Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì

Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh lại ngày càng cao, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo ước tính, tại Việt Nam hiện lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đã lên đến con số 7 triệu. Điều trị bệnh trào ngược hiệu quả đòi hỏi phương pháp tiếp cận từng bước để kiểm soát các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tái phát. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì luôn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất, bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu trong bài viết này.

1. Tìm hiểu đôi nét bệnh trào ngược dạ dày

1.1 Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là các triệu chứng khó chịu và biến chứng tổn thương trên thực quản cũng như các bộ phận liên quan,.được gây nên trực tiếp bởi sự trào ngược những chất trong dạ dày bao gồm cả axit dạ dày vào thực quản, Trào ngược vốn dĩ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên thì chính là tình trạng bệnh lý cần được điều trị.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-1.jpg

Trào ngược dạ dày là gì?

1.2 Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

  • Đau ngực.
  • Đau họng.
  • Ngạt thở.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm phổi.
  • Viêm xoang.
  • Ho mạn tính.
  • Khởi phát hen.

>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên Nhân Nào Gây Ra Tình Trạng Trào Ngược Dạ Dày

1.3 Biến chứng của trào ngược dạ dày

Viêm thực quản ăn mòn: tình trạng viêm, kích ứng và hình thành những vết xước trên lớp niêm mạc thực quản.

Loét thực quản: do tác động  của axit dạ dày, ổ viêm lâu ngày sẽ trở thành vết loét trong thực quản, một số trường hợp nặng có thể xảy ra chảy máu.

Tắc nghẽn thực quản: Những vết loét khi lành thường để lại mô sẹo, nếu quá trình này diễn ra liên tục lớp mô sẹo sẽ dầy lên. Ống thực quản theo đó bị hẹp dần gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Phổi và cổ họng: trào ngược axit vào cổ họng thường xuyên sẽ gây viêm dây thanh quản, đau họng hoặc triệu chứng khàn. Nếu sự trào ngược vào phổi là mạn tính có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn, được gọi là xơ hóa phổi.

Barrett thực quản: xảy ra khi các tế bào bình thường ở thực quản dưới (tế bào vảy) được thay thế bằng một loại tế bào khác (tế bào hình trụ). Quá trình này thường do tổn thương lặp đi lặp lại đối với lớp lót thực quản, và nguyên nhân phổ biến nhất là GERD lâu dài. Các tế bào đường ruột có nguy cơ biến đổi thành tế bào ung thư.

Ung thư thực quản: gồm ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Yếu tố được xem là nguy cơ chủ yếu đối với ung thư biểu mô tuyến chính là Barrett thực quản.

1.4 Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày

  • Giảm các triệu chứng trào ngược.
  • Dùng thuốc với liều thấp nhất mà vẫn kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh.

1.5 Giải pháp hiệu nghiệm dùng để điều trị trào ngược dạ dày

  • Thay đổi lối sống.
  • Giảm acid thực quản: thuốc trung hòa acid, giảm hoặc ức chế tiết acid dạ dày
  • Can thiệp ngoại khoa.

2. Phương pháp thay đổi lối sống (không dùng thuốc)

Bước đầu tiên để có thể bắt đầu một quá trình điều trị GERD chính là thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống. Một số loại thực phẩm được biết là làm cho tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số đề xuất để giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh:

2.1 Giảm cân nếu bị thừa cân

Trong số tất cả các thay đổi lối sống có thể thực hiện, cách này là hiệu quả nhất. Thừa cân hoặc béo phì tạo áp lực lên vùng bụng và làm tăng nguy cơ bị ợ chua.

2.2 Cai thuốc lá

Nicotine có trong thuốc lá gây tác động làm giãn cơ vòng thực quản. Mặt khác, hút thuốc cũng kích thích sản xuất axit dạ dày. Người nghiện thuốc lá nên cố gắng từ bỏ việc hút thuốc.

2.3 Tránh mặc quần áo bó sát

Quần áo có vòng eo hoặc thắt lưng ôm sát sẽ gây áp lực lên dạ dày, có thể dẫn đến trào ngược axit. Hãy mặc những chiếc quần không bó lại ở phần eo, quần có phần eo co giãn hoặc tăng kích thước ống quần. 

2.4 Tránh thức ăn và đồ uống kích hoạt

Tránh các loại thực phẩm ảnh hưởng đến nhu động (các chuyển động của cơ trong đường tiêu hóa), chẳng hạn như cà phê, rượu và các chất lỏng có tính axit.

