Chế Độ Ăn Của Người Trào Ngược Dạ Dày Như Thế Nào Là Hợp Lý

Chế Độ Ăn Của Người Trào Ngược Dạ Dày Như Thế Nào Là Hợp Lý

Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ người bị trào ngược dạ dày chiếm khoảng 10% đến 20% toàn dân số. Đây là một tỷ lệ cao, do đó việc điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày là một điều vô cùng quan trọng. Trong đó, việc thay đổi chế độ ăn của người trào ngược dạ dày là yếu tố đặc biệt nên được quan tâm và thực hiện để phòng ngừa, hạn chế trào ngược dạ dày xảy ra cũng như tái phát.

1.Bệnh trào ngược dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng, yếu tố nguy cơ

1.1.Trào ngược dạ dày là tình trạng gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày liên tục và thường xuyên trào ngược lên thực quản – là nơi trung gian dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày.

che-do-an-cua-nguoi-trao-nguoc-da-day-8

Trào ngược dạ dày là gì và chế độ ăn của người trào ngược dạ dày ảnh hưởng thế nào

1.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày

Trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản là một tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra sau khi ăn quá nhiều, do nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn các loại thực phẩm có thể gây trào ngược.

Điều đó làm cho cơ vòng ở đáy thực quản không đóng kín được hoặc mở ra khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đôi khi không rõ lý do và xảy ra phổ biến hơn ở những người:

  • Thừa cân, béo phì vì gây tăng áp lực lên vùng bụng
  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc

Đang dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây trào ngược bao gồm các thuốc như hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…

  • Hút thuốc hoặc môi trường tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
  • Thoát vị Hiatal

Là tình trạng có lỗ hở trong cơ hoành làm phần trên của dạ dày bị đẩy lên trên cơ hoành. Điều này làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.

che-do-an-cua-nguoi-trao-nguoc-da-day-01

Yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược và chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

>>>> Xem thêm ngay: Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày, Cách Điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

1.3.Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Triệu chứng chính của trào ngược là chứng ợ nóng. Ợ nóng là cảm giác khó chịu, nóng ran phía sau xương ức và có xu hướng tồi tệ hơn nếu chúng ta nằm xuống hoặc cúi xuống, và đặc biệt ngay sau khi ăn no.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả những người bị trào ngược dạ dày đều gặp tình trạng ợ nóng. Một số biểu hiện khác của bệnh trào ngược có thể gặp phải bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Hen suyễn, khó thở,…
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Đau ngực
  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm
che-do-an-cua-nguoi-trao-nguoc-da-day-6

Các biểu hiện của trào ngược dạ dày

1.4.Tác hại của trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày có thể trở nên trầm trọng hơn và có nguy cơ chuyển thành các bệnh lý khác nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Viêm thực quản

Đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót trong lòng ống thực quản, là đoạn tiêu hóa nối liền từ họng đến dạ dày.

  • Hẹp thực quản

Nếu gặp tình trạng này, thực quản trở nên hẹp, gây khó khăn khi nuốt.

  • Barrett’s thực quản

Các tế bào trong thực quản có thể bị biến đổi thành các tế bào tương tự như lớp niêm mạc của ruột.  Điều này có thể phát triển thành ung thư thực quản

  • Các vấn đề khác về hô hấp

Có thể hít phải axit ở dạ dày vào phổi, gây ra một loạt các vấn đề như nghẹt thở, khàn giọng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi.

2.Tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày thực quản

2.1.Tại sao thay đổi chế độ ăn của người trào ngược dạ dày lại quan trọng?

Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm việc dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và thay đổi lối sống.

Việc dùng thuốc đôi khi chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời chứ không thể giúp loại bỏ hẳn trào ngược nếu chế độ ăn uống của chúng ta không phù hợp.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc vừa tốn kém, vừa có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể con người.

