Top 9 Thuốc Trị Hp Dạ Dày Tốt Nhất

Top 9 Thuốc Trị Hp Dạ Dày Tốt Nhất

Trong các nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, ta không thể nào bỏ qua vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý nặng với nhiều biến chứng. Để điều trị khi cơ thể nhiễm Hp dạ dày, việc sử dụng các thuốc là hết sức cần thiết. Vậy các thuốc trị Hp dạ dày là những thuốc gì? chúng có tác dụng gì trong điều trị và chúng có gây tác dụng phụ không? cần lưu ý gì về chế độ ăn uống và sinh hoạt khi sử dụng thuốc?. Hãy cùng chúng tôi giải đáp tất cả những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây: ” Top 9 thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất“. 

1.Bệnh lý cần sử dụng thuốc trị Hp dạ dày

Thuốc trị Hp được sử dụng trong các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. 

thuoc-tri-Hp-da-day-4-dieu-can-biet-1

Thuốc trị Hp được sử dụng trong các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra

Vi khuẩn Hp từ bên ngoài vào bên trong cơ thể, đến dạ dày. Tại dạ dày, chúng tấn công, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày trở nên yếu hơn, dịch acid trong lòng dạ dày có cơ hội tấn công vào sâu bên trong các lớp niêm mạc này. Từ đó gây ra bệnh lý viêm loét niêm mạc dạ dày. 

Các triệu chứng có thể gặp phải khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể kể đến như:

  • Nóng rát, đau dạ dày
  • Nôn ói
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy

Bệnh lý này không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn tới các biến chứng bệnh khác như:

  • Trào ngược dạ dày: là bệnh lý trong đó dịch acid dạ đi ngược lên phía thực quản tạo thành các vết viêm, tổn thương trên niêm mạc thực quản
  • Xung huyết dạ dày: tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày tiếp tục diễn ra dẫn đến sự ứ máu gây giãn rộng các mạch máu tại dạ dày. Khi nội soi, có thể quan sát thấy các ban đỏ xung huyết rải rác trên niêm mạc dạ dày. 
  • Xuất huyết dạ dày: là tình trạng máu chảy ra từ các ổ viêm loét nặng trong lòng dạ dày. Bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu, ho ra máu hay đi ngoài phân lẫn máu.
  • Ung thư dạ dày: là tình trạng xuất hiện các khối u trong dạ dày do sự thay đổi cấu trúc lớp tế bào lót trong. Ung thư dạ dày nếu không tấm soát tốt, thường chỉ được bệnh nhân phát hiện khi có các biểu hiện như: đau dạ dày dữ dội, nôn ói ra máu, ho ra máu, giảm sút cân,…Đây là biến chứng thường gặp do vi khuẩn Hp gây ra. 

Một số điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp như:

  • Sống trong môi trường đông đúc dân cư: dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người khác 
  • Nguồn cung cấp nước sạch hạn chế: làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ nước
  • Sống ở nơi điều kiện vệ sinh môi trường kém
  • Sống cùng với người nhiễm vi khuẩn Hp: thống kê cho thấy các thành viên trong một gia đình có nguy cơ lớn cùng nhiễm vi khuẩn Hp

Tóm lại, bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra là rất nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ cao gây ung thư dạ dày. Do đó, khi chẩn đoán thấy nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn này thì bạn cần nhanh chóng có các phác đồ điều trị bằng thuốc hiệu quả để ngăn ngừa khả năng dẫn tới biến chứng nguy hiểm. 

>>> Xem thêm bài viết: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

2.Thuốc trị Hp dạ dày tây y

Có rất nhiều nhóm thuốc tây khác nhau có thể được chỉ định trong trường hợp này. Mỗi nhóm thuốc sẽ có một vai trò nhất định, do đó chúng cần được phối hợp với nhau để cho một phác đồ toàn diện. 

2.1.Antacid

Antacid là các thuốc có vai trò trung hòa acid dạ dày. Một số dược chất thường được sử dụng như nhôm hydroxit, magie silicat, natri bicarbonat,…Các chất này có bản chất là các hydroxit hoặc các muối đều có tính kiềm. Do đó, các antacid vào đến dạ dày sẽ phát huy vai trò trung hòa lượng acid dư thừa. Quá trình trung hòa này chỉ nên xảy ra sau bữa ăn khoảng 1 tiếng do trong bữa ăn, vẫn cần đến dịch acid để thủy phân và chuyển hóa thức ăn. 

thuoc-tri-Hp-da-day-4-dieu-can-biet-2

Antacid là các thuốc có vai trò trung hòa acid dạ dày

Antacid là một thuốc điều trị triệu chứng, giúp giảm nhanh các cơn đau rát, nóng dạ dày. Thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng sau khi uống nhưng cũng mất tác dụng nhanh sau 1 – 2 giờ. Do vậy, sử dụng antacid cần sử dụng nhiều liều trong ngày, tạo nên sự bất tiện, khó tuân thủ trong điều trị.

