Trào Ngược Dịch Mật, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Điều Trị

Trào Ngược Dịch Mật, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Điều Trị

Trào ngược dịch mật là một tình trạng bệnh liên quan đến cơ thắt thực quản và rối loạn hoạt động của van môn vị gây nên nhiều triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, ợ hơi, nôn, buồn nôn,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân. Sau đây, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị trào ngược dịch mật thông qua bài viết này.

 

I.Dịch mật là gì, được sinh ra từ đâu và có vai trò như thế nào?

1.Dịch mật là gì?

Dịch mật là chất lỏng có màu xanh hoặc vàng, hơi nhầy, vị đắng, tính kiềm (pH dịch mật rơi vào khoảng 7 – 7,7). Dịch mật có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là tiêu hóa chất béo. Vậy nên dịch mật là một phần rất quan trọng trong sự tồn tại của cơ thể con người.

Dịch mật được bài tiết ra từ tế bào gan. Mỗi ngày, khoảng 700 – 800ml dịch mật sẽ được gan bài tiết ra. Mặc dù vậy, lượng dịch mật được bài tiết ra ở gan còn phụ thuộc vào lượng muối mật trong tuần hoàn gan ruột. Lượng muối mật càng nhiều sẽ kéo theo đó là khả năng bài tiết dịch mật của gan càng cao.

Như đã đề cập ở trên, thành phần tác dụng chính của dịch mật là muối mật (chiếm tới 50% thành phần), thêm đó là cholesterol, lecithin, bilirubin cũng như các chất điện giải khác, cụ thể:

  • Cholesterol: Là nguyên liệu chính để sản sinh muối mật, được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein sinh ra từ gan. Cholesterol khó tan trong nước. Chính vì thế, để có thể hòa tan được, cholesterol cần kết hợp thêm với muối mật và lecithin. Do đó, khi sự mất cân bằng về nồng độ giữa ba thành phần này xảy ra, nồng độ cholesterol cao hơn hẳn sẽ dễ dẫn đến tình trạng kết tinh tạo thành tinh thể cholesterol và sau đó hình thành sỏi cholesterol. Nồng độ cholesterol tăng cao là hệ quả của chế độ ăn chứa quá nhiều chất béo. Vì vậy, nếu ăn nhiều lipid trong thời gian dài thì khả năng dẫn tới sỏi mật sẽ tăng cao.
  • Muối mật: Là thành phần rất quan trọng của dịch mật, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu và vận chuyển các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K. Mỗi ngày, gan sẽ bài tiết ra một lượng khoảng 0,5g muối mật.
  • Sắc tố mật (Bilirubin): là một chất được hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hemoglobin trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật. Stercobilin có trong sắc tố mật có khả năng nhuộm vàng những chất, dịch chứa nó.

2.Vai trò của dịch mật

Dịch mật có vai trò chính là tham gia hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa của cơ thể:

  • Kích thích sản sinh các men tiêu hóa có trong dịch tụy và dịch ruột, đồng thời hoạt hóa chúng.
  • Kích thích nhu động ruột, tạo môi trường kiềm trong ruột, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn lên phần trên của ruột non.
  • Dịch mật sẽ được đẩy xuống tá tràng để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn khi cơ thể thực hiện hoạt động ăn uống. Không có dịch mật, chất béo sẽ không được tiêu hóa, cơ thể không có khả năng hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E và K).

Bên cạnh chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, dịch mật còn giúp loại bỏ bớt các sản phẩm thoái hóa khác có trong hồng cầu, hình thành nên màu sắc của mật.

Nếu cơ thể mắc phải một số vấn đề gây ảnh hưởng tới dịch mật (như sỏi mật, khối u,…) thì các hiện tượng như ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, chướng bụng có thể xảy ra.

II.Hiện tượng trào ngược dịch mật là gì?

Giữa dạ dày và tá tràng có van môn vị có nhiệm vụ đóng mở khi cần thiết nhằm đưa thức ăn xuống ruột và đóng lại ngay, ngăn không cho dịch thức ăn từ ruột trào ngược lại vào dạ dày. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó mà van môn vị không được đóng kín hoặc đóng mở không đúng lúc nên dịch mật và thức ăn từ tá tràng sẽ có cơ hội trào ngược lên dạ dày. Trong trường hợp van tâm vị mở, dịch mật sẽ tiếp tục trào ngược lên thực quản. Đây chính là hiện tượng trào ngược dịch mật

Chính vì thế trào ngược dịch mật thường xảy ra đồng thời với trào ngược acid dạ dày, vậy nên tổn thương gây ra cho thực quản sẽ nghiêm trọng hơn. 

