Thuốc Tây Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Theo Tư Vấn Của Bác Sĩ

Thuốc Tây Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Theo Tư Vấn Của Bác Sĩ

Hiện nay trào ngược dạ dày đang là một căn bệnh thường gặp và dần trở nên trẻ hóa bởi những lối sống sinh hoạt không khoa học. Trào ngược dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy không phải là căn bệnh mang tính sinh mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời trào ngược dạ dày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay trên thị trường thuốc, tràn lan những loại thuốc trị trào ngược dạ dày từ thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc, thực phẩm chức năng khiến người bệnh có thói quen sử dụng thuốc bừa bãi. Vậy những loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày nào thực sự có hiệu quả, hãy cùng Scurma Fizzy tham khảo tư vấn của GS. TS Đào Văn Long- Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề điều trị các vấn đề về tiêu hóa- gan mật, GS. TS Đào Văn Long là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực này với nhiều chức danh quan trọng: Nguyên Phó Hiệu trường, giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nguyên Tổng thư ký Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Giảng viên cao cấp Bộ môn Nội – Đại học Y Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa gan mật. Trong phần góc chuyên gia của chương trình Thuốc và sức khỏe, GS. TS đã có những chia sẻ hữu ích về những nhóm thuốc Tây trị trào ngược dạ dày hiệu quả và thường dùng.

Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày

Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày

1. Trào ngược dạ dày thực quản rất dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày.

Hiện nay rất nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản và bệnh viêm loét dạ dày thực chất là cùng một loại bệnh. Trả lời cho vấn đề này GS. TS Đào Văn Long cho biết

“ Hai loại bệnh này về mặt nguyên nhân có những thứ gần giống nhau, tức về căn nguyên thì đều do acid trong dạ dày ví dụ như pepsin gây ra. Nhưng vị trí tổn thương, vị trí biểu hiện nó khác nhau. Một bệnh là tổn thương ở dạ dày, tá tràng, một bệnh tổn thương trên thực quản. Có thể nói loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản thì việc nhầm lẫn xảy ra một cách thường xuyên mà không chỉ có người bệnh mà thầy thuốc đôi khi cũng có thể nhầm.”

Vậy hai căn bệnh này tại sao lại có thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn như vậy, có lẽ là do biểu hiện triệu chứng lâm sàng của chúng rất giống nhau. Hai căn bệnh này đều có những biểu hiện là đau nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên mức độ biểu hiện từng triệu chứng ở mỗi bệnh là khác nhau.

So sánh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày

So sánh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản( GERD – Gastroesophageal reflux disease) là hiện tượng dịch dạ dày( dịch vị, pepsin, HCl, dịch mật) và thức ăn từ dạ dày trào ngược lại vào thực quản, và có khả năng lên đến miệng. 

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng có tổn thương viêm, loét niêm mạc ở dạ dày hoặc tá tràng( phần đầu ruột non) làm bào mòn lớp niêm mạc cuối cùng của dạ dày và tá tràng, làm lộ ra những lớp sâu hơn trong cấu trúc. Từ đó những tác động của acid dạ dày, vi khuẩn,… sẽ có thể gây những vết loét sâu thậm chí là thủng dạ dày.

Chia sẻ thêm, GS.TS cũng cho biết

“ Tuy nhiên, nếu hỏi người bệnh kỹ thì cũng có thể phân biệt một cách dễ dàng. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, biểu hiện quan trọng nhất là nóng rát ở vùng thượng vị. Mà cảm giác nóng này có những đặc điểm như sau thông thường nó xuất hiện sau bữa ăn, thông thường là từ khoảng 20 phút đến hai tiếng đồng hồ hoặc ban đêm. Thứ hai, cơn nóng rát này có khuynh hướng lan lên đến cổ và nó tăng thêm khi chúng ta cúi gập người xuống. Đấy là những biểu hiện đôi khi lan cả về phía đằng sau. Người bệnh thường có miêu tả cảm giác này cũng hơi khó nhưng họ nói là, nó nóng rát, nó như có lửa đốt ở trong. và đặc điểm tiếp là người bệnh có triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Mà ợ ở đây, người bệnh có cảm giác giống như có dịch, có thức ăn nó trào lên ngay ở họng. Ngoài ra có một số biểu hiện như buồn nôn, khó nuốt hay đau ở vùng ngực.”

