Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Khi Bị Đau Dạ Dày Như Thế Nào

Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Khi Bị Đau Dạ Dày Như Thế Nào

Đau dạ dày là vấn đề nan giải, gặp nhiều và việc điều trị dứt điểm là khá khó khăn. Do vậy, việc phòng ngừa và điều trị sớm đau dạ dày sẽ giúp ngăn cản việc dạ dày bị tổn thương nặng hơn, ít ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Vậy triệu chứng và cách điều trị đau dạ dày như thế nào? Bạn đọc có thể theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về các vấn đề xung quanh đau dạ dày để nhận biết và điều trị kịp thời khi bị bệnh.

dau-da-day-nhu-the-nao-13

Triệu chứng và cách điều trị khi bị đau dạ dày như thế nào?

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh đau dạ dày như thế nào, bạn đọc cần biết dạ dày là bộ phận gì? Trong giải phẫu cấu tạo cơ thể, dạ dày nằm ở vùng ngang thắt lưng và cung sườn dưới. Dạ dày nằm trong hệ thống của đường tiêu hóa với chức năng co bóp, phân giải các thức ăn nhờ các dịch vị. Dạ dày giúp thức ăn được đưa từ thực quản xuống ruột non để hấp thụ dinh dưỡng, đảm bảo cho các chất dinh dưỡng được đưa tối ưu vào cơ thể. Nhờ đó đảm bảo cho cơ thể luôn đầy đủ năng lượng để có thể hoạt động trong thời gian dài.

Đau dạ dày không còn là bệnh lý gì xa lạ với mỗi người nữa. Tỷ lệ đau dạ dày ở các giai đoạn ngày một tăng và vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Các bạn có thể biết đau dạ dày là bệnh lý đau tại vùng dạ dày do sự tổn thương nào đó bên trong hay sự viêm, nhiễm khuẩn tại lớp niêm mạc dạ dày. 

Cơn đau kéo dài có thể khiến người bệnh bị cản trở trong mọi hoạt động, trì trệ và khó chịu, dễ cáu gắt. Do vậy, bạn đọc cần hiểu về đau dạ dày để phát hiện sớm hay có các phương pháp phòng ngừa bị bệnh.

dau-da-day-nhu-the-nao-1

Bệnh đau dạ dày là gì?

2. Triệu chứng khi bị đau dạ dày như thế nào?

Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp nhiều trở ngại để hoàn thành tốt các việc đang dang dở. Cảm giác đau có thể khiến họ cáu gắt, stress gây ra các hậu quả không mong muốn. Do vậy, bạn đọc vần nhận biết bệnh sớm để điều trị bệnh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Để nhận biết bệnh, bạn đọc cần biết triệu chứng đau dạ dày như thế nào?

Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp một số các triệu chứng sau:

  • Khi bắt đầu bị đau dạ dày, vị trí đau thường nằm ở vùng thượng vị dạ dày: ngay dưới xương ức và ngang xương sườn cuối. Thời điểm đau là vào lúc đói, trước bữa ăn.
  • Đau trước bữa ăn: tính chất cơn đau có thể nhẹ nhàng hay đau dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh.
  • Cảm giác khó tiêu, đầy bụng: người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn, ăn no nhanh dù chưa ăn được nhiều, bụng có cảm giác chứa khí, tức bụng. Điều này xảy ra do thức ăn từ thực quản được đưa xuống nhưng dạ dày bị tổn thương nên việc phân giải, tiêu hóa được xảy ra chậm và kém hơn bình thường. Cùng đó, thức ăn cũng có thể bị đẩy ngược theo đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày gây cảm giác buồn nôn.
  • Tình trạng ợ hơi, ợ chua: do sự khó tiêu, thức ăn không được phân hủy hết, tồn đọng trong hệ tiêu hóa bị vi khuẩn tại đó phân giải, lên men, sinh hơi. Cũng có thể do thức ăn khó tiêu trào ngược cùng các dịch vị dạ dày lên thực quả. Từ đó gây ra tình trạng chướng bụng khí, ợ hơi, ợ chua.
  • Bệnh nhân có thể sốt: biểu hiện đau dạ dày có thể kèm theo sốt nếu bệnh là do sự nhiễm khuẩn gây nên.
  • Đi ngoài phân có máu hay phân đen: bệnh lý đau dạ dày có thể gặp phải là viêm dạ dày ăn mòn. Lúc này niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều và sâu ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ gây chảy máu trong. Kèm theo phân có máu hay đen thì mùi của phân cũng rất khó chịu.
dau-da-day-nhu-the-nao-2

