Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Mà Bạn Nên Quan Tâm

Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Mà Bạn Nên Quan Tâm

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản đang dần trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người mắc bệnh trào ngược. Ngày nay số lượng người mắc bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. 

Hiểu được vấn đề cấp thiết này, các chuyên gia của Scurma Fizzy đã chắt lọc ra những thông tin hữu ích nhất, dễ hiểu nhất về bệnh trào ngược dạ dày thực quản-GERD (nguyên nhân, triệu chứng, các nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản). 

1.Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với tình trạng xuất hiện là một lượng dung dịch sản phẩm từ trong dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản. Chất lỏng này chứa axit và pepsin được tạo ra bởi dạ dày. (Pepsin là một loại enzym tiêu hóa thức ăn tiết ra từ dạ dày) do đó có thể làm viêm, tổn thương và làm hỏng lớp niêm mạc thực quản 
  • Đôi khi chất lỏng cũng có thể chứa mật đã trào ngược vào dạ dày từ tá tràng – phần đầu tiên của ruột non nối liền với dạ dày. 
  • Axit của chất lỏng trào ngược được cho là thành phần chính gây tấn công vào thực quản. Pepsin và mật là một trong các yếu tố có thể làm thương tổn thực quản, nhưng trong quá trình hình thành ổ viêm và tổn thương thực quản, vai trò của chúng thực sự không rõ ràng bằng axit dịch vị. Chính vì vậy điều chúng ta cần làm là sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản ngay khi có dấu hiệu bệnh.

2. Trào ngược dạ dày thực quản và các nguyên nhân của chúng

Nguyên của GERD rất phức tạp và có thể liên quan bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Và ở mỗi người có thể bị trào ngược dạ dày thực quản bởi một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản là:

2.1. Cơ vòng thực quản dưới

  • Hoạt động của cơ vòng thực quản dưới (LES) có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa trào ngược. Thực quản là một ống cơ kéo dài từ họng dưới đến dạ dày. LES là một vòng cơ chuyên biệt bao quanh phần dưới cùng của thực quản, nơi nó nối với dạ dày. 
  • Bình thường cơ này co lại và đóng đường từ thực quản vào dạ dày. Việc thắt chặt này ngăn chặn sự trào ngược. Khi thức ăn hoặc nước bọt được nuốt vào, LES sẽ giãn ra trong vài giây để thức ăn hoặc nước bọt đi từ thực quản vào dạ dày, và sau đó nó sẽ đóng lại.
  • Một số bất thường khác nhau của LES đã được tìm thấy ở bệnh nhân GERD. Hai trong số đó liên quan đến chức năng của LES. Đầu tiên là sự co bóp yếu của cơ vòng thực quản. Thứ hai là giãn LES bất thường tồn tại trong một thời gian vài giây hoặc lên đến vài phút. Những lần giãn kéo dài này khiến cho trào ngược xảy ra dễ dàng hơn. 
  • Tình trạng giãn LES thoáng qua xảy ra ở bệnh nhân GERD, thường gặp nhất là sau bữa ăn khi dạ dày căng lên vì thức ăn. Các áp lực làm rối loạn khả năng đóng, mở LES ở bệnh nhân GERD nhiều hơn so với những người không bị GERD từ đó làm gia tăng chứng trào ngược. Và nếu bạn mới bị tình trạng này thì vẫn nên cân nhắc sử dụng các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản đề phòng bệnh tiến triển.

