Thuốc Viêm Loét Dạ Dày, Top 5 Nhóm Thuốc Tốt Nhất

Thuốc Viêm Loét Dạ Dày, Top 5 Nhóm Thuốc Tốt Nhất

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến trên đường tiêu hóa và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại, bệnh gặp ở hầu hết các lứa tuổi và cả hai giới tính. Viêm loét dạ dày nói chung không gây nguy hiểm nếu như được phát và và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sớm, tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển lâu dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy khi có những triệu chứng của viêm loét nên sử dụng những thuốc gì để điều trị ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quát về căn bệnh viêm loét dạ dày, thuốc viêm loét dạ dày và điểm qua một vài phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất. 

1. Viêm loét dạ dày – những thông tin tổng quan

1.1. Viêm loét dạ dày là gì?

thuoc-viem-loet-da-day-02

Hình ảnh ổ viêm, loét ở dạ dày-tá tràng

Viêm loét dạ dày là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Tổn thương gặp ở viêm loét dạ dày là những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể xâm lấn sâu hơn lớp niêm mạc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày.

Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày vẫn chưa thực sự rõ ràng. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh và quá trình hình thành ổ viêm loét là hậu quả của việc mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công làm tăng yếu tố tấn công hoặc làm giảm yếu tố bảo vệ xuống hoặc do cả hai.

1.2.1. Tăng acid dịch vị.

Đây là yếu tố cần thiết cho quá trình hình thành viêm loét dạ dày nhưng cũng không phải trường hợp viêm loét dạ dày nào có sự tăng tiết acid dịch vị. Ở những người mắc hội chứng Zollinger-Ellison có xảy ra hiện tượng tăng tiết quá nhiều acid dịch vị gây nên tình trạng xuất hiện nhiều ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

1.2.2. Vi khuẩn Helicobacter pylori.

thuoc-viem-loet-da-day-3

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày ở người

Helicobacter pylori hay còn gọi là Hp, là một loại vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu trong nguyên nhân và bệnh sinh của viêm loét dạ dày. Đây là loại xoắn khuẩn Gram âm, sống ở niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày bằng cách: thoái hóa lớp nhầy bảo vệ đồng thời phá hủy các tế bào niêm mạc.

>>>> Đọc thêm: Bị Dạ Dày Hp Là Cụm Từ Dùng Chỉ Tình Trạng Gì?

1.2.3. Căng thẳng thần kinh kéo dài.

Mọi trường hợp bị căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây tăng tiết acid dịch vị gây loét, vết loét sau đó kích thích ngược lại vỏ não và vỏ não khi đó sẽ lại kích thích dạ dày theo cơ chế phản hồi.

1.2.4. Sử dụng một số loại thuốc.

Một số loại thuốc như corticoid và NSAIDs ức chế tổng hợp Prostaglandin – có vai trò kích thích sản xuất chất nhầy và bicarbonat có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa acid dịch vị, từ đó làm giảm khả năng bảo vệ của dạ dày gây ra viêm loét dạ dày.

1.2.5. Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.

Thuốc lá cũng góp phần ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin nên khi hút thuốc lá thường xuyên cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày như: sử dụng rượu bia thường xuyên, ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ăn quá nhiều hoặc quá ít, vận động mạnh ngay sau khi ăn no, … 

1.2.6. Yếu tố di truyền và gia đình.

Bệnh nhân loét dạ dày thường có tiền sử gia đình bị viêm loét dạ dày. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt giống nhau giữa các thành viên trong gia đình hoặc do có cùng nhóm máu O vì nhóm máu O có ái lực cao hơn với vi khuẩn Hp nên những người có nhóm máu O thường có tỷ lệ loét dạ dày tá tràng cao hơn nhóm máu khác đến 1,4 lần.

1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý viêm loét dạ dày.