Nguyên nhân nào khiến các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện những biểu hiện này. Khi dịch dạ dày và thực ăn trào lên thực quản kéo theo acid dạ dày, chính acid dạ dày sẽ làm viêm thực quản gây cảm giác nóng rát ở ngay thượng vị- tức vùng giữa dạ dày với thực quản. 

Trong một nghiên cứu mà GS. TS Đào Văn Long tham gia cùng với sự tham gia của 519 bác sĩ trên cả nước và với số lượng bệnh nhân tham gia lên tới 2736 người tham gia thì biểu hiện nóng rát chiếm tới 95%, đau ngực lên tới 96%, khó thở, khó nuốt cũng trên khoảng 80% người tham gia. Và cuối cùng là biểu hiện ho giống như hen suyễn có khoảng 56%. Do vậy có thể khẳng định những biểu hiện như đau, nóng rát vùng thượng vị, đau ngực, khó thở, khó nuốt đều là những biểu hiện đặc trưng, rất phổ biến ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Biểu hiện ợ nóng, ợ chua, đau họng là do khi dịch dạ dày lên đến miệng, acid dạ dày như HCl có thể là bỏng cổ họng gây nên tình trạng đau họng, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra trong dịch dạ dày còn có dịch mật, khi lên đến miệng có thể khiến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng. 

Nếu cơn trào ngược xảy ra mạnh mẽ thì bệnh nhân còn có biểu hiện nôn ra dịch hoặc thức ăn.

Những biểu hiện này đối với trào ngược dạ dày thực quản sẽ xảy ra với mức độ nặng và thường xuyên hơn so với bệnh lý viêm loét dạ dày.

>>>Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

2. Nguyên nhân căn bản của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Trả lời cho câu hỏi này, GS. TS bác sĩ Đào Văn Long có chia sẻ

“ Có nhiều nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản , tuy nhiên nguyên nhân căn bản nhất là bất thường của cơ thắt thực quản dưới, cơ hoành. Bất thường này làm cho tâm vị đóng không kín, làm cho dòng thức ăn, dòng dịch vị từ dưới dạ dày, lẽ ra khi dạ dày co bóp nó phải đi xuống dưới thì một phần nó lại trào ngược vào thực quản. Việc trào ngược liên tục như vậy, nó gây bào mòn thực quản và có thể gây ra những triệu chứng, thậm chí là những biến chứng ví dụ như chảy máu, viêm trợt, viêm thực quản Barrett và thậm chí là ung thư thực quản.”

Bình thường thức ăn sẽ được nhai kỹ ở miệng rồi đưa xuống hầu họng, qua thực quản và xuống đến dạ dày. Ở dạ dày sẽ xảy ra sự co bóp cơ học, nghiền nát thức ăn, tạo trấp vị đẩy xuống tá tràng vào ruột non để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Ở giữa dạ dày và thực quản được nối với nhau bởi tâm vị có một lỗ thông nhỏ. 

Trong điều kiện bình thường, tâm vị luôn đóng kín, khi ăn thì tâm vị mới mở ra để cho thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, ví dụ như dưới ảnh hưởng của acid dạ dày, cơ co thắt thực quản dưới bị hỏng làm tâm vị mở ra hoặc có thể bị hở khiến thức ăn từ dạ dày dưới sự co bóp của dạ dày có thể vào lại thực quản. Đây được xem như cơ chế bệnh sinh của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản này. 

