Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

Các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam đơn giản và hiệu quả

Có thể nói, bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ngày nay và gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Theo thống kê, cứ khoảng 100 bệnh nhân đi khám bệnh tiêu hóa thì có đến hơn 70 người mắc bệnh đau dạ dày. Các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hay các cách chữa bệnh theo khoa học hiện đại đều đem lại hiệu quả cho bệnh nhân đau dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn biết một vài cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hay được sử dụng nhất. Trước khi tìm hiểu các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái quát về bệnh đau dạ dày.

1. Đau dạ dày là gì?

Dạ dày (bao tử) là phần chứa đựng, nghiền nát và tiêu hóa thức ăn, nối giữa thực quản và tá tràng. Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là tình trạng niêm mạc dạ dày có tổn thương, do đó gây ra các cơn đau vùng dạ dày. Vùng thượng vị, vùng bụng giữa và vùng bụng dưới bên trái là 3 vị trí đau hay gặp ở bệnh nhân đau dạ dày nhất. 

Nếu để đau lâu ngày, bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng của sống và các hoạt động thường ngày. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần phối hợp sử dụng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, không nên chủ quan trong điều trị bệnh. 

2. Triệu chứng của đau dạ dày

Triệu chứng bệnh – Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả

Ở mỗi người có những triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Những dấu hiệu điển hình nhất của người đau dạ dày có thể kể đến như sau:

  • Có cảm giác đau âm ỉ, đau quặn từng cơn, thường có cảm giác đau tức vùng bụng trên. Đôi khi quá no hay quá đói, hoặc làm việc trong môi trường căng thẳng cũng gây cảm giác đau.
  • Nóng rát phần dạ dày
  • Ăn uống kém
  • Cảm giác bụng bị lấp đầy, chướng hơi, khả năng tiêu hóa giảm đi rõ rệt
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Chảy máu đường tiêu hóa

3. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Theo thống kê, 5 nguyên nhân hay gặp nhất trên bệnh nhân đau dạ dày là:

3.1. Thói quen ăn uống

Các cơ quan trong cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng đều có thời gian biểu cố định để hoạt động các chức năng của mình. Vào thời gian đó, dạ dày tiết acid để tiêu hóa thức ăn gọi là nhịp sinh lý của dạ dày. Nếu trong dạ dày không có thức ăn để acid được tiết ra giúp tiêu hóa chúng, sẽ tạo thành môi trường acid trong đó khiến niêm mạc dạ dày tổn thương.

– Để bụng quá đói, ăn quá khuya, ăn không đúng giờ

– Ăn với một tốc độ quá nhanh, vội vàng nuốt thức ăn khi chúng chưa được nhai kỹ

– Ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, chua, cay

– Ăn uống không vệ sinh, thức ăn chế biến không được đảm bảo

– Ăn uống không tập trung, vừa ăn vừa làm việc khác  

– Sử dụng các chất kích thích gồm có thuốc lá, bia, rượu,… với tần suất khá thường xuyên.

3.2. Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau dạ dày. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, xuống dạ dày rồi sau đó bám vào thành dạ dày gây tổn thương dẫn đến viêm loét. Việc sử dụng các chất kích thích và ăn các đồ ăn độc hại sẽ hình thành môi trường tốt cho vi khuẩn ngày càng phát triển, khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

>>>>>>> Xem thêm: Thế Nào Là Vi Khuẩn Hp Dạ Dày?

3.3. Yếu tố tâm lý

Những người hay gặp stress do sống và làm việc trong môi trường nhiều áp lực, căng thẳng sẽ tác động khiến dạ dày tăng co bóp, tăng tiết acid dịch vị, dẫn đến mất cân bằng pH và lâu dần gây bào mòn niêm mạc dạ dày. 

3.4. Tiền sử mắc một số bệnh khác

Những người đã từng mắc các bệnh như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, thiếu acid folic, hội chứng Zollinger – Ellison, suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn những người khác. 

3.5. Lạm dụng thuốc

Không tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng và thời gian sử dụng có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Một số thuốc gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm phi steroid (ibuprofen, diclofenac, indomethacin,…), các thuốc nội tiết có chứa corticosteroid.

3.6. Nguyên nhân khác

– Rối loạn nội tiết

– Cơ thể bị nhiễm lạnh

– Hệ miễn dịch kém

– Yếu tố di truyền

– Đã từng phẫu thuật dạ dày

– Trào ngược dịch mật

4. Các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam đơn giản và hiệu quả

Thuốc nam là tên gọi để chỉ các vị thuốc, thảo dược có nguồn gốc ở nước ta. Chú ý tránh nhầm lẫn với thuốc Bắc (các vị thuốc, thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc). Có thể nói, chúng ta có lịch sử lâu đời với các bài thuốc, các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam được truyền lại từ ông cha ta. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hay được áp dụng nhất và cho hiệu quả rõ rệt.