Do thế, dù áp dụng phương pháp điều trị nào đi chăng nữa, thì việc có chế độ ăn của người trào ngược dạ dày phù hợp là điều luôn nên được áp dụng và chú ý, để có thể điều trị, phòng ngừa, cũng như kiểm soát trào ngược dạ dày một cách hiệu quả nhất.

che-do-an-cua-nguoi-trao-nguoc-da-day-9

Tầm quan trọng của chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm ngay: Bị Ho Do Trào Ngược Dạ Dày Liệu Có Nguy Hiểm

2.2. Các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Ngoài những sự hiểu biết chung liên quan đến trào ngược dạ dày như đã tìm hiểu ở trên, sự hiểu biết về các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cũng rất hữu ích khi tìm hiểu về chế độ ăn của người trào ngược dạ dày.

Chế độ ăn của con người bao gồm ba loại chất dinh dưỡng chính, chúng có lượng calo và thành phần hóa học, sinh hóa khác nhau.

Các chất dinh dưỡng này góp phần tạo ra năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Ba chất dinh dưỡng đa năng lượng đó bao gồm carbohydrate, chất béo và protein.

2.2.1. Carbohydrate

Carbohydrate chiếm phần lớn lượng calo và đóng vai trò như một nguồn cung cấp glucose quan trọng cho cơ thể để tạo thành năng lượng.

Chúng được phân loại dựa trên cấu trúc hóa học và được chia thành ba loại: monosaccharide, oligosaccharide và polysaccharide. 

Monosaccharide bao gồm một phân tử đường đơn ví dụ như fructose, galactose và glucose.

Đường đơn được chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể, làm tăng nhanh lượng đường trong máu và tạo ra hiệu ứng thẩm thấu trong đường tiêu hóa.

Điều này trái ngược với các loại carbohydrate phức tạp hơn như oligosaccharide và polysaccharide – bao gồm nhiều phân tử đường liên kết lại với nhau. Oligosaccharide bao gồm lactose, maltose và sucrose.

Polysaccharide dài hơn và bao gồm các dạng dự trữ của glucose, tinh bột và chất xơ. Một số carbohydrate phức tạp có thể được phân hủy thông qua các enzym nội sinh trong khi những loại carbohydrate khác không thể chuyển hóa và phân hủy được trong cơ thể con người. 

Ví dụ như tinh bột – là một dạng lưu trữ của các phân tử glucose thông qua các liên kết alpha có thể bị phân hủy bởi nước bọt và các dịch tiết của tuyến tụy. 

Còn đối với chất xơ – liên kết với nhau bằng liên kết beta, không thể tiếp xúc với các enzym tiêu hóa nên không thể phá hủy liên kết beta được.

2.2.2. Chất béo

 Chất béo là chất dinh dưỡng có hàm lượng calo cao nhất, với mỗi gam chất béo tương đương với 9 kilocalories năng lượng (trong khi mỗi gam carbohydrate và protein chỉ có khoảng 4 kilocalories năng lượng).

Chất béo được phân loại dựa theo thành phần hóa học, loại liên kết giữa các phân tử carbon và chiều dài của chuỗi phân tử carbon.

Gồm có ba loại chất béo là chất béo bão hòa – không chứa liên kết đôi cacbon-cacbon, chất béo không bão hòa đơn chứa một liên kết đôi và chất béo không bão hòa đa, chứa nhiều hơn một liên kết đôi.

Thành phần hóa học của các liên kết làm thay đổi mức độ chuyển hóa của chất béo. Ngoài ra, độ dài của chuỗi carbon xác định xem liệu chất dinh dưỡng có được hấp thụ qua niêm mạc ruột non hay không, với chất béo chuỗi ngắn hơn thì sẽ được hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột.

2.2.3. Protein

Protein bao gồm các axit amin và là nguồn cung cấp nitơ chính trong cơ thể, được phân loại dựa trên các axit amin cấu tạo nên protein.

Quá trình tiêu hóa của protein diễn ra ở ruột non với sự hỗ trợ của các enzym tuyến tụy và ruột.

che-do-an-cua-nguoi-trao-nguoc-da-day-7

Các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

2.3. Mối liên hệ giữa chế độ ăn của người trào ngược dạ dày và bệnh trào ngược

Việc nghiên cứu về chế độ ăn uống tập trung vào phân tích các loại thực phẩm về ảnh hưởng của chúng đối với sinh lý bệnh và các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Ekta Gupta, bác sĩ tiêu hóa của Johns Hopkins Medicine cho rằng: “Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit và là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho những người bị trào ngược dạ dày.”