2.2. Thoát vị Hiatal

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-2

Trào ngược dạ dày-thực quản gây ra bởi thoát vị Hiatal

  • Thông thường, LES nằm ở cùng mức nơi thực quản đi từ ngực qua một lỗ nhỏ trong cơ hoành và vào ổ bụng (cơ hoành là một vách ngăn ngang cơ ngăn cách ngực và bụng). Khi bị thoát vị Hiatal ( hay còn gọi là thoát vị hoành), một phần nhỏ của dạ dày trên dính vào thực quản đẩy lên qua cơ hoành. 
  • Kết quả là, một phần nhỏ của dạ dày và cơ vòng thực quản nằm trong lồng ngực, và cơ vòng này không còn ở ngang với cơ hoành gây ảnh hưởng đến khả năng đóng chặt của cơ vòng và làm nghiêm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

2.3. Co thắt thực quản

  • Bình thường, khi nuốt gây ra một làn sóng co thắt của các cơ thực quản, làm thu hẹp lòng của thực quản từ thực quản trên đến thực quản dưới. Nó đẩy thức ăn, nước bọt…trong thực quản vào dạ dày.
  • Khi sự co thắt bị lỗi, axit trào ngược không được đẩy lại vào dạ dày, ví dụ như, áp lực tạo ra bởi các cơn co thắt có thể không còn đủ lực để đẩy axit về lại dạ dày. Tác động của các cơn co thắt thực quản bất thường sẽ nghiêm trọng hơn vào ban đêm khi cơ thể nằm ngủ và trọng lực không giúp đưa axit trào ngược trở lại dạ dày. 

3. Triệu chứng phổ biến và biến chứng hay gặp nhất của trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng của GERD không biến chứng chủ yếu là:

3.1. Ợ chua, ợ nóng

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3

Biểu hiện ợ chua của bệnh trào ngược

  • Khi axit trào ngược trở lại thực quản ở bệnh nhân GERD, các sợi thần kinh trong thực quản bị kích thích. Sự kích thích dây thần kinh này thường dẫn đến cơn đau đặc trưng của GERD. 
  • Ợ chua là một cơn đau rát thường được mô tả xuất hiện ở giữa ngực. Nó có thể bắt đầu ở vùng thượng vị thậm chí có thể lan đến đến cổ. Vì trào ngược axit phổ biến hơn sau bữa ăn, nên chứng ợ nóng cũng phổ biến hơn sau bữa ăn. 
  • Ợ chua cũng phổ biến hơn khi người bệnh nằm xuống vì trào ngược xảy ra dễ dàng hơn và axit được đưa trở lại dạ dày chậm hơn. Do đó nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản bị thức giấc do chứng ợ nóng.

>>> Xem thêm Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

3.2. Nôn trớ, buồn nôn

  • Nôn trớ là sự xuất hiện của một lượng nhỏ chất lỏng trào ngược trong miệng. Buồn nôn là không phổ biến trong GERD. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng và có thể bị nôn .

Các biến chứng của GERD là gì?

3.3. Vết loét

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-4

Loét là biến chứng thường thấy của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Chất lỏng từ dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương các tế bào niêm mạc thực quản. Nếu tổn thương đi sâu vào thực quản sẽ hình thành vết loét. Các vết loét và tình trạng viêm thêm do chúng gây ra có thể ăn mòn các mạch máu thực quản và dẫn đến chảy máu vào thực quản.
  • Các vết loét của thực quản lành lại với sự hình thành các vết sẹo (xơ hóa). Theo thời gian, mô sẹo co lại và thu hẹp lòng ( khoang bên trong ) của thực quản. Thức ăn nuốt vào có thể mắc kẹt trong thực quản khi tình trạng hẹp trở nên đủ nghiêm trọng gây nghẹn, khó thở…
  • Sau đó, để thức ăn không bị dính, chỗ hẹp phải được kéo giãn (nới rộng ra). Bên cạnh đó điều chúng ta cần làm là dùng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản để chấm dứt nguyên nhân hình thành vết loét.

