Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì

Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì

Việt Nam có hơn 7 triệu người đang chịu đựng căn bệnh trào ngược dạ dày. Các triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân khó chịu và cản trở công việc, khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin. Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc trào ngược dạ dày nên làm gì? Vậy hãy để Scurma Fizzy giúp bạn giải đáp nguyên nhân của bệnh do đâu, làm sao phân biệt trào ngược dạ dày sinh lý và bệnh lý cũng như bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày nên làm gì?  Qua bài viết sau đây. Scurma Fizzy luôn luôn đồng hành giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi1

Trào ngược dạ dày nên làm gì

 

1. Hãy tìm hiểu xem trào ngược dạ dày là gì?

Trước tiên muốn biết trào ngược dạ dày nên làm gì? Chúng ta cần phải hiểu trào ngược dạ dày thật ra là gì nhé.

Trào ngược dạ dày hay còn gọi với tên đầy đủ hơn là trào ngược dạ dày thực quản.  Đây là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Trào ngược dạ dày có thể do sinh lý bình thường lúc cơ thể ăn quá no, vận động mạnh ngay sau khi ăn…hiện tượng này xảy ra thỉnh thoảng nên không gây hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên trào ngược dạ dày cũng có thể là bệnh lý khi dạ dày có những tổn thương, làm hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn. Nên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, barrett thực quản, giãn thực quản hay thậm chí tồi tệ hơn cả là ung thư dạ dày.

2. Nguyên do trào ngược dạ dày gồm có gì? Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra ở những đối tượng nào?

2.1 Trào ngược dạ dày thực quản là hệ lụy để lại do nguyên nhân gì

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi2

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

2.1.1 Nguyên nhân tới từ phía thực quản

Sự suy yếu cơ thắt phía dưới của thực quản:

Khi chúng ta nuốt thức ăn từ miệng xuống thực quản, đến đoạn cơ thắt thực quản dạ dày, nó sẽ mở ra cho thức ăn đi xuống dạ dày và sau đó đóng kín lại, ngăn không cho thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên trên. Tuy nhiên khi trương lực cơ thắt này bị yếu và không đóng kín được khiến dịch vị trào ngược lên trên gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này dịch nhầy thực quản cùng với bicarbonat và nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa axit dịch vị làm giảm sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Sau đó dưới nhu động của thực quản dịch lại đi xuống lại dạ dày.

Vậy các nguyên nhân dẫn đến suy cơ thắt thực quản là gì? Đó chính là rối loạn nhu động thực quản, thuốc kháng cholinergic, thuốc kích thích thụ thể β, các chất kích thích, gây nghiện, thuốc lá, thức ăn nhiều mỡ.

Thoát vị cơ hoành:

Cơ hoành là cơ dạng dẹt có dạng hình vòm, ngăn cách khoang ngực và ổ bụng. Khi cơ hoành co, làm tăng sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản và khoang bụng, ngăn hiện tượng trào ngược dạ dày. Thoát vị cơ hoành xảy ra khiến cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành do đó hiện tượng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn bình thường.

2.1.2 Nguyên nhân tại dạ dày

Hẹp môn vị, viêm trợt hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…làm cho quá trình tháo rỗng dạ dày xảy ra chậm, dẫn đến làm tăng áp lực dạ dày, gây nên trào ngược dạ dày.

Ho, hắt hơi, hoạt động gắng sức làm tăng áp lực ổ bụng, cũng có thể gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày.

2.1.3 Một số nguyên nhân khác

Tăng tiết cortisol làm tăng axit dạ dày, làm cơ thắt dạ dày trở nên nhạy cảm hơn và trương lực co bóp dạ dày tăng lên gây nên trào ngược dạ dày. Và cortisol có thể tăng lên khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress trong thời gian dài, sang chấn tâm lý, buồn tủi, lo lắng.

Thói quen ăn uống không hợp lí: Ăn sát giờ đi ngủ vào ban đêm, ăn quá no, ăn đồ ăn lạnh, thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn có tính axit cao ( xoài xanh, cam, chanh…) tạo áp lực cho cơ thắt dạ dày, khiến chúng bị suy yếu và đóng mở thất thường.

Lạm dụng thuốc: Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc NSAID, Corticoid…khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và dễ tổn thương.

Béo phì: Người quá mập, khối mỡ dày có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản, khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và dễ tác động khiến các chất bị trào ngược hơn.

