Trào Ngược Dạ Dày Có Đờm, Nguy Cơ Và Cách Điều Trị

Trào Ngược Dạ Dày Có Đờm, Nguy Cơ Và Cách Điều Trị

trào ngược dạ dày có đờm

Trào ngược dạ dày có đờm gây rất nhiều phiền toái

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh phổ biến trong thời đại hiện nay, khi nhịp sống hiện đại ngày càng diễn ra khẩn trương, khiến con người căng thẳng hơn và chế độ ăn uống, sinh hoạt trở nên không điều độ. Trào ngược dạ dày có đờm, một thể của trào ngược dạ dày, có phần hiếm gặp hơn song do có thêm hiện tượng có đờm khiến bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác, đồng thời cũng cảnh báo rằng người bệnh phải cẩn trọng và điều trị để tránh hậu họa về sau. Trong bài viết này, Scurma Fizzy sẽ cùng bạn tìm hiểu về hiện tượng này và cách giải quyết chúng.

1. Như thế nào là trào ngược dạ dày có đờm?

Đầu tiên hãy đến với trào ngược dạ dày, một bệnh lý tiêu hóa thường gặp bậc nhất trong thời đại ngày nay. Theo y học hiện đại, trào ngược dạ dày (hoặc trào ngược dạ dày – thực quản) là hiện tượng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản kèm theo acid, gây sự khó chịu và có thể xảy ra hiện tượng các mô bị tổn thương bởi acid. Hiện tượng này xảy ra bởi sự dư thừa acid trong bao tử cùng hoạt động bất thường của cơ thắt thực quản dưới. Cơ chế bệnh lý thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kết hợp lại, thường thấy nhất là căng thẳng kéo dài và giờ giấc sinh hoạt – ăn uống bất thường.

cơ chế trào ngược

Dịch vị tràn lên thực quản gây tổn thương

Triệu chứng của trào ngược dạ dày rất điển hình, đó là bộ ba ợ nóng – ợ chua – ợ hơi, tỷ lệ cao có các biểu hiện niêm mạc bị tổn thương kèm theo như đau rát họng, hôi miệng, viêm thực quản,… Trong đó, trào ngược dạ dày có đờm là một thể khá thường thấy, dấu hiệu cho những triệu chứng nghiêm trọng về sau.

Acid, theo khoa học thường thức, là một chất ăn mòn rất mạnh. Lý do tại sao một yếu tố như vậy vẫn ở trong cơ thể mà không gây hại trong điều kiện bình thường là nhờ cơ chế bảo vệ ở nơi đây. Các tế bào thành dạ dày có tốc độ tăng sinh nhanh, và có một lớp chất nhày ngăn cản sự tiếp xúc của acid với hàng tế bào (cơ chế quan trọng nhất).

Nhưng ở các phần ống tiêu hóa trên không có sẵn hàng bảo vệ đó, khiến acid và thức ăn dễ dàng tấn công vào nơi đây. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay các vi sinh vật tấn công gây viêm nhiễm tại vùng thực quản. Và để ngăn cản sự xâm nhập có hại này, cơ thể kích thích các biểu mô ở đường hô hấp sản xuất dịch nhày. Tương tự như khi nhiễm khuẩn do cảm lạnh, chất nhày do biểu mô đường hô hấp tiết ra có vai trò ngăn không cho virus, vi khuẩn bám được trên thành biểu mô, bảo vệ đường hô hấp. Chất nhày sẽ được nhanh chóng đào thải chủ yếu qua đường miệng – mũi, là cái mà chúng ta gọi là đờm.

2. Biểu hiện của trào ngược dạ dày có đờm

Đầu tiên, chứng bệnh này có mọi đặc trưng của trào ngược dạ dày. Đó là các biểu hiện ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau rát họng. Các triệu chứng này tăng lên khi dạ dày tăng tiết dịch vị: sau khi ăn và buổi đêm khi ngủ (kết hợp với tư thế nằm, ống thực quản nằm ngang làm dịch vị dễ tràn lên). Biểu hiện có đờm trong trào ngược thường kết hợp với ợ chua nên có thể khó nhận biết, đờm do trào ngược dạ dày thực quản có màu vàng hoặc xanh. Ngoài ra, vẫn có những dấu hiệu cơ thể đi cùng:

Cảm giác vướng ở cổ họng gây khó nuốt, ngứa cổ

Đờm có thể là nguyên nhân gây tắc/vướng ở cổ. Thêm vào đó, việc acid liên tục tổn thương vị trí thành thực quản khiến biểu mô nơi đây phá hủy và tái tạo liên tục, làm hỏng cấu trúc vốn có (sần sùi hơn, khiến thức ăn khó đi qua).

