Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cấp, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cấp, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tìm hiểu thông tin về cách điều trị và các triệu chứng đau dạ dày cấp là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn và trong đó đau dạ dày là tình trạng dễ gặp nhất với tỷ lệ người mắc bệnh vô cùng cao. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. 

1. Đau dạ dày là gì? Căn bệnh 70% người Việt có nguy cơ mắc phải

Dạ dày là cơ quan lớn nhất trong hệ tiêu hóa. Đau dạ dày hay đau bao tử chỉ tình trạng dạ dày bị thương tổn dẫn tới xuất hiện các cơn đau kèm theo biểu hiện: ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn… 

Tính đến nay, có khoảng hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và con số hiện đang gia tăng một cách chóng mặt.

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Triệu chứng đau dạ dày cấp biểu hiện cho các bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dạ dày, diễn biến của bệnh được chuyên gia phân thành các giai đoạn: 

1.1. Đau dạ dày cấp tính                      

Đây là giai đoạn đầu trong bệnh dạ dày, nguyên nhân chủ chốt dẫn tới tình trạng này do nhiễm khuẩn, căng thẳng thường xuyên, hoặc do các bệnh lý cấp tính. Người mắc có thể tự phát hiện qua một số triệu chứng như: ợ chua, ợ hơi, mệt mỏi, đau nhức và nóng rát thượng vị. 

Đau dạ dày cấp tính chưa đến mức nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh khởi phát và chuyển thành đau dạ dày mãn tính hay các biến chứng nguy hiểm.

1.2. Đau dạ dày mãn tính                                           

Tình trạng gây ra do biến chứng từ các triệu chứng đau dạ dày cấp hoặc do một số loại bệnh mãn tính gây ra. Vào giai đoạn này, bệnh khó điều trị và thời gian điều trị dài hơn so với khi đau dạ dày cấp tính. 

Bệnh kéo dài có thể dẫn tới biến chứng, thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng. 

1.3. Nhận biết vị trí đau dạ dày giúp phân biệt với bệnh lý khác

Triệu chứng đau dạ dày cấp và mạn điển hình là cơn đau quặn hoặc âm ỉ làm người mắc rất khó chịu. Tuy vậy, cơn đau thường không xuất hiện một chỗ cố định mà ở nhiều vị trí khác nhau của vùng bụng. Để tránh nhầm lẫn giữa đau dạ dày với một số bệnh lý khác về đại tràng, tiết niệu, tụy, mật người bệnh có thể dựa trên các thông tin: 

– Đau thượng vị: Vùng thượng vị nằm dưới xương sườn và phía trên rốn, cơn đau xuất hiện có đặc điểm quặn, hoặc âm ỉ kéo dài trong vài giờ. Tình trạng nghiêm trọng cơn đau có thể lan rộng ra vùng lưng và ngực, gây khó thở.

– Đau bụng giữa: Đây cũng là một trong những nơi cơn đau dạ dày thường xuất hiện. Cơn đau âm ỉ, quặn thắt đi cùng các triệu chứng khác như buồn nôn, ợ chua, đầy hơi,… 

– Đau phía bên trái: Tình trạng này xuất hiện cảnh báo cơn đau dạ dày gây bởi viêm loét, cơn đau trở nặng khi đói và có kèm tình trạng nóng ở bên trái bụng. 

>>>> Đọc thêm: Cùng Scurma Fizzy Điểm Lại Tất Cả Những Thông Tin Về Đau Dạ Dày

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Triệu chứng đau dạ dày cấp và mạn dựa theo vị trí

2. Nguyên nhân và triệu chứng đau dạ dày cấp 

Bệnh đau dạ dày có rất nhiều biểu hiện để nhận biết thông qua các dấu hiệu bên ngoài của cơ thể.

