Trào Dịch Dạ Dày Và Những Nguyên Nhân Gây Trào Dịch Dạ Dày

Trào Dịch Dạ Dày Và Những Nguyên Nhân Gây Trào Dịch Dạ Dày

Áp lực từ công việc, căng thẳng cuộc sống, chế độ ăn uống bất hợp lí, thói quen sống không lành mạnh đang là những nguyên nhân khiến cho chứng trào dịch dạ dày có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng theo nhịp sống hiện đại ngày nay.

Những dấu hiệu tưởng chừng vô hại như ợ chua, thường xuyên ăn khó tiêu, đau tức ngực rất có thể là biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về chứng bệnh trào dịch dạ dày, nguyên nhân mắc phải và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như thế nào từ trào ngược dạ dày nếu không được người bệnh quan tâm và có những phác đồ điều trị hợp lí.  

1. Một số điều cần biết về đường tiêu hóa và chứng trào dịch dạ dày

1.1. Trào dịch dạ dày là gì?

Hệ tiêu hóa của chúng ta có vai trò giống như một nhà máy giúp tiêu thụ thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Vì thế mà cơ quan này rất dễ tiếp xúc với những nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, từ họng đến thực quản là những vùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất.

Trong hệ tiêu hóa, sau khi thức ăn từ miệng sẽ qua thực quản, xuống dạ dày. Tại đây dạ dày sẽ sản xuất các loại men tiêu hóa, các axit clohydric để tiêu hóa thức ăn. Bình thường, lượng axit này không gây hại cho niêm mạc dạ dày. Bởi bề mặt niêm mạc của dạ dày được bảo vệ khỏi những tác nhân bằng một lớp chất nhầy. Tuy nhiên lớp niêm mạc của thực quản khi mắc chứng trào dịch dạ dày sẽ tiếp xúc thường xuyên với axit thì rất dễ bị tổn thương.

trao-dich-da-day-1

Trào dịch dạ dày là gì?

Để tự bảo vệ mình, thực quản có một vòng cơ ở phần cuối được gọi là cơ thắt thực quản dưới, có tác dụng ngăn chặn không cho trào dịch dạ dày. Cơ vòng này chỉ giãn ra khi nuốt, để thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày, sau đó đóng lại ngay lập tức để thức ăn và dịch không quay ngược lên phía trên nữa. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân mắc chứng trào dịch dạ dày, cơ vòng bị giãn ra hoặc bị suy yếu không đóng kín được sau khi thức ăn đi qua.

Ngoài ra, hiện tượng trào ngược còn có thể là một trào ngược sinh lí ở người bình thường. Trào ngược sinh lí là hiện tượng trào ngược ngay sau khi ăn, xảy ra thoáng qua, không gây khó chịu cho bệnh nhân và hầu như không có triệu chứng xảy ra vào ban đêm.

Trào dịch dạ dày chỉ gọi là bệnh lí, khi mà những chất ở trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho bệnh nhân khó chịu và xảy ra các biến chứng.

>>>>>>>>> Xem thêm: Dịch Dạ Dày Có Những Thành Phần Gì Và Chức Năng Như Thế Nào

1.2. Trào dịch dạ dày thường mắc phải ở các nhóm đối tượng nào?

Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, nhưng một số nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như:

  • Người mắc bệnh béo phì: Tình trạng béo phì thường gặp nhất ở những nước có đời sống công nghiệp. Ở Việt Nam tình trạng béo phì cũng đang ngày càng gia tăng.
  • Những người thường hay bị stress: Tình trạng này thường thấy ở người trẻ tuổi, đang ở độ tuổi làm việc.
  • Những người thường ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán: Những loại thức ăn này rất có hại cho dạ dày.

2. Trào dịch dạ dày là hậu quả của nguyên do nào

Chứng bệnh trào dịch dạ dày thực chất là hiện tượng thức ăn trào qua thực quản gây tắc nghẽn và tràn dịch. 

Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh này, chúng tác động đến cuộc sống của chúng ta ra sao?

Nguyên nhân có thể chia là ba nhóm chính như bất thường ở thực quản, bất thường ở nội tại dạ dày và một số nguyên nhân khác.

