Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày
Trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp ở các nước Châu Á, đối với nước ta thì căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Triệu chứng gây trào ngược dạ dày diễn ra âm thầm, tạo tâm lý chủ quan và đánh giá sai mức độ bệnh ở hầu hết các bệnh nhân. Rất nhiều các bệnh nhân khi biết mình mắc trào ngược dạ dày thì đã ở giai đoạn biến chứng nguy hiểm như: loét thực quản, hẹp thực quản, ung thư,… Chính vì vậy việc tìm hiểu về các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày sẽ giúp cho người bệnh phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.
1. Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?
Bài viết có tham khảo những chia sẻ chuyên môn từ Bác sĩ Chuyên khoa 2 (BSCKII) Nguyễn Công Kiểm – Hội viên hội tiêu hóa Hoa Kỳ – Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện An Bình Thành phố Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm với hơn 30 năm kinh nghiệm và cống hiến cho chuyên ngành tiêu hóa. Nắm giữ trọng trách quan trọng là Phó Khoa và Trưởng Khoa tại Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện An Bình (tp HCM) trong khoảng 20 năm. Bài viết là tổng hợp các chia sẻ của bác sĩ về nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, một số triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu để nâng cao cảnh giác với căn bệnh này!
Bạn cũng có thể nghe bác sĩ chuyên khoa chia sẻ trực tiếp Tại đây
1.1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay (GERD) là tình trạng các dịch có trong dạ dày (như: dịch vị acid dạ dày, thức ăn, hơi,…) trào ngược trở lại thực quản.
Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, nhiệm vụ của nó là đưa thức ăn sau khi nuốt qua cơ vòng thực quản theo chiều xuôi xuống tới dạ dày. Cơ vòng thực quản với trách nhiệm mở ra khi đưa thức ăn xuống dạ dày và đóng kín lại để ngăn thức ăn từ dạ dày trào lên.
Nhiệm vụ của dạ dày sau khi thực quản đưa thức ăn xuống đó là tiêu hóa thức ăn bằng cách tiết ra dịch vị. Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày sẽ tiếp tục đẩy theo chiều xuôi đến ruột non rồi ruột già,…
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi thức ăn hay dịch vị trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản gây tổn thương cho các cơ quan như họng, miệng,… Ngoài ra nó còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày thực quản, ung thư dạ dày,…
1.2. Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
– Trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm giải thích:
“Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra lâu ngày, acid có thể gây viêm thực quản, gây trầy xước thực quản. Sự viêm thực quản có thể làm hẹp thực quản làm cho bệnh nhân cảm giác nuốt khó.
Khác với dạ dày thì niêm mạc trong thực quản do không quen với môi trường acid nên nó phải biến đổi để giống niêm mạc dạ dày. Lâu ngày người ta gọi là thực quản Barrett và có thể biến thành ung thư thực quản”.
>>> Xem thêm: Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày, Cách Điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Như vậy, trào ngược dạ dày ở mức vừa phải thì không gây nguy hiểm cho bệnh nhân, ngoài các bất tiện khó chịu mà nó mang lại và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nhưng đối với những người bị trào ngược dạ dày một thời gian dài, tần suất rất thường xuyên lại có xu hướng chủ quan, không có phương pháp điều trị kịp thời thì có khả năng cao gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày.
2. Trào ngược dạ dày do đâu?
Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra không nằm ngoài 2 cơ chế sau:
– Sự gặp vấn đề ở cơ thắt thực quản dưới dẫn đến không đóng được hoặc đóng không kín.
– Dạ dày tiết quá nhiều acid dẫn đến nồng độ acid cao và quá tải.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thường gặp là:
– Theo Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trực tiếp đến từ sự mở đóng cơ vòng thực quản:
“Giữa chỗ nối thực quản và dạ dày có một cơ vòng đóng thắt, nó chỉ mở khi nuốt thức ăn và sau khi nuốt thức ăn xong nó lại đóng lại. Sau bữa ăn nó hay bị mở ra ở một số người. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng chỉ ra những người nào hay bị”.
