Triệu Chứng Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày, Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Triệu Chứng Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày, Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy đã tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về những tính chất của bệnh. Đây là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, nhất là người trong độ tuổi từ 30 – 50 nhưng thường bị bỏ qua dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Sau đây, để giải đáp được những thắc mắc cho bản thân mình, các bạn hãy cùng Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy đi tìm hiểu chi tiết những kiến thức xoay quanh tình trạng trào ngược dạ dày vô cùng bổ ích cùng với đó là việc đưa ra những giải pháp chữa bệnh hiệu quả hướng đến mục tiêu cải thiện tình trạng dạ dày của bạn nhé!

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày

Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng trào ngược lên thực quản của dịch chứa trong lòng dạ dày (gồm có những loại men tiêu hóa, thức ăn, hơi…) và được việt hóa bằng cái tên bệnh trào ngược dạ dày

Thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản mỗi khi chúng ta ăn uống xong, lúc đó cơ vòng ở phía dưới của thực quản sẽ mở ra cho phép thức ăn đưa xuống dưới dạ dày trong những điều kiện sinh lý bình thường, sau đó nó sẽ tự động đóng kín lại để ngăn chặn không cho thức ăn và dịch vị có cơ hội thuận lợi để trào ngược trở lại.

Khi các tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,.. gây ra bởi dịch vị dạ dày trào ngược lên thì đó là lúc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện

>>>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản tuân theo cơ chế nào?

2. Trào ngược dạ dày thực quản và các yếu tố gây nên 

Bài viết dưới đây có sự tham khảo thông tin từ những tư vấn được đề cập tới tại buổi chia sẻ kiến thức về bệnh dạ dày “điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y ” trên kênh VTV2 của: Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương, hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc với tư cách Giám đốc phụ trách chuyên môn.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày 2

Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Tuyết Lan – Người sở hữu đề tài nghiên cứu có chủ đề nghiên cứu và ứng dụng thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày cấp nhà nước

Thưa bác sĩ Nguyễn Tuyết Lan, hiện nay cùng với nhịp sống ngày càng tấp nập và những áp lực càng lớn thì càng có nhiều người được chẩn đoán là có những đặc điểm biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vậy thì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh này là gì thưa bác sĩ?

Bs Tuyết Lan trả lời: “Để giải thích cơ chế gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản một cách dễ hình dung nhất, tôi có thể lấy ví dụ về hình ảnh cái thùng và nắp đậy. Trong đó cái thùng chính là dạ dày của chúng ta còn “cơ thắt thực quản dưới’’ hay ‘’cơ thắt tâm vị’’ là vách ngăn giữa dạ dày và thực quản ở đây được hiểu là cái “nắp đậy”.

Thông thường các cơ thắt thực quản dưới chỉ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn vào bên trong dạ dày và nó sẽ nhanh chóng đóng lại để ngăn cản không cho phép thức ăn có điều kiện thuận tiện để trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Như vậy có thể xác định được rằng nếu “thùng” bị quá đầy hoặc “nắp” bị quá yếu” thì bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ xảy ra thông qua cơ chế này

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày 3

Thông thường thì “thùng đầy” được xác định là nguyên nhân chính tạo ra bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Những yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng dạ dày bị quá tải là do stress.

Stress sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày, tăng trương lực co bóp dạ dày từ đó tăng áp lực từ dạ dày dội ngược lên cơ thắt thực quản dưới.

Đồng thời stress sẽ làm cho cơ này bị rối loạn hoạt động, thường xuyên dãn mở. Hệ thống tiêu hóa cũng vì vậy mà trở nên dễ bị viêm nhiễm dẫn đến (phù nề, xung huyết, xước trợt) dạ dày, khiến cho hẹp hang vị dạ dày thậm chí có thể bị biến chứng thành bị ung thư dạ dày khi bệnh ở vào giai đoạn nguy hiểm nhất trào ngược dạ dày tá tràng.

3. Đặc điểm biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày 4

Các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thường sẽ ít xuất hiện hoặc khi bệnh chớm mới có thể xuất hiện. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt lưu tâm đến cơ thể bản thân khi bỗng có những dấu hiệu như sau:

3.1. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Hơi thường sẽ được sinh ra khi thức ăn đang được tiêu hoá. Khi hơi thoát ra ngoài qua hậu môn thì đó là một hiện tượng sinh lý rất bình thường.