Tránh thức ăn làm chậm quá trình rỗng của dạ dày, đặc biệt là thức ăn chứa nhiều chất béo.

Uống rượu trước, trong hoặc sau bữa ăn có thể làm chứng ợ nóng trầm trọng hơn vì rượu làm suy yếu cơ dưới thực quản. Bên cạnh đó, uống rượu có thể khiến bạn ăn nhiều hơn dự định.

Tránh các loại thức ăn và đồ uống có thể gây ra các tác động làm thực quản bị kích thích. Chúng gồm có trái cây họ cam quýt và nước trái cây được chế biến từ các loại trái cây đó, cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua, các thực phẩm có tính cay như: ớt và hạt tiêu đen.

2.5 Thói quen ăn uống

Ngoài những thực phẩm và đồ uống bạn dùng, cách thức và thời điểm dùng có tác động nên việc trào ngược. Bạn nên đi theo những thói quen ăn uống khoa học sau đây để không những giảm được triệu chứng bệnh GERD mà còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt:

  • Tránh làm việc, học tập mà cần sự tập trung trong lúc ăn.
  • Đừng ăn quá nhanh, cố gắng nhai chậm và kỹ.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ thay cho các bữa ăn lớn: Ăn quá no gây áp lực nhiều hơn lên cơ thắt thực quản dưới. Có thể dùng 5 hoặc 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Không nằm trong 2 – 3 giờ sau khi ăn. Nếu bạn thích đọc sách hoặc xem Tivi, hãy ngồi thẳng hoặc ít nhất là nâng cao đầu và vai.
  • Không ăn trong vòng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ: Chứng ợ nóng vào ban đêm rất phổ biến và thức ăn nếu vẫn còn trong dạ dày có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, ăn một bữa nhỏ hơn cho bữa tối sẽ có lợi hơn cho người bị GERD và nên tránh ăn vặt vào đêm khuya.

2.6 Thói quen ngủ

Gần 80% những người bị bệnh GERD đều bị ợ hơi ợ chua vào ban đêm. Bên cạnh việc tránh ăn uống gần giờ đi ngủ, có nhiều cách để có một giấc ngủ ngon:

  • Đi ngủ với đầu và vai được nâng cao: Khi nằm xuống sẽ tăng áp lực của dạ dày vào cơ thực quản dưới. Khi phần đầu cao hơn dạ dày, do trọng lực mà áp lực này sẽ giảm đi. Bạn có thể đặt gạch hoặc vật gì đó chắc chắn dưới chân giường ở phần đầu. Hoặc, đơn giản chỉ cần một chiếc gối cao khoảng 10 – 15 cm.
  • Nằm nghiêng bên trái: Khi nói đến tư thế ngủ, ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp tránh được chứng ợ nóng vào ban đêm.
  • Mặc đồ ngủ rộng rãi.

2.7 Giảm căng thẳng

Mặc dù căng thẳng không thường được xem là một trong những nguyên do dẫn tới chứng ợ nóng hoặc trào ngược, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng ở một số người.

Ngoài việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, kết hợp các bài tập làm cải thiện sức khỏe tinh thần như thiền định và yoga là rất hữu ích. Tập các bộ môn này đúng cách sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc, nạp đầy năng lượng tích cực và nhiều lợi ích sức khỏe khác đã được chứng minh.

3. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?

Khi đã áp dụng phương pháp thay đổi lối sống hay còn gọi là biện pháp không dùng thuốc, nếu bệnh trào ngược khó kiểm soát hơn, bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng một hoặc một số loại thuốc để tiến hành khởi trị cho bệnh nhân. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng GERD là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị.

Các triệu chứng được đánh giá Nhẹ, Trung bình hay Nặng dựa trên những ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng có thể thường xuyên (≥ 2 lần/ tuần) hoặc không thường xuyên (< 2 lần/ tuần)

  • Triệu chứng nhẹ: Sử dụng thuốc không kê toa (trung hòa acid, kháng histamine H2…).
  • Triệu chứng trung bình – nặng: Sử dụng thuốc PPIs.