Triệu chứng khi bị đau dạ dày như thế nào?=

Dựa vào các triệu chứng trên, bạn đọc có thể nhận thấy đau dạ dày như thế nào để xác định bệnh. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể không gặp tất cả các triệu chứng trên mà chỉ có một hoặc một vài biểu hiện thể hiện rõ ràng. Khi gặp triệu chứng như trên, bạn đọc cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

>>>>>>>>> Đọc thêm: Đau Dạ Dày Và Các Biến Chứng Của Đau Dạ Dày 

3. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày xảy ra do nhiều yếu tố gây nên. Có thể kể ra một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Nguyên nhân đầu tiên có thể biết đến đó là về thời điểm ăn: Việc ăn uống không đúng thời gian, thời điểm xảy ra rất nhiều, nhất là khi xã hội ngày một phát triển. Công việc bề bộn hay việc ăn kiêng không đúng cách khiến cho con người dần quên đi việc cần thực hiện đủ chế độ ăn 3 bữa mỗi ngày và đúng thời gian. Không chỉ đó, thói quen dùng bữa một cách nhanh chóng, nhai không kỹ hay lo nghĩ khi ăn cũng khiến cho việc đau dạ dày càng trở nên nhanh đến với mỗi người hơn. 
  • Tiếp đến đó là về chế độ sinh hoạt: việc thức đêm quá khuya hay ngủ ngày quá nhiều không chỉ khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Việc thức khuya sẽ thúc đẩy việc hoạt động của các bơm proton, acid được sinh ra nhiều vào thời điểm bụng rỗng sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ và niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng: việc sử dụng các đồ ăn có vị cay lâu ngày và liên tục trong một thời gian dài sẽ kích thích khiến acid dịch vị được tăng tiết gây tổn thương dẫn đến đau dạ dày.
  • Gặp stress, lo lắng và căng thẳng kéo dài: xã hội ngày một hiện đại, vấn đề tâm lý này xảy ra càng nhiều. Các yếu tố này gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh tại khu vực đường tiêu hóa, điều này kéo dài sẽ khiến dạ dày bị tác động mạnh, bị đau và gây nên các hậu quả về sức khỏe không tốt.
  • Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích như cà phê,… sẽ khiến sức khỏe dạ dày bị ảnh hưởng, từ đó gây nên các cơn đau.
  • Đau dạ dày do các nguyên nhân ký sinh trùng: vi khuẩn, virus hay H. pylori: nguyên nhân này xảy ra chiếm tỷ lệ cao gây tổn thương tại dạ dày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm trong thời gian dài như Nsaids hay corticosteroid do tác dụng phụ của thuốc là gây ức chế enzym Cox 1 làm giảm sự tiết các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó gây nên các bệnh lý liên quan dẫn đến sự xuất hiện các tổn thương và các cơn đau.
  • Bệnh lý khác: các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,…
  • Nguyên nhân về sức đề kháng cơ thể: tuổi, tác gây nên sự suy giảm về các chức năng cơ quan, hệ miễn dịch. Do đó, dạ dày dễ bị tổn thương bởi bất kỳ nguyên nhân tác động nào. 
dau-da-day-nhu-the-nao-3

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Qua đây, bạn đọc chắc hẳn đã biết: Nguyên nhân đau dạ dày như thế nào? Từ đó, bạn đọc cần chú ý để phòng ngừa đau dạ dày sao cho đúng.

4. Khám đau dạ dày như thế nào?

Đau dạ dày khiến cho người bệnh bị đau đớn, khó chịu. Vậy cần thăm khám như thế nào khi bị đau dạ dày? Dưới đây là một số các phương pháp bác sĩ chuyên khoa cân nhắc lựa chọn để khám và xác định bệnh cho người bệnh:

  • Xét nghiệm máu: bệnh nhân sẽ được bác sĩ lấy mẫu máu để xét nghiệm, tìm kiếm sự có mặt của các kháng thể chống virus và phân biệt với bệnh lý khác.
  • Nội soi: Quá trình nội soi được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa với các thiết bị sử dụng hiện đại, đòi hỏi kỹ năng, sự chuyên nghiệp. Nhờ thiết bị đó, bác sĩ kiểm tra được tổn thương tại dạ dày và lấy mẫu sinh thiết tại đó để xét nghiệm để đưa ra các kết luận bệnh lý chính xác.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn từ bệnh phẩm phân: mẫu bệnh phẩm được lấy ra, kiểm tra bằng mắt xem dính máu hay không và xác định sự có mặt của một số vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm xác định vi khuẩn qua đường hô hấp: bệnh nhân được uống nước, trong môi trường nước, vi khuẩn gây bệnh dạ dày dày H. pylori bị phân giải. Quá trình kiểm tra sự có mặt của cacbon phóng xạ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn này hay không.
  • Chụp X – quang: Phương pháp này được áp dụng khá nhiều cho các chẩn đoán ban đầu. Người bệnh sẽ được sử dụng một loại dung dịch cản quang, căn đủ thời gian để dung dịch xuống tới dạ dày, bác sĩ sẽ chụp X-Quang dạ dày. Qua đó, kiểm tra mức độ tổn thương thương và xác định các nguyên nhân gây đau.

>>>> Xem thêm: Xét nghiệm máu Hp có chính xác không? Các phương pháp dùng xét nghiệm Hp hiện nay

dau-da-day-nhu-the-nao-4

Khám đau dạ dày như thế nào?

Để xác định bệnh một cách chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và chẩn đoán. Từ đó, các bác sĩ kê đơn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

5. Cách điều trị khi bị dạ dày như thế nào?

Gặp các triệu chứng của bệnh, bạn đọc nên tới bác sĩ để được chẩn đoán xác định chính xác. Cùng đó bạn đọc cũng cần biết cách điều trị khi bị đau dạ dày như thế nào? Thường sử dụng là một số phương pháp sau đây:

5.1. Điều trị đau dạ dày theo dân gian

Theo dân gian có rất nhiều phương pháp được áp dụng để giảm đau dạ dày do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp thường được dân gian ta sử dụng:

  • Điều trị đau dạ dày sử dụng liệu pháp có mật ong.

Mật ong chắc hẳn là một loại thực phẩm không còn xa lạ với mỗi người. Vậy, mật ong có tác dụng trong điều trị đau dạ dày như thế nào? Mật ong có vị ngọt, chứa nhiều đường tự nhiên với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm – tác dụng giúp dân gian ta tin tưởng và lựa chọn sử dụng để hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Liệu pháp này được tuần tự thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một lượng mật ong nguyên chất, nước sôi ấm.

Bước 2: Cho vào cốc khoảng 50 ml nước sôi ấm khoảng 1-2 thìa nhỏ mật ong, khuấy đều.

Để tác dụng của mật ong đạt hiệu quả, người bệnh nên sử dụng thức uống vào các buổi sáng sau khi ngủ dậy.

dau-da-day-nhu-the-nao-5

Sử dụng mật ong để điều trị đau dạ dày

  • Sử dụng tinh bột nghệ giảm đau dạ dày.

Tinh bột nghệ có tác dụng trong điều trị đau dạ dày như thế nào? có khả năng làm lành các vết thương tổn nhanh chóng, thúc đẩy sự tái tạo tại đó nhanh chóng. Cùng đó, tinh bột nghệ cũng giúp giảm lượng acid tiết ra tại dạ dày, từ đó giảm việc thương tổn hỗ trợ trong việc điều trị đau dạ dày. Phương pháp được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2-3 thìa nhỏ tinh bột nghệ, nước ấm.

Bước 2: Cho tinh bột nghệ và nước ấm khoảng 40-50ml

Nước tinh bột nghệ sử dụng mỗi ngày một lần và sau bữa ăn.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Lúc Nào Nên Uống Nghệ Mật Ong Khi Bị Đau Dạ Dày

dau-da-day-nhu-the-nao-6

Sử dụng tinh bột nghệ giảm đau dạ dày

  • Sử dụng nước dừa bánh tẻ giảm đau dạ dày.

Trong ngày hè nóng bức, nước dừa được coi như một thức uống giải khát. Công dụng của nước dừa với bệnh lý đau dạ dày như thế nào mà lại được dân gian ta tin tưởng lựa chọn? Nước dừa có chứa các vitamin và khoáng chất, nước khi vào dạ dày sẽ giúp acid dịch vị bị loãng hơn, tăng pH tại đó, giảm sự tấn công gây nên các vết thương tổn tại niêm mạc. Do đó, đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, uống nước dừa thường xuyên là một hành động nên làm mỗi ngày để giảm triệu chứng. Để có một cốc nước dừa bổ dưỡng, bạn đọc có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn quả dừa bánh tẻ, nhiều nước.