>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dịch Mật Là Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không?

trao-nguoc-dich-mat

Hiện tượng trào ngược dịch mật là gì?

III.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dịch mật.

Phần lớn nguyên nhân trào ngược dịch mật là do biến chứng của một số bệnh lý khác làm tổn thương van môn vị, gây hở khiến dịch mật trào ngược lên thực quản. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính gây trào ngược dịch mật cụ thể như sau:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Các vết loét có thể khiến van môn vị không mở đủ,  làm đình trệ hoạt động của dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa mà ứ đọng lại trong dạ dày, làm tăng áp lực dạ dày, cơ môn vị và cơ tâm vị vì thế cũng trở nên yếu hơn, hiện tượng trào ngược dịch mật dễ xảy ra hơn.
  • Do biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: Khi có sự can thiệp các thủ thuật ở dạ dày như cắt bỏ một phần dạ dày hoặc cắt dạ dày để giảm cân ở người bị béo phì, van môn vị có thể sẽ xảy ra tình trạng hoạt động không ổn định, dẫn đến đóng không khít, tạo điều kiện cho dịch mật từ tá tràng trào ngược lên dạ dày.
  • Do phẫu thuật túi mật: Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ trào ngược dịch mật tăng cao ở những bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

IV.Những triệu chứng của trào ngược dịch mật.

Nắm rõ những dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dịch mật là một việc rất quan trọng để có thể phân biệt rõ hơn với bệnh trào ngược acid dạ dày. Những biểu hiện của trào ngược dịch mật có thể kể đến như sau:

  • Đau vùng thượng vị: Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn ở vùng ngực.
  • Buồn nôn và nôn: Khi nôn thì sẽ nhìn rõ được chất dịch lỏng có màu vàng xanh và miệng sẽ có vị đắng khó chịu.
  • Ợ nóng: cảm giác nóng rát ở ngực đôi khi lan đến cổ họng, cùng với vị chua trong miệng gây chán ăn, ăn không trôi.
  • Ho khan: do lớp niêm mạc bị tổn thương vì ợ, nôn nhiều gây ra biểu hiện ho khan, khản tiếng, mất giọng.
  • Triệu chứng khác: những dấu hiệu điển hình của bệnh ở trên đã tác động rất nhiều đến vấn đề sức khỏe, khiến người bệnh cảm thấy mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, cân nặng giảm sút,…

 

trao-nguoc-dich-mat-1

Trào ngược dịch mật có thể gây nôn hay buồn nôn

V.Hậu quả trào ngược dịch mật gây ra là gì?

Hiện tượng trào ngược dạ dày gây ra rất nhiều bất ổn đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng của cả cuộc sống lẫn tinh thần khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị hôi miệng, ăn không ngon, hệ tiêu hóa hoạt động kém nên cơ thể không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động, dẫn đến suy nhược. Mặt khác, nếu trào ngược dịch mật cùng xảy ra với trào ngược dạ dày sẽ làm các niêm mạc dạ dày thực quản bị tổn thương trầm trọng. Các biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng này không được điều trị đúng cách là:

  • Hiện tượng trào ngược dạ dày-thực quản: Sau khi dịch mật trào lên thực quản nhiều, cơ thắt thực quản sẽ bị rối loạn. Nếu xảy ra liên tục, tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn.
  • Viêm loét chảy máu thực quản: Khi thực quản tiếp xúc với dịch mật nhiều lần, acid có trong thức ăn thừa trào lên cũng khiến cho thực quản bị tổn thương gây ra viêm loét và gây chảy máu.
  • Viêm hang vị dạ dày – trào ngược dịch mật: Không những gây tổn thương đến thực quản, bệnh này còn khiến hang vị bị tổn thương, do tiếp xúc với dịch mật và lượng acid tiết ra nhiều nên khả năng mắc viêm hang vị trào ngược dịch mật cao hơn so với người khác.
  • Viêm đường hô hấp: Tình trạng bệnh diễn ra như thế cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như là viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Hẹp thực quản: Sau khi bị tổn thương, các vết loét được lành sẽ để lại các vết sẹo, khiến thực quản bị thu hẹp, gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn lượng thức ăn đi xuống, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng khó nuốt, chèn họng…
  • Barrett thực quản: Theo số liệu được thống kê Y tế, khoảng 10 – 15% người mắc bệnh Barrett thực quản là do biến chứng của trào ngược dịch mật.
  • Ung thư thực quản: Thường thì khi mắc bệnh trong thời gian dài (khoảng 10 năm) thì nguy cơ cao bệnh sẽ bị biến chứng thành ung thư.

