Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả, Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả, Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay, tùy thể trạng của mỗi người mà mức độ có thể nặng nhẹ khác nhau nhưng ít nhiều gây sự khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy đau dạ dày có chữa được không? Và vai trò của các thuốc giảm đau dạ dày trong bệnh lý này là gì?

1. Đau dạ dày xuất hiện khi nào? Và nguyên nhân gây đau dạ dày

1.1. Hoạt động sinh lý của dạ dày

Trong cơ thể dạ dày đảm nhiệm 3 chức năng chính bao gồm:

  • Lưu trữ thức ăn tạm thời, thức ăn vào cơ thể đi từ thực quản đến dạ dày và được giữ trong 2 giờ hoặc lâu hơn
  • Trộn và phân hủy thức ăn bằng cách co bóp các lớp cơ trong dạ dày
  • Tiêu hóa thức ăn

Dạ dày hoạt động bình thường nhờ vào sự cân bằng giữa hai yếu tố sinh lí bao gồm sự tấn công của các men tiêu hóa như pepsin, gelatinase, lipase và sự bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Các men tiêu hóa của dạ dày được bài tiết qua các tuyến tế bào ở niêm mạc dạ dày như tế bào viền, tế bào chính và tế bào tiết gastrin.

  • Tế bào viền có vai trò tiết acid hydrocloric (HCl) để giáng hóa thức ăn thành vi chất hấp thu tại ruột. 
  • Tế bào chính tiết pepsinogen, qua tác dụng của HCl để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin có vai trò quan trọng trong việc giáng hóa các protein trong thức ăn thành các chuỗi peptid nhỏ hơn.
  • Tế bào tiết gastrin có vai trò kích thích tuyến tế bào viền tiết acid và tế bào chính tiết pepsinogen, hơn nữa còn có tác dụng cường hoạt động cơ trơn dạ dày, làm tăng co bóp. 

Quá trình bài tiết dịch vị trên được điều hòa bài tiết thông qua các chất trung gian truyền tin hóa học bao gồm: histamin, acetylcholin, và gastrin, đặc biệt phải thông qua kênh bơm proton H+ K+ ATPase. Histamin gắn lên và kích hoạt các thụ thể H2, thụ thể Hsau khi được kích hoạt sẽ hoạt hóa enzym adenyl cylase làm tăng cAMP gây kích thích tế bào thành tăng tiết HCl. Acetylcholin do kích thích dây phế vị và gastrin do tế bào tiết gastrin bài tiết làm tăng tính thấm của màng tế bào với Ca2+ làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào kích hoạt bơm proton bơm H+ vào trong lòng dạ dày. Các con đường độc lập này hội tụ để kích hoạt bơm axit dạ dày là H+ K+ ATPase, làm tăng cường bơm  H+ vào lòng dạ dày gây tăng acid dịch vị.

 

Mặc dù rất có nhiều yếu tố kích thích dạ dày tăng tiết acid cũng như các yếu tố tấn công khác nhưng niêm mạc dạ dày chỉ có một loại tế bào duy nhất đảm nhiệm vai trò bảo vệ là tế bào đài tiết nhầy, tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ khỏi acid và các men phân hủy protein, lipid. Các tế bào tiết ra chất nhầy gồm hơn 90% nước và chưa đến 10% glycoprotein, có tác dụng quan trọng là giữ bicarbonat để duy trì bậc thang nồng độ pH, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tổn thương thực thể, giảm đau dạ dày. Ngoài ra, các tế bào tiết nhầy được kích thích bởi chất trung gian hóa học là prostaglandin E2, I2 làm tăng tiết chất nhầy và bicarbonat, prostaglandin E2 còn giúp ức chế adenyl cyclase làm giảm AMP vòng giúp ức chế giải phóng acid dịch vị.

