Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì, Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Ung thư dạ dày nên ăn gì là một câu hỏi khiến cho bệnh nhân ung thư và người nhà vô cùng quan tâm. Chế độ dinh dưỡng có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên khi người bệnh mắc ung thư dạ dày thì bên cạnh chức năng tiêu thụ, hấp thụ thức ăn kém đi thì tâm lý cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy cần làm gì để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng đội ngũ bác sĩ của Scurma Fizzy tìm hiểu ngay.
1.Ung thư dạ dày là gì?
Theo nghiên cứu thì trong các bệnh ung thư thì ung thư dạ dày là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Các thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đứng thứ ba thế giới đối với nam và thứ tư đối với nữ.
Ung thư dạ dày xảy ra khi những tế bào bình thường ở dạ dày bị đột biến hoặc tăng sinh trở thành tế bào ung thư. Những tế bào này sẽ xâm lấn những mô ở gần hoặc di căn lên những mô, cơ quan khác thông qua con đường bạch huyết.
Nếu phát hiện sớm bệnh thì ung thư dạ dày sẽ được chữa khỏi nhưng nếu để lâu dẫn đến biến chứng thì có thể dẫn đến tử vong.
2.Dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Đặc biệt đối với những người bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng thì chế độ dinh dưỡng lại đặc biệt quan trọng.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ có ý nghĩa rất lớn với người bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể những lợi ích của chế độ dinh dưỡng như sau:
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể duy trì sức khỏe
- Cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể
- Đảm bảo cân nặng và các chất dự trữ cho cơ thể
- Giúp cơ thể nhanh liền những vết thương
- Hạn chế khả năng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
- Giúp tinh thần người bệnh sảng khoái, thoải mái hơn
- Người thân của bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm và an tâm hơn.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng lớn đối với người bệnh ung thư. Chính vì vậy mà câu hỏi ung thư dạ dày nên ăn gi là một câu hỏi vô cùng được chú ý. Vậy đâu là những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày.
>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào
3.Ung thư dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm cần thiết cho người bệnh
Người bệnh ung thư dạ dày sẽ rất cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Người nhà cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư dạ dày.
3.1.Những thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và hàm lượng chất xơ thấp.
Khi ung thư dạ dày xảy ra thì chức năng của dạ dày sẽ bị suy yếu và việc hấp thụ chất xơ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, chất xơ lại có một vai trò vô cùng quan trọng đối với đường ruột. Giúp hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn, có lợi cho đường ruột và ngăn ngừa những căn bệnh như béo phì,…
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ thấp dành cho người ung thư dạ dày.
- Ngũ cốc nguyên cám có hàm lượng chất xơ thấp vô cùng tốt cho sức khỏe: Một số loại ngũ cốc phổ biến và ít chất xơ như: gạo trắng, bánh mì, các sản phẩm từ gạo trắng, mì, các loại đậu,…
- Bệnh nhân cần bổ sung thêm một số hoa quả có hàm lượng chất xơ thấp hoặc khi ăn thì loại bỏ bớt phần xơ. Một số hoa quả có hàm lượng chất xơ ít mà bệnh nhân có thể tham khảo như: táo, đu đủ, chuối…. Có một số cách như khi ăn táo hoặc một số hoa quả có hàm lượng chất xơ cao ở vỏ thì nên lột vỏ đi, hay uống nước hoa quả hàng ngày…
- Bổ sung những loại rau củ có hàm lượng chất xơ thấp hoặc loại bớt phần xơ của rau củ: Rau củ chế biến chín, rau củ mềm, những loại rau củ không chứa hạt hoặc nước ép rau củ nguyên nhất sẽ chứa hàm lượng chất xơ thấp. Một số loại rau củ rất tốt cho đường ruột và dạ dày như: Các loại khoai, khoai lang, khoai sọ, khoai tây… quả họ bí như bí đỏ, bí xanh.
3.2.Allicin – chất hóa học cần thiết cho người bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Ung thư dạ dày có nên ăn tỏi không? Câu trả lời là có, vì trong tỏi chứa một chất hóa học vô cùng có lợi và Allicin.
Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Hoạt chất Allicin có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Đó cũng chính là lý do vì sao mà ở những nước người dân thường xuyên sử dụng tỏi trong chế độ ăn uống hàng ngày thì tỉ lệ mắc ung thư dạ dày lại thấp hơn ở những nơi khác.
3.3.Ung thư dạ dày nên ăn gì? – Nhóm thực phẩm chứa: protein, chất béo, canxi và sắt
Bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ cần một lượng protein cao hơn người bình thường để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động duy trì các hệ cơ quan trong cơ thể. Người bệnh và người nhà có thể xem xét những thực phẩm sau đây để bổ sung vào chế độ ăn của người ung thư dạ dày.
Protein
Protein có rất nhiều trong các thực phẩm thiết yếu và lành tính như trứng, phomai, sữa và những thực phẩm chế biến từ sữa.
