Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Những Điều Không Thể Không Biết

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Những Điều Không Thể Không Biết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi dịch dạ dày gồm axit HCl, pepsin và có thể lẫn cả thức ăn bị trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày) do cơ thắt thực quản hoạt động không tốt. Bệnh có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết là gì?

1. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày

Những cơn trào ngược được xem là bình thường nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp chúng sau các bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng khác. Ngược lại, nếu các cơn trào ngược xảy ra thường xuyên (khoảng 2-3 lần mỗi tuần) hoặc làm thực quản bị tổn thương, thì chúng được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp này, bạn cần chú ý bởi nếu để trào ngược diễn ra quá lâu sẽ khiến niêm mạc thực quản biến đổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày thực quản xuất hiên khi cơ thắt thực quản hoạt động không tốt, không “khép” lại được

Trào ngược dạ dày thực quản xuất hiên khi cơ thắt thực quản hoạt động không tốt, không “khép” lại được

 

>>>> Tìm hiểu thêm: Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

2. Phân biệt trào ngược và viêm loét dạ dày, tá tràng

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày Theo Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP.HCM, những dấu hiệu chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Ợ hơi xảy ra thường xuyên, hay có cảm giác nóng rát sau xương ức, đau rát họng, có vị chua trong miệng… Các triệu chứng này thường trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thậm chí gây viêm thực quản. Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được dùng đến nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng, còn nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị, hoặc có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng. Phương tiện xét nghiệm thường dùng chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là nội soi thực quản dạ dày; đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, đo pH thực quản chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt. Phân biệt trào ngược và viêm loét dạ dày, tá tràng Viêm loét dạ dày, tá tràng: Đau vùng thượng vị kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và nóng rát thượng vị. Trào ngược dạ dày: Ợ nóng, có cảm giác muốn nôn trớ sau khi ăn hoặc cúi người, tiết nhiều nước bọt… được coi là các triệu chứng điển hình. Cơn nóng rát trong bệnh lý trào ngược thường lan tỏa từ dạ dày tới vùng cổ.

Ợ nóng là dấu hiệu thường gặp của trào ngược

Ợ nóng là dấu hiệu thường gặp của trào ngược

 

>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Loét Dạ Dày Là Gì

3. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Tuy vậy, để phân biệt trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày, người bệnh không nên quyết định dựa trên kinh nghiệm mà cần có nội soi và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài sẽ dẫn đến hẹp thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc thực quản biến đổi, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư thực quản. Khi đã chuyển thành barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc, mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc là phẫu thuật. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. Mối liên quan giữa trào ngược và viêm loét dạ dày Trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng sâu có thể dẫn tới trào ngược dạ dày.

Trào ngược và viêm loét dạ dày, tá tràng có mối quan hệ chặt chẽ

Trào ngược và viêm loét dạ dày, tá tràng có mối quan hệ chặt chẽ

 

>>>> Tìm hiểu thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

4. Mối liên quan giữa trào ngược và viêm loét dạ dày

Đối với người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, axit dạ dày tiết nhiều gây dư thừa, kèm theo khả năng tiêu hóa kém lâu ngày khiến cơ thắt thực quản dưới bị yếu. Đó là lý do bệnh nhân viêm loét dạ dày thường đi kèm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ngược lại, các trường hợp trào ngược dạ dày cũng có thể mắc viêm loét dạ dày vì trào ngược dạ dày kích thích tăng tiết axit HCl và pepsin, vốn là các yếu tố nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091