2.1. Các triệu chứng đau dạ dày cấp bao gồm: 

  • Đau rát vùng thượng vị: tùy người mắc mà cơn đau sẽ âm ỉ nhưng cũng có thể là đau dữ dội, và bệnh càng nặng thì sẽ càng đau thường xuyên. Phần bụng trên rốn thường xuất hiện cơn đau bất thường, tần suất ngày càng dày và nặng. Giai đoạn đầu, cơn đau sẽ thường xuất hiện khi quá đói hoặc quá no.
  • Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu: Đầy hơi sau khi ăn có thể là biểu hiện cho thấy bạn bị đau dạ dày mức độ nhẹ. Nên chú ý theo dõi tình trạng cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời, tránh trường hợp để lâu sẽ trở nên nghiêm trọng, gây nên những biến chứng khó lường.
  • Ợ chua, ợ hơi hoặc chất đắng của mật trào ra: hiện trạng này xảy ra khi thức ăn bị lên men trong lòng dạ dày và sản sinh hơi khi chính không được tiêu hóa do vấn đề rối loạn vận động của dạ dày. Đây là triệu chứng đau dạ dày cấp thường gặp ở người bệnh, nếu xảy ra tình trạng liên tục ợ và chướng bụng nên tới bác sĩ kiểm tra ngay.
  • Đau dạ dày mức độ nhẹ tạo cảm giác buồn nôn hoặc nôn: hiện tượng mà thức ăn từ bên trong của dạ dày bị đẩy ngược trở lại ra ngoài thông qua đường miệng. Đây là triệu chứng đau dạ dày cấp nhẹ đại đa số người bệnh gặp phải. Cần lưu ý do nôn khiến thức ăn trào ngược dạ dày lên thực quản và đẩy ra miệng, nguy cơ gây tổn thương niêm mạc và rách thực quản dẫn tới bệnh đau dạ dày.
  • Có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu: do máu thoát ra khỏi mạch và chảy vào trong lòng ống tiêu hóa.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa là biến chứng nặng của bệnh dạ dày cấp, nếu không được cấp cứu ngay kịp lúc thì tính mạng có thể bị đe dọa. Khi bệnh nhân bị chảy máu dạ dày, sẽ có các biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện ra máu và phân đen… Kèm mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt thường xuyên do mất máu…
  • Thay đổi thói quen đại tiện: thay đổi các thói quen, tần suất đại tiện, hoặc giảm cân không rõ nguyên do được coi là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm loại ký sinh trùng tên gọi Giardia trong đường ruột.
  • Xuất hiện u trước bụng : Trong trường hợp bệnh nặng, khi khối u phát triển lớn ta có thể sờ được khối u bất thường trước bụng. Khi phát hiện triệu chứng này nghĩa là bệnh đã biến chứng nặng cần tới thăm khám chuyên khoa ngay.
TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP (2)

Triệu chứng đau dạ dày cấp phổ biến

Khi xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày cấp trên người bệnh cần đến khám và điều trị sớm nhất tại cơ sở y tế.

Th.s – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Nội, viện Y học cổ truyền Trung ương khuyến cáo rằng: 

Đau dạ dày cấp thường rất nguy hiểm, xuất hiện cơn đau đột ngột dữ dội. Bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng thì cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, không nên để tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2.2. Nguyên nhân gây đau dạ dày? 90% số người mắc phải

Xác định chính xác nguyên nhân của các triệu chứng đau dạ dày cấp có vai trò tối quan trọng giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị thích hợp nhất. Tình trạng đau dạ dày do những nguyên nhân phổ biến sau: 

– Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Đây là một trong những nguyên nhân chính yếu, theo thống kê có tới 70% ca bệnh đau dạ dày là do dương tính với vi khuẩn này. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều cửa ngõ khác nhau, làm thoái hóa lớp nhầy, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau.

>>>> Tìm hiểu thêm: Vi Khuẩn Hp – Đặc Tính Sinh Học Và Mối Liên Hệ Với Bệnh Lý Viêm Loét Dạ Dày

– Căng thẳng stress: Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho dịch vị acid tăng cao, khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn hại và dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày cấp.  

– Lạm dụng thuốc tây: Người bệnh lạm dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm có thể khiển dạ dày gặp thương tổn, bởi thành phần của một số loại thuốc tây có khả năng ức chế sự tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày PG (prostaglandin). 

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống không hợp lý như thường xuyên bỏ bữa, ăn vặt, không đúng bữa, nhai quá nhanh, sử dụng nhiều thực phẩm dai cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ,… cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng đau dạ dày cấp và tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 

– Sử dụng rượu bia, nước có ga : Rượu bia hay thậm chí nước ngọt có gas hủy hoại lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng đau nhức dạ dày cấp tính. Nhiều trường hợp để bệnh kéo dài có thể dẫn tới viêm loét, xuất huyết dạ dày.