Yếu tố bẩm sinh, chấn thương tai nạn, da dạ dày… cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

2.2 Ai là đối tượng có khả năng dễ mắc phải bệnh lý trào ngược này nhất?

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi3

Các đối tượng dễ bị trào ngược dạ dày

Từ những nguyên nhân trên ta có thể nhận thấy một số đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày.

  • Người thường xuyên làm việc quá sức, thức khuya, hay lo lắng. Làm cơ thể tăng tiết cortisol.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, khiến dạ dày dễ bị tổn thương.
  • Phụ nữ có thai, do sức ép của thai nhi lên vùng bụng.
  • Người cao tuổi: do các bệnh lý, yếu tố nguy cơ tích lũy trong quá trình sống.
  • Bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau NSAID, kháng viêm Corticoid.
  • Bệnh nhân thoát vị dạ dày, thực quản, xơ cứng bì.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nguy Hiểm Không Khi Bị Bệnh Trào Ngược Dịch Mật, Có Thể Điều Trị Như Thế Nào

3. Triệu chứng, biến chứng của trào ngược dạ dày

3.1 Triệu chứng trào ngược dạ dày

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi4

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

 

Nước bọt tiết ra nhiều: Axit dạ dày trào lên họng thì nước bọt sẽ tiết ra nhiều để trung hòa nồng độ axit trong dịch vị trào lên này, để giảm hiện tượng kích ứng niêm mạc miệng, họng.

Miệng đắng: Dịch dạ dày trào lên có thể trộn lẫn với dịch mật, khiến bệnh nhân cảm giác có vị đắng ở miệng. 

Ợ hơi, ợ chua: Đây là hiện tượng phổ biến ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Do dịch axit dạ dày trào lên gây nên bệnh nhân cảm thấy có vị chua. Ợ hơi xảy ra khi thức ăn tồn đọng trong dạ dày, lên men và sinh ra khí cacbonic thoát ra theo thực quản.

Cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt, đau họng: Trào ngược dạ dày khiến thực quản bị sưng tấy, phù nề khiến đường kính thực quản bị thu hẹp, do đó bệnh nhân cảm thấy khó nuốt hoặc khi nuốt có cảm giác đau rát, khó chịu.

Đau tức thượng vị: Axit dịch vị trào lên tác động lên các đầu smuts thần kinh thụ cảm trên bề mặt niêm mạc thực quản, khiến cơ quan cảm giác phát tín hiệu đau mức.

Ho, khản tiếng: Dây thanh quản có thể bị tổn thương nếu dịch axit lọt qua nắp thanh quản chảy xuống thành thanh quản. Gây nên tình trạng viêm khiến dây thanh quản phù nề, bệnh nhân khó nói và có thể kèm theo ho. 

Chán ăn, sụt cân: khi bệnh nhân có những tổn thương trên đường tiêu hóa, khiến niêm mạc tiêu hóa dễ bị kích thích, cùng với thức ăn chậm tiêu, khiến bệnh nhân thấy nặng bụng, chướng bụng, ăn không ngon, dẫn đến kém ăn, sút cân.

Phân đen: Khi bệnh nhân xuất hiện các biến chứng tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, hay thủng dạ dày, khiến máu bài tiết theo ống tiêu hóa dẫn đến phân có màu đen.

3.2 Dạ dày thực quản bị trào ngược và biến chứng hệ lụy

U thực quản: Biến chứng của trào ngược dạ dày có thể dẫn đến xuất hiện các khối u ở thực quản bệnh nhân. Khi các khối u này tăng sinh khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó nuốt, tức ngực, khó thở…Các khối u có thể phát triển rất nhanh và chuyển sang trạng thái u ác tính, dẫn đến ung thư thực quản. Nếu bệnh có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể chữa dứt điểm, nhưng nếu quá chậm trễ thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Viêm thực quản mãn tính: Việc axit dạ dày trào ngược nhiều lần có thể dẫn đến niêm mạc thực quản vị tổn thương và xuất hiện các vết viêm loét, 70%-80% có thể do viêm loét dạ dày gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, nên với trường hợp này bệnh nhân cần đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp chữa tận gốc.

>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày, Những Biến Chứng Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Bệnh Lý Hiệu Quả

4. Trào ngược dạ dày nên làm gì?

Với nhiều triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể như vậy. Liệu bệnh nhân trào ngược dạ dày nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh. Ngay sau đây Scurma Fizzy sẽ đưa ra một số giải pháp để các bạn đọc giả có thể biết trào ngược dạ dày nên làm gì để tốt cho cơ thể mình.