Bước 2: Lấy nước chia ra uống trong ngày. Cùng đó cạo lấy lớp cùi để ăn kèm.

Với phương pháp này, bạn đọc có thể sử dụng phối hợp tinh bột nghệ hòa kèm để tăng tác dụng trong quá trình điều trị bệnh.

dau-da-day-nhu-the-nao-7

Sử dụng nước dừa bánh tẻ giảm đau dạ dày

  • Sử dụng quả chuối hột giảm đau dạ dày.

Chuối hột là loại quả dễ tìm kiếm trong đời sống thường ngày. Từ lâu đời, dân gian ta đã sử dụng chuối hột để giảm các triệu chứng khi bị đau dạ dày. Ngoài ra, trong chuối hột còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất, tăng lượng lợi khuẩn giúp cho vùng dạ dày nhanh chóng hồi phục các tổn thương. Cách chế biến chuối hột điều trị đau dạ dày như sau:

Bước 1: Chuối hột đã lột vỏ, thái nhỏ thành các lát mỏng.

Bước 2: Các lát cần được phơi trong bóng râm đến khô, đem nghiền tạo bột khô để lọ kín.

Bước 3: Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 thìa to pha trong 200ml nước ấm.

 

dau-da-day-nhu-the-nao-8

Sử dụng quả chuối hột giảm đau dạ dày

Phương pháp này sử dụng thường xuyên, kéo dài mỗi ngày. Sử dụng liên tục một tuần , việc giảm triệu chứng đau dạ dày diễn ra rất tốt. Tuy nhiên, nước bột chuối hột xanh khá chát và khó uống khi sử dụng. Do đó, người bệnh có thể sử dụng mật ong kèm theo để giảm vị chát, tăng vị ngọt, giúp nước dễ uống hơn.

  • Sử dụng nước nha đam điều trị đau dạ dày.

Các nhánh nha đam được sử dụng nhiều trong công cuộc làm đẹp của phụ nữ. Ngoài ra, một tác dụng đặc biệt khác của nó là khả năng hỗ trợ giảm đau dạ dày. Phần thịt bên trong nha dam có khả năng ngăn cản việc tạo các pepsinogen gây hại cho dạ dày và giảm sự tiết acid từ các bơm proton. Với công dụng trên, nha đam được chế biến giảm đau dạ dày như thế nào? Thực hiện phương pháp tuần tự theo các công đoạn như sau:

Bước 1: Chọn nha đam có nhiều thịt, rửa sạch.

Bước 2: Thái bỏ lớp vỏ và ngâm lớp thịt trong nước muối từ 10-15 phút.

Bước 3: Lấy lớp thịt ra thái nhỏ thành các hạt nhỏ.

Bước 4: Đun sôi nước và cho nha đam vào nấu từ 5-7 phút. Lưu ý tỷ lệ nha đam và nước nấu là 1g: 10ml.

Phương pháp nước nha đam nên sử dụng hàng ngày để hiệu quả hỗ trợ điều trị đau dạ dày tốt nhất.

dau-da-day-nhu-the-nao-9

Sử dụng nước nha đam điều trị đau dạ dày

  • Sử dụng trứng gà lá mơ điều trị đau dạ dày.

Lá mơ được dân gian ta biết tới là một loại lá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm khó tiêu hiệu quả. Ngoài ra, lá mơ còn có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh lý tại dạ dày. Do vậy. từ xa xưa, dân gian ta đã biết tác dụng của lá và sử dụng cho các trường hợp đau dạ dày với nhiều nguyên nhân. Thêm đó là sự kết hợp của trứng gà chứa các kháng thể chống lại sự viêm nhiễm do vi khuẩn và ngăn cản sự tác động của vi khuẩn H. pylori tới chất bảo vệ dạ dày. Biện pháp này được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 2 lớp lá chuối vừa kích thước chảo, 2-3 quả trứng gà và 40gam lá mơ, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Băm lá mơ cho thật nhỏ, bỏ vào bát và thêm trứng gà vào trộn đều, nêm thêm một một số loại gia vị.

Bước 3: Cho chảo lên bếp, để hơi nóng, đặt một lá chuối đã khô lên và đổ hỗn hợp trên vào, để vài phút, lấy lá chuối còn lại úp vào mặt trên, sau đó lật trứng.