– Do bệnh lý khác: Người bệnh mắc một số bệnh lý cơ quan khác như sỏi mật, hội chứng ruột kích thích cũng gây xáo trộn hoạt động tiêu hóa, gây cơn đau dạ dày cấp tính.

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây đau bao tử

Do đó cần xác định nguyên nhân để phòng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị. Thêm vào đó, một số đối tượng sau dễ mắc phải tình trạng đau dạ dày hơn: 

– Trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ và toàn diện, nên chế độ ăn uống thiếu khoa học, thất thường sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp tổn hại và dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp. 

– Phụ nữ mang thai: Thai nhi phát triển là yếu tố tạo áp lực lên dạ dày, dẫn đến trào ngược làm cơn đau thường xuyên xuất hiện. Ngoài ra, ốm nghén, căng thẳng, thèm đồ ăn chua cay trong khi mang bầu cũng dẫn đến tỷ lệ bị đau dạ dày dễ xuất hiện hơn. 

– Tính chất công việc: Do tính chất nghề nghiệp, người bệnh thường xuyên phải thức khuya, ăn uống không điều độ, áp lực từ công việc,… khiến dễ mắc bệnh lý về dạ dày. 

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Phụ nữ có thai thuộc nhóm đối tượng dễ bị đau bao tử

2.3. Triệu chứng đau dạ dày cấp nguy hiểm đến mức nào? 

Về cơ bản, đau dạ dày cấp không hẳn là bệnh lý quá nguy hiểm, không ảnh hưởng tới tính mạng nếu như ta phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy vậy, nếu như người bệnh chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài, đau dạ dày cấp có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường: 

– Trào ngược dạ dày thực quản: Bên cạnh những cơn đau thường xuyên, người bệnh có kèm triệu chứng trào ngược: ợ hơi, đầy bụng,… 

– Viêm dạ dày tá tràng: Niêm mạc dạ dày bị tổn hại trong thời gian dài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP xâm nhập và dẫn tới viêm loét. Người bệnh xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, hay là viêm loét bờ cong nhỏ. 

– Hẹp môn vị: Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng nôn mửa, đau nhức thường xuyên, cơ thể mệt mỏi. 

– Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc dạ dày tổn thương tương đối nặng, dẫn tới chảy máu dạ dày. Khi gặp phải tình huống này cần phải đến ngay cơ sở y tế để can thiệp đúng cách tránh nguy cơ tử vong. 

– Thủng dạ dày: Những vết loét niêm mạc do liên tục bị tấn công bởi acid dạ dày, vi khuẩn HP khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân gặp phải những cơn đau bụng dữ dội cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. 

– Ung thư dạ dày: Đây là kiểu biến chứng nguy hiểm nhất, theo số liệu của WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 800.000 người bệnh tử vong do ung thư dạ dày và lên đến 9% tổng số bệnh nhân bị dạ dày biến chứng sang căn bệnh nguy hiểm trên.

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Tình trạng bệnh dạ dày kéo dài tạo cơ hội cho các biến chứng nguy hiểm

2.4. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý dạ dày phổ biến

Khi phát hiện những triệu chứng đau dạ dày cấp và mạn kể trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của chuyên gia. Một số xét nghiệm có thể phải thực hiện như sau: 

– Khám lâm sàng: Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành hỏi về tiểu sự bệnh, triệu chứng, từ đấy có thể chẩn đoán tương đối mức độ nghiêm trọng của bệnh để tiến hành những xét nghiệm cần thiết.

– Nội soi dạ dày: Nội soi giúp xác định mức độ thương tổn của lớp niêm mạc dạ dày và vị trí dạ dày gặp tổn thương.

– Xét nghiệm phân: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định chính xác liệu nguyên nhân dẫn tới bệnh có phải do vi khuẩn hay không.

– Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán người bệnh liệu có dương tính với vi khuẩn Hp hay không, nhờ vậy sẽ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. 

– Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán sử dụng hình ảnh, trong đó người bệnh được được uống một lượng Bari vừa đủ, tiếp đó tiến hành chụp bằng tia X nhằm xác định được vị trí và mức độ tổn thương của niêm mạc. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện nội soi. 

– Test hơi thở: Hay còn gọi là thổi bong bóng Hp, phương pháp giúp xác định nguyên nhân gây bệnh có phải bởi vi khuẩn Hp hay không. 

