị tổn thương nhất, phải hạn chế việc dùng thuốc trừ trường hợp bất khả kháng. Với căn bệnh trào ngược này, ngoài các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu thì có nhiều giải pháp khác có thể dùng để điều trị mà người đọc có thể tham khảo.
Phác đồ điều trị trào ngược không thể thiếu chế độ ăn. Ăn uống hợp lý sẽ xây dựng một sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé
- Chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm lượng phải hấp thu trong 1 lần ăn
- Tăng cường rau xanh, hoa quả, sản phẩm sữa vừa trung hòa axit, vừa cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Hạn chế các loại đồ chua, trái cây chua, đồ ăn chiên xào nhiều, khó tiêu.
Về yếu tố sinh hoạt:
- Hạn chế nằm hay ngồi ngay sau khi ăn, đi lại nhẹ nhàng giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường vận động (phụ nữ có bầu phải hạn chế nhiều hoạt động nhưng vẫn cần rèn luyện.
- Gối đầu cao có thể giảm trào ngược khi ngủ
- Quần áo chú trọng rộng rãi, thoải mái
- Duy trì cân nặng vừa vặn, tránh tăng cân quá mức
- Khi cơn đau do trào ngược xuất hiện dùng một số bài thuốc từ kinh nghiệm dân gian: trà gừng, trà hoa cúc, nghệ mật ong.
- Khám thai định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu gây bệnh tiềm ẩn
Nếu bạn hay người thân đang gặp vấn đề liên quan đến các triệu chứng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa, cần tìm và tư vấn về thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu hay những loại thuốc khác hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!