>>>> Tìm hiểu thêm: Sức Khỏe Sẽ Bị Ảnh Hưởng Như Thế Nào Nếu Bạn Bị Viêm Dạ Dày Trào Ngược Dịch Mật?

trao-nguoc-dich-mat-2

Trào ngược dịch mật gây ra những hậu quả gì?

VI.Các phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị trào ngược dịch mật.

1.Các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dịch mật

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán trào ngược dịch mật, cụ thể như sau:

  • Nội soi: Bác sĩ sẽ dùng một ống soi mềm để quan sát toàn bộ thực quản và dịch mật. Từ đó xác định được mức độ nặng nhẹ của tổn thương.
trao-nguoc-dich-mat-3

Nội soi chẩn đoán trào ngược dịch mật

  • Thử nghiệm thăm dò Acid Ambulatory: Xét nghiệm này sử dụng đầu dò đo nồng độ acid để dễ dàng xác định được thời điểm và khoảng thời gian acid trào ngược lên thực quản. Xét nghiệm thăm dò acid ambulatory (pH) có thể giúp bác sĩ loại trừ trào ngược acid nhưng không giúp loại trừ trào ngược dịch mật.Biện pháp này thường không được sử dụng nhiều như nội soi bởi vì nó phải đi qua đường mũi luồn vào thực quản.
  • Theo dõi trở kháng thực quản: Trở kháng thực quản có sử dụng một đầu dò được đặt vào thực quản bằng ống thông. Xét nghiệm này sẽ giúp đo chất khí hoặc chất lỏng trào ngược vào thực quản. Nhằm phát hiện các chất không có tính acid (như mật) không được phát hiện bởi đầu dò acid.

2.Phác đồ điều trị trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật thường không thể tự khỏi mà cần được điều trị bằng các phác đồ được bác sĩ đưa ra như sau:

(1)Sử dụng thuốc tây y chữa trào ngược dịch mật

Một số nhóm thuốc có tác dụng điều trị trào ngược dịch mật thường được các bác sĩ chỉ định nhiều như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là thuốc đặc trị chứng trào ngược, một số biệt dược có thể kể đến: Rabeprazole (30mg/ lần/ ngày), Lansoprazole (20mg/ lần/ ngày), Omeprazole (20mg/ ngày).
    trao-nguoc-dich-mat-3

    Nội soi chẩn đoán trào ngược dịch mật

  • Thuốc làm giảm lượng dịch mật ra khỏi dạ dày: Cisaprid (10mg/ lần, 4 lần/ngày), Questran (tùy bệnh nhân) và Colestid (2 g/ngày, tối đa 16g/ngày)..
  • Thuốc làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic (8-12 mg/kg/ngày chia 2-3 lần, tùy bệnh nhân).

Tuy nhiên, thuốc Tây vốn dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm nên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng sai chỉ định của bác sĩ. Để việc điều trị bệnh diễn ra hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm từ thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo những chỉ định có trong phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra.

(2)Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật dùng trong điều trị trào ngược dịch mật gồm:

  • Phương pháp antireflux: Mục đích của phẫu thuật là nhằm đảm bảo được khả năng co thắt của cơ vòng thực quản. Khi cơ vòng thắt chặt, acid và dịch mật sẽ không còn khả năng trào ngược lên trên. Phương pháp này được thực hiện bằng cách gói lại một phần của dạ dày ( phía gần thực quản) rồi khâu vòng quanh cơ thắt thực quản;
  • Phương pháp Roux-en-Y: Tỷ lệ chữa thành công bệnh trào ngược dịch mật đối với phương pháp này là 50 – 90%. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn ống mật nối chung với hỗng tràng (phần sau của tá tràng). Khi gan tiết dịch mật, dịch mật sẽ được chuyển đến hỗng tràng thay vì đổ trực tiếp vào tá tràng như trước, từ đó có thể ngăn chặn được tình trạng trào ngược của dịch mật từ tá tràng lên dạ dày.

(3)Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một phác đồ đơn giản nhưng hiệu quả nhằm kiểm soát tốt bệnh trào ngược dịch mật:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 80% no: Việc các khẩu phần ăn được chia nhỏ hơn và trải đều trong ngày khiến cho áp lực lên cơ thắt thực quản dưới được giảm bớt, giúp ngăn van mở ra không đúng thời điểm.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm giàu chất béo, nước ép từ những loại quả có múi như cam, quýt; thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày và giãn cơ vòng thực quản dưới như cafein, chocolate, thực phẩm có nguồn gốc từ cà chua hay những thức ăn cay và bạc hà. Đặc biệt không sử dụng rượu, bia, đồ uống có ga.
  • Bạn không nên nằm nghỉ, ngủ ngay sau bữa ăn vì sau khi ăn là thời điểm dịch mật được tiết ra nhiều nhất nên nếu nằm xuống, dịch mật sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển từ tá tràng lên dạ dày và thực quản. Tốt nhất nên nằm nghỉ sau ăn khoảng 1 tiếng, điều này cho phép dạ dày có thời gian tiêu hóa và làm rỗng, đồng thời cũng hạn chế tối đa dịch mật trào ngược lên trên. 
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc khiến acid dạ dày tiết nhiều hơn và làm khô nước bọt – chất vốn là chất làm ẩm và bảo vệ thực quản.
    trao-nguoc-dich-mat-5