4.1. Đừng ăn quá nhiều

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi5

Ăn quá no làm gia tăng áp lực lên có thắt thực quản dưới

Cơ thắt thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng. Khi bạn ăn quá no, khiến cho nó tạo ra một lực lớn tác động lên cơ thắt này, khiến nó dễ mở ra hơn, gây nên hiện tượng ợ chua, trào ngược dạ dày.

Do đó bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn quá no, đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn của mình thành nhiều lần trong ngày.

4.2. Nhai kẹo cao su

Kẹo cao su không đường, không có tác dụng làm giảm trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên việc nhai kẹo cao su làm cơ thể tăng tiết nước bọt, đồng thời bản thân kẹo cao su cũng chứa một lượng bicarbonate có tác dụng trung hòa axit. Do đó có thể giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

4.3. Giảm cân

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi6

Người bị béo phì, béo bụng làm tăng áp lực ổ bụng

Nếu bạn có quá nhiều mỡ bụng, áp lực mỡ bụng của bạn tác động lên ổ bụng có thể khiến cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên trên, ra khỏi sự hỗ trợ của cơ hoành. Đây chính là nguyên nhân chính khiến người có thai và béo phì có nguy cơ bị trào ngược, ợ chua.

Do đó để có câu trả lời hay nhất cho việc trào ngược dạ dày nên làm gì? Có thể đơn giản mà hiệu quả đó chính là giảm cân, đây sẽ là một giải pháp giáp giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, việc tập thể dục có thể khiến bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng, cũng như giúp tinh thần tốt lên rất nhiều, từ đó hạn chế tiết axit dạ dày.

4.4. Hạn chế uống rượu, cà phê, đồ uống có ga

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc trào ngược dạ dày nên làm gì với thói quen uống rượu, cà phê hay thường xuyên dùng đồ uống có ga của mình. Scurma Fizzy khuyên bạn nên hạn chế các thói quen này ngay nhé, vì thật sự chúng có thể khiến tần số trào ngược dạ dày xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Mức độ nghiêm trọng của chứng ợ nóng và chứng trào ngược axit có thể tăng lên đáng kể khi uống rượu. Còn cà phê có thể làm yếu cơ vòng thực quản dưới, làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

Các nghiên cứu cho thấy cơ vòng thực quản dưới sẽ bị suy yếu tạm thời, nguy cơ trào ngược axit lại tăng lên dưới tác động tới từ cà phê.

Một số nghiên cứu của Bệnh viện München-Bogenhausen – Đức chỉ ra rằng việc uống cà phê đã khử cafein làm giảm khả năng trào ngược dạ dày đáng kể so với cà phê thông thường.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi7

Bị trào ngược dạ dày nên hạn chế uống nước có ga

Cũng như cà phê, một số nghiên cứu của trường đại học y khoa Arizona Mỹ chỉ ra rằng việc uống nước uống có ga có thể làm suy yếu tạm thời chức năng co thắt của cơ vòng thực quản và gây nên triệu chứng của trào ngược dạ dày. Khí carbon dioxide có thể làm tăng lượng axit thoát ra trong thực quản dẫn đến đồ uống có ga khiến người ta thường xuyên ợ hơi hơn

4.5 Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên làm gì khi ngủ

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi8

Kê cao đầu giường, sử dụng gối nệm khi ngủ để giảm triệu chứng trào ngược

Kê cao đầu giường khi ngủ là một biện pháp quan trọng giúp hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ ở bệnh nhân.

Triệu chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra vào ban đêm, khiến cho chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng. Việc kê gối cao 15-25 độ dọc theo thân có thể ngăn chặn việc trào ngược khi nằm. Giúp bệnh nhân có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Đồng thời, bệnh nhân cũng nên mặc áo quần rộng rãi, thoải mái, tránh gây áp lực lên vùng bụng.

Nghiêng đầu sang bên trái:

Theo các bác sĩ tiêu hóa cho biết, ban đêm dạ dày sản sinh rất nhiều axit, gây áp lực cho dạ dày. Đồng thời với cấu tạo hình chữ J, nên nếu bạn nằm nghiêng không đúng bên sẽ khiến cho thức dịch vị trào ngược lên, gây ra chứng ợ rát khó chịu.