Bước 4: Khi trứng gà lá mơ chín đều, tắt bếp và lấy ra sử dụng.

dau-da-day-nhu-the-nao-10

Sử dụng trứng gà lá mơ điều trị đau dạ dày

Phương pháp này không cần sử dụng dầu, vừa giảm độ chán, vừa kích thích ăn uống trong khi sử dụng. Người bệnh nên ăn thực phẩm tuần 2-3 lần để đạt hiệu quả điều trị.

Trên đây là một số phương pháp được dân gian ta sử dụng để giảm các triệu chứng đau dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp này đều là phương thức sử dụng theo kinh nghiệm và truyền tai mọi người, chưa có các nghiên cứu đánh giá, chứng minh tác dụng của nó. Do vậy, khi lựa chọn sử dụng, bạn đọc cần cân nhắc một cách cẩn trọng. 

>>>>>> Tham khảo thêm: TOP 12 MẸO CHỮA ĐAU DẠ DÀY LƯU TRUYỀN TRONG DÂN GIAN

5.2. Điều trị đau dạ dày có sử dụng các loại thuốc Tây

Trong thời điểm hiện đại, việc sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng và điều trị các bệnh lý về dạ dày được áp dụng nhiều. Do có bằng chứng nghiên cứu và chứng minh của khoa học nên thuốc được các bác sĩ tin dùng và đảm bảo hiệu quả trong điều trị. Vậy, sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày như thế nào để hiệu quả đạt được tốt nhất. Sau đây là một số thuốc không kê đơn bạn đọc có thể sử dụng:

Một số thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giảm đau: 

Trong trường hợp, người bệnh bị đau dạ dày dữ dội, việc sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với nhóm thuốc giảm đau Nsaids: ibuprofen, aspirin, … sử dụng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày. Do đó, khi sử dụng loại thuốc này, bạn đọc cần cân nhắc sử dụng ngắn ngày, hoặc đổi thuốc sang dùng paracetamol để giảm đau mà không gây tác động dạ dày,…

  • Thuốc chống nôn:

Thuốc được sử dụng nếu người bệnh nôn nhiều. Thuốc được dùng có thể là Pepto Bismol kèm theo việc bổ sung nước và muối khoáng phòng mất dịch.

  • Thuốc giảm đầy hơi:

Đau dạ dày gây ra hiện tượng chướng khí, khó tiêu khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và chán ăn. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đó. Một số thuốc được sử dụng tại đây là những thuốc có mang thành phần hoạt chất là simethicon.

dau-da-day-nhu-the-nao-1

Điều trị đau dạ dày với thuốc

Và một số thuốc điều trị bệnh lý về dạ dày:

  • Thuốc kháng acid hay còn có tên gọi khác là antacid:

Thuốc được đưa làm dạ dày, trung hòa acid HCl tại đó, nhờ vậy làm tăng pH, giảm các yếu tố tấn công vào niêm mạc dạ dày. Tác dụng của thuốc được giúp người bệnh giảm đau dạ dày nhanh chóng nhưng kéo dài không lâu. Một số thuốc được sử dụng như: Maalox,… Tuy nhiên, các hoạt chất trong thuốc có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Do vậy, cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn chế phẩm trước khi sử dụng. 

  • Thuốc ức chế bơm H+/K+ ATPase: 

Hoạt chất thuộc nhóm này bao gồm: omeprazol, lansoprazol,…Thuốc được sử dụng để ức chế không hồi phục sự tiết acid quá nhiều của các bơm proton, yếu tố tấn công dạ dày. Từ đó, các tổn thương tại dạ dày ít bị tác động và nhanh chóng được phục hồi.

  • Thuốc kháng receptor H2- histamin: 

Thuốc có tác dụng cạnh tranh với histamin trên receptor H2, từ đó ức chế sự bài tiết acid do tăng các histamin. Thuốc được sử dụng bao gồm: cimetidin, famotidin,…

  • Thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày:

Nhóm thuốc này bao gồm: sucralfat, bismuth,… có khả năng tăng tiết chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, tăng pH tại dạ dày và có khả năng chống lại vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, thuốc nhóm sucralfat thì có khả năng gây táo bón và thuốc nhóm bismuth dùng lâu có thể gây suy nhược thần kinh trung ương, do đó việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng là điều hết sức cần thiết.