3.4. Barrett thực quản 

  • Khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản mạn tính gây ra những thay đổi trong các tế bào lót thực quản. Những tế bào này là tiền ung thư và có thể, mặc dù thông thường, có thể trở thành ung thư. Tình trạng này được gọi là Barrett thực quản và xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân GERD. 
  • Barrett thực quản có thể được nhận biết bằng mắt thường tại thời điểm nội soi và được xác nhận bằng cách kiểm tra tế bào niêm mạc bằng kính hiển vi. Sau đó, bệnh nhân Barrett thực quản có thể được nội soi giám sát định kỳ với sinh thiết.
  • Mục đích của giám sát là để phát hiện sự tiến triển từ tiền ung thư đến những thay đổi ung thư khác để có thể điều trị ngăn ngừa ở giai đoạn đầu. 

3.5. Ho và hen suyễn

  • Có rất nhiều dây thần kinh ở thực quản dưới. Ngoài những sợi dây thần kinh khi bị kích thích sẽ gây đau, có những sợi khác khi bị kích thích sẽ gây ho. 

3.6. Viêm họng và thanh quản

  • Nếu chất lỏng trào ngược đi qua cơ thắt thực quản trên, nó có thể đi vào cổ họng (hầu) và thậm chí có thể bị lọt vào thanh quản. Kết quả là tình trạng viêm có thể dẫn đến đau họng và khàn giọng .  

3.7. Viêm và nhiễm trùng phổi

  • Cũng như ho và hen suyễn, chất lỏng trào ngược đi từ cổ họng (hầu) vào thanh quản có thể đi vào phổi thông qua quá trình hô hấp. Vì bản chất của chất lỏng trào ngược là axit nên có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi và viêm phổi.
  • Loại viêm phổi này là một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức khi tình trạng kéo dài có thể gây ra sẹo phổi tiến triển chậm ( xơ hóa phổi ) có thể nhìn thấy khi chụp X-quang phổi. 

4. Mục tiêu khi sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản.

– Mục tiêu điều trị GERD là:

  • giảm trào ngược
  • giảm các triệu chứng 
  • ngăn ngừa tổn thương thực quản

– Các bác sĩ tham khắm cho bạn có thể khuyên bạn nên điều trị trào ngược dạ dày-thực quản theo cách từng bước.

  • Đối với các triệu chứng nhẹ, thay đổi lối sống đơn giản có thể là đủ.
  • Bước tiếp theo là thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng axit không kê đơn như Maalox, Mylanta, Tums hoặc Rolaids.
  • Các phương pháp điều trị khác và thậm chí phẫu thuật.

5. Những nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản thường dùng.

Có thể sử dụng nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) (ví dụ như thuốc kháng axit) và thuốc kê đơn (ví dụ: thuốc ức chế bơm proton, thuốc đối kháng histamin và thuốc kích thích) để điều trị bệnh trào ngược.

5.1. Thuốc trị GERD thuộc nhóm kháng axit

  • Hiện nay có y học phát triển về nhiều loại thuốc với các cơ chế khác nhau để điều trị GERD, nhưng thuốc kháng axit vẫn là phương pháp được sử dụng đầu tiên. Thuốc kháng axit được dùng với công dụng là trung hòa axit sinh ra trong dạ dày.  Ưu điểm của thuốc kháng axit là tác dụng của chúng rất nhanh chóng, trong vòng 2-4phút. 
  • Chúng được thải ra khỏi hệ tiêu hóa trong vòng chưa đầy một giờ, và sau đó axit sẽ tích tụ lại. Do đó, thời điểm uống thuốc kháng axit tốt nhất là ngay trước khi các triệu chứng trào ngược bắt đầu sau bữa ăn, tức là khoảng một giờ sau bữa ăn. Vì thức ăn trong bữa ăn chứa đầy trong dạ dày sẽ làm chậm quá trình rỗng nên thuốc sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn và có hiệu quả lâu hơn. 
  • Thuốc kháng axit hoạt động bằng cách trung hòa axit và bao phủ dạ dày. Thuốc kháng axit dạng lỏng thường hoạt động nhanh hơn thuốc viên hoặc thuốc nhai. Nếu các triệu chứng xảy ra ngay sau bữa ăn, chúng nên được uống trước bữa ăn. 
  • Thuốc kháng axit rất hữu ích vì chúng làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, nhưng tác dụng chỉ là chỉ là tạm thời. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản không kê đơn này không ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại hoặc hiếm khi giúp cho thực quản bị loét lành lại. 
  • Nếu bạn cần thuốc kháng axit trong hơn 2 tuần, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng của bạn và sử dụng liệu trình điều trị thích hợp.
  • Thuốc kháng axit thường kèm theo nhiều tác dụng phụ do các chất trong đó như nhôm dẫn tới gây táo bón, trong khi thuốc khác chứa magiê lại gây nên tiêu chảy ở người bệnh. Nếu tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh, có thể thử cách khác là sử dụng thuốc kháng axit có chứa cả nhôm và magie, hoặc chuyển sang nhóm thuốc khác.
  • Một lưu ý là thuốc kháng axit có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc khác, hoặc tăng cường tác dụng phụ hoặc độc tính. Nếu bạn dùng các loại thuốc khác trong khi sử dụng nhóm thuốc kháng axit này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Ví dụ