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán mức độ tổn thương dạ dày

2.5. Tạo dựng thói quen sống để giảm các triệu chứng đau dạ dày cấp

Uống nước sau bữa ăn

Chờ từ nửa tới một giờ sau khi ăn rồi uống nước có thể làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu. Trái ngược với thói quen của đa số mọi người, uống nước trong bữa ăn có thể gây loãng acid dịch vị dạ dày và khiến tiêu hóa kém hiệu quả hơn. 

Chọn nước ấm sẽ tốt hơn cho dạ dày, lưu ý uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nếu không được cung cấp đủ nước, hệ tiêu hóa không thể bài thải hiệu quả tất cả chất thải tích tụ, gây nên táo bón, polyp…..

>>>> Tìm hiểu thêm: Sữa Ông Thọ Có Thể Sử Dụng Được Khi Đang Bị Đau Dạ Dày Hay Không?

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Nước lạnh có thể gây kích ứng nhẹ cho hệ thống tiêu hóa, làm chậm quá trình và thậm chí gây ra đau bụng nhẹ và triệu chứng đau dạ dày cấp khác.

Tránh thức ăn dầu mỡ cay nóng và chua

Tránh nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ cay nóng và chua vì các nhóm thức ăn đó sẽ khiến tăng sinh ra acid dịch vị làm trầm trọng thêm các vấn đề của dạ dày và đường ruột. Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm tốt như: Bột yến mạch, cơm, các loại trái cây, hoa quả, rau xanh, sữa chua…

Cách ăn mặc

Mặc quần áo rộng rãi cho vòng eo của bạn. Điều này có vẻ như là một thay đổi nhỏ, nhưng trên thực tế, những chiếc quần bó hay váy quá chật eo có thể ôm sát vào bụng bạn, gây áp lực lên thành bụng, gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang trong một bộ trang phục thoải mái trước khi bắt đầu một bữa ăn.

Nghỉ ngơi sau bữa ăn

Sau khi dùng bữa, chúng ta nên nghỉ ngơi trước khi thực hiện bất cứ hoạt động thể chất nào để thức ăn được tiêu hóa. Tập thể dục quá sớm sau khi ăn có thể gây gián đoạn quá trình tiêu hóa đang diễn ra nhằm cung cấp máu và năng lượng cho các cơ và phổi đang hoạt động. Sự gián đoạn này làm chậm hoạt động tiêu hóa và gây ra các triệu chứng đau dạ dày cấp. 

Ngồi thẳng lưng để nghỉ ngơi khoảng một giờ sau khi ăn xong, nếu là bữa ăn với rất nhiều dầu mỡ, bạn nên thậm chí đợi hai đến ba giờ để tiêu hoá trước khi vận động mạnh để quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định tránh bị đau dạ dày cấp.

Luyện tập thể dục đều đặn

Thể dục thường xuyên thúc đẩy trao đổi chất tốt hơn và giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, giúp cho việc đào thải chất cặn bã làm sạch ruột và tăng lưu lượng máu tới hệ tiêu hóa.

      TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY CẤP

Giữ vệ sinh cá nhân

Các vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn HP gây các triệu chứng đau dạ dày cấp lây lan chủ yếu bằng đường phân miệng hoặc từ thức ăn không vệ sinh, ôi thiu…. Do vậy việc giữ vệ sinh các nhân và môi trường sống xung quanh là tối cần thiết để hạn chế mầm bệnh có điều kiện phát triển. 

3. Kết luận

Như vậy, đối với các bệnh lý về hệ tiêu hóa và các triệu chứng đau dạ dày cấp chúng ta hoàn toàn có thể phòng bị và giảm thiểu chúng bằng cách thay đổi thói quen sống và chế độ ăn uống khoa học. Mặc dù các bệnh lý tiêu hóa một khi đã gặp phải thì cần có một thời gian trị liệu dài hơi, nhưng với việc tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với thói quen sinh hoạt hợp lí thì bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát và sẽ còn không gây quá nhiều nguy hại cho chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ chuyên gia uy tín giàu kinh nghiệm của SCURMA FIZZY tư vấn về các triệu chứng đau dạ dày cấp mà bạn gặp phải để được những lời khuyên hữu ích kịp thời nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091