thuoc-giam-dau-da-day

Đau dạ dày và quá trình bài tiết dịch vị 

1.2. Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày là do xuất hiện tổn thương thực thể khi acid và pepsin dịch vị phá hủy niêm mạc dạ dày. Theo các bác sĩ y khoa của tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Novartis: “các yếu tố tham gia vào sự phá hủy niêm mạc dạ dày có thể kể đến là vi khuẩn Helicobacter pylori và sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen sodium, và aspirin”. Vi khuẩn H. pylori trong dạ dày bám vào lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa và gây viêm (kích ứng), có thể khiến lớp màng bảo vệ này bị phá vỡ do một loại enzym mà nó tiết ra là urease thủy phân ure thành amoniac gây độc tế bào niêm mạc dạ dày. Sự phân hủy này gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và gây ra các cơn đau bởi vì dạ dày chứa acid mạnh nhằm tiêu hóa thức ăn. Nếu không có lớp chất nhầy để bảo vệ, acid có thể ăn vào mô dạ dày. Ngoài vi khuẩn H. pylori, một nguyên nhân chính khác gây đau dạ dày là do sử dụng NSAID, một nhóm thuốc dùng để giảm đau. NSAIDS có thể làm mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa và còn có tác dụng phụ gây ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học prostaglandin E2, I2  có tác dụng bảo vệ dạ dày như đã nói ở trên. Ngoài hai nguyên nhân chính là vi khuẩn H. pylori và NSAID, các yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày bao gồm: hút thuốc lá; sử dụng nhiều các đồ uống kích thích như rượu, bia; bị căng thẳng thần kinh; hoặc ăn nhiều đồ cay nóng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng căng thẳng và thức ăn cay, nóng, hoặc có tính acid không gây loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, cũng như gia tăng các cơn đau dạ dày

thuoc-giam-dau-da-day2

Nguyên nhân đau dạ dày- thuốc giảm đau dạ dày

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

1.3. Chiến lược điều trị bằng thuốc giảm đau dạ dày

Dạ dày hoạt động ổn định phụ thuộc vào sự cân bằng của hai yếu tố tấn công và bảo vệ như đã trình bày ở trên. Nếu như yếu tố tấn công bao gồm các acid, pepsin dịch vị và các men tiêu hóa hoạt động quá mức mà yếu tố bảo vệ như chất nhầy niêm mạc không được củng cố đúng mức thì chính các enzym, men tiêu hóa để phân hủy thức ăn sẽ phân hủy và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày. Tình trạng đau dạ dày nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh lý phức tạp hơn như loét dạ dày, tá tràng, xung huyết dạ dày và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Chiến lược điều trị giảm đau dạ dày chính là cân bằng lại các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ của dạ dày, cụ thể là chống lại các yếu tố tấn công, xâm hại và củng cố, bảo vệ tế bào dạ dày. Các thuốc giảm đau dạ dày vì thế cũng được chia làm hai nhóm chính:

  1. Các thuốc chống lại các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày:
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị
  • Thuốc giảm tiết dịch vị
  1. Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:
  • Thuốc bảo vệ màng nhầy

 

Sau đây phần 2 sẽ trình bày về các thuốc trong hai nhóm trên bao gồm: cơ chế tác dụng, các loại thuốc điển hình, chỉ định, chống chỉ định cũng như tác dụng không mong muốn của mỗi loại thuốc.

2. Các nhóm thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả

2.1. Thuốc giảm đau dạ dày trung hòa acid dịch vị

Trong các loại thuốc giảm đau dạ dày nêu trên, thuốc trung hòa acid dịch vị là tác dụng ngắt cơn đau nhanh nhất. Tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn chỉ 20 đến 30 phút nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Dịch vị dạ dày thường có pH từ 2 đến 3, khi dùng thuốc trung hòa dịch vị có thể lên pH xấp xỉ bằng 4. 

Bác sĩ Rita Knotts, chuyên khoa tiêu hóa tại trung tâm NYU Langone Health, New York, Hoa Kỳ, cho biết: “sau khi bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe của bạn, và cho kết quả không có bất kỳ tình trạng sức khỏe xấu tiềm ẩn nào tại dạ dày, thì thuốc kháng acid không kê đơn là lựa chọn hợp lý cho thuốc giảm đau dạ dày.