Một số thuốc kháng axit trong thành phần có chứa aspirin, chẳng hạn như Alka-Seltzer. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì đã ban hành cảnh báo an toàn vào tháng 6 năm 2016 về loại thuốc kháng axit này. Cảnh báo này đã được đưa ra vì trên lâm sàng có nhiều báo cáo cho thấy về tình trạng tăng khả năng chảy máu liên quan đến sử dụng các thuốc kháng axit có chứa aspirin. Như vậy khuyến cáo đưa ra là bạn không nên dùng những thuốc kháng axit này nếu bạn dùng một loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống kết tập tiểu cầu , thuốc chống đông máu hoặc các thuốc làm khác làm tăng nguy cơ chảy máu

  • Khi dùng thuốc kháng axit, hãy đảm bảo làm đúng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc và không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo hàng ngày. Uống thuốc kháng axit trước hoặc sau bữa ăn và trước khi đi ngủ hoặc khi bạn có các triệu chứng.
  • Thuốc kháng axit truyền thống đều có sẵn ở quầy thuốc nên rất thuận tiện để mua. Một số thuốc phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
    • Gaviscon
    • Gelusil
    • Maalox
    • Mylanta
    • Riopan
    • Rolaids
    • Tums
thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-5

Nhóm thuốc kháng axit

5.2. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng histamin

  • Nếu sử dụng thuốc kháng axit, ta sẽ cần được cung cấp thường xuyên, do tác dụng của thuốc tương đối ngắn và để điều trị hiệu quả và thuận tiện hơn trong điều trị bệnh, người ta đã tìm ra thuốc là một chất đối kháng histamine. 
  • Histamin gắn vào các thụ thể trên các tế bào nằm trên thành niêm mạc dạ dày và kích thích các tế bào sản xuất axit. Thuốc đối kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể gắn với histamin và do đó ngăn chặn việc tiết axit. 
  • Vì histamine đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích bài tiết axit sau bữa ăn, cho nên thuốc này tốt nhất nên dùng trước bữa ăn 30 phút hoặc để ngăn chặn việc sản xuất axit vào ban đêm ta cũng có thể sử dụng trước khi đi ngủ.
  • Thuốc kháng histamin rất tốt để giảm các triệu chứng của GERD, đặc biệt là chứng ợ nóng. Tuy nhiên, chúng không tốt cho việc chữa lành chứng viêm (viêm thực quản) có thể đi kèm với GERD. Trên thực tế, chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị chứng ợ nóng trong GERD không liên quan đến viêm hoặc biến chứng, chẳng hạn như ăn mòn hoặc loét, hẹp hoặc Barrett thực quản.
  • Các loại thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều nhất bao gồm: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) và famotidine (Pepcid)… Đây đều là nhóm thuốc OTC.