Tức là việc trào ngược dạ dày ở mỗi người đều có thể có hoặc không xảy ra. Không có phương pháp nhận biết đặc hiệu nào để nhận biết những người có nguy cơ mắc phải bệnh này.
– Tiếp tục chia sẻ vấn đề này Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm cho biết:
“Hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra những đối tượng đặc biệt nào có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản nhưng những bằng chứng trong thực tế cho thấy những đối tượng sau có khả năng bị cao hơn: như béo phì, phụ nữ mang thai, dùng một số thuốc, các bệnh nhân đã mắc các bệnh về dạ dày,…”
Scurma Fizzy sẽ giúp bạn tổng hợp các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày điển hình:
2.1. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày- Do sự suy yếu của cơ vòng thực quản:
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh về huyết áp, thuốc viêm phế quản,… đã làm giãn cơ vòng thực quản từ đó gây ra trào ngược dạ dày.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như: Holecystokinine, aspirin, ibuprofen, glucagon… cũng là một trong số các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê,… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ vòng thực quản.
2.2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày- Do tăng lượng acid thừa trong dạ dày:
- Do thói quen sinh hoạt, ăn quá no, nhịn ăn, ăn các thực phẩm khó tiêu, sử dụng các chất gây nghiện các chất kích thích,… làm tăng lượng acid dạ dày. Đây là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày chính và cũng là nguyên nhân của rất nhiều các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày.
- Các bệnh lý ở dạ dày là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày như: Viêm loét dạ dày, hẹp hang vị dạ dày hay thậm chí là cả ung thư dạ dày,…
2.3. Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khác:
- Người béo phì, thừa cân
Lượng mỡ trong bụng quá nhiều tác động làm tăng áp lực lên dạ dày. Vì vậy các người có cân nặng quá cao, người béo phì rất dễ mắc phải trào ngược dạ dày. Hay nói cách khác: Béo phì có lượng mỡ thừa tích tụ ở bụng quá nhiều là những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày phổ biến nhất.
- Phụ nữ đang mang thai
Tương tự như mỡ thừa của người béo phì, thai nhi trong bụng càng lớn thì đè vào dạ dày càng mạnh, làm tăng rất nhiều áp lực lên vùng bụng. Vì vậy các bà mẹ đang mang thai thường hay có biểu hiện của trào ngược dạ dày và đây cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày hàng đầu.
- Lo lắng, stress trong khoảng thời gian dài cũng là yếu tố, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
3. Triệu chứng gây trào ngược dạ dày là gì?
– Đối với các triệu chứng trào ngược dạ dày, bác sĩ Nguyễn Công Kiểm cho biết:
“Bình thường sau khi thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa cũng có thể có acid dạ dày trào ngược lên, hiện tượng trào ngược này là bình thường. Sau khi nó trào ngược như vậy thì acid sẽ lại quay trở về dạ dày, kết hợp với nước bọt người nuốt xuống sẽ làm trung hòa acid ở thực quản nên không làm tổn thương dạ dày.
Nhưng nếu sự trào ngược nó quá nhiều và thường xuyên thì acid có thể làm tổn thương thực quản,… Lâu ngày sẽ làm viêm thực quản, loét thực quản, có thể dẫn đến ung thư thực quản”.
Như vậy, với sự giảng giải của bác sĩ mà ta có thể nhận biết được đâu là trường hợp trào ngược sinh lý thông thường và đâu là trào ngược bệnh lý gây hại.
Quý vị và các bạn nên thận trọng khi những triệu chứng dưới đây xảy ra thường xuyên, bởi rất có thể bản thân đang mắc phải trào ngược dạ dày. Bạn nên đến với các bác sĩ chuyên khoa uy tín hoặc các cơ sở y tế chất lượng để thăm khám và điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ
Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày Được Không
3.1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thường xuyên:
- Ợ hơi, ợ chua thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho hầu hết các bệnh dạ dày, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ nóng: Khi acid dạ dày đã trào lên thực quản tạo cho bệnh nhân cảm giác nóng rát chỗ ngực lên cổ.