1.3.1. Thể điển hình.

Ở thể viêm loét dạ dày điển hình thì đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính:

  • Đau bụng có tính chất âm ỉ hoặc bỏng rát hoặc đau quặn.
  • Đau có tính chất chu kỳ: đau theo khi đói hoặc khi no, ăn vào đỡ đau, đau khi thay đổi mùa.
  • Càng để lâu đau càng dễ mất tính chu kỳ và chuyển dần thành đau liên tục.
  • Trong cơn đau có xuất hiện hiện tượng co cứng vùng thượng vị.

Kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng.

Khi gặp các triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen thì có thể là biến chứng.

1.3.2. Thể không điển hình.

Bệnh viêm loét dạ dày không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng chiếm tỷ lệ khoảng 20%, bệnh thường tiến triển im lặng, không có triệu chứng đau và biểu hiện đột ngột khi xuất hiện mốt biến chứng như: chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét. Thể không điển hình thường gặp ở người già và trẻ em hoặc người suy kiệt.

1.4. Biến chứng.

thuoc-viem-loet-da-day-4

Viêm loét dạ dày có nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau

Trong dạ dày viêm loét, một số biến chứng như sau có thể sẽ gặp phải:

  • Chảy máu tiêu hóa: biểu hiện của biến chứng này là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc kết hợp cả hai. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bệnh nhân tử vong do mất máu.
  • Thủng dạ dày: biến chứng thủng dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội và co cứng thành bụng do các chất có trong dịch dạ dày tràn vào ổ bụng gây viêm màng bụng.
  • Hẹp môn vị: bệnh nhân khi gặp biến chứng hẹp môn vị có biểu hiện ăn không tiêu, đầy bụng và nôn nhiều do thức ăn khó đi qua được môn vị nên bị lưu lại ở dạ dày.
  • Ung thư hóa dạ dày từ ổ loét: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày. Ung thư hóa dạ dày thường xảy ra ở bờ cong nhỏ của dạ dày gây ra tình trạng đau mất tính chu kỳ, buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể xanh xao hay cáu gắt.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Thể Biểu Hiện Qua Những Dấu Hiệu Nào Trên Cơ Thể?

2. Top 5 nhóm thuốc viêm loét dạ dày hiệu quả nhất.

2.1. Thuốc viêm loét dạ dày – Thuốc kháng thụ thể H2 của histamin.

  • Gồm: Cimetidin; Ranitidin; Famotidin; Nizatidin; … 
  • Tác dụng: Làm giảm tiết acid dịch vị do ức chế thụ thể H2 của Histamin – là yếu tố kích thích tiết acid dịch vị. Tác dụng giảm tiết của cimetidin < ranitidin < famotidin < nizatidin.
  • Chỉ định: điều trị viêm loét dạ dày (đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cấp tính); hội chứng Zollinger-Ellison; điều trị tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản; viêm loét thực quản; loét miệng nối dạ dày – ruột.
  • Tác dụng không mong muốn (ADR): thuốc dùng tương đối an toàn, ít xuất hiện biến chứng. ADR hay gặp nhất ở cimetidin và ít gặp nhất ở nizatidin. 

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp (ADR > 1/100): chóng mặt; nhức đầu; rối loạn tiêu hóa; đau khớp, đau cơ; cimetidin còn gây ra hạ huyết áp và loạn nhịp tim khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch. 

Một số tác dụng không mong muốn ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): rối loạn tạo máu; gây ung thư dạ dày; ranitidin có thể gây viêm gan; cimetidin có thể gây ứ mật, lú lẫn, mê sảng, chứng vú to ở đàn ông, chảy sữa không do sinh sản và suy giảm chức năng tình dục.

    • Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với những trường hợp có mẫn cảm với thành phần của thuốc; thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, thận trong khi dùng cimetidin để tiêm tĩnh mạch do có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp và loạn nhịp tim.