Khó thở

Dấu hiệu này thường xuyên đi kèm trong trào ngược dạ dày có đờm. Nguyên do là sự tăng tiết đờm sẽ cản trở một phần đường dẫn khí, cùng với việc acid có thể tràn được vào đường dẫn khí phá hủy cấu trúc nơi đây. Cơ chế này giống với diễn biến ở thực quản và hoàn toàn có khả năng hình thành hen.

Hôi miệng, tăng tiết nước bọt

Hôi miệng đánh dấu sự viêm nhiễm vùng họng – miệng, khi vi khuẩn đã tấn công vào. Cơ chế tăng tiết nước bọt vừa làm giảm nồng độ acid, vừa góp phần tiêu diệt vi khuẩn.

Buồn nôn, nôn, đắng miệng

Các thành phần chứa trong dạ dày (acid, thức ăn) khi trào ngược lên thực quản cũng rất dễ kích thích nhận cảm nôn và tạo cảm giác buồn nôn. Kích thích mạnh sẽ gây nôn trực tiếp. Sau nôn sẽ là cảm giác đắng miệng, nếu nôn quá nhiều dẫn đến nôn cả dịch mật.

Đau tức ngực

Dễ nhầm lẫn với đau tức ngực do các lý do khác bởi vùng ngực chứa nhiều cơ quan quan trọng. Cảm giác đau không điển hình, thường xuất hiện kèm với cơn trào ngược là đặc điểm phân biệt rõ nhất.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát

3. Biến chứng của trào ngược dạ dày có đờm

Khi trào ngược dạ dày có thêm tình trạng đờm tức là báo hiệu rằng bệnh trào ngược đang tiến triển nhanh và rất dễ gây biến chứng bởi khi đó dịch vị đã tràn được vào trong đường dẫn khí. Đờm càng nhiều, màu sắc đậm cũng chứng minh tình trạng nhiễm khuẩn diễn biến nặng. Nếu không điều trị kịp thời trào ngược dạ dày kèm đờm sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

Ho mạn tính

Cổ họng trong thời gian dài bị tổn thương sẽ liên tục bị kích thích gây ho. Đồng thời, cảm giác đờm vướng ở họng khiến người bệnh có phản xạ khạc nhổ – cũng có hại cho cổ họng. Ho nhiều cũng khiến cơn trào ngược, buồn nôn hoặc nôn dễ xảy ra hơn, trong khi trào ngược dạ dày tiếp tục kích thích ho tạo thành vòng xoắn bệnh lý rất khó chữa khỏi. Ho nhiều cũng làm thanh quản bị tổn thương, ảnh hưởng đến hoạt động nói (khàn giọng, biến giọng, mất tiếng).

trào ngược dạ dày có đờm gây ho

Ho là biểu hiện dễ thấy

Các bệnh viêm tại vùng tiêu hóa và hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm – loét thực quản

Nguyên nhân như đã đề cập là vùng niêm mạc không được bảo vệ phía trên sẽ bị dịch vị (bao gồm cả acid và các thành phần khác như thức ăn) khi trào ngược/nôn bị liên tục phá hủy, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại gây bệnh. Những triệu chứng này có nguy cơ cao tiến triển thành hẹp thực quản hay hình thành sẹo thực quản, xuất hiện họng hạt (viêm họng hạt). Đây là biến chứng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ tồn tại dai dẳng, khó chữa lành, gây cản trở trong hoạt động của con người.

Hội chứng khó thở

Nếu như hình thành sẹo tại vùng thực quản gây khó nuốt cho người bệnh thì hình thành sẹo, biến dạng đường dẫn khí là nguồn cơn của chứng khó nuốt. Trào ngược dạ dày có đờm vừa tăng sản xuất đờm cản trở đường khí thở, vừa do nguy cơ acid/thức ăn tràn được vào trong khí quản (hệ tiêu hóa và hô hấp thông với nhau) phá hủy cấu trúc nơi đây. Thường đi kèm các triệu chứng khó nuốt, đau khi nuốt.

Bệnh Barrett thực quản

Đây là một chứng bệnh có biểu hiện là thay đổi đặc điểm thành phần, cấu trúc của niêm mạc thực quản. Barrett thực quản có nguy cơ rất lớn phát triển thành khối u hoặc thậm chí ung thư thực quản.

4. Cách điều trị trào ngược dạ dày có đờm

Khi có dấu hiệu của trào ngược dạ dày có đờm thì tức là bạn cần trị dứt điểm nó ngay trước khi quá muộn, bởi lúc này các tổn thương đã lan đến hệ hô hấp rồi. Việc điều trị sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng đã nêu, đặc biệt là tình trạng khối u ở đường tiêu hóa. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với mình nhất.