Nhóm thuốc kháng Histamin

5.3. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm ức chế bơm proton (thuốc PPI)

  • Loại thuốc thứ hai được phát triển đặc biệt cho các bệnh liên quan đến axit, chẳng hạn như GERD, là chất ức chế bơm proton (PPI). Thuốc  PPI ngăn chặn việc bài tiết axit vào dạ dày bởi các tế bào tiết axit. Ưu điểm của PPI so với chất kháng histamin là nó làm chặn hoàn toàn các con đường sản xuất axit và trong một khoảng thời gian dài hơn. 
  • PPI được sử dụng khi thuốc kháng H2 không làm giảm các triệu chứng trào ngược hoàn toàn hoặc khi có các biến chứng của GERD như ăn mòn hoặc loét, hẹp hoặc Barrett thực quản. 
  • PPI tốt nhất nên uống trước bữa ăn một giờ. Lý do cho thời điểm này là PPIs hoạt động tốt nhất khi dạ dày tích cực sản xuất axit nhất, xảy ra sau bữa ăn. Nếu PPI được thực hiện trước bữa ăn, nó sẽ ở mức cao nhất trong cơ thể sau bữa ăn khi axit đang được tạo ra.
  • Năm PPI khác nhau được chấp thuận để điều trị GERD, bao gồm omeprazole (Prilosec, Dexilant), lansoprazole ( Prevacid ), rabeprazole ( Aciphex ), pantoprazole ( Protonix ), và esomeprazole ( Nexium ) và dexlansoprazole (Dexilant). 

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm PPI

5.4. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm tăng nhu động đường tiêu hóa.

  • Thuốc tăng nhu động hoạt động bằng cách kích thích các cơ của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non. Thuốc tăng nhu động làm tăng các cơn co thắt trong cơ thắt thực quản dưới, giúp thắt chặt cơ vòng thực quản dưới và giúp giảm trào ngược axit. 
  • Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng  tác dụng chính của nhóm thuốc này là tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, điều này cũng có thể làm giảm trào ngược.
  • Thuốc tăng nhu động hiệu quả nhất khi dùng trước bữa ăn 30 phút và uống lại trước khi đi ngủ. Chúng không hiệu quả lắm để điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng của GERD. Do đó, các chất hỗ trợ vận động được dành riêng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc được thêm vào như là một thuốc kết hợp để tăng cường các phương pháp điều trị cho GERD.

5.5. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng axit tạo bọt.

  • Đây là loại thuốc dạng viên nén bao gồm một chất kháng axit và một chất tạo bọt. Khi viên thuốc tan rã và đến dạ dày, nó sẽ chuyển thành bọt nổi trên mặt chất lỏng của dạ dày. Bọt tạo thành một rào cản vật lý đối với sự trào ngược của chất lỏng. Đồng thời, chất kháng axit liên kết với bọt sẽ trung hòa axit tiếp xúc với bọt. 
  • Thuốc viên tốt nhất nên uống sau bữa ăn (khi dạ dày căng phồng) và khi nằm xuống, cả hai thời điểm dễ xảy ra trào ngược hơn. Các rào cản bọt không thường được sử dụng như là phương pháp điều trị đầu tiên hoặc duy nhất cho trào ngược dạ dày thực quản. Thay vào đó, chúng được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để tăng cường tác dụng làm giảm các triệu chứng trào ngược. 
  • Và hiện nay chỉ có một loại thuốc là sự kết hợp của nhôm hydroxit gel, magie trisilicat và alginate (Gaviscon)

Thuốc kháng axit tạo bọt

>>> Tham khảo thêm các bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh:

Trào ngược dạ dày kiêng gì ? Khuyến cáo của chuyên gia cho GERD

Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

Qua bài này, Scurma Fizzy hy vọng bạn có được cho mình những kiến thức nhất định về bệnh lí và cách sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hay cần tư vấn về tình trạng bệnh lý của mình đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091