2.1. Bất thường ở thực quản gây trào dịch dạ dày

Bởi cơ thắt nằm ngay phía dưới của thực quản bị suy yếu. Cơ thắt thực quản dưới là một cơ nằm ở vị trí thấp nhất ở thực quản, là chỗ nối giữa thực quản và dạ dày. Bình thường khi bệnh nhân nuốt vào cơ này sẽ mở ra để thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ sẽ đóng lại, ngăn không cho những chất bên trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản. Thỉnh thoảng thì cũng có hiện tượng trào dịch dạ dày lên thực quản nhưng nhờ lớp chất nhầy lót bên trong lòng thực quản có chứa bicarbonat và nước bọt. Khi chúng ta nuốt xuống sẽ trung hòa bớt một phần tính axit, cũng như giảm kích thích của axit lên thực quản. Sau đó nhờ nhu động của thực quản co bóp và đẩy dịch đó xuống lại dạ dày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ này suy yếu thì sẽ gây trào dịch dạ dày.

Vậy tại sao cơ này suy yếu, nguyên nhân có thể là:

  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: Cafe, rượu, bia, thuốc lá, một số thuốc kích thích thụ thể β, ức chế α.
  • Do tình trạng thoát vị hoành: Là hiện tượng dạ dày trào ngược, trồi lên trên cơ hoành. Cơ hoành là một cơ mỏng, phân giữa lồng ngực và ổ bụng. Khi dạ dày trồi lên trên cơ hoành như vậy, thì cơ hoành không còn nằm ngang tầm với cơ thắt thực quản dưới, cơ hoành không còn phụ giúp cơ thắt thực quản dưới co bóp nữa, dẫn đến dịch axit sẽ dễ trào lên hơn. 

2.2. Bất thường ở nội tại dạ dày

Ngoài những bất thường ở thực quản thì những nguyên nhân từ dạ dày cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ, cụ thể là:

  • Bệnh lí viêm dạ dày
  • Bệnh lí ung thư dạ dày
  • Hẹp môn vị

Lúc này dạ dày sẽ chậm co bóp lại, làm chậm thời gian tống thức ăn xuống ruột non. Dạ dày sẽ tăng trương lực lên, tăng co bóp sẽ tống thức ăn lên thực quản kể cả khi cơ thắt thực quản chưa suy yếu.

2.3. Những nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác gây trào dịch dạ dày như:

  • Stress: Đây là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao. Vì khi stress, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra cortisol, cortisol là chất kích thích dạ dày tăng tiết rất nhiều axit. Dạ dày chứa nhiều axit sẽ làm tăng co bóp và tống thức ăn lên thực quản. Ngoài ra, axit đó cũng làm cho nhu động thực quản dạ dày nhạy cảm hơn, co thắt nhiều hơn. Cơ thắt thực quản dưới mở ra đóng vào thường xuyên và kéo dài làm cho dịch axit trào ngược lên.
  • Béo phì: Khi bệnh nhân béo phì thì áp lực ở bụng sẽ tăng lên và làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới.
  • Phụ nữ có thai: Khi phụ nữ mang thai, hiện tượng trào dịch dạ dày thực quản sẽ nặng hơn. Hoặc trước đó chưa từng mắc thì có thai sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. 
  • Những bất thường bẩm sinh: Bệnh nhân bẩm sinh đã bị suy yếu cơ thắt thực quản dưới, thoát vị hoành hoặc sa dạ dày. 

3. Những triệu chứng của trào dịch dạ dày

trieu-chung-2

Những triệu chứng của trào dịch dạ dày

Những triệu chứng điển hình của chứng trào dịch dạ dày:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức ngực, khó thở
  • Khó nuốt, nuốt nghẹn
  • Ho, khan tiếng, mất giọng
  • Miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, hôi miệng

>>>>>>>>>>> Đọc thêm: Nhận Biết Trào Dịch Dạ Dày Qua 10 Dấu Hiệu Điển Hình

4. Biến chứng thường gặp của trào dịch dạ dày

Bệnh trào dịch dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

4.1. Biến chứng của trào dịch dạ dày tại thực quản và dạ dày

Ngay tại dạ dày và thực quản, trào ngược có thể gây ra hiện tượng viêm loét thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa, có thể gây ra bệnh barrett thực quản là trạng thái mà các tế bào thực quản bị biến đổi. Khi bị barrett thực quản đặc biệt là barrett đoạn dài (lớn hơn 5cm kể từ ranh giới giữa dạ dày và thực quản) thì tỉ lệ bị ung thư thực quản là rất cao.

Theo thống kê của ngành Y, đã có gần 4 triệu người bị biến chứng tai-mũi-họng, trong đó có gần 50% có hiện tượng viêm thực quản là tiền đề dẫn đến các nguy cơ như loét thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản. Điều đặc biệt nguy hiểm là có đến 90% người bị ung thư thực quản do biến chứng, chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối và không thể chữa trị.