3.1 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Thuốc kháng axit

Nhóm thuốc này thường được kê toa như một phương pháp điều trị đầu tiên để giúp làm dịu chứng ợ nóng nhẹ và giảm đau tức thì, không có tác dụng phòng và điều trị GERD. Thuốc kháng axit giúp giảm các triệu chứng bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày, giảm ợ nóng trong vòng 5 phút nhưng chỉ kéo dài khoảng 30-60 phút

Các thuốc trong nhóm: Magiê Hydroxit, Nhôm Hydroxit, Canxi carbonat.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-2.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Thuốc kháng axit

Cách dùng

  • Dùng sau khi ăn.
  • Không dùng đồng thời thuốc trung hòa acid với các loại thuốc khác.
  • Nếu đang dùng các loại thuốc khác thì uống các loại thuốc cách nhau 2-3 giờ.
  • Không sử dụng trong thời gian dài, dùng tối đa là 2 tuần.

Tác dụng phụ

Thuốc kháng axit đôi khi gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy (Magiê Hydroxit) và táo bón (Nhôm Hydroxit). Những tác dụng phụ này phổ biến hơn khi sử dụng quá thường xuyên. Trong nhiều thuốc tiêu hóa hiên nay, các nhà sản xuất thường kết hợp Magiê Hydroxit và Nhôm Hydroxit để bổ sung cho nhau nhằm ngăn ngừa tác dụng phụ.

3.2 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Thuốc chẹn H2

Thuốc ức chế H2 làm giảm lượng axit tạo ra trong dạ dày từ đó khiến cho nguy cơ xuất hiện tình trạng ợ chua được giảm thiểu đáng kể. Thuốc bắt đầu hoạt động trong vòng 1 giờ kể từ khi dùng, tức là chúng hoạt động chậm hơn thuốc kháng axit. Tuy nhiên, thuốc chẹn H2 có thể giúp giảm triệu chứng lâu hơn, kéo dài từ 8 đến 12 giờ. 

Dùng đơn trị cho bệnh nhẹ, cho trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhi (thường dùng Ranitidine), có bằng chứng an toàn cho phụ nữ có thai.

Tác dụng tốt hơn antacid, giúp duy trì tốt pH dạ dày > 4.

Giảm đáp ứng sau 2- 6 tuần, phụ thuộc tình trạng bệnh, liều sử dụng và quá trình điều trị.

Phối hợp với PPIs: Thường dùng vào buổi tối trước khi ngủ để ngăn acid tiết ồ ạt vào ban đêm, bệnh nhân có than phiền về triệu chứng ợ nóng.

Các thuốc trong nhóm: Famotidine, Ranitidine, Nizatidine, Cimetidine.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-3.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Thuốc chẹn H2

Cách dùng

  • Nếu bạn dùng liều 1 lần/ngày, thì bạn cần uống trước khi ngủ.
  • Nếu dùng 2 lần/ngày, uống vào buổi sáng và trước khi ngủ.

Tác dụng phụ

Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi,..

3.3 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – PPIs

PPI loại thuốc mạnh nhất ngăn chặn sự sản xuất axit và thích hợp nhất cho những người bị chứng ợ nóng thường xuyên. PPI là thuốc điều trị hiệu quả nhất, giúp giảm triệu chứng và làm lành tổn thương thực quản ở bệnh nhân GERD có viêm thực quản.

Các thuốc trong nhóm: omeprazol, esomeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-4.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Thuốc PPIs

Cách dùng

Khuyến cáo sử dụng PPI 8 tuần.

Không nên uống cùng lúc với thuốc kháng acid khác à hoạt hóa kém khi dùng với H2RA, somtostatin, misoprotol, anticholinergic agents.

Bơm proton được huy động nhiều hơn sau một khoảng thời gian nhịn đói kéo dài. Vì vậy sử dụng 1 lần/ngày trước bữa ăn đầu tiên trong ngày (30-60 phút) để ức chế acid tối đa. 

Những bệnh nhân chỉ đáp ứng một phần với PPI 1 lần/ngày có thể chuyển sang PPI khác hoặc tăng liều gấp đôi có thể cải thiện triệu chứng về đêm, rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn phải uống 2 lần/ngày, thì nên uống 30-60 phút trước ăn sáng và 30-60 phút trước ăn tối.

PPIs cần thiết được uống nguyên viên, không nhai, không bẻ, không nghiền.