Các thuốc này thường được phối hợp với nhóm kháng H2 và nhóm ức chế bơm proton. Antacid được dùng sau khi ăn 1 giờ hoặc khi có cơn đau dạ dày. 

Sử dụng quá nhiều các antacid sẽ gây một số tác dụng không mong muốn điển hình như gây tiêu chảy, táo bón, tăng nguy cơ loãng xương, nhiễm độc vào hệ thần kinh…

>>> Xem thêm về: Top 4 Thuốc Kháng Viêm Không Ảnh Hưởng Dạ Dày Tốt Nhất

2.2.Kháng H2

Kháng H2 là các thuốc có vai trò điều trị nguyên nhân gây loét là dịch acid dạ dày. 

Histamin là một nhân tố tham gia kích thích tổng hợp và bài tiết acid vào trong lòng dạ dày thông qua sự gắn chọn lọc của nó lên receptor H2 trên tế bào viền dạ dày.

Các thuốc kháng H2 có bản chất, cấu trúc hóa học gần giống với cấu trúc của histamin trong cơ thể. Do đó, khi các thuốc này được sử dụng, sẽ gây ra hiện tượng ức chế cạnh tranh liên kết với receptor H2. Các thuốc sẽ gắn vào receptor này thay cho histamin từ đó ngăn cản tác động gây kích thích bài tiết acid của histamin. 

thuoc-tri-Hp-da-day-4-dieu-can-biet-4

Các thuốc kháng H2 có bản chất, cấu trúc hóa học gần giống với cấu trúc của histamin trong cơ thể

Với cơ chế tác dụng như trên, các thuốc kháng H2 sẽ phát huy tác dụng tốt trong các trường hợp histamin được bài tiết ra như: vào ban đêm, khi bụng rỗng, khi uống caffein…

Các hoạt chất chính của nhóm bao gồm cimetidin, ranitidin…Các thuốc này ẩn chứa nguy cơ gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ban đỏ da, ngứa, giảm tiểu cầu…

>>> Xem thêm: 4 thuốc điều trị HP dạ dày sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày

2.3.Ức chế bơm proton (PPI)

Bơm proton là bơm nằm trên tế bào viền niêm mạc dạ dày. Đây là nơi duy nhất tổng hợp ra và bài tiết dịch acid vào lòng dạ dày. Để phát động quá trình bài tiết acid, bơm sẽ nhận các kích thích từ các yếu tố như: acetylcholin, histamin, gastrin…

Dựa trên cấu tạo của bơm proton, các nhà nghiên cứu đã phát triển ra nhóm thuốc ức chế bơm proton, với các dược chất chính như omeprazol, lansoprazol, pantoprazol…

Cơ chế tác dụng của các PPI:

Các thuốc vào trong cơ thể sẽ hình thành liên kết disulfur không thuận nghịch với bơm. Từ đó, bơm bị bất hoạt tổng hợp acid dạ dày trong thời gian dài (trên 24 giờ), tạo điều kiện cho các vết loét trên niêm mạc dạ dày được lành lại. 

So với các thuốc kháng H2, PPI sẽ gây ức chế bài tiết với tất cả các yếu tố kích thích như histamin, gastrin, acetylcholine. Do đó, hiện nay trong các phác đồ điều trị, các thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng phổ biến hơn.

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như chóng mặt, đau đầu, nguy cơ loãng xương trên các đối tượng như phụ nữ sau sinh, người già…

>>> Tìm hiểu ngay: Vi Khuẩn Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì Khi Nhiễm Khuẩn Này

2.4.Thuốc bao vết loét

Các thuốc bao vết loét có tác dụng bao bọc các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn Hp cũng như của dịch acid. Đồng thời nó cũng đem lại tác dụng trung hòa acid dạ dày nhưng có tác dụng yếu hơn. Một số dược chất hay dùng như muối bismuth, sucralfat…Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…

Các thuốc bao vết loét

Các thuốc bao vết loét có tác dụng bao bọc các tổn thương trên niêm mạc dạ dày

>>>> Đọc thêm ngay: Thuốc Băng Niêm Mạc Dạ Dày Trị Loét Tốt Nhất Hiện Nay

2.5.Kháng sinh

Do nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp nên việc kê đơn kháng sinh trong phác đồ điều trị là cần thiết. Các kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh. 

