Trào Ngược Dạ Dày Trẻ Em Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng

Trào Ngược Dạ Dày Trẻ Em Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng

Hiện nay, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trẻ em cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, trào ngược dạ dày trẻ em là một hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những năm tháng đầu đời của trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến trẻ quấy khóc, suy dinh dưỡng và rối loạn đường tiêu hóa. Vậy nên, việc tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị trào ngược dạ dày trẻ em là vô cùng quan trọng giúp cha mẹ có thể bảo vệ trẻ được an toàn, phát triển khỏe mạnh.

1. Bệnh lý trào ngược dạ dày trẻ em nghĩa là gì, phân loại bệnh bệnh ra sao?

1.1 Bệnh lý trào ngược dạ dày nói chung và trẻ em nói riêng là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng mãn tính đường tiêu hóa xảy ra khi có hiện tượng thức ăn, dịch vị dạ dày vận động trào ngược lên thực quản và vòm miệng. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều triệu chứng thương tổn đi kèm như đau rát bụng, ợ hơi ợ nóng, tình trạng này có thể được cải thiện khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng trào ngược kéo dài có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, biến chứng hô hấp, bệnh lý dạ dày,…

1.2 Trào ngược dạ dày trẻ em được phân loại như thế nào?

Việc phân loại tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em được phân loại thành hai yếu tố: sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Trào ngược do sinh lý: đối tượng thường gặp là trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân trào ngược có thể do hiện tượng trớ sữa, cơ thắt dạ dày bé chưa phát triển hoàn thiện, tư thế cho bú sai,.. tình trạng trào ngược sinh lý sẽ giảm dần khi trẻ trên 12 tháng
  • Trào ngược do bệnh lý: trẻ từ 1 tuổi trở lên nếu còn xuất hiện chứng trào ngược dạ dày thì rất có thể là do yếu tố bệnh lý gây nên. Nguyên nhân có thể là do cơ hoành thoát vị bẩm sinh, trẻ bại não, hở van tâm vị, sa dạ dày,… Việc điều trị trào ngược do trẻ nên có sự tham vấn của chuyên gia và bác sĩ chuyên môn.

2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày trẻ em xảy ra có thể do cơ thắt thực quản dưới của trẻ bị yếu và không cản được thức ăn trào ngược lên, nôn trớ. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi trẻ bú no, thay đổi tư thế bú, nằm đột ngột. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ có thể chia thành hai vấn đề dưới đây:

nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trẻ em

Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày trẻ em

  • Trào ngược do sinh lý: Dạ dày của trẻ nằm gần lồng ngực hơn người lớn và hệ tiêu hóa vẫn chưa ổn định, đồng thời vùng cơ thắt thực quản dưới chưa hoàn thiện khiến thức ăn dễ trào ngược lại. Mặt khác, thức ăn của trẻ thường ở dạng lỏng (cháo,sữa) do đó dễ dàng chui qua khe hở của cơ vòng. Cha mẹ nên chú ý tư thế cho trẻ bú, nên nghiêng đầu trẻ cao hơn dạ dày tránh thức ăn trào ngược lên miệng; cha mẹ cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng sữa ngoài (sữa bò) gây khó tiêu, dễ trào ngược ở trẻ.
  • Trào ngược do bệnh lý: nếu trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày ở mức độ nặng có thể gây ra trào ngược dạ dày. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi gây suy yếu cơ thắt thực quản dưới dẫn đến thức ăn trào ngược lên thực quản. Một số bệnh lý cũng gây ra chứng trào ngược như hở van tim, nhiễm trùng toàn thân, bại não…

3. Chứng trào ngược dạ dày trẻ em có nguy hiểm không?

Những năm đầu đời của trẻ thường gặp phải tình trạng nôn trớ, trớ sữa sau khi bú và sẽ tự khỏi vào thời điểm trên 1 tuổi. Tình trạng trào ngược dạ dày trẻ em tuy không phải bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài mà vẫn không được chữa trị kịp thời sẽ dễ xảy ra các biến chứng khó lường. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp một số vấn đề nguy hiểm như:

  • Vấn đề bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày trẻ em dẫn đến nguy cơ bị viêm thực quản với nhiều mức độ, gây các vết loét thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Thực quản viêm hay còn gọi là Barrett thực quản gây hẹp thực quản cản trở sự lưu thông thức ăn xuống dạ dày.
  • Vấn đề bệnh lý hô hấp: khi trào người, acid dịch vị trào từ dạ dày qua thực quản lên vòm miệng khiến dây thanh quản dày lên, khiến trẻ bị khó thở, ho khan, thở khò khè,.. mức độ nặng có thể gây ra tình trạng hen suyễn.
  • Vấn đề răng miệng, tai mũi họng ở trẻ: nếu trẻ bị trào ngược do nguyên nhân bệnh lý có thể mắc phải viêm xoang, viêm tai, suy dinh dưỡng, mòn răng,… về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

4. Triệu chứng nhận biết trào ngược dạ dày trẻ em?

Vậy làm sao để nhận biết liệu trẻ có bị trào ngược dạ dày hay không? Cha mẹ có thể tham khảo một số triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ có dấu hiệu thay đổi cân nặng, không tăng cân thậm chí là sụt cân.
  • Trẻ nôn trớ quấy khóc, cảm thấy khó chịu vặn người, từ chối bú, hay ợ hơi và nấc.
  • Trẻ đã trên 1 tuổi vẫn còn nôn trớ, nôn thức ăn và dịch dạ dày cũng là một dấu hiệu của trào ngược dạ dày. Đôi khi ở trẻ lớn còn mắc chứng ợ nóng, đau xương ức.
  • Xuất hiệu các biến chứng hô hấp như thở khò khè, hay khan, tím tái, nguy hiểm hơn là viêm phổi, ngừng thở phải nhập viện.

Nếu trẻ mắc phải vấn đề đau rát cổ họng khi nuốt thức ăn, trẻ nôn ra máu, viêm phổi tái phát, bỏ ăn uống, suy nhược cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>> Xem thêm Trao Nguoc Da Day Thuc Quan Ở Trẻ Em – Các Triệu Chứng Cần Lưu Ý

5. Trào ngược dạ dày trẻ em phải chăm sóc ra sao?

chăm sóc bé bị trào ngược

Cách chăm sóc trẻ khi bị trào ngược

5.1 Chăm sóc trẻ nhỏ

  • Chia nhỏ các bữa ăn: cha mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bú của trẻ kết hợp với tư thế cho bú đúng cách. Mỗi lần chỉ nên cho trẻ bú từ 30 đến 60ml, sau mỗi lần bú thì nên giữ bé ở tư thế đầu cao hơn dạ dày khoảng 30 độ, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi đẩy không khí dư ra ngoài. Không nên đặt trẻ nằm hay vác lên vai khiến dạ dày bé bị chèn ép dễ ọc sữa.
  • Pha sữa mẹ đặc hơn: sữa mẹ quá lỏng có thể lọt qua khe hở cơ thắt gây trào ngược, do vậy có thể phối hợp pha đặc sữa mẹ cũng một chút bột gạo, ngũ cốc. Điều này giúp giảm lượng sữa trong dạ dày và hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này cha mẹ nên kiểm tra đầu núm vú và nên có sự tư vấn của bác sĩ .

5.2 Chăm sóc trẻ lớn

Hạn chế các thực phẩm không tốt cho dạ dày: Trẻ trên 1 tuổi mắc trào ngược dạ dày đã tiếp nhận thức ăn rắn. Tuy nhiên vẫn phải hạn chế các thức ăn không tốt cho dạ dày, gây kích thích dạ dày như: chocolate, thức ăn cay, chua, các đồ uống có gas, cà phê,…. 

Dị ứng, không hấp thu thực phẩm: Một số trẻ có thể gặp dị ứng với một số loại đạm trong sữa và thức ăn. Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn của trẻ hợp lý hơn.

6. Điều trị trào ngược dạ dày trẻ em ra sao?

Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra trào ngược ở trẻ, cần có những phương án điều trị hợp lý tùy vào độ tuổi, triệu chứng bệnh và sức khỏe của trẻ. Khi đã xác định được mức độ bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị như sau

6.1. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em. Đây là vấn đề “ngọn”, nên thay đổi lại chế độ dinh dưỡng và lối sống của trẻ để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, cụ thể:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: trẻ vẫn đang trong thời kì bú sữa, lượng sữa cần đảm bảo phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ (vì giai đoạn này dạ dày trẻ lớn lên dần nên dung tích chứa cũng khác nhau). Không nên ép trẻ bú quá no vượt quá dung tích chứa của dạ dày có thể gây ra trào ngược, trớ sữa. Mặc khác, chú ý tư thế bú đúng cách trong 30 phút sau khi bú. Cha mẹ cũng nên lưu ý về kích thước núm vú nếu trẻ bú bình tránh trẻ nuốt quá nhiều không khí vào bụng.
  • Chế độ ăn đối với trẻ lớn: nên bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ, vitamin từ hoa quả, rau xanh. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, ăn quá nhiều bánh kẹo, chocolate, nước uống có gas, đồ ăn chua, cay,…. điều này không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu béo phì cần trao đổi cùng chuyên viên dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân đúng cách.
  • Thời gian ăn: đảm bảo các bữa ăn của trẻ được diễn ra trong khung giờ cố định, đồng thời nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.

6.2. Điều trị trào ngược dạ dày trẻ em bằng thuốc?

Khi triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ trở nên khó kiểm soát (nôn nhiều, đau rát bụng, bỏ ăn,…) thì cần sự can thiệp sử dụng thuốc tây dưới sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ. Các loại thuốc được kê đơn đúng liều dùng và độ tuổi giúp giảm các triệu chứng trào ngược, ợ nóng, giảm lượng acid dịch vị gây đau rát, bảo vệ dạ dày cho trẻ,…

6.2.1 Gợi ý một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày trẻ em trên thị trường:

  • Nexium: đây là thuốc ức chế trào ngược dạ dày trẻ em thuộc nhóm ức chế bơm proton. Giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, làm lành tổn thương do vi khuẩn Hp dạ dày gây nên. Trẻ em dưới 12 tuổi liều không quá 20mg. Thuốc còn có dạng thuốc cốm phù hợp với trẻ em.
  • Lansoprazole: cũng thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp giảm dịch vị dạ dày từ đó giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ, thuốc ở dạng viên uống và hỗn dịch phù hợp với cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. 
  • Gaviscon: một loại thuốc từ Anh thuộc hãng Reckitt Benckiser. Thuốc dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày, nôn trớ, ợ chua, viêm dạ dày thực quản.
  • Gastropulgite: dạng thuốc bột chống trào ngược dạ dày cho trẻ được sử dụng nhiều. Thuốc giúp trung hòa lượng dịch vị dạ dày làm giảm các cơn ợ chua, nôn trớ, cầm máu vết xước thực quản dạ dày, tăng chất nhầy bảo vệ dạ dày cho trẻ nhỏ sử dụng nhiều kháng sinh.
  • Phosphalugel/Yumangel: Gói thuốc dạng sữa màu trắng đục, thơm nhẹ giúp trẻ dễ uống, còn được gọi là thuốc dạ dày chữ P, thuốc dạ dày chữ Y. Hiệu quả thuốc giúp kiểm soát dịch vị tốt, giúp giảm trào ngược rõ rệt.
thuốc điều trị trào ngược cho bé

Một số loại thuốc điều trị dạ dày – trào ngược

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc làm trống dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa, việc không có thức ăn trong dạ dày giúp hạn chế lượng acid dịch vị tiết ra gây trào ngược dạ dày. 

6.2.2 Lưu ý sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày trẻ em?

Trẻ còn nhỏ sử dụng thuốc dễ quấy khóc, vị thuốc gây khó chịu cho trẻ khiến việc điều trị khó khăn. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược cho trẻ : 

  • Trước khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lưu ý về độ tuổi và cân nặng trẻ để dùng thuốc đúng liều lượng. 
  • Quan tâm về các phản ứng thuốc, tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc. Nếu trẻ xuất hiện dị ứng nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, nôn cần ngưng thuốc và liên hệ bác sĩ ngay.
  • Không trộn thuốc với thức ăn của bé gây ảnh hưởng đến chất lượng của vài loại thuốc, điều này còn góp phần khiến trẻ biếng ăn về sau.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc phối hợp nên có sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia, tránh tương tác giữa các thuốc gây hại cho sức khỏe. Khi có các biểu hiện bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay. 
  • Khi sử dụng thuốc không cho trẻ uống nước chanh, cam, bưởi vì acid từ thực phẩm này có thể gây hại dạ dày và ảnh hưởng hiệu quả dùng thuốc. 
  • Mọi thuốc chỉ nên dùng khi được bác sĩ kê đơn, cha mẹ lưu ý không nên tự sử dụng.