4.1. Thần dược chữa đau dạ dày Nghệ tươi

Nghệ hay còn gọi là Khương hoàng, Uất kim thuộc họ Gừng, vị cay đắng, tính ấm, quy kinh can và tỳ. Thành phần có chứa khoảng 0.3% curcumin. Sử dụng bộ phận thân rễ của cây Nghệ, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 8 – 9 hàng năm, trồng ở khắp nơi nước ta. 

Đông y cho rằng nghệ có tác dụng kháng viêm, tiêu mủ, làm mờ sẹo. Nghệ thường sử dụng để điều trị các bệnh: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày… và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa (viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật,…)

Cách 1: Uống nghệ tươi với mật ong

– Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi + 2 thìa cà phê mật ong + 100ml nước ấm

– Tiến hành: Nghệ tươi đem cạo sạch vỏ, sau đó rửa rồi giã nát. Chắt lấy nước cốt rồi trộn với mật ong, hòa vào nước ấm. 

Để có hiệu quả tốt nhất, nên uống sau bữa ăn 30 phút. Mỗi ngày uống 2 cốc, và uống liên tục trong vòng 2 tháng.

Cách 2: Sử dụng nghệ tươi được ngâm trong mật ong

– Chuẩn bị: 200gr nghệ tươi + 100ml mật ong + 1 lọ thủy tinh

– Tiến hành: Nghệ tươi rửa sạch, thái lát. Tráng lọ thủy tinh bằng nước sôi sau đó để ráo. Xếp nghệ và đổ mật ong vào lọ để ngâm. Đậy chặt nắp lọ. Cứ ngâm nghệ như thế trong khoảng 1 tuần là có thể bỏ ra dùng được

Pha 2 muỗng cà phê nước nghệ ngâm với một chút nước ấm, ngày dùng 2 lần.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Top 7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Nghiệm Tại Nhà

4.2. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam – Nhọ nồi

Nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày

Nhọ nồi hay còn gọi là Cỏ mực, Hạn liên thảo, thuộc họ Cúc, vị ngọt, chua, tính hàn, quy kinh can và thận. Đây là loại thảo dược mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta nên rất dễ kiếm.

Trong thành phần có chứa rất nhiều tanin, ecliptin, carotene,…. có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế các triệu chứng, phòng ngừa viêm loét dạ dày, phòng tránh tình trạng chảy máu bao tử. 

Cách 1: Sử dụng nhọ nồi nguyên chất

– Chuẩn bị: vài cây nhọ nồi +cối giã/ máy xay sinh tố + 1 chút nước

– Tiến hành: Nhọ nồi đem rửa thật sạch. Cho vào cối giã nát hoặc xay bằng máy xay sinh tố với 1 chút nước. Sau đó đem đi lọc nhằm giữ lại phần nước để sử dụng và bỏ đi phần bã.

Uống hằng ngày sau khi ăn để có hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: 

– Chuẩn bị: 50gr nhọ nồi + 4 quả đại táo + 25gr bạch cập + 15gr cam thảo 

– Tiến hành: Đem các nguyên liệu trên rửa thật sạch, sau đó phơi hoặc sấy khô. Những nguyên liệu này sau khi phơi khô tiến hành đun với 1 lít nước ở lửa nhỏ đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu. Bỏ bã, lấy nước uống chia 2 lần.

Uống 2 lần/ngày trước khi ăn trưa và tối khoảng 30 phút. Sau 3 tuần sử dụng sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm rõ rệt.

Cách 3: 

– Chuẩn bị: Nhọ nồi + Trắc bách diệp + Hòe hoa + Hoài sơn + Hương phụ + Mần tưới + Gạo nếp

– Tiến hành: Đem các nguyên liệu trên rửa thật sạch, sau đó cho vào ấm với một chút nước, đun dưới ngọn lửa nhỏ. Khi thấy nước trong nồi còn khoảng 2 bát thì dừng đun, lấy phần nước để uống chia 2 lần.

Uống đều đặn vào 2 buổi trưa và buổi tối, duy trì ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả cao.