>>>> Xem thêm ngay: Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày

3. Chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày nên bao gồm thực phẩm nào?

3.1. Những món ăn cần tránh trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Các loại thực phẩm này thường là tác nhân gây ra chứng ợ nóng khiến cơ vòng thực quản giãn ra, làm trì hoãn quá trình tiêu hóa khiến thức ăn nằm trong dạ dày lâu hơn gây ra chứng trào ngược

3.1.1. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo có thể gây ra trào ngược dạ dày dù có thể chúng rất bổ dưỡng như bơ, pho mát và các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt macca,…

Đó là do chúng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới – cơ có chức năng như một rào cản giữa thực quản và dạ dày.

Khi cơ này giãn ra, axit dạ dày có thể thoát ra khỏi dạ dày và vào thực quản gây ra chứng trào ngược dạ dày.

Thứ hai, thực phẩm giàu chất béo có khả năng kích thích làm giải phóng hóc-môn cholecystokinin (CCK).

Hóc-môn CCK tăng tiết dẫn tới làm giãn cơ vòng thực quản dưới và gây ra trào ngược acid lên thực quản. Ngoài ra, CCK có xu hướng làm cho thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn để có thể được tiêu hóa tốt hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

3.1.2. Bạc hà

Các loại bạc hà có tác dụng làm dịu các tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy những loại bạc hà này nếu sử dụng với liều lượng cao có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bạc hà có thể gây ra chứng trào ngược bằng cách kích thích niêm mạc thực quản.

Một nghiên cứu khác trên 500 người cho thấy những người uống trà bạc hà hàng ngày có nguy cơ bị chứng trào ngược cao gấp đôi người bình thường.

3.1.3.Các loại trái cây chua, họ cam quýt

Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi có thể gây trào ngược dạ dày.

3.1.4.Sô cô la

Sô cô la là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng trào ngược dạ dày. Giống như thực phẩm giàu chất béo, sô cô la có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới tạo điều kiện cho axit dạ dày thoát vào thực quản và gây ra chứng trào ngược.

Cacao trong sô cô la có chứa một loại hóc-môn mang tên serotonin có khả năng gây giãn cơ vòng thực quản dưới.

Sô cô la còn có chứa caffeine, nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn tới kích thích làm giãn cơ vòng thực quản dưới.

Thực phẩm không nên ăn

Các thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

3.1.5.Thức ăn cay

Thực phẩm cay chắc chắn là nguyên nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến trào ngược dạ dày. Các loại thực phẩm cay thường chứa một hợp chất gọi là capsaicin, có thể làm chậm mức độ tiêu hóa thức ăn.

Điều này dẫn đến việc thức ăn sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn, đây là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, thức ăn cay có thể gây kích ứng thực quản và do đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược nên tốt nhất nên giảm ăn thức ăn cay nếu đang có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng trào ngược dạ dày.

3.1.6. Muối

Việc ăn các thức ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược. Những người ăn quá mặn, sử dụng quá nhiều muối, mắm có nguy cơ trào ngược cao hơn 60% so với những người ăn nhạt.

3.1.7. Hành tây

Hành tây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng trào ngược. Giống như các loại thực phẩm khác đã kể trên, hành tây có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, có thể gây ra trào ngược axit.

Trong một nghiên cứu, ăn bánh mì kẹp thịt với hành tây làm triệu chứng trào ngược tồi tệ hơn đáng kể so với ăn bánh mì kẹp thịt không có hành tây.

Ngoài ra, hành tây còn có khả năng gây ra triệu chứng đầy hơi và làm trầm trọng thêm GERD.

Chất xơ có thể lên men trong hành tây được tạo thành từ FODMAPs là một nhóm các hợp chất có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

3.1.8. Rượu

Uống rượu quá nhiều cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược vì nó có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản.

Ngoài ra, các đồ uống có cồn khác, đặc biệt là rượu và bia, có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày nên có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.