    Không hút thuốc là để phòng ngừa trào ngược dịch mật

  • Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối: Người có lớp mỡ bụng dày sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, gây nên hiện tượng trào ngược. Chứng ợ nóng và trào ngược acid có thể xảy ra do dư thừa trọng lượng cơ thể, tạo thêm áp lực lên dạ dày. Vì vậy, nên duy trì trọng lượng cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao hợp lý, chú ý không nên tập các động tác xoắn vặn cơ bụng như thể hình cơ bụng, cầu lông, tennis,… để tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. 
  • Nâng cao giường ngủ: Phần thân trên được nâng cao hơn phần thân dưới từ 10-15cm khi ngủ có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.
  • Hạn chế căng thẳng thần kinh, xây dựng thói quen ngủ sớm, không thức quá khuya: Khi thần kinh căng thẳng, hệ tiêu hóa sẽ làm việc chậm lại khiến cho các triệu chứng trào ngược dễ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn hãy thử áp dụng các phương pháp thư giãn chẳng hạn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga để cải thiện sức khỏe tinh thần của chính mình.

Ngoài ra, một số loại thảo dược cũng có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng xác nhận khả năng điều trị thực sự của chúng đối với trào ngược dịch mật. Bên cạnh đó, một số loại thảo dược có thể có hại cho sức khỏe người bệnh. Vậy nên, bệnh nhân cần cẩn trọng và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thử bất kỳ một liệu pháp thay thế nào.

>>>> Tham khảo thêm: Trào Ngược Dịch Mật Có Tự Khỏi Được Hay Không?

VII.Một số lưu ý thêm về chế độ ăn uống cho bệnh nhân trào ngược dịch mật.

Như đã đề cập ở trên, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cũng là vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân trào ngược dịch mật và cũng nằm trong những khuyến cáo của các chuyên gia trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. Những thực phẩm nên và không nên ăn mà người bệnh nên biết cụ thể như sau:

Nên ăn:

  • Rau củ: Các loại rau củ đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A & C bởi chúng sẽ làm giảm bớt lượng acid có trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và loại bỏ những triệu chứng trào ngược. Một số loại rau củ mà người bệnh nên ăn như: rau cải, su su, rau bina, đậu cô ve, rau ngót, măng tây, súp lơ, dưa leo, bắp cải…
  • Chất đạm từ thịt trắng vì chúng dễ tiêu hóa như là: ức gà, vịt, ngan, tôm, lợn, cá…

    Bổ sung đạm từ thịt trắng trong khẩu phần ăn

  • Trái cây: Chọn loại chứa nhiều vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và bổ sung các dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể như: chuối, kiwi, táo, dưa hấu, dâu tây,….
  • Tinh bột: Có thể kể đến như bánh mì, gạo trắng, bột yến mạch,… sẽ có công dụng cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp cho việc hấp thu dưỡng chất được tốt hơn và làm giảm nồng độ acid dư thừa trong dạ dày.

    Các loại tinh bột rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dịch mật

  • Gừng, nghệ: Chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau nên có thể cải thiện tình trạng bệnh nhưng tránh sử dụng quá nhiều vì chúng có tính nóng.

Không nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên rán vì nó khiến dạ dày phải làm việc liên tục dẫn đến quá tải, khiến cho dịch vị aicd tiết ra nhiều làm bệnh chuyển nặng hơn.
  • Hoa quả chua chứa nhiều acid như họ cam quýt… Vì dạ dày chỉ cần một lượng vừa đủ acid để tiêu hóa thức ăn, nếu dư thừa sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa hết và hình thành triệu chứng trào ngược.
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất phụ gia, chất bảo quản… đều là những món đồ tối kỵ, ảnh hưởng xấu với người mắc bệnh tiêu hóa.

 

Trên đây là những thông tin về trào ngược dịch mật Scurma Fizzy muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những giá trị hữu dụng cho bạn và người thân của mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc! 

Liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 khi bạn gặp những vấn đề dạ dày nói chung và tình trạng trào ngược dịch mật nói riêng để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ điều trị miễn phí!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091