Ngoài ra những nguyên nhân như uống rượu bia, đồ uống có cồn thường xuyên hay ăn các loại thực phẩm không lành mạnh hay những loại có vị chua, cay nóng gắt cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên nguyên nhân này chỉ là những nguyên nhân bổ trợ, nguyên nhân kéo dài gây nên căn bệnh này. 

Và đặc biệt, việc sử dụng bừa bãi những loại thuốc cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.

Việc phát hiện, chẩn đoán căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngoài dựa vào những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ cũng có những chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng đặc trưng để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản.

3. Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản.

3.1. Nội soi- tiêu chuẩn vàng xác định tổn thương.

Nội soi- Tiêu chuẩn vàng trong phát hiện những tổn thương sâu

Nội soi- Tiêu chuẩn vàng trong phát hiện những tổn thương sâu

 

Nội soi là quá trình đưa đường ống có gắn camera và trong cơ thể bệnh nhân để quan sát và phát hiện những tổn thương sâu. Nội soi giúp bác sĩ nhìn thấy và xác định mức độ tổn thương của dạ dày hoặc thực quản để từ đó đưa ra chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản có gây biến chứng lên thực quản chưa và dạ dày có bị tổn thương không.

3.2. Đo HRM- đo áp lực thực quản.

Phương pháp đo HRM- đo áp lực thực quản giúp xác định áp lực cơ co thắt thực quản dưới cũng như khả năng co bóp của thực quản để đánh giá chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Biện pháp này rất quan trọng bởi nó xác định được nguyên nhân căn bản nhất của trào ngược dạ dày thực quản.

3.3. Đo pH và trở kháng thực quản 24 giờ.

Phương pháp này giúp đánh giá chính xác tính chất của dịch trào ngược, độ acid của dịch trào ngược. Đây là phương pháp sử dụng catheter gồm sáu kênh đo trở kháng, một hoặc hai kênh đo pH. 

Điều bất tiện cho bệnh nhân khi sử dụng phương pháp xét nghiệm này là phải đeo máy cả ngày tức 24 giờ và phải quay trở lại viện vào ngày hôm sau.

3.4. Peptest nước bọt

Peptest- test nhan giúp xác định pepsin trong nước bọt

Peptest- test nhanh giúp xác định pepsin trong nước bọt

 

Peptest nước bọt là một test nhanh nhằm xác định trong nước bọt có pepsin- một thành phần của dịch dạ dày hay không. Nếu test dương tính tức có pepsin trong nước bọt bệnh nhân, bác sĩ có thể chẩn đoán ban đầu là trào ngược dạ dày thực quản. Nếu test âm tính bác sĩ cũng không thể kết luận bệnh nhân này không mắc trào ngược dạ dày thực quản mà phải cho bệnh nhân là các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu kể trên để xác định chính xác. Bởi nếu nồng độ pepsin trong nước bọt quá thấp, test sẽ âm tính hay nếu trào ngược diễn ra ở mức độ nhẹ, dịch dạ dày chưa thể lên đến gần miệng thì test cũng cho kết quả âm tính.

Khi đã được bác sĩ chẩn đoán là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân sẽ được kê những thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản.

>>>Xem thêm: Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

4. Những loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng.

Một trong những ưu điểm của thuốc Tây so với những bài thuốc dân gian là thuốc Tây thường có tác dụng nhanh, chỉ gồm một tế bào, một cơ quan đích tác dụng. Trong khi đó, thuốc dân gian, thuốc Bắc, thuốc Nam, thực phẩm chức năng thường là những cây cỏ tự nhiên cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng và có rất nhiều tế bào, cơ quan đích tác dụng bởi ngoài những hoạt chất chúng còn nhiều những chất khác.

Khi được hỏi về những thuốc Tây trị trào ngược dạ dày, GS. TS Đào Văn Long đã có những chia sẻ cặn kẽ

“ Bệnh lý trào ngược dạ dày đặc trưng là tái đi tái lại nhiều lần do đó việc điều trị dứt điểm căn bệnh này vào thời điểm hiện tại là rất khó. Tuy không chữa dứt điểm được căn bệnh này nhưng việc quản lý nó thì cũng không phải việc gì quá xa vời. Thông thường phần lớn người bệnh có những triệu chứng nhẹ nên các bác sĩ có thể cho sử dụng những loại thuốc đơn giản. Những trường hợp nặng thì cần bác sĩ phải cho liệu trình điều trị thích hợp.”