Do mức độ hấp thu ở ruột khác nhau lên thuốc trong nhóm này được chia làm hai loại:

2.1.1 Thuốc trung hòa acid có tác dụng toàn thân

Các thuốc loại này sau khi dùng được hấp thu vào máu gây tác dụng lên toàn thân, các loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm: natri bicarbonate (NaHCO3), calci carbonat (CaCO3). Cùng vì được hấp thu vào máu mà nếu dùng lâu dài sẽ gây ra các tác dụng toàn thân không mong muốn như: kiềm máu; phù, tăng huyết áp do giữ muối Natri gây giữ nước. Ngoài ra, do tác dụng nhanh nhưng ngắn, dễ dẫn đến tiết phản xạ hồi ứng của dạ dày, gây tăng lại nồng độ acid dạ dày.

2.1.2 thuốc trung hòa acid có tác dụng tại chỗ

Các thuốc trung hòa acid tại chỗ có: nhôm hydroxyd, magaldrate, magie hydroxyd. Các thuốc trên được hấp thu rất ít ở ruột nên chỉ có tác dụng tại chỗ, chính vì thế không có tác dụng phụ gây kiềm máu. 

2.1.2.1 Magnesium hydroxide:

CHỈ ĐỊNH: 

  • Magnesium hydroxide có thể được sử dụng như một loại thuốc kháng axit hoặc thuốc nhuận tràng tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
  • Sử dụng để giảm tạm thời chứng ợ nóng, đau dạ dày hoặc khó tiêu do acid.
  • Là một loại thuốc nhuận tràng, sử dụng để giảm táo bón thường xuyên bằng cách thúc đẩy nhu động ruột.

thuoc-giam-dau-da-day

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

  • Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ hoặc nóng, đỏ hoặc cảm giác ngứa ran.
  • Sử dụng hàng ngày có thể dẫn đến rối loạn chất lỏng và điện giải.
  • Quá liều, có thể có các triệu chứng kích ứng đường tiêu hóa, tiêu chảy.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Không sử dụng cho người mắc bệnh thận hoặc suy thận
  • Không được sử dụng cho những người bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, các triệu chứng viêm ruột thừa

 

2.1.2.2 Nhôm hydroxyd:

CHỈ ĐỊNH: giảm đau dạ dày, giảm chứng ợ nóng

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Nhôm hydroxid ở ruột tạo phosphat nhôm rồi đào thải theo thân nên dễ gây thiếu hụt phosphat, dùng lâu dài sẽ gây thiếu hụt phosphat ở xương do xương huy động phosphat bù lại sự thiếu hụt gây ra do thuốc, có thể gây mềm xương. Khi sử dụng nhôm hydroxyd nên bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm nhiều protid, phosphat, vì nhôm hydroxyd kết hợp với nhóm phosphat, gây tình trạng thiếu phosphat nếu dùng lâu dài. 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không sử dụng cho người mắc bệnh thận hoặc suy thận

 

Thuốc giảm đau dạ dày trung hòa acid dịch vị

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

2.2. Thuốc giảm đau dạ dày bảo vệ niêm mạc dạ dày

2.2.1. Dẫn chất của prostaglandin

Prostaglandin rất quan trọng trong sinh lý bệnh của bệnh dạ dày tá tràng cũng như trong giảm đau dạ dày. Prostaglandin được chứng minh là có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị, kích hoạt tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết bicarbonat, tăng thể tích máu trong dạ dày. 

Misoprostol (Cytotec): dùng rộng rãi để điều trị dự phòng viêm loét dạ dày – tá tràng khi đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Misoprostol có các tác dụng tương tự PGE1 nên có tác dụng làm tăng khả năng bảo vệ dạ dày, giảm tổn thương do acid dịch vị, giảm đau dạ dày.