Liều dùng, biệt dược và cách dùng:

thuoc-viem-loet-da-day-5

Zantac là biệt dược của thuốc ranitidin được phân phối trên thị trường

Cimetidin (biệt dược Tagamet): uống liều 200 mg × 3 lần và 400 mg uống trước khi đi ngủ. Điều trị hết đợt trong khoảng 4-8 tuần. Dùng liều duy trì 400 mg/ngày vào buổi chiều. Khi đang loét tiến triển có chảy máu dạ dày hoặc nôn thì nên sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều 4-8 ống/ngày, sau 7 ngày thì chuyển sang uống.

Ranitidin (biệt dược Zantac, Azantac, Raniplex): uống liều 300 mg/lần vào buổi tối.

Famotidin (biệt dược Pepcid): uống liều 20 mg × 2 lần/ngày hoặc 40 mg × 1 lần/ngày vào buổi tối.

Nizatidin (biệt dược Axid): uống liều 300 mg × 1 lần/ngày vào buổi tối.

2.2. Thuốc viêm loét dạ dày – Thuốc ức chế bơm proton (PPI).

  • Gồm: Omeprazol; Lansoprazol; Pantoprazol; Rabeprazol; … 
  • Tác dụng: thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục lên bơm proton làm cho acid HCl không được sản xuất và tiết ra ngoài dạ dày nên thuốc cho tác dụng nhanh hơn và đem lại hiệu quả hơn các thuốc khác.
  • Chỉ định: điều trị viêm loét dạ dày có tiến triển mà khi sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 không đem lại hiệu quả; điều trị hội chứng Zollinger-Ellison; điều trị chứng bệnh thực quản – dạ dày trào ngược.
  • Tác dụng không mong muốn (ADR): rối loạn tiêu hóa; rối loạn thần kinh trung ương nhẹ; có thể gây ung thư dạ dày; omeprazol còn gây ra ảnh hưởng tới việc sử dụng các thuốc khác khi dùng kèm.
  • Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với những trường hợp có mẫn cảm với thành phần của thuốc, chống chỉ định với những trường hợp loét dạ dày ác tính; thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Liều dùng, biệt dược và cách dùng: 
thuoc-viem-loet-da-day-6

Thuốc ức chế bơm proton omeprazol điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Omeprazol (biệt dược Losec, Mopral): điều trị viêm loét dạ dày uống liều 20-40 mg/ngày × 4-6 tuần; điều trị trào ngược dạ dày – thực quản uống liều như trên × 4-12 tuần; điều trị hội chứng Zollinger-Ellison uống liều trên 120 mg/ngày chia 2-3 lần × 4 tuần vào trước bữa sáng.

Lansoprazol (biệt dược Lanzor): điều trị viêm loét dạ dày uống liều 1 viên/ngày × 4 tuần.

Pantoprazol (biệt dược Pantoloc): uống liều 40 mg/ngày, dùng không quá 8 tuần.

Rabeprazol (biệt dược Pariet): uống liều 20 mg/ngày.

 

2.3. Thuốc viêm loét dạ dày – Thuốc trung hòa acid dịch vị.

  • Gồm: Al(OH)₃, Mg(OH)₂, MgCO₃, AlPO₄, … 
  • Tác dụng: trung hòa acid dịch vị làm tăng pH dạ dày; ức chế hoạt tính pepsi; tăng tác dụng bảo vệ của lớp chất nhầy; tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng viêm loét dạ dày nhanh nhưng ngắn.
  • Chỉ định: điều trị viêm loét dạ dày, Al(OH)₃ kết tủa pepsin nên điều trị tốt trong viêm loét dạ dày do tăng tiết pepsin; phối hợp với các thuốc kháng thụ thể H2 và omeprazol trong điều trị hội chứng Zollinger-Ellison và trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Tác dụng không mong muốn (ADR):

Mg(OH)2: dùng lâu sẽ gây giữ nước và nhuận tràng.

Al(OH)3: dùng lâu sẽ làm săn niêm mạc ruột và gây táo bón. Ngoài ra, có thể gây nhuyễn xương. 

  • Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với những trường hợp suy thận nặng; có thể làm giảm tác dụng của các thuốc khác khi dùng kèm; thận trọng khi dùng liều cao vì dễ gây viêm dạ dày do base hóa.
  • Liều dùng, biệt dược và cách dùng:
thuoc-viem-loet-da-day-tot-nhat-7

Maalox giảm ngay triệu chứng đau thượng vị ở người bị viêm loét dạ dày

Biệt dược Maalox gồm Al(OH)₃ và Mg(OH)₂: ngậm hoặc nhai 1-2 viên khi đau do viêm loét dạ dày hoặc 1 giờ sau ăn.

Biệt dược Gastropulgite gồm Al(OH)₃ và MgCO₃: uống liều 2-4 g/ngày.

BIệt dược Phosphalugel gồm AlPO₄: liều uống 1-2 gói/lần 2-3 lần/ngày, uống 1-2 giờ sau khi ăn.

>>>> Tham khảo thêm: Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất Đã Được Sử Dụng Từ Xưa Để Trị Viêm Loét

2.4. Thuốc viêm loét dạ dày – Thuốc bao vết loét.

  • Gồm: Sucralfat; các hợp chất của Bismuth Bismuth subsalicylat, Bismuth subcitrat, Bismuth aluminat, … 
  • Tác dụng: Tạo lớp hàng rào bảo vệ cho dạ dày bao bọc ổ loét; kích thích sản xuất prostaglandin tại chỗ; tăng bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày; nâng pH dịch vị giúp chống lại vi khuẩn Hp. 
  • Chỉ định: điều trị dạ dày loét viêm.
  • Tác dụng không mong muốn (ADR): thuốc có thể gây táo bón; hợp chất Bismuth có thể gây loạn dưỡng xương, suy nhược thần kinh trung ương nếu sử dụng lâu dài.
  • Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với những bệnh nhân suy thận, đặc biệt là suy thận nặng; Sucralfat có thể giảm hấp thu của một số thuốc khác khi dùng kèm; hợp chất Bismuth cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Liều dùng, biệt dược và cách dùng:

 

thuoc-viem-loet-da-day-tot-nhat-8

Thuốc Ulcar có chứa thành phần chính là sucralfate 1gSucralfat (biệt dược Ulcar): uống liều 1 viên/lần × 3 lần/ngày × 4-6 tuần, dùng trước khi ăn và dùng 1 viên trước khi đi ngủ.

Bismuth subsalicylat (biệt dược Pepto – Bismol): người lớn uống liều 2-10 g/ngày; trẻ em uống liều 0,1-0,2 g × số tuổi/ngày.

Bismuth subcitrat (biệt dược Bimex, Telen, Trymo): người lớn uống liều 2 viên/lần × 2 lần/ngày hoặc uống liều 10ml ở dạng dung dịch, dùng trước khi ăn 30 phút, khi uống  dạng viên nên nhai kỹ và uống kèm nước, dùng điều trị theo đợt 28 ngày nếu cần có  thể dùng thêm đợt nữa cách 1 tháng.

Bismuth aluminat (biệt dược Ultin, Almuth I): để điều trị viêm loét dạ dày do tăng tiết tiết acid dịch vị dùng liều 1 gói/lần × 2 lần/ngày; để điều trị tiêu chảy dùng liều 2 viên/ lần × 3 lần/ngày.

2.5. Thuốc viêm loét dạ dày – Kháng sinh diệt HP.

  • Gồm: Tetracyclin; Amoxicilin; Clarithromycin; Metronidazol; Tinidazol; …  
  • Tác dụng: các kháng sinh kể trên đều có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm một số loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn Hp.
  • Chỉ định: phối hợp điều trị viêm loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp.
  • Tác dụng không mong muốn (ADR): phần lớn các kháng sinh an toàn khi được sử dụng. Tuy nhiên, dùng ít hay nhiều thì chúng cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn nhất định theo mức độ từ nhẹ đến nặng.