Trả lời những thắc mắc của bệnh nhân về việc những loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày như tạo màng ngăn, ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược vào thực quản chỉ có tác dụng giảm đau nhanh mà không thể dùng lâu dài, GS. TS khẳng định: 

“ Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thói quen dùng thuốc hay hướng dẫn dùng thuốc thì thường có những hướng dẫn rất chi tiết và đầy đủ. Với những trường hợp nhẹ chỉ thỉnh thoảng mới nóng rát thôi thì người bệnh cũng có thể dùng những thuốc thông thường ví dụ như những gói bao bọc niêm mạc dạ dày, ví dụ như những thuốc tạo màng ngăn. Tuy nhiên, những trường hợp nặng hơn bắt buộc phải sử dụng những thuốc nặng hơn, người ta gọi là thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày. Trong đó nhóm thuốc ức chế H2 ít được dùng hơn. Nhóm thuốc Tây trị trào ngược dạ dày phổ biến được khuyên dùng là nhóm thuốc ức chế bơm proton. Những thuốc này hiện nay qua mấy chục năm sử dụng người ta thấy nó tương đối an toàn, có thể sử dụng lâu dài.”

4.1. Thuốc ức chế H2- thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản.

4.1.1. Cơ chế và tác dụng của thuốc

Thuốc ức chế H2 hay thực chất là thuốc kháng histamin H2, thuốc này có tác dụng của histamine lên các thụ thể histamine H2 của tế bào viền dạ dày làm giảm bài tiết acid dạ dày. Đây là thuốc Tây trị trào ngược dạ dày, loét dạ dày, khó tiêu tuy nhiên hiện nay đã được thay thế chủ yếu bởi các thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc kháng histamin H2- Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày

Thuốc kháng histamin H2- Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày

 

Nhóm thuốc này sử dụng cơ chế là đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin( amin sinh học tham gia vào phản ứng miễn dịch cục bộ, phản ứng viêm, điều hòa hoạt động ruột) lên receptor H2 của tế bào viền dạ dày. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế được lên tới khoảng 70% sự tiết acid dạ dày trong suốt một ngày tức 24 giờ đồng hồ. Hiệu quả của thuốc được phát huy tốt nhất trong ức chế việc tiết acid dạ dày về đêm tuy nhiên lại bị hạn chế sau bữa ăn.

Nhóm thuốc ức chế histamin H2 gồm bốn loại chính: cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine.

Thuốc kháng histamin H2

Một số thuốc kháng histamin H2

 

Trong đó mức độ sinh khả dụng( tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm thuốc bào chế vào tuần hoàn cơ thể và được đưa đến cơ quan cần tác động) của cimetidine, ranitidinefamotidine chỉ khoảng 50% do những thuốc này được chuyển hóa lần đầu tại gan. Còn nizatidine mức sinh khả dụng lên tới 100%. Những thuốc này được lọc qua cầu thận và đào thải qua ống thận do đó khi sử dụng nhóm thuốc Tây trị trào ngược dạ dày kháng histamin H2 này cần chú ý giảm liều hoặc nghĩ các biện pháp khác cho người suy thận vừa và nặng.