Các kháng sinh dùng trong chỉ định cần có hoạt phổ bao trùm lên vi khuẩn Hp nhưng không gây ảnh hưởng đến hệ khuẩn ruột khi sử dụng. Một số kháng sinh thích hợp có thể kể đến như amoxicillin, clarithromycin…Sử dụng kháng sinh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng hay lạm dụng kháng sinh làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, cũng như nguy cơ gặp các tác dụng phụ như ban đỏ, dị ứng, sốc…

Hiện nay, ở nhiều bệnh nhân do việc sử dụng thuốc không đều đặn hay ngừng điều trị sớm mà đã làm tăng sự biến đổi của vi khuẩn, gây kháng thuốc nhiều. Khi đó bệnh nhân cần phải thay bằng các kháng sinh khác. 

2.6.Thuốc kháng thụ thể choline

Acetylcholine là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh có vai trò kích thích bài tiết acid dạ dày cũng như liên quan đến hoạt động của nhu động tiêu hóa. 

Các thuốc ức chế thụ thể choline sẽ làm phong bế sự gắn của acetylcholin vào thụ thể của nó. Từ đó giúp giảm bài tiết acid cũng như điều hòa quá trình tiêu hóa thức ăn. 

Các thuốc này chia thành hai nhóm chính: 

  • Nhóm thuốc kháng cả hai thụ thể M1 và M2 như banthine, probanthine…
  • Nhóm thuốc kháng chủ yếu thụ thể M1 như pirenzepine…

Sử dụng kéo dài các thuốc kháng thụ thể choline có thể dẫn đến một số tác dụng bất lợi như khô miệng, giảm tiết dịch phế quản, giãn đồng tử, gây rối loạn nhịp tim…

3.Thuốc trị Hp dạ dày thảo dược

Bên cạnh các thuốc trị Hp dạ dày tây y, các thuốc đông y cũng được rất nhiều người phối hợp trong điều trị. Các ưu điểm của nhóm thuốc này có thể kể đến như: an toàn, dễ dung nạp, đem lại nhiều tác dụng tốt khác bên cạnh tác dụng chữa bệnh. 

3.1.Nghệ

Nghệ là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt, tuy phổ biến đến vậy nhưng không phải ai cũng biết đến những công dụng tuyệt vời của loại gia vị này.

  • Nghệ có chứa hoạt chất curcumin rất tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày. Các tác dụng chữa bệnh của nghệ:
  • Kháng khuẩn giúp tiêu diệt khuẩn Hp gây bệnh
  • Trung hòa acid dạ dày giúp giảm cảm giác đau rát dạ dày
  • Kích thích tiêu hóa giảm đầy bụng, dầy hơi, khó tiêu thức ăn 
nghe-chua-curcumin

Nghệ có chứa hoạt chất curcumin rất tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày

Để sử dụng nghệ, bạn nên phối hợp bột nghệ với mật ong để nâng cao hiệu quả điều trị. Do mật ong sẽ giúp thúc đẩy làm lành vết loét. Cách phối hợp như sau:

  • Bột nghệ khô được trộn theo tỉ lệ 4: 1, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phù hợp để thu được một hỗn hợp bột có độ nhão phù hợp
  • Khối bột này được ve lại thành các viên tròn, nhỏ, đường kính khoảng 1,5 cm
  • Mỗi ngày dùng 2 viên hòa tan trong nước ấm để uống, nên uống khi còn ấm, vào buổi sáng

>>>Tìm hiểu ngay: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Tại Nhà Vô Cùng Hiệu Quả 

3.2.Gừng

Gừng là một loại thảo dược không còn xa lạ với chúng ta. Chúng được sử dụng phổ biến cả trong chế biến món ăn lẫn trong điều trị bệnh, trong đó nó được xem là một vị thuốc vàng trong điều trị Hp dạ dày.

  • Các tác dụng mà gừng đem lại cần phải kể đến:
  • Giảm bài tiết acid dạ dày nên giảm sự tấn công gây tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày
  • Tác dụng kháng khuẩn mạnh nên giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp
  • Kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu
  • Giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa

Để sử dụng gừng, bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

  • Ngậm 1 lát gừng tươi trong miệng trong 3 – 5 phút: cách này đơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng cũng không được nhiều người áp dụng do gừng có tính cay nóng, gây rát miệng
  • Ăn 1 – 3 lát gừng trong các món ăn
  • Pha trà gừng uống vào buổi sáng: hãm 2 – 3 lát gừng tươi thái mỏng với 300 ml, uống khi còn ấm, bạn có thể thêm đường hoặc mật ong để tạo mùi vị dễ uống hơn

Cần lưu ý chỉ nên sử dụng gừng trong thời gian ngắn, khoảng 3 ngày một tuần và sử dụng cách ngày do sử dụng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như nóng trong, tăng huyết áp…Gừng không được khuyến khích sử dụng trên các đối tượng như phụ nữ có thai, người bị xuất huyết. 