Tác dụng phụ

Các biểu hiện thường gặp nhất có thể kể tới như đau đầu, tiêu chảy, đau bụng…

Sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian lâu dài (> 1 năm):

  • Nguy cơ nhiễm trùng đường ruột ( nhiễm clostridium difficile), giảm hấp thu B12, hạ Kali máu, hạ Magnesi máu.
  • Tăng nguy cơ biến cố tim mạch.
  • Giảm khả năng hấp thu canxi đồng thời giảm mật độ xương.

3.4 Thuốc điều hòa vận động

3.4.1 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Metoclopramid

Có tác động chẹn thụ thể dopamine, làm tăng nhu động ruột, giúp mở môn vị, chống buồn nôn và nôn, làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-5.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Metoclopramid

Tác dụng phụ

  • Thường gặp: tiêu chảy, buồn ngủ, lơ mơ, suy nhược, rối loạn ngoại tháp, trầm cảm, tụt huyết áp, hội chứng Parkinson và chứng đứng ngồi không yên.
  • Ít gặp: Nhịp tim chậm, mất kinh, tăng prolactin huyết, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động

3.4.2 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Domperidon

Tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, kích thích nhu động của ống tiêu hóa. Do vậy, loại thuốc này giúp cho hoạt động của dạ dày được thúc đẩy dẫn đến quá trình làm trống dạ dày diễn ra nhanh hơn, qua đó tránh gây ứ đọng và trào ngược.

Thuốc không thẩm thấu vào hàng rào máu não nên không ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-6.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Domperidon

Cách dùng

  • Domperidon nên được dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất mà thuốc có hiệu quả kiểm soát nôn và buồn nôn.
  • Tốt nhất nên uống thuốc trước bữa ăn để tránh bị chậm hấp thu do thức ăn.

Tác dụng phụ

  • Hiện tượng xuất hiện các vết nổi mẫn và các phản ứng dị ứng khác.
  • Phụ nữ bị chảy sữa, kinh nguyệt rối loạn, thậm chí mất kinh, vú to hoặc có cảm giác đau tức ở vú do tăng prolactin huyết thanh, hiện trạng này có thể bắt gặp khi dùng liều cao kéo dài.
  • Rối loạn tim mạch.

3.4.3 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Mosaprid

Mosaprid có tác động kích thích thụ thể 5-HT ở đầu thần kinh ở dạ dày – ruột, từ đó sẽ làm tăng tiết acetylcholin, kết quả gia tăng nhu động tiêu hóa và tốc độ làm rỗng dạ dày. Do đó thuốc có hiệu quả tốt giúp giảm buồn nôn và nôn có liên quan đến bệnh trào ngược mạn tính.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-7.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Mosaprid

Tác dụng phụ

  • Chủ yếu: tiêu chảy, phân lỏng, khô miệng, khó chịu, đầy bụng buồn nôn, máu ẩn trong nước tiểu, đau bụng, nhức đầu, protein niệu, và một số tác dụng không mong muốn khác.
  • Nghiêm trọng: Viêm gan tối cấp, rối loạn chức năng gan, vàng da.

>>>>>>>>>> Đọc thêm: Thuốc Đông Y Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

3.5 Thuốc bảo vệ màng nhầy

3.5.1 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Alginat

Tạo gel Alginic (pH < 4) khi tiếp xúc với HCl. Trong trường hợp trào ngược nhờ lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của axit dạ dày. Ngoài ra, lớp gel này cũng giúp ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản.

Điều trị các triệu chứng biểu hiện xuất hiện vào khoảng thời gian sau bữa ăn đối với những trường hợp bệnh nhân bị GERD mức độ nhẹ.

Dùng phối hợp Alginat với các thuốc kháng axit sẽ làm tăng hiệu quả điều trị của antacid.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-8.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Alginat

Thuốc này không được hấp thu vào máu nên ít gây ra tác dụng phụ.

3.5.2 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Almagat

Almagat có cấu trúc mạng tinh thể vững chắc nên nó giúp trung hoà acid dạ dày nhanh chóng và kéo dài, duy trì pH = 3 – 5 trong thời gian dài.

Almagat dạng hỗn dịch có khả năng tạo ra một lớp màng nhầy tương tự lớp chất nhầy bao phủ của niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm sự tổn thương trực tiếp tới các tế bào biểu mô bên trong. Bên cạnh đó, Almagat cũng giúp loại bỏ các gốc tự do cũng như các yếu tố làm hủy hoại lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.