Tetracyclin: gây ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, xương; khi dùng lâu dài có thể gây bội nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra, dùng tetracyclin có thể gây ra một số tác dụng mong muốn khác như: mày đay, ban đỏ, thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, suy giảm chức năng gan thận, tăng áp lực nội sọ, … 

Amoxicilin: gây tình trạng ngoại ban, rối loạn tiêu hóa nhẹ, có thể xảy ra tình trạng phản ứng dị ứng nhưng ít gặp.

Clarithromycin: gây rối loạn tiêu hóa, gây phản ứng dị ứng, đau đầu, phát ban trên da.

Metronidazol: gây rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu.

Tinidazol: gây tác dụng không mong muốn tương tự như với Metronidazol.

  • Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, chống chỉ định trong trường hợp viêm gan khi sử dụng Clarithromycin; thận trọng theo dõi và không uống rượu khi đang sử dụng Metronidazol và Tinidazol. 
  • Liều dùng, biệt dược và cách dùng:

Tetracyclin (biệt dược Tetracyclin, Bidiocyn): người lớn dùng liều 250-500 mg × 3-4 lần/ngày; trẻ em trên 8 tuổi dùng liều 25-50 mg/kg cân nặng/ngày chia làm 2-4 lần. 

Amoxicillin: người lớn uống liều 0,25-1 g × 3-4 lần/ngày hoặc dùng liều 0,5-2 g/lần, 4-6 giờ/lần theo đường tiêm tĩnh mạch.

Clarithromycin (biệt dược Claritex, Klacid): người lớn dùng liều 250-500 mg × 2 lần/ngày; trẻ em dùng liều 7,5 mg/kg cân nặng × 2 lần/ngày.

Metronidazol (biệt dược Mediclion, Amgyl, Belocat, …): để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp uống liều 500 mg/lần, 3 lần/ngày, đợt điều trị kéo dài từ 1-2 tuần.

Tinidazol (biệt dược Depantil Kit): để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp uống liều 2 viên/ngày.

3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp hiệu quả hiện nay.

Hiện nay, để điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp các bác sĩ thường sử dụng phác đồ bộ 3 gồm 2 loại kháng sinh diệt Hp phối hợp với 1 thuốc ức chế tiết acid dịch vị hoặc phác đồ bộ 4 gồm 2 loại kháng sinh diệt khuẩn Hp phối hợp với 1 thuốc ức chế tiết acid dịch vị và 1 thuốc bao vết loét. Hiệu quả của những phác đồ này có thể đạt từ 85-90%.

3.1. Phác đồ bộ 3 thuốc viêm loét dạ dày.

  • Omeprazol 20 mg + Tinidazol 500 mg + Clarithromycin 250 mg.
  • Pantoprazol 40 mg + Amoxicillin 1000 mg + Clarithromycin 250 mg.
  • Pantoprazol 40 mg + Amoxicillin 1000 mg + Metronidazol 500 mg.
thuoc-viem-loet-da-day-10

Một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hiệu quả

3.2. Phác đồ bộ 4 thuốc viêm loét dạ dày.

  • Omeprazol + Hợp chất Bismuth + Metronidazol + Tetracyclin.
  • Omeprazol + Hợp chất Bismuth + Amoxicillin + Tetracyclin.

Phác đồ bộ 4 được dùng điều trị tấn công trong 1-2 tuần đầu và duy trì 4-6 tuần sau đó.

 

Trên đây là bài viết về thuốc viêm loét dạ dày của Scurma Fizzy, hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn những thông tin chính xác về bệnh lý viêm loét dạ dày cũng như là những thuốc viêm loét dạ dày. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thuốc viêm loét dạ dày xin hãy gọi ngay đến số hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn khám bệnh miễn phí.

 

thuoc-viem-loet-da-day-tot-nhat-9

Kháng sinh amoxicillin hay được bác sĩ sử dụng để phối hợp tiêu diệt vi khuẩn HP

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091