Tuy nhiên, nếu cơ thắt thực quản bị giãn ra, hơi sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng, gây ra hiện tượng ợ hơi chính là dấu hiệu đầu tiên.

Tuy thế, không phải cứ là ợ hơi thì coi là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi nhiều khi chúng ta ăn quá no, hoặc uống đồ uống có gas, rượu, hay nước ngọt thì cơ thể chúng ta lúc đó cũng có phản ứng ợ hơi khi đó ợ hơi được gọi là ợ hơi sinh lý.

Ngược lại, khi chúng ta ợ hơi ngay cả khi chúng ta đang đói, hoặc không uống bất cứ một đồ uống nào thì đó chính là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, ợ hơi lúc này được gọi là ợ hơi bệnh lý.

Ngoài ợ hơi ra, người bệnh sẽ còn có những biểu hiện khác như ợ nóng, ợ chua. Ợ chua thường xuất hiện khi dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản, dẫn đến miệng. Điều này làm cho cho người bệnh cảm thấy có vị chua.

Khi axit dịch vị trào ngược lên và tiếp xúc với niêm mạc, sẽ gây ra cảm giác hơi nóng cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ có thể cảm nhận được nóng rát ở thượng vị, lan ra dọc phía xương ức sau. Ợ nóng sẽ xuất hiện từ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau khi bệnh nhân ăn.

Trong những đặc điểm của bệnh trào ngược dạ dày có bao gồm cả ợ nóng, ợ chua. Triệu chứng này sẽ thường gặp nhất ở người lớn, người trưởng thành.

>>>> Xem thêm: Ợ hơi ợ chua và những điều cần biết

3.2. Buồn nôn hoặc nôn

Theo thời gian, những biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có thể có tình trạng buồn nôn, hoặc nôn sau khi đánh răng hay sau khi ăn no.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày 5

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Các bệnh nhân nếu mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thì cũng sẽ dễ bị nôn hơn khi đi tàu xe, hoặc khi bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị bệnh ung thư.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày cũng phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi, những phụ nữ mang bầu, trẻ sơ sinh hay trẻ em.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, hay trẻ nhỏ đôi khi được xem như là hiện tượng sinh lý. Dấu hiệu nhận biết điển hình của triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em đó là nôn trớ.

Nguyên nhân chính gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là do hệ tiêu hoá, dạ dày trẻ còn non yếu, chưa phát triển hẳn.

3.3. Tức ngực, đau ngực

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày làm cho đau, tức ngực thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về tim mạch, hoặc phế quản. Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có những biểu hiện đau khác nhau.

Bệnh nhân bị đau tức ngực là do axit dạ dày tấn công vào thực quản. Lúc này, axit tác động tới các đầu mút của các sợi thần kinh phía trên bề mặt niêm mạc gây ra tình trạng đau tức ngực ở người bệnh.

3.4. Ho, đau họng, khàn giọng

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày này xuất hiện sẽ tác động khiến cho dây thanh quản bị viêm tấy. Nó cũng có thể sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn tới bệnh về hô hấp.

Triệu chứng để lâu không điều trị có thể gây ho, dần dần rồi chuyển sang giai đoạn hen.

Ho

Ho là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

3.5. Tiết nhiều nước bọt

Khi bị trào ngược axit, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng tự nhiên đó là tiết nước bọt. Điều này sẽ giúp cho axit được trung hoà.

Nhưng nếu nước bọt tiết ra quá nhiều, sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Đây cũng là một triệu chứng ở dạng khác của bệnh lý dạ dày trào ngược

3.6. Khó nuốt

Nếu dịch vị axit tiết ra với một hàm lượng lớn, và trào ngược lên với tần suất nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới niêm mạc làm sưng phù nề, gây khó nuốt.

Tình trạng niêm mạc bị sưng tấy sẽ dễ để lại sẹo khi lành lại. Điều này khiến cho tình trạng hẹp ở thực quản, làm gia tăng tình trạng khó nuốt nước bọt.

>>>> Xem thêm: Bị nghẹn ở cổ họng báo hiệu vấn đề sức khỏe gì

3.7. Đắng miệng, hôi miệng

Ngoài các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày kể trên, người bệnh còn có thể phải đối mặt với những tình trạng hơi thở có mùi hôi và đắng miệng.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng, đắng miệng là do dịch vị trào ngược lên, kèm theo đó là dịch mật.