Thuốc có tác dụng kháng acid từ đó cải thiện được các chứng bệnh do tình trạng lượng acid trong dạ dày được tăng sản (ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn, đau dạ dày); bệnh trào ngược dạ dày.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-9.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Almagat

Tác dụng phụ

Trên hệ tiêu hoá: táo bón hoặc tiêu chảy có thể xảy ra.

3.5.3 Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Sucralfat

Các phân tử thuốc Sucralfat sẽ liên kết với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ dạ dày, thường được dùng kiểm soát trào ngược ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc gắn trên bề mặt niêm mạc của dạ dày và tá tràng, qua đó ức chế khả năng hoạt động của pepsin, bên cạnh đó nó còn gắn với muối mật làm lượng prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày đồng thời được tăng sản sinh.

Thuốc này tác động như một lớp màng tráng bề mặt niêm mạc dạ dày nên sẽ làm giảm tác động của các thuốc khác nếu dùng chung. Vì vậy, Sulcralfat nên được dùng cách xa các thuốc khác ít nhất 2 giờ và uống sau ăn để giúp bảo vệ thực quản.

trao-nguoc-da-day-nen-uong-thuoc-gi-10.jpg

Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì – Sucralfat

Tác dụng phụ

  • Thường gặp: Táo bón.
  • Ít gặp: Tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu.

4. Trào ngược dạ dày dùng thuốc nam gì?

4.1  Nghệ 

Nghệ là cây thuốc hay luôn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Thành phần Curcumin chứa trong củ nghệ mang đến khả năng chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn giúp tăng co bóp túi mật, giảm acid dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Đặc biệt, công dụng của nghệ sẽ được phát huy tối đa khi được phối hợp cùng mật ong. 

Cách dùng
Cách 1: Dùng củ nghệ tươi

  • Dùng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch gọt vỏ, xay nhuyễn.
  • Đem chần với một ít nước ấm, lọc lấy phần nước cốt nghệ.
  • Đun sôi nước cốt nghệ này.
  • Để nguội rồi cho vào bình thủy tinh sạch, bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. 

Cách 2: Nghệ và mật ong

  • Trộn đều bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 3:2 tạo thành một hồn hợp sền sệt đồng nhất.
  • Đem vo hỗn hợp này thành từng viên nhỏ (khoảng bằng đầu ngón tay).
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh, để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
  • Dùng 4 – 6 viên mỗi ngày sau khi ăn. Kiên trì dùng trong thời gian 2 tháng để thấy được thay đổi.

4.2 Thì là

Trong các bài thuốc Y học cổ truyền, hạt thì là có công dụng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả. Còn với Y học hiện đại, hạt thì là được chứng minh có chứa nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể. Do đó, loại hạt này giúp cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích.

Trong hạt thì là có chứa hoạt chất Anetholi giúp đẩy lùi các cơn co thắt dạ dày và ngăn chặn các triệu chứng của trào ngược dạ dày. 

Cách dùng

Cách 1: Nước hạt thì là kết hợp chanh

  • Đun sôi 100g hạt thì là với một lượng nước vừa đủ.
  • Để nguội rồi cho vào nước cốt chanh, khuấy đều và dùng.

Cách 2: Nhai vài hạt thì là

  • Nhai kỹ khoảng 2 -3 hạt thì là rồi nuốt từ từ.
  • Thực hiện vào sau bữa ăn trưa và tối, cố gắng đều đặn trong khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả.

4.3 Nha đam

Nha đam được biết đến nhiều với công dụng giải nhiệt, làm đẹp da. Loài cây này còn có công dụng tuyệt vời giúp hỗ trợ các bệnh tiêu hóa trong đó có chứng trào ngược dạ dày. Thành phần của cây nha đam có tinh chất chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn rất tốt. Trong đó, hoạt chất Anthraquinon có công dụng giúp điều hòa nồng độ axit trong dạ dày.

Cách dùng

  • Lấy 1-2 miếng nha đam rửa sạch và loại bỏ phần nhớt đi.
  • Sau đó đem xay nhuyễn cùng nước sôi để nguội.
  • Gặn lấy phần nước cốt nguyên chất để uống.
  • Bạn nên dùng nước ép nha đam trước mỗi bữa ăn để phòng ngừa ợ hơi ợ chua và làm giảm cảm giác nóng rát ở thực quản.