Bệnh nhân trào dịch dạ dày có dẫn đến ung thư hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thời gian bệnh nhân mắc bệnh, độ tuổi
  • Nồng độ axit tiếp xúc với thực quản
  • Cơ địa của người bệnh 

4.2. Biến chứng của trào dịch dạ dày ở những cơ quan khác

Trào dịch dạ dày còn gây các biến chứng ở những cơ quan khác. Điển hình là triệu chứng đau ngực không do viêm, khó thở, thậm chí là xơ hóa phổi và các tình trạng liên quan giống như là hen. 

Đối với tai-mũi-họng có thể gây viêm họng, viêm thanh quản, nói khàn, thối tai, viêm xoang. 

Đối với răng-hàm-mặt, bộ răng của chúng ta bị ăn mòn một cách rất nhanh chóng. 

Cũng theo thống kê của ngành Y, ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 7 triệu người bị trào dịch dạ dày và con số này ngày càng tăng lên và bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trào ngược ở nữ ít khi gây tổn thương thực quản. Còn ở nam, gây barrett và ung thư thực quản chiếm tỉ lệ cao hơn.

bien-chung-3

Những biến chứng của trào dịch dạ dày

5. Cách chẩn đoán trào dịch dạ dày hiệu quả

Nếu các bệnh nhân có các triệu chứng điển hình thì chẩn đoán sẽ không khó. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám về chế độ ăn, lối sống, khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Đối với các bệnh nhân không có triệu chứng điển hình thì phải làm một số xét nghiệm cao hơn, đặc biệt là nội soi. Không phải bệnh nhân trào dịch dạ dày nào cũng nội soi. Chỉ nội soi khi có các dấu hiệu báo động như bệnh nhân lần đầu tiên bị rối loạn tiêu hóa trên 60 tuổi, bệnh nhân nuốt đau, nuốt khó, sụt cân, bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa, bệnh kèm thiếu máu và có triệu chứng về đêm nặng. Đó là những dấu hiệu bắt buộc phải đi nội soi, vừa để tầm soát biến chứng vừa để tầm soát xem có phải là trào dịch dạ dày không.

Một số trường hợp khi nội soi không phát hiện gì bất thường, nội soi không ghi nhận hình ảnh trào ngược. Khi đó có thể dùng biện pháp là đo áp lực cơ thực quản dưới để biết được bệnh nhân có bị trào ngược hay không.

6. Điều trị

Để điều trị trào dịch dạ dày có thể có những cách từ ba yếu tố như lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa (mổ). Chỉ định ngoại khoa hiện giờ rất hiếm khi sử dụng, chỉ những trường hợp rất nặng thì mới nghĩ đến. Cách điều trị chính vẫn là điều chỉnh lối sống và điều trị nội khoa.

6.1. Điều chỉnh lối sống

Lối sống như thế nào là phù hợp?

Khi đã biết nguyên nhân dẫn đến trào dịch dạ dày, vậy chúng ta nên có những thay đổi gì để cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng đó?

  • Kiểu soát cân nặng: Đối với người béo phì, phải giảm cân, phải đạt được tỉ lệ cân nặng lí tưởng thì triệu chứng sẽ giảm, hầu như là giảm đến 50%.
  • Kê cao đầu khi nằm ngủ: Buổi tối khi bệnh nhân ngủ nên kê cao đầu từ 30-45 độ so với mặt bằng.
  • Bệnh nhân không nên nằm ngay sau ăn, không ăn trễ: Nên ăn tối trước 7h, có thể sẽ làm triệu chứng giảm rõ rệt.
  • Không ăn những thức ăn làm trầm trọng thêm bệnh tình: Thức ăn chiên xào dầu mỡ, socola, nước có ga, rượu bia, thuốc lá.
 trao-dich-da-day-4

Kê cao đầu khi ngủ giúp hạn chế trào dịch dạ dày

6.2. Điều trị nội khoa

Khi đến gặp bác sĩ sẽ được bác sĩ kê đơn, những thuốc làm giảm dịch axit trong dạ dày.

Và cuối cùng khi toàn bộ những thay đổi lối sống, điều trị nội khoa một cách kiên trì, làm đúng theo chỉ định mà vẫn không làm giảm bớt triệu chứng và bệnh nhân bắt đầu có những biến chứng như viêm loét, hẹp thực quản thì khi đó ngoại khoa sẽ là giải pháp cuối cùng.

Trào dịch dạ dày là chứng bệnh liên quan đến lối sống rất nhiều, trừ những vấn đề bẩm sinh. Bệnh nhân nên ý thức, khi có triệu chứng thì nên đến gặp bác sĩ và khi điều trị thì nên tuân thủ, nhất là uống thuốc đầy đủ. Điều quan trọng trong điều trị là cần phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và giảm stress.