4.1. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ

Cách sống phản khoa học trong ăn uống sinh hoạt góp phần không nhỏ vào tình trạng trào ngược dạ dày có đờm. Việc mỗi cá nhân có thể điều chỉnh hợp lý các chế độ trong ngày không chỉ giúp ích trong việc phòng bệnh mà còn bổ trợ rất tốt cho quá trình trị liệu. Thậm chí đây là phương pháp điều trị tốt nhất trong các trường hợp trào ngược nhẹ đến vừa ở người trẻ tuổi, vừa không tốn kém lại có lợi ích lâu dài, tránh các tác dụng phụ nếu dựa vào thuốc.

4.1.1. Trong việc ăn uống:

trào ngược dạ dày có đờm

Chế độ ăn phù hợp rất quan trọng

Thói quen ăn

Hạn chế các loại thức ăn có hại cho dạ dày: đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn. Nhịp sống hiện đại hối hả khiến nhiều người lạm dụng đồ ăn nhanh (gà rán, hamburger,…) và các loại thực phẩm có sẵn chứa chất bảo quản như thịt xông khói.

Các thực phẩm này chứa nhiều chất béo xấu (transfat) vừa khó tiêu vừa làm tăng độ acid trong dạ dày. Nên dần dần chuyển sang chế biến lành mạnh hơn như luộc, hấp và ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc tốt cho bao tử của bạn

Cách uống

Nước là dung môi rất tốt để pha loãng acid cũng như làm loãng đờm, nhu cầu cơ thể cũng cần một lượng nước đủ mỗi ngày. Vì vậy hãy chăm chỉ uống nước một cách hợp lý: chia làm nhiều lần và với lượng vừa đủ (tránh uống quá nhiều gây loãng máu). Đặc biệt có thể uống sau ăn hoặc khi có cơn trào ngược. Hoặc sữa cũng là một lựa chọn tốt trong đối phó với trào ngược khi có khả năng trung hòa acid.

Trái với đó, các đồ uống chứa cồn, ga, hay chất kích thích lại không phải là lựa chọn khôn ngoan. Bởi đây lại là các tác nhân kích thích tiết thêm acid và phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Xây dựng chế độ ăn

Nên chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên thành dạ dày. Khi ăn tuân thủ ăn chậm, nhai kĩ để dễ nuốt và góp phần giảm lượng công việc mà dạ dày phải làm.

4.1.2. Nếp sống sinh hoạt:

  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi bởi đây là lúc dạ dày hoạt động. Việc hoạt động mạnh hay nằm sau khi ăn đều góp phần kích thích tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Các yếu tố trong sinh hoạt như thức khuya hay căng thẳng quá độ trong thời gian dài làm tình trạng trào ngược dạ dày có đờm nghiêm trọng hơn
  • Quần áo thoải mái, tránh thắt chặt vùng bụng: Dạ dày nên có đủ khoảng trống để co bóp. Việc mặc các loại trang phục bó, cứng đặc biệt ở vùng bụng làm mạch máu không lưu thông tốt, gián tiếp thu hẹp dung tích chứa của dạ dày.
  • Có sự vận động thể chất lành mạnh: tập thể dục, chơi thể thao => Giúp mạch máu lưu thông, tăng cường sức khỏe và chức năng các cơ quan, tăng khả năng miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus.
the-duc-cai-thien-trao-nguoc-da-day-co-dom

Cần chú trọng hoạt động thể chất

4.2. Sử dụng thuốc Tây y

Một phương pháp quá đỗi phổ biến trong thời đại hiện nay. Điểm mạnh là tác dụng nhanh chóng, các loại thuốc cũng có thể dễ dàng tìm mua khi các nhà thuốc mọc lên khắp nơi. Nhược điểm là một số loại thuốc cần chỉ định của bác sĩ, các thuốc khó sử dụng lâu dài bởi ảnh hưởng của tác dụng không mong muốn ngày càng nặng trong khi hiệu lực giảm đi đáng kể. Khi điều trị trào ngược dạ dày có đờm, các thuốc điều chỉnh lượng acid sẽ được ưu tiên sử dụng khi đây là tác nhân chính gây tổn hại các mô cơ quan. Không có khác biệt trong các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày có đờm so với trào ngược dạ dày – thực quản thông thường.