>>> Tìm hiểu ngay: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng

3.3.Nha đam

Nha đam thường được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp cũng như chế biến thành các loại nước giải khát thơm ngon. Nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho các bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc dạ dày. 

nha-dam

Nha đam là một thuốc trị Hp dạ dày

Các tác dụng của nha đam trong điều trị bệnh Hp dạ dày:

  • Nha đam có chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng các nhóm khác nhau nên giúp cho quá trình hồi phục vết loét. Các chất dinh dưỡng gồm vitamin, khoáng chất, acid amin, protein…
  • Tính chất nhớt của thịt nha đam sẽ giúp bao bọc vết loét, tránh được sự tấn công của vi khuẩn Hp cũng như dịch acid
  • Để sử dụng nha đam, bệnh nhân có thể làm theo cách sau:
  • Nha đam được rửa sạch, sau đó tách bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài
  • Phần thịt bên trong được thái nhỏ thành các khối hạt lựu 
  • Đun các khối trên trong nước, thêm đường phèn để tạo vị ngọt, tỷ lệ đường phèn sẽ được thêm theo sở thích của mỗi người
  • Uống và ăn cả phần thịt nha đam và nước. Có thể để nước nha đam trong tủ lạnh, hoặc thêm đá để tạo vị ngon mát dễ uống
  • Bạn có thể sử dụng nha đam mỗi ngày, như một loại nước giải khát. 

>>> Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

4.Chế độ ăn uống và sinh hoạt khi sử dụng thuốc trị Hp dạ dày

Trong trường hợp bạn đã và đang sử dụng các phác đồ điều trị bằng thuốc trị Hp dạ dày cả tây y lẫn đông y nhưng vẫn không thấy bệnh tình được cải thiện thì rất có thể bạn đang duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Do vậy, để việc điều trị bằng thuốc trị Hp dạ dày đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần thay đổi chế độ như sau:

  • Hạn chế sử dụng các món ăn có vị cay nóng, các gia vị như tiêu, ớt, muối…do. gây kích ứng niêm mạc dạ dày, các vết loét làm nặng thêm bệnh và gia tăng cảm giác đau
  • Không nên sử dụng các món ăn sống, đồ ăn có tính dai, cứng như xương, da, gân…, đồ ăn dầu mỡ do các thực phẩm này khá khó tiêu, sẽ làm tăng áp lực tiêu hóa lên dạ dày đang viêm, dễ gây khó tiêu, đầy bụng
  • Nên chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như dạng cháo, súp
  • Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá do gây tăng bài tiết acid, giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ nên sẽ làm nặng thêm sự viêm loét, bên cạnh đó chúng còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể
  • Thay đổi các thói quen ăn thiếu khoa học, làm tăng áp lực và mức độ tổn thương niêm dạ dày như thói quen ăn quá no, ăn nhanh, bỏ bữa hay ăn khuya
  • Tránh căng thẳng, stress do stress gây tăng bài tiết acid tấn công, đồng thời làm rối loạn hoạt động của nhu động tiêu hóa
  • Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya do nó khiến dạ dày phải tiếp tục hoạt động 
  • Tăng cường tập luyện thể thao phù hợp với mức độ tiến triển của bệnh, ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ ngắn…Tập thể thao sẽ giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scuma Fizzy về các thuốc trị Hp dạ dày. Tóm lại hiện nay các thuốc trị Hp dạ dày chia thành hai nhóm chính: nhóm thuốc tây y và nhóm thuốc đông y. Nhóm thuốc tây y sẽ giúp tiêu diệt nhanh vi khuẩn Hp cũng như các triệu chứng cấp tính, dữ dội của bệnh nên rất cần thiết trong trường hợp này. Nhóm thuốc đông y thường được phối hợp sử dụng với các thuốc tây để có thể điều trị bệnh trong thời gian dài và giúp bổ trợ thêm tác dụng cho các thuốc tây. Để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp.

Để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý dạ dày khác, hãy liên hệ tới chúng tôi theo số HOTLINE 18006091

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091