Việc nằm nghiêng bên trái, khiến các cơ quan nội tạng bên trong không bị chèn ép, nên hạn chế được việc trào ngược dạ dày đáng kể.

trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi9

Nằm nghiêng bên trái giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

4.6. Không nên nằm hay vận động mạnh ngay sau ăn

Nghiên cứu của đại học Y khoa, Osaka, Nhật Bản chỉ ra rằng việc ăn gần giờ đi ngủ có liên quan đến sự gia tăng triệu chứng trào ngược. Do đó các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn trước giờ ngủ từ 3-4 tiếng.

Vận động mạnh sau khi ăn cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Sau khi ăn, thức ăn trong dạ dày gây một áp lực rất lớn lên cơ vòng thực quản, việc vận động mạnh dẫn đến thức ăn tác động khiến cơ vòng mở ra và thức ăn trào ngược ra ngoài. Nếu việc này xảy ra thường xuyên cũng làm cho tính co thắt của cơ vòng bị giảm đáng kể.

4.7 Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên làm gì với chế độ ăn của mình

Sau đây chúng tôi sẽ mách cho biết trào ngược dạ dày nên làm gì với chế độ ăn của mình. Nên kiêng những thức ăn gì và nên bổ sung những loại thực phảm nào để tốt cho dạ dày của mình.

Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng một số thức ăn sau:

Hạn chế ăn thức ăn giàu carbohydrate: Các thức ăn chứa nhiều carbohydrate như lúa mì, khoai, ngô…không được tiêu hóa có thể tồn đọng trong dạ dày, khiến tăng các vi khuẩn lên men. Từ đó sản sinh ra nhiều khí tồn đọng trong dạ dày, gây chướng bụng, ợ hơi.

Hạn chế ăn hành sống: Hành tây sống có thể kích thích niêm mạc thực quản, gây nên hơi thở và mùi mồ hôi khó chịu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sau một bữa ăn có nhiều hành tây làm tăng đáng kể chứng ợ nóng. Nên tốt nhất bạn nên hạn chế hành sống có trong chế độ ăn của mình.

Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn qua chiên rán nhiều lần: Những thức ăn này làm giảm sức co của cơ vòng dưới thực quản, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày

Trái cây giàu axit: Là nguồn cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn nhiều trái cây có tính axit cao như: cóc, xoài, chanh, cam, me, cà chua, sấu… có thể làm bệnh trào ngược dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Chocolate: có chứa một loại hoạt chất được biết đến là methylxanthine, chất này có thể làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản, cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch vị dạ dày.

Đồ ăn cay nóng: các món nướng, cay với nhiều ớt, tỏi, bạc hà… có thể gây kích thích dạ dày.

Các loại thức ăn đối với người bị trào ngược dạ dày là có lợi

Thịt nạc: Các loại thịt như gà, cá, hải sản, ít chất béo, góp phần trung hòa axit dạ dày tốt, làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Sữa chua, thức uống lên men: chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen…chứa hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Gừng: Vừa kháng viêm rất tốt đồng thời vừa là loại gia vị có tính cay ấm. Các món ăn có thêm gừng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày.

 Dưa hấu: Trung hòa tốt lượng axit dạ dày dư thừa do đó được rất nhiều bác sĩ và chuyên gia tiêu hóa khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân dạ dày.

Còn một điều quan trọng mà bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày cần chú ý đó là tái khám định kỳ và tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ đưa ra. Không tự ý thay thế thuốc hay uống thuốc không đúng giờ.

>>>> Tham khảo ngay: Chế Độ Ăn Uống Của Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Như Thế Nào Là Phù Hợp

Hy vọng qua bài viết chúng tôi nghiên cứu, có thể giúp bạn có những cái nhìn bao quát hơn về trào ngược dạ dày nên làm gì. Cách nhận biết bệnh và những lí do khiến bệnh tiến triển nặng thêm. Mong rằng trào ngược dạ dày nên làm gì? không còn là câu hỏi nan giải với các bệnh nhân trào ngược dạ dày sau khi đọc xong bài chia sẻ này của chúng tôi.

Scurma Fizzy hi vọng bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 18006091 để được giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn về sức khỏe miễn phí.

Tìm hiểu thêm sản phẩm hỗ trợ dạ dày đã được đánh giá hiệu quả ngay ngay tại đây

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091