Các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng này thường xuất hiện khi vừa ăn no hoặc khi đi nằm, nhất là vào các bữa ăn và giấc ngủ buổi tối.
3.2. Buồn nôn, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, ho,…
- Acid dạ dày có thể trào ngược lên tận cổ làm kích thích họng và gây buồn nôn hoặc nôn. Cơn buồn nôn và nôn thường xuất hiện sau bữa ăn và buổi tối khi nằm ngủ.
- Ngoài cơn buồn nôn ra thì bệnh nhân có thể cảm thấy đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, ho,…
“Một số bệnh lý đường hô hấp cũng có thể do người bệnh bị trào ngược do acid và các chất dư thừa trào ngược lên họng gây viêm hong, hen phế quản, viêm amidan…” Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm chia sẻ.
3.3. Tiết nhiều nước bọt hơn bình thường:
Đây là cơ chế tự bảo vệ cơ thể, nước bọt tiết ra nhiều để trung hòa acid trào ngược, tránh để acid làm tổn thương thực quản.
– Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm lưu ý đến những người hay tằng hắng: “Những người hay tằng hắng trước khi nói cũng có thể đang bị trào ngược dạ dày”.
4. Trào ngược dạ dày- Chẩn đoán và điều trị:
– Trả lời về các cách chẩn đoán trào ngược dạ dày, Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm chia sẻ:
“Thông thường một tuần mà ợ nhiều hơn 2 lần kèm với nóng rát ở phần ngực thì thường là trào ngược dạ dày thực quản, còn nếu dưới 2 lần thì khả năng cao đó chỉ là biểu hiện thông thường.
Nhưng đó chỉ mang tính quy ước, trong thực tế nếu cảm thấy bị nhiều quá thì nên đi khám bác sĩ. Để chẩn đoán thì bác sĩ chỉ cần nói chuyện, hỏi bệnh sử là đã có thể chẩn đoán được bệnh trào ngược thực quản.
Bác sĩ cũng có thể cho điều trị thử, sau điều trị thử mà bệnh nhân thấy bớt rất nhiều thì đó là chẩn đoán đúng”.
4.1. Trào ngược dạ dày và chẩn đoán:
Trong thực tế chẩn đoán, ngoài việc hỏi thăm và điều tra bệnh sử hay còn được gọi là phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm sau đây (Chẩn đoán cận lâm sàng), để có thể chẩn đoán tốt nhất tình hình bệnh, nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy trường hợp nào bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm?
– Để trả lời câu hỏi đó Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm cho biết:
“Thông thường thì cũng không cần phải làm xét nghiệm gì nhiều, bác sĩ hỏi là đã có thể chẩn đoán được. Chỉ khi cần kiểm tra coi là hiện tượng trào ngược này đã lâu chưa? đã gây viêm thực quản chưa? hẹp thực quản chưa? hoặc đã có biến chứng Barrett thực quản… thì bác sĩ mới cho nội soi để kiểm tra. Chứ không phải là nội soi để chẩn đoán trào ngược.
Qua nội soi mình cũng có thể chẩn đoán được một nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đó là bệnh thoát vị hoành, tức là dạ dày thay vì nằm trong bụng mà nó chui lên trên ngực và có thể chui lên chui xuống…”
Scurma Fizzy sẽ tổng hợp cho bạn một số phương pháp xét nghiệm cơ bản cho chứng trào ngược dạ dày thực quản:
- Nội soi dạ dày, thực quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng trên đầu có gắn đèn và camera qua đường miệng xuống thực quản và dạ dày bệnh nhân để quan sát đánh giá. Bác sĩ cũng có thể lấy sinh thiết ở các vị trí để phục vụ cho việc phát hiện sớm nhất nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm. Nội soi dạ dày thực quản được đánh giá là phương pháp test nhạy nhất, chính xác nhất để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và rất nhiều những bệnh lý dạ dày khác.