Ở người mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thì các dây thần kinh sẽ bị rối loạn. Van môn vị đóng mở quá lớn, sẽ làm cho cho dịch mật bị tràn từ tá tràng, vào dạ dày.

4. Biến chứng tồi tệ thường gặp khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày

4.1. Viêm hệ hô hấp

Khi có những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nguy cơ bị viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang là rất cao.

Nếu tình trạng này còn kéo dài, người bệnh sẽ bị ho khò khè, nhiều trường hợp còn bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên.

Gần đây, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh hen suyễn với bệnh GERD, thậm chí là bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây ra bệnh viêm tai hay mòn răng.

4.2. Hẹp thực quản

Một trong những biến chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày là viêm loét, hẹp thực quản. Những dịch acid có trong dạ dày sẽ đẩy lên họng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm nhiễm dẫn đến cảm giác khó nuốt, nuốt đau, đau ngực… Đặc biệt là sau khi ăn người bệnh còn dễ bị nôn, ói mửa, co rút thực quản.

Hẹp thực quản là biến chứng trào ngược dạ dày

Hẹp thực quản là biến chứng trào ngược dạ dày

4.3. Barrett thực quản

Mức độ ảnh hưởng của thực quản có sự khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh trào ngược dạ dày. Và barrett thực quản là một trong những biến chứng nặng nề gần như chiếm vị trí số 1 của bệnh phải kể đến.

Tình trạng biến đổi màu sắc của các tế bào lót ở vùng thấp thực khoản do tiếp xúc với acid dạ dày chính là Barrett thực quản.

Mặc dù tỷ lệ những người bị mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày phát triển thành barrett thực quản thấp nhưng đây là dấu hiệu cảnh bảo nguy cơ bị ung thư thực quản.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với biến chứng này.

4.4. Ung thư thực quản

Số người mắc barrett thực quản là biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra được mặc dù nó cũng khá hiếm gặp, như chúng ta đã nói ở trên.

Thường ở những người trên 50 tuổi ung thư thực quản sẽ được bắt gặp và thường có những triệu chứng như đau xương ức, khàn tiếng, nuốt nghẹn, nôn, ho khạc liên tục đi kèm.

Sau một thời gian mắc bệnh, cân nặng suy giảm, sạm da, xuất hiện nhiều nếp nhăn…

Như vậy, có thể nói người bệnh khi đã mắc các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Do đó, người bệnh phải thật nâng cao cảnh giác trong việc phòng chống và ngay khi có những triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản dạ dày, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

5. Các phương pháp điều trị của bệnh trào ngược dạ dày

Ngày nay, bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng rất nhiều phương pháp. Có thể kể đến như sau:

5.1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Lựa chọn hàng đầu của người bệnh hiện nay là sử dụng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Lý do là thuốc tây có tác dụng tốt, cho hiệu quả nhanh khi sử dụng đúng liều lượng. Để điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, sau khi bệnh nhân đã tiến hành thăm khám, tùy vào tình trạng, các bác sĩ sẽ có thể chọn sử dụng một số loại thuốc dưới đây để chỉ định:

  • Thuốc tác dụng bảo vệ dạ dày: bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm trung hòa axit
  • Thuốc tác dụng ức chế bơm proton và kháng histamin H2: Thường là Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole… nó làm ức chế tiết acid dịch vị dạ dày
  • Thuốc tác dụng làm cho rỗng dạ dày: Giúp làm tăng tốc độ đưa thức ăn đẩy xuống ruột để tiêu hóa.
  • Thuốc tác dụng tạo màng ngăn: Rebamipide, Alginat, Misoprostol…
  • Thuốc tác dụng hỗ trợ cho cơ thắt dưới thực quản tăng trương lực: Cisapride, Antacid, Metoclopramide…

Thuốc Tây y cho tác dụng nhanh, tuy nhiên lại dễ gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể.

Vì thế, chỉ nên dùng thuốc sau khi đã có sự thăm khám và có sự tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay dùng không đúng liều lượng. 

Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y

5.2. Điều trị tại nhà

Với trường hợp mới mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà sau đây:

  • Dùng nghệ và mật ong

Chúng ta lấy 3 muỗng bột nghệ pha với 100ml nước ấm, sau đó thêm 1 thìa mật ong vào và khuấy đều. Uống trước bữa ăn, đều đặn ngày 3 lần sẽ thấy các triệu chứng được dần dần cải thiện.