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-co-dom

Thuốc Tây Y được sử dụng nhiều để trị bệnh

Các thuốc chuyên trị trào ngược dạ dày phổ biến trên thị trường hiện nay:

Thuốc kháng acid (antacid)

Bản chất là các base hay muối có khả năng trung hòa acid dư thừa, hạn chế được các tổn thương do dịch vị dạ dày gây ra. Thường sử dụng các muối/base chứa nhôm, magie. Các thuốc này có hiệu quả tức thì, thời điểm sử dụng tốt nhất là sau khi ăn hoặc ngay lúc có cơn trào ngược. Đây cũng là các thuốc không cần kê đơn nên chiếm thị phần rất lớn trên thị trường thuốc. Các sản phẩm phổ biến được tìm mua: Phosphalugel, Varogel, Alusi,…

Nhóm alginate

Có chiết xuất từ tảo biển, đây là hợp chất có khả năng ngậm nước và tạo thành cấu trúc nhày trên bề mặt niêm mạc thực quản và dạ dày. Kết quả là các mô cơ quan này có thêm được lớp màng bảo vệ để không cho acid tiếp xúc vào. Đây cũng là nhóm thuốc không cần chỉ định của bác sĩ tương tự antacid, thậm chí có những chế phẩm kết hợp cả 2 nhóm thuốc này để gia tăng hiệu quả. Trên thị trường hiện phổ biển: Yumangel, Gastropulgite

Thuốc ức chế thụ thể histamine 2

Hay còn gọi là nhóm thuốc kháng H2. Cơ chế dùng để chống lại trào ngược của nhóm thuốc này là chặn nguồn sản xuất acid. Chúng có khả năng ức chế thụ thể của histamine loại 2 trên tế bào viền ở dạ dày, từ đó giảm lượng HCl tiết ra. Khả năng giảm tiết acid sau khi ăn không tốt, nhưng lại rất hiệu quả trong việc ngăn cơn trào ngược về đêm. Sử dụng nhóm thuốc này cần chỉ định của bác sĩ, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng khi thụ thể H2 không chỉ nằm trên tế bào viền ở dạ dày. Những chế phẩm thuộc nhóm: Cimetidine, Nizatidine

Thuốc chẹn bơm proton (PPI)

Một nhóm thuốc được các bác sĩ ưa thích trong kê đơn bởi tác dụng hiệu quả, nhanh chóng, phối hợp được với nhiều loại thuốc, đặc biệt là kết hợp với kháng sinh trong điều trị HP. Các thuốc này được chỉ định uống trước khi ăn, khi được hấp thu vào trong cơ thể sẽ chặn các kênh sản xuất ion H+, từ đó giảm lượng acid và tăng pH dạ dày. Sản phẩm thuốc được tin dùng: Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole.

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

4.3. Áp dụng y học phương Đông

Đông Y cũng không tỏ ra kém cạnh trong việc điều trị trào ngược dạ dày có đờm khi đã có rất nhiều bài thuốc của người xưa về vấn đề này. Kết hợp với cách điều chế hiện đại, các sản phẩm điều trị trào ngược nguồn gốc Đông y hứa hẹn về khả năng trị bệnh tuy chậm mà chắc, hiếm lưu lại các hậu họa thường thấy ở thuốc Tây Y sử dụng dài ngày.

Các bài thuốc Nam được người Việt lưu truyền từ đời cha ông cũng có thể là sự lựa chọn thích hợp với các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm. Những bài thuốc trị dạ dày bằng nghệ – mật ong, lá trầu không,… được rất nhiều gia đình sử dụng, thích hợp cho cả người gia và trẻ nhỏ. 

4.4. Phẫu thuật

phau-thuat

Can thiệp trực tiếp

Khi các triệu chứng trở nên quá nặng và dần dẫn đến các biến chứng hình thành sẹo hay khối u, lúc này sử dụng thuốc khó đạt được mục tiêu điều trị thì can thiệp y khoa là tất yếu. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa khi bạn có các biểu hiện nghiêm trọng sau: 

  • Sốt cao trên 38 độ không rõ nguyên do
  • Khó nuốt hoặc khó thở, cảm giác có khối u chẹn ở thực quản
  • Đau thắt ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, đau lan ra sau lưng/ bả vai, cánh tay
  • Đờm có lẫn máu hoặc thành phần bất thường khác
  • Nổi hạch ở cố
  • Các biểu hiện trào ngược tăng mạnh, kéo dài trên một tuần, không thuyên giảm khi uống thuốc

>>>Xem thêm: Top 7 Thực Phẩm Chức Năng Trào Ngược Dạ Dày Tốt Và Uy Tín

Có thể nói trào ngược dạ dày có đờm là một biểu hiện nặng hơn của trào ngược dạ dày – thực quản bởi xuất hiện yếu tố nhiễm trùng. Việc phát hiện và xử lý tình trạng này dứt điểm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thân thể nói chung và ở cơ quan tiêu hóa nói riêng. Đừng để căn bệnh diễn biến nặng mất kiểm soát, đến lúc đó kể cả phẫu thuật điều trị chuyên khoa sẽ vẫn để lại di chứng lâu dài. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người cần trân trọng sức khỏe của mình, bảo vệ nó từ những điều nhỏ nhất trong sinh hoạt thường ngày. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày có đờm, cần tìm và tư vấn chuyên khoa hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091