4.1.2. Những tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản với nhóm thuốc kháng histamin H2.

Đề cập đến những tác dụng phụ của nhóm thuốc này, người ta thường nhắc tới tác dụng phụ của cimetidine là chủ yếu. Loại thuốc này có khả năng gây rối loạn đi cầu như tiêu chảy hoặc táo bón, ảnh hưởng đến thần kinh như đau đầu, chóng mặt. Đáng chú ý loại thuốc này còn có tác dụng phụ đối với nam giới do kháng androgen, tăng tiết prolactin từ đó làm to vú ở nam và chảy sữa không do sinh đẻ, bất lực, không ham muốn. May mắn là tỷ lệ nam giới mắc tác dụng phụ này rất hạn chế chỉ khoảng từ 0.1% đến 5% bệnh nhân nam điều trị và tác dụng phụ sẽ biến mất khi ngưng sử dụng thuốc. Do có nhiều tác dụng phụ nên nếu dùng kết hợp nhiều thuốc để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, không nên sử dụng cimetidine.

Ranitidine tuy có tác dụng điều trị mạnh gấp 4- 5 lần so với cimetidine nhưng lại có nhiều tương tác thuốc và tác dụng phụ mạnh hơn cimetidine.

Famotidine tác dụng hơn cimetidine lên tới 30 lần.

Về nizatidine, đây là loại thuốc có tác dụng và liều lượng sử dụng tương tự như với ranitidine tuy nhiên về tác dụng phụ thì đây lại là loại thuốc ít tác dụng phụ nhất. Vì thế mà chúng được sử dụng nhiều nhất.

Hiện nay, trong việc sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm thuốc kháng histamin H2 ít được sử dụng và thay thế chủ yếu bằng nhóm thuốc ức chế bơm proton.

4.2. Thuốc ức chế bơm proton- Thuốc Tây trị trào ngược dạ dày.

4.2.1. Hiệu quả điều trị của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị trào ngược dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là những thuốc hiệu quả nhất để ức chế tiết axit dạ dày. Chúng đã được sử dụng trong lâm sàng hơn 25 năm. Năm 2014, 3475 tỷ liều thuốc ức chế bơm proton đã được kê đơn ở Đức. Con số cao này đã đòi hỏi cần một phân tích quan trọng về phổ chỉ định cho PPI và các tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng.

Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định cho những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ngắn hạn và ngăn ngừa tái phát trào ngược dạ dày thực quản lâu dài. Nhóm thuốc này có tác dụng vượt trội hơn so với nhóm kháng histamin H2 trong việc điều trị vết loét do việc sử dụng thuốc NSAID hay do vi khuẩn HP gây ra. Ngoài ra, PPI còn được dùng trong việc ngăn ngừa chảy máu khi thắt tĩnh mạch thực quản trong phẫu thuật.

Một số thuôc Tây trị trào ngược dạ dày

Một số thuốc Tây trị trào ngược dạ dày

Tuy nhiên tác dụng phụ mà nhóm thuốc này mang lại cũng thường gặp như tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Theo những báo cáo hàng năm, tác dụng phụ như phát ban, ngứa, đầy hơi, lo lắng, trầm cảm thì xuất hiện ít hơn. 

Ngoài ra những nghiên cứu gần đây cho thấy những tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton.

4.2.2. Tác dụng phụ của nhóm thuốc PPI

Theo một số nghiên cứu tại Anh và Canada, nhóm thuốc PPI có khả năng làm tăng nguy cơ mắc clostridium difficile- vi khuẩn gây viêm kết tràng màng giả. Đặc biệt bệnh nhân có nguy cơ cao mắc nấm Candida khi sử dụng loại thuốc omeprazol.

Khi vào cơ thể và gây ra tác dụng, PPI được xử lý hoàn toàn tại gan nhờ enzym cytochrom P450 do đó nó làm giảm tác dụng của những loại thuốc chuyển hóa phụ thuộc vào enzym cytochrom P450. Đặc biệt là tương tác với thuốc diazepam (thuốc tạo giấc ngủ), phenytonin ( thuốc chống động kinh) và nifedipin( điều trị cao huyết áp), varfarin, ducoumazol(chống đông máu). Tuy nhiên những tương tác thuốc này xảy ở mức độ nhẹ.