Đối với các căn bệnh khác, thuốc chiếm tỉ lệ thành công trong điều trị là 70-80%. Còn ở trào dịch dạ dày thì việc thay đổi lối sống, ăn uống đúng, sinh hoạt đúng chiếm tỉ lệ thành công điều trị hơn 50%, nếu bệnh nhân tuân thủ lối sống, thay đổi cách ăn uống đúng thì triệu chứng có thể giảm đến 60-70%.  

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Thực Đơn Cho Người Bị Trào Dịch Dạ Dày Thế Nào Là Hợp Lý

7. Trào dịch dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

7.1. Trào dịch dạ dày nên ăn gì?

Nên ăn thực phẩm có tính kiềm, trung hòa axit, cụ thể như:

  • Rau xanh: Là loại thực phẩm được nhắc đến đầu tiên, các loại rau xanh tự nhiên ít chất béo và đường giúp làm mát dạ dày hiệu quả và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Như măng Tây, rau bina, cải xoăn, súp lơ đều có tính kiềm cao sẽ rất tốt cho dạ dày của bệnh nhân. 
  • Gừng: Có đặc tính chống viêm tự nhiên, đây là cách điều trị hiệu quả cho chứng trào dịch dạ dày và các vấn để về đường tiêu hóa khác.
  • Bột yến mạch: Cũng như các thực phẩm giàu chất xơ khác, bột yến mạch có khả năng giúp ngăn chặn các triệu chứng trào dịch dạ dày. Nó không chỉ giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột mà còn giúp làm giảm táo bón và khiến bệnh nhân cảm thấy no lâu sau khi ăn.
  • Các loại hoa quả noncitrus (dưa, chuối, táo, lê): Đây là những loại trái cây cực tốt cho bao tử của bạn bởi chúng ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược hơn so với các loại trái cây thuộc chi Citrus (cam, quýt,….).
  • Các loại đạm dễ tiêu: Như thịt thăn, lưỡi heo có tính trung hòa axit, làm giảm các triệu chứng bệnh. 
  • Sữa chua: Ăn sữa chua khi no sẽ giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều men lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
 trao-dich-da-day-5

Bột yến mạch giúp ngăn chặn các triệu chứng trào dịch dạ dày

7.2. Trào dịch dạ dày kiêng gì?

Cần tránh các thực phẩm gây tăng tiết axit, làm tăng kích thích tới cơ thắt thực quản dưới như:

  • Thực phẩm chua, chứa nhiều axit: Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng thêm axit trong dạ dày dẫn đến chứng ợ chua diễn ra thường xuyên hơn.
  • Thực phẩm nhiều muối và đường, đồ ngọt: Ăn các thức ăn này sẽ chống lại tác dụng chống viêm của các axit béo omega-3. Thực phẩm nhiều muối, đường và đồ ăn quá ngọt đều khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa chúng, làm tăng sản xuất axit dạ dày.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo: Các thực phẩm này sẽ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Các chất béo nhiều dầu mỡ được tiêu hóa chậm nhất và đòi hỏi dạ dày phải huy động một lượng lớn các enzyme và dịch tiêu hóa để phá vỡ nó. Hoạt động hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị quá tải nếu như bạn nạp nhóm thực phẩm này vào cơ thể, khi đó, những hiện tượng như đầy hơi, khó tiêu, bụng có cảm giác nặng nề, buồn nôn,… sẽ xuất hiện.
  • Thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu: Những thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng. Chúng sinh ra khí men, khiến người bệnh thấy nóng rát bụng và khó chịu vì đầy bụng cả ngày.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn: Những thức uống này sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nếu uống quá nhiều sẽ gây viêm loét và làm tăng hiện tượng ợ nóng.     
 trao-dich-da-day-12

Thức ăn nhiều muối và đường gây hại cho dạ dày

Từ những thông tin chúng tôi đã cung cấp trên, cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện cũng như ngăn ngừa được chứng bệnh trào dịch dạ dày nên chúng ta ý thức ngay từ đầu. Luôn giữ cho mình một lối sống tích cực, ăn uống khoa học là rất quan trọng. Cùng với đó, nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa gây cảm giác khó chịu, thì bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế đến mức tối đa trào dịch dạ dày tiến triển theo chiều hướng xấu, dẫn đến những biến chứng nặng nề cho người mắc phải.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp, hãy liên ngay HOTLINE 1800.6091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc, đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về trào dịch dạ dày. 

trao-dich-da-day-9

Scurma Fizzy giúp bảo vệ dạ dày

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091