6.3. Phẫu thuật trào ngược dạ dày trẻ em?

Trong các trường hợp trẻ bị trào ngược dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nôn thường xuyên, thực quản thương tổn nghiêm trọng, suy dinh dưỡng,… bác sĩ có thể đề xuất phương án phẫu thuật. Phẫu thuật trào ngược dạ dày trẻ em thường lạ nội soi, khôi phục trương lực cơ LES (cơ thắt thực quản dưới) ngăn ngừa tình trạng trào ngược.

7. Chữa trào ngược dạ dày trẻ em bằng thực phẩm và thảo dược thiên nhiên?

Ngoài một số cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ bằng thuốc, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số lợi ích từ việc sử dụng các thực phẩm và thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ chứng trào ngược dạ dày ở trẻ hiệu quả, an toàn.  

7.1 Bạc hà cay chữa trào ngược

Bạc hà là thảo dược có tính mát, giúp làm dịu các triệu chứng nóng, rát, ợ nóng, trào ngược của dạ dày. Ngoài ra bạc hà còn giúp giảm viêm và giúp tiêu hóa tốt hơn. Cha mẹ có thể massage bụng cho bé bằng bạc hà trộn với dầu oliu 2 lần trong ngày. Các mẹ cho con bú cũng có thể uống trà bạc hà 2 lần một ngày. 

trao-nguoc-da-day-tre-em4

Bạc hà cay chữa trào ngược

7.2 Dầu dừa chữa trào ngược

Dầu dừa có thành phần là acid lauric giống với sữa mẹ giúp cải thiện tình trạng viêm và giúp hệ tiêu hóa của trẻ cải thiện. Có thể cho trẻ dùng dầu dừa bằng cách pha nước ấm, hoặc pha vào ngũ cốc của trẻ, hoặc phối hợp cùng dầu gừng để massage bụng cho bé.

trao-nguoc-da-day-tre-em5

Dầu dừa chữa trào ngược

7.3 Giấm táo chữa trào ngược

Giấm táo cũng là một vị thuốc chữa trào ngược dạ dày trẻ em. Pha giấm táo cùng nước ấm cho trẻ uống giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm trào ngược cho trẻ, đối với trẻ trên 1 tuổi có thể uống cùng mật ong. 

trao-nguoc-da-day-tre-em6

Giấm táo chữa trào ngược

7.4 Hoa cúc chữa trào ngược

Hoa cúc là một vị thuốc có tính an thần, cải thiện tiêu hóa, giảm đau bụng. Để giảm triệu chứng trào ngược ở trẻ, pha hoa cúc khô cùng với nước nóng, để nguội và uống hằng ngày. 

trao-nguoc-da-day-tre-em7

Hoa cúc khô chữa trào ngược

Tổng kết

Trào ngược dạ dày trẻ em không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng lại thường xảy ra ở trẻ em gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ. Việc tìm hiểu về chứng bệnh này giúp cha mẹ có thể theo dõi, phòng tránh, ứng phó điều trị kịp thời. Cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe trẻ một cách tốt nhất nhé, chúc cho bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

>>>> Tham khảo thêm bài viết Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em sai lầm khi cha mẹ bỏ qua

Viên sủi SCURMA FIZZY dứt điểm dạ dày trào ngược, viêm loét, khuẩn HP,…

30 phút – Giảm ngay các cơn đau thắt quặn vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản

30 ngày – Làm lành vết loét, chống viêm dạ dày, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày

Tăng tiết chất nhầy Mucin bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngăn ngừa bệnh tái phát lại, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Dùng viên sủi DẠ DÀY SCURMA FIZZY – Sẽ có được dạ dày khỏe.

————

Đặt mua ngay sản phẩm SCurma Fizzy để chăm sóc sức khỏe một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề “trào ngược dạ dày trẻ em. Nếu bạn có thắc mắc và cần được giải đáp chi tiết về vấn đề chuyên môn, hãy liên hệ HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

scurma fizzy

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091