 

2.2.2. Sucralfat

Sucralfat (Ulcar, Carafat) gồm nhôm hydroxyd và saccharose sulfat, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch base hoặc acid. Các nghiên cứu ở cả người và động vật đã chỉ ra rằng sucralfat tạo thành một phức hợp liên kết với dịch tiết giàu protein được tìm thấy trên bề mặt vết loét. Nó liên kết với albumin và fibrinogen ngăn ngừa sự phân giải cục máu đông bởi acid dạ dày. Sucralfate làm tăng mức độ mô của các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi và các yếu tố tăng trưởng biểu bì dẫn đến sự gia tăng các prostaglandin ở niêm mạc đường tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét, giảm đau dạ dày hiệu quả.

thuoc-giam-dau-da-day-3

Thuốc giảm đau dạ dày sucralfat

 

Trong môi trường dịch vị dạ dày, sucralfat giải phóng từ từ ion nhôm, còn nhóm sulfat sẽ polyme hóa tạo ra gel nhầy và dính . Sucralfat không được hấp thu mà trực tiếp bao phủ lên viết lớp bằng cách gắn tĩnh điện với protein xuất tiết tại ổ loét , bảo vệ ổ loét khỏi bị dịch vị tấn công . Sucralfat được chứng minh trên lâm sàng có tác dụng kích thích sản xuất prostaglandin tại ngay các mô tổn thương, nhờ đó làm lành các ổ loét giảm đau hiệu quả dạ dày. Bên cạnh đó, nhôm hydroxyd tác dụng như thuốc trung hòa acid dịch vị, nâng pH giảm tác động lên tế bào niêm mạc dạ dày. Sucralfat hấp phụ các tác nhân kích thích niêm mạc dạ dày là muối mật, acid mật. 

Tác dụng điều trị của sucralfat kéo dài 6 giờ , kết quả tương tự cimetidin (nhóm thuốc kháng H2). 

Lưu ý: 

  • Sử dụng trước mỗi bữa ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ . 
  • Để tránh các tương tác thuốc khi đang sử dụng sucralfat gây giảm sinh khả dụng đường uống của thuốc, nên uống loại thuốc khác cách sucralfat tầm hai tiếng.
  • Thời gian điều trị của thuốc là khoảng 5 tuần. 

 

2.2.3. Hợp chất Bismuth

Các muối bismuth dạng keo gồm bismuth subsalicylat (Pepto-Bismol), colloidal bismuth subcitrat (Denol, Trymo). Loại thuốc này không có tác dụng kháng acid. Bismuth hoạt động diệt khuẩn và kháng khuẩn, chủ yếu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bám và phát triển trên các tế bào niêm mạc của dạ dày nên có tác dụng diệt H.pylori. Các hợp chất bismuth bảo vệ tại chỗ những tổn thương, tăng sinh tổng hợp các prostaglandin giống như sucralfat, ngoài ra tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày còn do làm tăng tiết dịch nhầy và bicarbonat, ức chế hoạt tính của pepsin. Trong môi trường acid dạ dày, thuốc tích lũy tại ổ loét, dạng keo bismuth tạo chelat với protein làn thành hàng rào bảo vệ chống sự tấn công của acid và pepsin, giảm đau tối đa những cơn đau dạ dày

thuoc-giam-dau-da-day-4

Thuốc giảm đau dạ dày- bảo vệ niêm mạc

 

2.3. Thuốc giảm đau dạ dày giảm tiết dịch vị dạ dày

2.3.1. Kháng histamin H2

Thuốc chẹn thụ thể H2 phổ biến nhất bao gồm: nizatidin, famotidin, ranitidin,cimetidin.

Thuốc đối kháng, chẹn thụ thể histamin loại 2 chọn lọc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh dạ dày-tá tràng, bao gồm loét tá tràng và dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quảnchứng ợ nóng thông thường. Thuốc chẹn H2 được dung nạp rất tốt vì thế làm giảm đau hiệu quả đau dạ dày. Các chất chẹn thụ thể H2 hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể histamin loại 2 trên bề mặt đáy của tế bào thành dạ dày, can thiệp vào các con đường sản xuất và bài tiết acid dạ dày. Sự ức chế cạnh tranh histamin dẫn đến giảm tiết acid dạ dày, thuốc cũng làm giảm phản ứng của axit dạ dày với các kích thích như thức ăn, caffeine, insulin. Tính chọn lọc của thuốc chẹn H2 là rất quan trọng, vì chúng có ít hoặc không ảnh hưởng đến thụ thể histamin loại 1, bị chặn bởi thuốc kháng histamin không chọn lọc được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng và ít ảnh hưởng đến điều chỉnh acid dạ dày.