Cách 4: 

– Chuẩn bị: Nhọ nồi + Lá kinh giới + Đậu ván + A giao + Rễ cây hoa trang đỏ + Hương phụ + Bột sừng trâu

– Tiến hành: Đem các nguyên liệu trên rửa thật sạch, phơi hoặc sấy khô rồi sao vào. Những nguyên liệu này cho vào nồi sắc với khoảng 1 lít nước, đun dưới ngọn lửa nhỏ. Đến khi nước trong nồi còn khoảng ½ thì dừng đun. Chắt lấy nước để uống. 

Uống 2 lần/ngày sau khi ăn hoặc khi cảm nhận thấy dấu hiệu đau của bệnh xuất hiện.

4.3. Vừa là món ăn ngon vừa là thuốc chữa bệnh – Quả sung

Quả sung chữa bệnh đau dạ dày

Sung còn có tên gọi khác như Lo va, Ưu đàm thụ, thuộc họ Dâu tằm, mang vị ngọt, hơi chát, có tính bình và được quy vào kinh tỳ và vị. Bộ phận sử dụng: quả. Thường thu hái từ tháng 8 – tháng 10 hàng năm. Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin. Quả sung thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.

Theo các nghiên cứu hiện đại, quả sung giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và có đặc tính kháng khuẩn, tiêu sưng, rất tốt cho việc thúc đẩy tiêu hóa, giảm các triệu chứng. Ngoài ra, sung còn có rất nhiều tác dụng khác như: hỗ trợ điều trị tiểu đường, điều hòa huyết áp, chống táo bón, bảo vệ thị lực, phòng ngừa ung thư, bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư,….

Cách 1: Dùng sung khô ngâm nước

– Chuẩn bị: 3 quả sung khô

– Tiến hành: Lấy 3 quả sung khô ngâm với 1 cốc nước ấm, để qua đêm. Sau khi ngủ dậy, khi bụng còn rỗng, uống hết cốc nước sung ngâm, ăn cả cái.

Sử dụng mỗi ngày 1 lần.Người bệnh nên kiên trì sử dụng ít nhất 2 – 3 tháng.

Cách 2: Sung kết hợp với dầu oliu

– Chuẩn bị: khoảng 1kg sung còn tươi + 1 lượng dầu oliu vừa đủ cho phần sung bạn chuẩn bị + 1 bình thủy tinh đã được rửa sạch để khô

– Tiến hành: Đem quả sung rửa thật sạch, sau đó phơi hoặc sấy khô. Xếp sung vào bình thủy tinh đã được tráng qua nước sôi, để khô. Cho dầu oliu vào bình sao cho ngập mặt nguyên liệu. Đậy kín bình, để nơi thoáng mát trong 1,5 – 2 tháng. 

Mỗi bữa sử dụng từ 2 – 3 quả để hỗ trợ kích thích tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Theo kinh nghiệm, nên sử dụng sung trước bữa ăn 20 – 30 phút để có tác dụng tốt nhất.

Cách 3: Nấu cháo sung với đường phèn

– Chuẩn bị: 300gr gạo tẻ + vài quả sung tươi + đường phèn 

– Tiến hành: Sung rửa thật sạch, cắt làm 4 hoặc thái lát mỏng. Vo gạo, cho vào nồi hầm trong khoảng 30 phút với 1 lít nước. Sau đó cho sung vào, đun nhừ cho đến khi thành cháo. Cho thêm đường phèn vừa đủ ăn, khuấy tan đường, tắt bếp. Múc cháo ra bát để ăn.

Cháo sung đường phèn có thể dùng làm bữa phụ hoặc thay thế bữa chính đều được. 

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Từ Thiên Nhiên

4.4. Bạn đang lãng phí vị thuốc này mà không hay biết –  Vỏ cam khô

Vỏ cam khô chữa bệnh đau dạ dày

Vỏ cam có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh phế và tỳ. Trong thành phần chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, flavonoid và các chất dinh dưỡng khác. Cam có quanh năm, rất dễ kiếm.

Vỏ cam có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa, phòng ung thư, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe của tim,…

– Chuẩn bị: 5 gr vỏ cam khô + nước sôi

– Tiến hành: Lấy vỏ cam đã phơi khô hãm với nước sôi để uống.

Chú ý, nên sử dụng nước sôi ở 1000C để vỏ cam tiết ra được nhiều tinh chất nhất. Có thể bỏ thêm chút đường nâu với 2gr gừng để dễ uống hơn. Ngày uống 3 -4 lần, sử dụng thường xuyên.