Cuối cùng, việc uống quá nhiều rượu có thể trực tiếp làm tổn thương lớp niêm mạc của thực quản. Theo thời gian, có thể làm cho thực quản nhạy cảm hơn với axit dạ dày.

3.1.9. Cà phê

Một số người có thể bị trào ngược khi uống cà phê do cà phê đã được chứng minh là làm giãn cơ vòng thực quản dưới, có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

Một số nghiên cứu cho rằng caffeine trong cà phê chính là nguyên nhân nên nếu cà phê khiến cơ thể bị trào ngược hay ợ chua, tốt nhất là chúng ta nên tránh hoặc hạn chế uống cà phê.

3.1.10. Nước ngọt và đồ uống có ga

Nước ngọt và đồ uống có ga cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước có gas có thể làm giãn cơ vòng thực quản và kích thích dạ dày tăng bài tiết axit.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người sử dụng đồ uống có gas có nguy cơ phát triển các triệu chứng trào ngược 69% so với những người khác.

3.1.11. Sữa

Theo kinh nghiệm dân gian sữa thường được dùng để điều trị chứng ợ nóng. Tuy nhiên, nếu uống sữa nguyên chất thực sự có thể gây ra các triệu chứng trào ngược.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy sữa nguyên chất có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, đây là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng trào ngược.

Trong một nghiên cứu với gần 400 người bị chứng ợ nóng, khoảng 38% đã báo cáo các triệu chứng trào ngược sau khi uống sữa nguyên chất và có liên quan đến hàm lượng chất béo trong sữa.

Điều độ trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày là chiếc chìa khóa quan trọng vì nhiều người có thể không thể hoặc không muốn loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này.

Hãy cố gắng tránh ăn những thực phẩm như trên vào buổi tối gần trước khi đi ngủ, để chúng không bị trào ngược lên thực quản khi chúng ta ngủ vào ban đêm.

Bên cạnh đó cũng nên ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì các bữa ăn lớn hơn, tránh ăn vào tối muộn trước khi đi ngủ.

3.2.Các loại thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Các triệu chứng trào ngược có thể là do axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích ứng và đau.

Các loại thực phẩm sau nếu thêm vào chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của trào ngược axit.

Lưu ý rằng không có loại thực phẩm nào trong số này có thể chữa khỏi tình trạng trào ngược hoàn toàn, và quyết định sử dụng các loại thực phẩm cụ thể này vào chế độ ăn của người trào ngược dạ dày để làm dịu các triệu chứng nên dựa trên kinh nghiệm của từng cá nhân.

Thực phẩm nên ăn

Các thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

3.2.1.Rau cải, rau xanh

Rau có ít chất béo và đường, chúng giúp giảm axit trong dạ dày. Các lựa chọn có thể bao gồm đậu xanh, bông cải xanh, măng tây, súp lơ trắng, rau lá xanh, khoai tây, dưa chuột,…

3.2.2.Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là phương pháp điều trị tự nhiên cho chứng trào ngược và các vấn đề khác về đường tiêu hóa.

Gừng có thể mài hoặc thái lát vào các công thức nấu ăn, sinh tố hoặc uống trà gừng để giảm bớt các triệu chứng trào ngược.

3.2.3.Bột yến mạch

Bột yến mạch là một món ăn được yêu thích trong bữa sáng, là một loại ngũ cốc nguyên hạt và là một nguồn chất xơ tuyệt vời.

Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ góp phần làm giảm nguy cơ trào ngược axit.  Các lựa chọn chất xơ khác có thể bao gồm bánh mì nguyên hạt và gạo nguyên hạt.

3.2.4.Trái cây

Những loại trái cây không có tính axit, trái cây không thuộc họ cam quýt, bao gồm dưa, chuối, táo và lê, ít gây ra các triệu chứng trào ngược hơn các loại trái cây có tính axit.

>>>> Xem thêm ngay: Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì Sẽ Cải Thiện Tình Trạng Bệnh

3.2.5.Thịt nạc và hải sản

Các loại thịt nạc ví dụ như thịt gà, gà tây, cá, hải sản, chứa ít chất béo và giúp giảm các triệu chứng của trào ngược axit trong dạ dày.