- Xét nghiệm Ambulatory acid- đo pH trào ngược: Đặt thiết bị đo pH tại thực quản, ghi lại độ pH thay đổi trong từng khoảng thời gian khác nhau và trong bao lâu. Thiết bị được đặt cố định tại một chỗ trong thực quản bệnh nhân khoảng 24 đến 48 giờ để thăm dò và báo cáo kết quả đến máy tính.
- Đo áp lực và nhu động của thực quản: Xét nghiệm này đo các cơn co thắt trong thực quản của bạn khi người bệnh nuốt.
- Chụp X-quang hệ thống tiêu hóa trên: Chụp X-quang sau khi bệnh nhân uống một chất lỏng tạo một lớp phủ phấn bao trùm lên các niêm mạc của đường tiêu hóa. Lớp phủ làm xuất hiện hình ảnh của dạ dày, thực quản, phần ruột trên,…trong hình ảnh X-quang chụp được. Từ đó mà các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất bệnh trào ngược và nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
- Một số chẩn đoán cận lâm sàng khác nữa như: Đo điện thế của niêm mạc đường tiêu hóa trên, định lượng pepsin trong nước bọt, vv…
4.2. Trào ngược dạ dày- Cách điều trị:
Trào ngược dạ dày là một bệnh ngoài việc gây khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống thì nó còn tiềm tàng rất nhiều nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm. Vậy Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm có được chúng tôi đặt một câu hỏi là“Những cách điều trị nào là tối ưu và tiết kiệm đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này?” .Theo dõi tiếp bài viết để nhận được câu trả lời từ chuyên gia. Bạn cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị
Trả lời câu hỏi về các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm cho hay:
“Trước tiên các bác sỹ sẽ hỏi những thực phẩm người bệnh ăn hàng ngày vì trong một vài loại thức ăn có chứa những chất làm giãn cơ vòng thực quản? Người ta thấy người bệnh thường các món ăn như: Socola, bánh kẹo có vị the, rượu, cà phê, thuốc lá,… hoặc sử dụng một số thuốc điều trị cao huyết áp, viêm phế quản,… hoặc ở những người béo phì hoặc lúc có thai có thể bị trào ngược.
Vậy để điều trị trào ngược dạ dày thì mình phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt. Ngoài ra bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân uống các thuốc như: Loại thuốc làm cơ vòng siết lại, thuốc làm tăng co bóp dạ dày giúp thức ăn đi xuống ruột mau hơn, thuốc làm giảm acid dạ dày để dạ dày không tiết acid nhiều nữa…”
– Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm chia sẻ một số phương pháp phòng chống và làm giảm trào ngược dạ dày đơn giản mà hiệu quả:
- Không nên ăn quá nhiều, quá no để làm giảm áp lực lên dạ dày.
- Ăn bữa tối cách lúc đi ngủ ít nhất là 4 đến 5 tiếng để cho thức ăn tiêu hóa hết.
- Nên nằm nghiêng về phía bên trái vì với cấu trúc của dạ dày thì lúc nằm nghiêng bên phải dễ gây trào ngược hơn. Khi ngủ nên để đầu mình kê cao hơn một chút (khoảng 15 cm).
- Giảm cân và tập thể dục thường xuyên, không uống rượu bia, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế thấp nhất đồ ăn cay nóng, đồ ăn có vị chua, đồ ăn nhanh, nước ngọt, cà phê, socola,…
- Khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất, định kỳ 6 tháng một lần.
Nếu có bất kỳ những thắc mắc câu hỏi nào về trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi- Scurma Fizzy qua địa chỉ hòm thư ngay phía dưới màn hình, hoặc cũng có thể nhấc máy gọi ngay tới Hotline: 18006091 để được tư vấn kịp thời và hiệu quả nhất.
Chúc quý vị cùng người thân luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!