4.5. Vị thuốc trong vườn nhà –  Lá tía tô

Tía tô chữa bệnh đau dạ dày

Tía tô hay còn gọi là Tô diệp, thuộc họ Hoa môi, vị cay, tính ôn, quy kinh phế và tỳ. Thành phần có chứa glycosid và tanin, có tác dụng chống viêm, làm liền các tổn thương như loét, sẹo ở dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng hạn chế lượng acid tiết trong dạ dày, giảm áp lực lên dạ dày góp phần giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. 

Cách 1: Ăn trực tiếp

Tía tô thường được sử dụng làm gia vị, đồ ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, là cách đơn giản nhất nhưng cũng có tác dụng rất hiệu quả trong giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Cách 2: Hãm nước

– Chuẩn bị: Lá tía tô 

– Tiến hành: Lá tía tô tươi đem phơi hoặc sấy khô, sau đó cho vào ấm với nước sôi để hãm uống hoặc đun trên bếp. 

Có thể sử dụng hàng ngày thay nước lọc, kiên trì áp dụng để có hiệu quả cao.

Cách 3: Sử dụng nước lá tía tô nguyên chất

– Chuẩn bị: Lá tía tô + cối/ máy xay sinh tố

– Tiến hành: Lá tía tô sau khi rửa thật sạch, cho vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố. Lọc bỏ bã lấy nước. Cho thêm vào 1 chút muối.

Uống 1 – 2 lần/ ngày.

4.6. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam – Lá bàng non

Bàng thuộc họ Bàng, có tính mát. Thành phần chứa flavonoid, tanin, saponin,… Tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ đường ruột, kích thích tiêu hóa, săn se và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, lá bàng còn có tác dụng trong điều trị các bệnh: sâu răng, ho, bệnh phụ khoa, mụn nhọt, phòng ung thư,….

– Chuẩn bị: 5 – 10 lá bàng non

– Tiến hành: Ngâm lá bàng non với 1 chút muối khoảng 15 phút, sau đó rửa thật sạch, vớt ra để ráo. Nếu lá to có thể chia thành từng đoạn nhỏ, cho vào nồi với 2 lít nước. Khi thấy lá chuyển sang màu già thì ngừng đun. Chắt lấy phần nước, bỏ cái.

Uống thay nước hàng ngày. Người bệnh nên kiên trì uống nước lá bàng non 1 -2 tháng.

5. Ưu – Nhược điểm của cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam

Các cách chữa bệnh đau dạ dày nói chung và các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam nói riêng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng điểm qua các ưu – nhược điểm của các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam nhé.

5.1. Ưu điểm của cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam

  • Sử dụng những thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, có sẵn, dễ kiếm, rẻ tiền
  • Vì có nguồn gốc tự nhiên nên không có hóa chất, các vị thuốc này ít gặp tác dụng phụ
  • Ít gây hại cho các cơ quan như: gan, thận,.. so với thuốc Tây y

5.2. Nhược điểm của cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam

  • Phải sử dụng trong thời gian dài để có thể cảm nhận sự cải thiện đáng kể
  • Là những bài thuốc truyền miệng, sử dụng theo ước lượng, đôi khi không đảm bảo đủ hàm lượng hoạt chất để có tác dụng giúp chữa bệnh
  • Thuốc không tiện trong việc mang theo khi bệnh nhân phải di chuyển nhiều và bận rộn công việc
  • Sử dụng trong thời gian dài dễ gây sự chán nản cho người bệnh

6. Lời khuyên của chuyên gia

Lối sống khoa học để khỏe mạnh hơn

Bên cạnh việc sử dụng các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam như đã đề cập ở trên, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, điều độ. Theo các chuyên gia, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau:

  • Các loại đồ ăn có vị cay nóng gồm có: mù tạt, hạt tiêu, ớt,…
  • Thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối
  • Đồ ăn nhanh
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê,….
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên, xào
  • Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: Dưa chua, cà muối, kim chi, hành, hẹ,… 
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có gas, đồ uống có cồn (bia, rượu,…)
  • Tuyệt đối nói không với việc sử dụng các loại chất kích thích bao gồm thuốc lá, bia, rượu, cà phê,…
  • Hạn chế ăn các loại trái cây có chua, có nhiều acid (chanh, cam,….)

>>>>>>>> Đọc thêm: Thực Phẩm Tốt Cần Bổ Sung Ngay Cho Người Đau Dạ Dày

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, ngoài việc thực hiện theo các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam này, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, có lối sống lành mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kỹ hơn về các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp khúc mắc của bạn, đồng hành cùng bạn trong các vấn đề này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091