Loại Lasoprazol khi thử nghiệm trên chuột với liều cao có khả năng gây ung thư và đặc biệt nó được bài tiết qua sữa. Thử nghiệm này chưa cho kết quả trên động vật khác cũng như báo cáo lâm sàng trên người. Tuy nhiên phải cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này đối với bà bầu, đặc biệt là bà bầu ba tháng đầu thai kỳ. 

4.2.3. Sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày- thuốc ức chế bơm proton

PPIs là dạng tiền chất và được hoạt hóa mạnh mẽ trong môi trường độ acid cao do đó khi sử dụng chung với các thuốc kháng tiết thì hiệu quả của PPI bị giảm. Một số loại thuốc giảm tiết ví dụ như antacide, H2PAs, misoprostol, somatostatin). Hiệu quả của PPI đạt tối đa khi uống trước bữa ăn sáng từ 30 phút đến 60 phút vì bơm proton hoạt động mạnh nhất khi cơ thể trong tình trạng đói.

4.3. Thuốc tạo màng ngăn dạ dày- thực quản chống trào ngược dạ dày.

Đối với những bệnh nhân mà các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ có thể sử dụng những thuốc có tác dụng tạo màng ngăn dạ dày, thực quản từ đó ngăn cho dịch dạ dày và thức ăn từ dạ dày không trào ngược vào thực quản.

Loại thuốc này gồm một chất tráng phủ và một chất trung hòa tạo thành một màng ngăn giữa dạ dày và thực quản. Tuy nhiên thuốc thường không được dùng đơn độc mà thường kết hợp với một số thuốc điều trị khác.

>>>Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày 

Thuốc Tây tuy mang lại những tác dụng điều trị tốt tuy nhiên chúng lại gây nhiều tác dụng phụ khó kiểm soát. Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc Tây cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị tránh trường hợp sử dụng thuốc bừa bãi.

Tác dụng của thuốc sẽ giảm nếu như bệnh nhân vẫn duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt phi khoa học. Do đó bất kỳ một thuốc điều trị nào để duy trì tác dụng người bệnh bắt buộc phải kết hợp với những thói quen tốt. Đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, GS. TS chia sẻ thêm 

“ Nếu có thể, nên kê chân giường ở phía đầu cao lên khoảng 25 cm- 30 cm. Việc đó giúp ban đêm dịch vị không trào lên nhiều và thực quản được làm sạch tốt. Thứ hai là đối với người có cân nặng cao hơn bình thường, nếu có thể nên giảm cân ngoài ra chế đồ ăn không nên ăn những loại làm giãn cơ thắt thực quản như socola, trứng không nên ăn đầu bữa ăn và những thức uống như rượu, cafe, trà đặc.”

Mẹo khi ngủ giúp làm giảm trào ngược dạ dày

Mẹo khi ngủ giúp làm giảm trào ngược dạ dày

 

Những nhóm thuốc ức chế sự bài tiết acid dạ dày như nhóm thuốc kháng histamin H2, thuốc kháng bơm proton nếu sử dụng quá liều sẽ gây giảm acid dạ dày làm khó tiêu, đầy bụng do đó cần sử dụng đúng liều.

Nếu điều trị thuốc không tạo nên những tác dụng điều trị mong muốn, khi đó cần sử dụng những biện pháp can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật để tái tạo lại độ co giãn cho cơ co thắt thực quản dưới.

 

Lời kết

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là gây ung thư thực quản. Theo khẳng định của GS. TS Đào Văn Long “ Tình trạng ung thư thực quản ở Việt Nam hiện nay đang tăng rất nhanh và nó cũng liên quan đến tỷ lệ người bị trào ngược dạ dày thực quản ở Việt Nam cũng ngày một tăng dần”. Do đó việc điều trị căn bệnh này đang được đề cao. Và sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày cũng là một biện pháp quan trọng nhưng không nên lạm dụng. Để hiểu hơn về những loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày hay muốn tư vấn thêm về vấn đề này, hãy gọi đến số HOTLINE 180006091 để nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ những bác sĩ Scurma Fizzy.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

                                                                                 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091