  • Thuốc kháng sinh: 

Đối với sự nhiễm khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là vô cùng cần thiết. Đối với người bị tổn thương dạ dày do vi khuẩn H. pylori cần tuân thủ phác đồ điều trị hai kháng sinh kết hợp nhóm ức chế bơm proton. Thuốc sử dụng kéo dài trong thời gian từ 7-14 ngày để hiệu quả đạt được trong điều trị là tốt nhất.

dau-da-day-nhu-the-nao-12

Điều trị đau dạ dày với thuốc

Trên đây là một số phương pháp để điều trị khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên, vấn đề điều trị đau dạ dày như thế nào vẫn nên được tư vấn và kê đơn dưới sự chẩn đoán xác định của bác sĩ.

6. Thay đổi chế độ ăn khi bị đau dạ dày như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay dân gian, việc thay đổi chế độ ăn là khá cần thiết. Vậy cân thay đổi khi bị đau dạ dày như thế nào

  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, có thể chia thành các bữa ăn nhỏ.
  • Chú ý khi ăn nên ăn từ từ, nhai kỹ.
  • Thức ăn mềm, được nấu chín và kĩ vừa do nếu nấu chín quá đồ ăn có thể bị mất chất dinh dưỡng
  • Không sử dụng các chất cay, nóng liên tục.
  • Ăn một số loại rau xanh như: cải chíp, một số loại đỗ.
  • Sử dụng một số nước trái cây như chuối, táo,…
  • Tránh sử dụng các đồ ăn nhanh.

>>>>>>> Đọc thêm: Bị Dạ Dày Nên Ăn Gì Là Tốt, Giải Đáp Thắc Mắc Cùng Các Chuyên Gia

7. Lưu ý về sinh hoạt khi bị đau dạ dày như thế nào?

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn, việc thay đổi để có một lối sống sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết với người đang gặp các triệu chứng của đau dạ dày:

  • Giấc ngủ: đủ 8 tiếng mỗi ngày, trước 10 giờ tối và thức dậy trước 5 giờ sáng.
  • Hạn chế việc thức đêm hay ngủ ngày quá nhiều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, thường xuyên: sáng và chiều tối khoảng 10-15 phút mỗi lần. 
  • Tránh căng thẳng, lo âu hay stress dài ngày hay lặp lại quá nhiều. Nếu gặp các vấn đề tâm lý trên người bệnh có thể chia sẻ hay thực hiện một việc nào đó giúp bản thân được giải tỏa. 
  • Giữ tâm lý luôn ổn định, không tiêu cực hay buồn bã.
  • Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau hay chống viêm như Nsaids hay corticosteroid, cần chú ý sử dụng ngắn ngày. Trong trường hợp bắt buộc dùng dài ngày nên phối hợp sử dụng thêm các hoạt chất bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên,để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn và lựa chọn các sản phẩm điều trị phù hợp, ít gây tác dụng phụ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá hay cà phê,… 
  • Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ để tránh các nhiễm khuẩn gây đau dạ dày.
  • Ngoài ra, với nguyên nhân gây đau dạ dày do vi khuẩn H. pylori, người bệnh cần chú ý vi khuẩn có thể lây sang người khác qua đường nước bọt. Do đó, người bệnh cần để ý các hoạt động vệ sinh của bản thân.

Như vậy, qua bài viết, bạn đọc có thể đã hiểu hơn về vấn đề đau dạ dày như thế nào. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau dạ dày, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị tốt nhất, phòng ngừa các nguy cơ về sau. Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để hạn chế các biến chứng nguy hiểm bằng những tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay tới từ các chuyên gia, các bác sĩ, dược sĩ.

VẠN LIỀU THUỐC BỔ KHÔNG BẰNG MỘT DẠ DÀY KHỎE MẠNH 

scur4

Viên sủi SCURMA FIZZY

Viên sủi SCURMA FIZZY dứt điểm dạ dày trào ngược, viêm loét, khuẩn HP,…

30 phút – Giảm ngay lập tức các cơn đau vùng thượng vị thắt quặn, ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày – thực quả

30 ngày – Các vết loét được làm lành, chống viêm dạ dày, sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày bị ức chế

Tăng sản sinh chất nhày Muccin nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm

Đừng lãng phí thêm 1 giây nào để đắn đo, chần chừ suy nghĩ nữa! 1 giây chần chừ, dạ dày đau thêm 1 giây

Viên sủi DẠ DÀY SCURMA FIZZY – Biện pháp để có một dạ dày khỏe mạnh.

————

Đặt mua ngay sản phẩm SCurma Fizzy để chăm sóc sức khỏe một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091