4.4 Gừng 

Theo Đông y, gừng là dược liệu có khả năng chống viêm, giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh lý về dạ dày như đầy hơi, khó tiêu. Còn với y học hiện đại, gừng giúp giảm đau, tăng cường chuyển hóa mật, sát trùng và trung hòa axit dạ dày. Trong gừng có chứa các chất tác động rất tốt đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản như Zingiberol, Tecpen, Methadone và Oleoresin, Shogaol. Vì vậy đây là vị thuốc được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị bệnh trào ngược. Dưới đây là 3 cách sử dụng đơn giản nhất:

Cách 1: Ngậm gừng 

Đây là cách nhanh chóng nhất giúp giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn và hạn chế các triệu chứng trào ngược. 

Khi có dấu hiệu buồn nôn và nôn, ngậm hoặc nhai chậm 1 lát gừng tươi. Chỉ sau một khoảng thời gian tương đối ngắn, tầm vài phút, các tinh chất quý có trong gừng sẽ thẩm thấu vào cổ họng, sau đó xuống dạ dày giúp giảm thiểu các triệu chứng rõ rệt.

Cách 2: Gừng ngâm mật ong

Mật ong luôn được biết đến với vô càng lợi ích đối với sức khỏe. Nó là một vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc chữa tiêu hóa bởi khả năng ức chế vi khuẩn Hp, ngăn ngừa trào ngược axit và giúp hoạt động tiêu hóa được thuận lợi. Gừng ngâm mật ong là một trong số đó – cặp đôi hoàn hảo điều trị chứng trào ngược.

  • Dùng khoảng 200g gừng đã cạo vỏ, thái lát mỏng.
  • Cho vào lọ thủy tinh cùng với mật ong nguyên chất, mật ong phải ngập gừng.
  • Ngâm hỗn hợp khoảng 10 ngày thì có thể sử dụng được. 
  • Ngậm khoảng 3 lát gừng ngâm mật ong mỗi ngày. Bạn nên kiên trì dùng trong 1 – 3 tháng, các triệu chứng do trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm.

Cách 3: Uống trà gừng 

Cách pha trà gừng:

  • Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành các lát mỏng. 
  • Đem hãm từ 5 – 7 lát gừng cùng với 250ml nước sôi trong thời gian khoảng 5 phút.
  • Nếu thấy khó uống, có thể cho thêm đường phèn. 
  • Nhấp từng ngụm nhỏ để tinh chất gừng tươi thẩm thấu vào niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Nên uống trà gừng vào sáng sớm có thể giúp thanh lọc cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng trà gừng dạng túi lọc cũng mang lại hiệu quả tương tự.

4.5 Tía tô

Tía tô vốn là loại rau thường được ăn kèm cùng với nhiều món ăn của người Việt Nam, mục đích để phòng tránh những vấn đề tiêu hóa do các một số thực phẩm có thể gây ra. Đây là một trong những cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày thực quản theo dân gian rất hay. Do bởi trong lá tía tô có chứa Tanin và Glucosid, cho khả năng ức chế sự tiết dịch vị quá mức. 

Cách dùng

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô khoảng 100 – 200 mg (dùng tươi hoặc khô đều được), để ráo nước.
  • Đem lá tía tô đã chuẩn bị đun sôi cùng 300 ml nước trong khoảng 15 phút.
  • Có thể thêm vào một chút muối theo khẩu vị để dễ dùng hơn. Duy trì uống đều đặn hằng ngày trong 2 tuần để có được thấy được kết quả giảm tần suất các cơn trào ngược.

>>>>>>>>>>> Xem thêm: Top 13 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản Nhất Tại Nhà

5. Phẫu thuật

Một số bệnh nhân không thấy thuyên giảm đáng kể từ những phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc, bác sĩ buộc phải can thiệp bằng các loại phẫu thuật chuyên biệt.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật để thay thế cho việc dùng thuốc suốt đời.

Kết luận

Vậy trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì đã phần nào được giải đáp. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này như thế nào còn tùy thuốc vào nhiều yếu tố. Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có được liệu trình điều trị hợp lý và đảm bảo tính an toàn. Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc muốn tư vấn về thuốc chữa trị, hãy liên hệ ngay với  HOTLINE 18006091 để có thể được tư vấn tận tình bởi đội ngũ bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy.

 

 

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091