  • Dùng lá mơ lông

Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông, sau đó ngâm trong nước muối, rửa sạch, để ráo, chúng ta giã nát rồi chắt lấy nước để uống. 

Tuy đó những phương pháp chữa bệnh dân gian này thường chỉ có tác dụng chậm, những người mới mắc căn bệnh này mới nên sử dụng.

Với những người đã mắc trào ngược dạ dày thực quản lâu năm thì chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng, làm giảm bớt cảm giác khó chịu mà thôi. 

6. Nên làm gì khi mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày?

Thực tế, khi mà mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày chưa chuyển biến thành bệnh lý, bạn có thể lên kế hoạch để thay đổi chế độ và thói quen trong lối sống, sinh hoạt để cải thiện tốt hơn mức độ bệnh.

Bên cạnh đó, thay đổi thói quen sinh hoạt này còn hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này. Khi mắc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần:

6.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống có mối quan hệ mật thiết đến căn bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân cần nắm được việc mình nên ăn gì, kiêng ăn gì thời điểm này là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một vài gợi ý mà các bạn có thể dùng để tham khảo được:

6.2 Thực phẩm nên dùng

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày 7

Tăng cường sử dụng rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày

  • Thực phẩm có tác dụng thấm hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày

Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược ở dạ dày, ví dụ như bánh mỳ, bột yến mạch…

  • Rau xanh

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, ngoài ra rau xanh còn nhiều vitamin và chất xơ giúp giảm axit dịch vị dạ dày, có thể kể đến như ngọn bí non, bắp cải, rau cải…

  • Thịt trắng

Không những có thể bổ sung chất đạm cho cơ thể, mà còn ngăn ngừa nhiều biến chứng, trung hòa axit dạ dày tốt, thường là thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn…

  • Trái cây không chua

Những loại trái cây giàu vitamin đặc biệt là các loại chứa nhiều vitamin C giúp cho trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất tốt. Có thể kể đến như ổi, đu đủ chín, kiwi… Không nên dùng các loại hoa quả giàu axit như cam, bưởi, quýt…

  • Nghệ và mật ong

Dùng nghệ và mật ong thường xuyên giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương nhất là các vết viêm loét ở thực quản và dạ dày.

6.3. Thực phẩm không nên sử dụng

Bệnh nhân cần tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm sau đây nếu không muốn tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn:

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Làm khó tiêu, chứa các chất có hại cho sức khỏe, tạo gánh nặng hơn cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

  • Trái đu đủ xanh

Chứa nhiều men papain, có thể phá  lớp niêm mạc thực quản gây nên tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

  • Thức ăn mặn

Cực có hại cho sức khỏe, gia tăng tình trạng bệnh và tạo thêm nhiều gánh nặng cho cơ thể hơn.

  • Đồ ăn cay nóng

Khiến cho các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, triệu chứng nóng rát vùng thượng vị thêm trầm trọng hơn.

  • Rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích

Gây gia tăng hiện tượng trào ngược dạ dày, làm cho các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm.

  • Nước ngọt có gas

Dễ gây đầy hơi cho dạ dày, gia tăng cảm giác buồn nôn, không tốt cho sức khỏe.

6.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tập thể dục

Tập thể dục giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Song song với một chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để phần nào cải thiện hơn tình trạng bệnh của mình. Một vài thói quen sinh hoạt nên thay đổi như sau:

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói để tránh đầy bụng, khó tiêu
  • Không ăn quá muộn, quá no hay để bụng quá đói
  • Không vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn no
  • Không lạm dụng sử dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm đã chế biến sẵn
  • Tránh những căng thẳng, mệt mỏi, giữ cho tinh thần thoải mái nhất.

Qua bài viết ở trên, Dược sĩ Bác sĩ Scurma Fizzy đã giúp cho bạn đọc có thể hiểu hơn phần nào về triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rồi phải không? Vậy thì các bạn hãy cố gắng khắc phục những thói quen xấu, tự tạo cho mình lối sống lành mạnh, khoa học các bạn nhé! Scurma hy vọng những thông tin đã được tổng hợp lại trong bài viết này sẽ giúp cho quý vị độc giả có được cho bản thân những kiến thức quan trọng về nguyên do, triệu chứng biểu hiện cũng như một vài cách điều trị cùng với biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày nhé!

Nếu quý vị và các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline: 18006091 để nhận được sự chăm sóc, giải đáp một cách nhanh chóng và hài lòng nhất. Scurma Fizzy rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý vị!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091