Sắt
Sắt vô cùng cần thiết cho người bệnh ung thư dạ dày: Sắt ở dạng hòa tan trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn rất dễ hấp thụ và tốt cho cơ thể. Đặc biết Sắt ở thịt đỏ tốt và dễ hấp thu hơn Sắt có trong các loại cá, đậu nành, rau xanh…
Chất béo
Bổ sung chất béo: Người bệnh ung thư có thể ăn thêm một số món ngọt như bánh kem,.. Những món này vừa bổ sung chất béo cho cơ thể vừa khiến tinh thần người bệnh tốt hơn
Vi chất
Tăng cường thêm Canxi và vitamin D thiết yếu cho cơ thể. Đây là những vi chất rất quan trọng để duy trì sự sống của cơ thể. Ví dụ như bắp cải, cải xanh, sữa, pho mát… chứa rất nhiều canxi và vitamin D. Ngoài ra, bơ, dầu cá, trứng cũng chứa rất nhiều vitamin D.
3.4.Ung thư dạ dày nên ăn gì -Thực phẩm chứa Beta-Glucans
Theo một số thử nghiệm ở người thì Beta-glucans có thể tiêu diệt được ung thư dạ dày. Đây là một polysaccharide có nhiều trong tự nhiên, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Khi đi vào cơ thể, Beta-glucans có thể đi qua hàng rào miễn dịch, đi vào vùng tế bào ung thư và tiêu diệt những tế bào này.
Nấm hương, ngũ cốc và yến mạch là những thực phẩm chứa Beta-glucans rất tốt cho cơ thể.
>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng, Mách Bạn Một Số Tip Nhận Biết
3.5.Nghệ vàng – Bài thuốc dân gian trả lời câu hỏi ung thư dạ dày nên ăn gì?
Nghệ vàng là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc đối với ẩm thực Việt Nam. Chúng ta không chỉ dùng nghệ trong ẩm thực mà còn trong bồi bổ sức khỏe, làm đẹp… Nhưng ít ai chú ý thấy rằng nghệ có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày.
Curcumin là hoạt chất thành phần chính trong nghệ. Curcumin đã được chứng minh về công dụng tuyệt vời trong điều trị.
Các nhà khoa học tại đại học Chicago- Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu chứng minh tác dụng của Curcumin trong việc ức chế vi khuẩn H.pylori trong ung thư dạ dày. Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng tuyệt vời trong kích hoạt chu trinh apoptosis – đây là cơ chế tự hủy và tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư.
Một công dụng vô cùng nổi tiếng nữa của curcumin là chống viêm, chống oxy hóa càng củng cố hơn nữa cho tác dụng giúp điều trị ung thư dạ dày của nghệ vàng.
3.6. Đậu phụ – ung thư dạ dày nên ăn gì tốt?
Tiêu diệt và hạn chế hoạt động của vi khuẩn HP là một trong những nhiệm vụ thiết yếu để bảo vệ dạ dày. Và vì vậy đậu phụ sẽ là một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi ung thư dạ dày nên ăn gì. Đậu phụ có chứa isoflavone – một chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và ngăn cản tiến trình của những tế bào ác tính chuyển thành ung thư. Chúng ta nên sử dụng đậu tươi và chế biến bằng cách hấp. luộc, hầm, nấu canh… để tốt cho sức khỏe. Lưu ý không chiên, rán đậu vì không có lợi cho việc tiêu hóa của người bệnh ung thư dạ dày.
3.7.Ăn nấm giúp chữa ung thư dạ dày
Trong những loại nấm chứa polysaccharide có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày. Đặc biệt, nấm còn chứa selen, vitamin D giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm lại là một thực phẩm vô cùng thơm ngon và dễ chế biến nên rất phù hợp để đưa vào bữa ăn hàng ngày.
Một số loại nấm phổ biến như: nấm hương, nấm rơm, nấm mèo, nấm kim châm….
4.Lưu ý dành cho người bệnh dạ dày
Sau khi trả lời được câu hỏi ung thư dạ dày nên ăn gì thì chúng ta cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau đầy trong việc sắp xếp và bố trí chế độ ăn uống hàng ngày cho người bệnh ung thư dạ dày
4.1.Đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh ung thư dạ dày, chính vì vậy mà cần lưu ý đến những điều sau khi lên thực đơn cho bữa ăn của người bệnh. Cần chú ý cung cấp đủ những dưỡng chất sau cho bữa ăn của người bệnh.
- Nhóm chất đạm có trong thịt nạc, cá, tôm…
- Chất béo không bão hòa chứa trong quả bơ, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải…
- Những tinh bột có lợi cho sức khỏe như cơm trắng, ngũ cốc, yến mạch các loại khoai như khoai lang, khoai sọ…
- Rau củ ít chất xơ như táo, đu đủ….