3.2.6.Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là một lựa chọn tốt cho chứng trào ngược. Tuy nhiên, không nên sử dụng lòng đỏ trứng vì chúng có nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược.

3.2.7.Chất béo lành mạnh khác

Các chất béo lành mạnh khác bao gồm bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương.

Việc giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thay thế chúng bằng những chất béo không bão hòa lành mạnh hơn giúp giảm tình trạng trào ngược axit.

3.2.8.Giấm táo

Việc cho một lượng nhỏ giấm táo vào nước ấm và uống trong bữa ăn có thể giúp giảm trào ngược axit.

Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên uống giấm táo ở nồng độ cao vì đây là một loại axit mạnh có thể gây kích ứng thực quản.  

3.2.9.Mật ong

Qua một số nghiên cứu. mật ong được chứng minh có tác dụng rất hữu ích đối với chứng trào ngược. Mật ong có chứa các enzym có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 

Chất làm ngọt tự nhiên trong mật ong có thể thay thế cho bột yến mạch trong chế độ ăn kiêng ở người trào ngược dạ dày.

3.2.10.Các loại thực phẩm có tính kiềm

Mối loại thực phẩm sẽ có một độ pH nhất định (một chỉ số về mức độ axit). Những thức ăn có độ pH thấp sẽ có tính axit và dễ gây trào ngược hơn. 

Những loại có độ pH cao hơn có tính kiềm và có thể giúp trung hòa axit mạnh trong dạ dày. Thực phẩm có tính kiềm bao gồm chuối, dưa, súp lơ trắng, thì là, các loại quả hạch,…

3.2.11.Thức ăn nhiều nước

Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nước có thể làm loãng và giảm bớt nồng độ của axit trong dạ dày. Nên chọn các loại thực phẩm như rau cần tây, dưa chuột, rau diếp, dưa hấu, các loại trà thảo mộc,…

3.2.12.Thực phẩm giàu chất xơ

Bạn nên bổ sung những chất xơ lành mạnh có khả năng làm giảm các triệu chứng của GERD từ những thực phẩm sau: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt; các loại rau như rau giá, khoai lang, rau cải…

4.Thay đổi lối sống kết hợp với chế độ ăn của người trào ngược dạ dày để phòng ngừa tốt nhất bệnh trào ngược

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người trào ngược dạ dày như trên, bên cạnh đó chúng ta cũng nên cần phối hợp với thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa tốt nhất trào ngược dạ dày như:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống kết hợp với chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

  • Không nằm ngay sau khi ăn

Tránh nằm ít nhất hai giờ sau bữa ăn hoặc sau khi uống đồ uống có tính axit – như soda hoặc đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê. Điều này giúp ngăn các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

  • Kê cao đầu khi ngủ

Sử dụng thêm một hoặc hai chiếc gối kê cao đầu hoặc kê cao chân giường ở phía đầu nằm cũng có thể giúp ngăn trào ngược.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ hơn thay vì một vài bữa ăn lớn

Điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa nhanh chóng hơn và có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng.

  • Mặc quần áo rộng rãi

Mặc quần áo rộng rãi giúp bạn giảm áp lực lên dạ dày từ đó giúp ngăn ngừa ợ nóng và trào ngược một cách hiệu quả.

  • Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm giảm chức năng của cơ vòng thực quản dưới – cơ có chức năng giữ axit và các thành phần khác trong dạ dày không trào ngược vào thực quản. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lượng nước bọt, giảm yếu tố giúp trung hòa axit trong cơ thể.

  • Giữ cho cân nặng luôn ở trong mức hợp lý, giảm lượng mỡ dư thừa

Hy vọng Scurma Fizzy đã cung cấp được những kiến thức chung của bệnh trào ngược dạ dày, về triệu chứng, nguyên nhân cũng như các nguy cơ mà bệnh trào ngược dạ dày đem lại nếu như không được điều trị. Đặc biệt là tầm quan trọng của chế độ ăn của người trào ngược dạ dày, việc thay đổi chế độ ăn sao cho phù hợp nhất để cải thiện và phòng ngừa trào ngược dạ dày. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề này, liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được Scurma Fizzy tư vấn nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091