Các tác dụng phụ thường nhẹ và không phổ biến bao gồm tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu và đau cơ. Thuốc chẹn thụ thể H2 được chuyển hóa ở gan bởi hệ thống cytochrom P450. Tất cả bốn chất chẹn thụ thể H2 (nizatidin, famotidin, ranitidin,cimetidin) đều có liên quan đến một số trường hợp hiếm gặp tổn thương gan cấp tính.

2.3.2. Ức chế bơm proton (PPI)

Các thuốc ức chế bơm proton bao gồm: lansoprazol, rantoprazol, omeprazol, esomeprazol, rabeprazol.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sản xuất axit bằng cách ngăn chặn bơm H+ K+ ATPase bơm ion H+ vào lòng dạ dày do đó làm giảm tối đa acid dịch vị. Trong các bệnh lý dạ dày, acid cần thiết cho việc hình thành hầu hết các vết loét trong thực quản, dạ dày và tá tràng, và cũng là tác nhân gây đau dạ dày. 

Các thuốc ức chế bơm proton thường dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ chỉ xuất hiện từ 1-5% các trường hợp sử dụng bao gồm: tiêu chảy, nhức đầu, đau bụng. Có thể gây tăng tiết gastrin hồi ứng, sau khi ngừng thuốc acid dịch vị có thể tăng tiết trở lại. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể gây tăng sản tế bào ECL (tế bào tiết histamin) tạo khối u carcinoid.

thuoc-giam-dau-da-day-5

Thuốc giảm đau dạ dày và cơ chế tác dụng

>>>Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

Kết luận

Trên đây là những thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả và phổ biến nhất. Mỗi nhóm thuốc khác nhau đều có chống chỉ định riêng mà người bệnh nên lưu ý trước khi sử dụng. Với những nhóm thuốc giảm đau dạ dày không được khuyến khích dùng lâu ngày, người bệnh nên điều trị dứt điểm cơn đau bằng cách phối hợp kháng sinh trong trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori.

Tuỳ vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách chữa trị đau dạ dày khác nhau. Người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp thích hợp nhất.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Herrera cho biết: “Mặc dù hầu hết mọi người nghĩ rằng đau dạ dày đồng nghĩa với viêm dạ dày, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng về mặt nội tạng, cơn đau ở vùng bụng của bạn có thể do nhiều quá trình bệnh gây ra, không chỉ giới hạn ở dạ dày”. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, đau bụng có thể báo hiệu các vấn đề với các cơ quan khác bao gồm túi mật, ruột, tuyến tụy hoặc có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng. Vì vậy bạn nên đi khám trước khi sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau dạ dày nào, vì có thể cơn đau gây ra không phải do dạ dày.

 

Trên đây là những thông tin về các thuốc giảm đau dạ dày. Hy vọng bài viết có ích với bạn.  Nếu các bạn quan tâm hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến đau dạ dày nhé!

 

Tham khảo sản phẩm thuốc giảm đau dạ dày ứng dụng công nghệ nano và chỉ sử dụng các thành phầm từ thiên nhiên tại đây: https://scurmafizzy.com/scurma-fizzy-new-tap-trung-viem-loet-khoe-nhanh-da-day/

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1.       Wilson, D.B.J.P.m., Prostaglandins in peptic ulcer disease: Their postulated role in the pathogenesis and treatment. 1987. 81(4): p. 309-316.
  2.       Huang, J.-Q., S. Sridhar, and R.H.J.T.L. Hunt, Role of Helicobacter pylori infection and non-steroidal anti-inflammatory drugs in peptic-ulcer disease: a meta-analysis. 2002. 359(9300): p. 14-22.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091