4.2.Đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
Dưới đây là một số lưu ý trong chế biến và bảo quản thực phẩm mà bệnh nhân ung thư và người nhà cần lưu ý:
- Ăn chín, uống sôi. Nấu chín thực phẩm, không ăn những món ăn tái, chín….
- Bảo quản kĩ thực phẩm, sử dụng công nghệ kỹ thuật ozone để tiệt trùng đối với thực phẩm: rau củ, trái cây, thịt cá…
- Không sử dụng những phụ gia thực phẩm khi chế biến món ăn cho người bệnh.
- Không chế biến những món ăn chiên xù, chiên giòn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Tránh những thực phẩm có mùi vị mạnh như vị cay của tiêu, ớt khiến dạ dày phải hoạt động vất vả.
- Nấu những món dễ tiêu hóa và hấp thu bằng phương pháp luộc, xay nhuyễn, băm… để bệnh nhân dễ ăn.
- Tránh những món ăn tanh, luôn đảm bảo thực phẩm tươi mới cho bữa ăn của người bệnh.
- Với hoa quả rau củ thì nên thay đổi hàng ngày để đảm bảo được tươi và đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh.
4.3.Một số nhóm thực phẩm mà người bệnh ung thư dạ dày nên tránh xa
Bên cạnh ung thư dạ dày nên ăn gì thì ung thư dạ dày nên kiêng gì cũng là một câu hỏi được rất nhiều độc giả đặt ra cho các bác sĩ ScurmaFizzy. Trong giới hạn của bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhóm thực phẩm mà ung thư dạ dày nên chú ý và tránh xa.
4.3.1.Những chất kích thích như rượu, cà phê…
Bia, rượu, cà phê là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh về đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Những chất kích thích này làm lở loét dạ dày, khiến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy mà người bệnh ung thư dạ dày cần tuyệt đối tránh xa chất kích thích.
4.3.2.Những món muối chua, lên men
Những món ăn như dưa muối, cà muối là những món ăn kèm rất thú vị mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, ăn nhiều những món muối, chua sẽ có hại cho dạ dày. Đặc biệt người ung thư dạ dày nên tránh xa những món muối này vì chúng sẽ khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn.
Ngoài ra người ung thư dạ dày cũng nên tránh xa những loại hoa quả có vị chua mạnh như: cam, bưởi, chanh…
4.3.3.Những thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan
Những thực phẩm chứa chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày hoạt động vất vả. Vì bản thân những liên kết trong chất xơ không hòa tan rất khó tiêu hóa và sẽ buộc dạ dày phải co bóp thật nhiều để bẻ gãy và tiêu hóa chúng.
Đối với người bệnh ung thư dạ dày thì chức năng của dạ dày rất kém nên việc tiêu thụ những thực phẩm này sẽ là gánh nặng cho dạ dày.
Người bệnh ung thư cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Các loại ngũ ngốc nguyên hạt như lúa mạch. lúa miến, lúa mì…; Các loại đậu nguyên hạt như đậu xanh, đậu nành. đậu đen, đầu đỏ….Một số loại hạt phổ biến như quinoa, vừng đen….
- Các loại trái cây và rau xanh thường chứa rất nhiều chất xơ. Đặc biệt là thành phần ở vỏ, thân, cuống…
4.3.4.Đồ ngọt và thực phẩm có hàm lượng đường cao
Một số món ăn và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao cũng rất có hại cho sức khỏe mà người bệnh ung thư dạ dày cần chú ý tránh xa:
- Những loại trái cây có hàm lượng đường cao như nho. mận, dưa hấu, vải, nhãn…Đây là những loại quả có hàm lượng fructose cao mà bệnh nhân nên tránh sử dụng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của đường ruột
- Những thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt, soda, bánh donut….
4.3.5.Những món chiên rán quá nhiều dầu mỡ
Đây cũng là những món ăn khó tiêu rất có hại cho đường tiêu hóa không phù hợp với người bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài những lưu ý nêu tên về ung thư dạ dày nên ăn gì và những lưu ý cho người bệnh ung thư dạ dày. Tốt nhất người bệnh nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn thuốc. Người bệnh cũng nên làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để có thể thiết kế cho bản thân một chế độ ăn đảm bảo phù hợp với thể trạng của từng người. Việc ăn uống đúng cách kết hợp cùng với chế độ rèn luyện và nghỉ ngơi đúng cách sẽ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh mà còn đem lại hiệu quả tích cực cho công cuộc điều trị bệnh ung thư dạ dày.
>>>Xem thêm: Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Bạn Không Thể Bỏ Qua
Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe mà rất nhiều người bệnh ung thư dạ dày thắc mắc – ung thư dạ dày nên ăn gì? Mong rằng thông qua bài viết này, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày cũng như người nhà có thể trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về ung thư dạ dày, những thực phẩm tốt cho bệnh và những lưu ý trong việc ăn uống và chế biến, bảo quản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm, quý độc giả vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia.