Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu Và Các Vấn Đề Về Ung Thư Dạ Dày

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu Và Các Vấn Đề Về Ung Thư Dạ Dày

Hôm nay Scurma Fizzy chúng tôi cùng với Bác sĩ chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa Võ Thị Thùy Trang giải đáp những vấn đề ung thư dạ dày như nguyên nhân ung thư dạ dày, dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn đầu, các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa ung thư. Ung thư dạ dày là căn bệnh khó nhận biết và nguy hiểm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu  tuyệt đối không nên bỏ qua.

1. Giới thiệu về bác sĩ Võ Thị Thùy Trang

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-1

Sản phẩm hỗ trợ cho người ung thư dạ dày Scurma Fizzy

Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang đang công tác tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng là bác sĩ chuyên khoa I Nội soi tiêu hóa với gần 20 năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp Đại học y Huế chính quy, Đào tạo Nội soi tiêu hóa nâng cao và can thiệp tại trung tâm Nội soi Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế với chuyên gia Nội soi tiêu hóa đến từ Nhật bản , là thành viên của Hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam

2. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu –Tổng quan và định nghĩa ung thư dạ dày

Hiện nay trên thế giới đã phát hiện hơn 100  loại ung thư khác nhau trong đó ung thư dạ dày rất phổ biến. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới đứng thứ 3 và ở nữ giới đúng thứ 4. Ở Việt Nam theo thống kê năm 2018 số lượng ca ung thư dạ dày mắc mới là 17. 527 chiếm 10. 6% số ca mắc mới trong đó tỉ lệ tử vong là 10. 4% đứng sau ung thư phổi

Mặc dù đây là căn bệnh ác tính có tỉ lệ tử vong cao tuy nhiên nếu phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu cũng có khả năng điều trị khỏi hãy cùng Scurma Fizzy hiểu hơn về ung thư dạ dày qua những chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa “Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày tăng sinh bất thường mất kiểm soát tạo ra các tổn  thương ung thư hoặc các khối u ác tính. Lúc đầu các tổn thương này khu trú tại dạ dày về sau xâm lấn vào các cơ quan lân cận cuối cùng di căn đi khắp cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến tử vong”

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-2

Hình ảnh ung thư dạ dày

Các giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu): Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư dần hình thành trên lớp niêm mạc ở thành dạ dày có thể đã di căn hoặc chưa di căn do đó việc sàng lọc phát hiện bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu có giá trị cao quyết định hiệu quả điều trị và sự sống còn của người bệnh
  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này được chia thành 2 giai đoạn nhỏ, giai đoạn 1A các tế bào ung thư dạ dày vẫn còn ở trong niêm mạc dạ dày nhưng đã xâm lấn tới lớp thứ 2 lớp thứ 3 của thành dạ dày chưa lây lan tới hạch bạch huyết. Giai đoạn 1B là khi khối u vẫn còn nằm trong niêm mạc dạ dày nhưng đã xâm lấn tới lớp  dưới niêm mạc dạ dày. một số tế bào ung thư có thể ở 1 hay 2 hạch bạch huyết gần đó, số lương mạch bạch huyết bị lây không quá 6. 
  • Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn 2 ung thư vẫn nằm trong niêm mạc dạ dày những tế bào ung thư đã lan tới 3-7 hạch bạch huyết gần đó. Có trường hợp ung thư đã phát triển thành lớp cơ của thành dạ dày và tế bào ung thư đã lan ra 1 hoặc 2 hạch bạch huyết gần đó. 
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết và các cơ quan gần như đại tràng, lách, gan. 
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày Lúc này tế bào ung thư đã lan ra các cơ quan và ít nhất 1 hạch bạch huyết và đã di căn tới các cơ quan xa hơn như phổi, não, xương. . 

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là lúc những tế bào ung thư chỉ mới bắt đầu xuất hiện, còn nằm ở lớp dưới niêm mạc. Kích thước khối u trong giai đoạn bày thường nhỏ khoảng vài mm đếm 7cm. Ở giai đoạn này triệu chứng rất khó nhận biết và khối u ít ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Do vậy cần phải nắm rõ những biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn đầu để điều trị kịp thời. 

3. Dấu hiệu điển hình giai đoạn sớm của ung thư dạ dày 

Giải đáp cho thắc mắc “Những biểu hiện lâm sàng ở ung thư giai đoạn sớm”. Bác sĩ đã nói rằng Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không có biểu hiện hoặc có triệu chứng mà không có rõ ràng, có một số dấu hiệu để cảnh báo ung thư dạ dày thường gặp ví dụ như: đau bụng một cách bất thường, đau bụng không thuyên giảm dù đã dùng thuốc, đầy bụng khó chịu sau ăn, ợ nóng, sụt cân, thiếu máu, đi cầu phân đen hoặc có lẫn cả máu” Khi có những dấu hiệu trên chúng ta phải đến bác sĩ để thăm khám, không nên chủ quan bỏ qua, nếu muốn bệnh được phát hiện sớm tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ. 

 Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu khá âm thầm và dễ nhầm lẫn  với các bệnh lý dạ dày thường gặp vì vậy Scurma Fizzy chúng tôi sẽ tổng hợp cụ thể, chi tiết hơn về các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày để bạn đọc nắm rõ hơn và đi kiểm tra khi có một trong các biểu hiện sau
Chướng bụng, đầy hơi: Triệu chứng này xuất hiện sau khi ăn thường kèm theo buồn nôn, đây là triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu.
Chán ăn, ăn không ngon:Triệu chứng này thường đi kèm với biểu hiện khó nuốt và cảm giác nghẹn ở cổ.
Sụt cân đột ngột: Đây là triệu chứng cơ bản và dễ nhận biết nhất trong ung thư dạ dày. Thường có thể giảm 15% khối lượng cơ thể trong vòng 3 tháng
Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng kèm với cảm giác khó chịu đau âm ỉ ở dạ dày triệu chứng này rất giống với bệnh lý dạ dày nhưng không được coi thường.
Đau bụng: Thường xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị lúc đầu là đau từng cơn càng lâu thì càng trầm trọng đau liên tục dù uống thuốc cũng không thuyên giảm
Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là những biểu hiện như nôn ra máu, đi cầu phân đen hoặc lẫn máu tươi. . những biểu hiện này rất giống với viêm loét dạ dày, đại tràng tuy nhiên cũng nên suy nghĩ tới ung thư dạ dày bạn cần tới bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. 

>>> Xem thêm Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

4. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu –  Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang nói rằng “Nguyên nhân thường gặp  tổn thương tiền ung thư (viêm teo dạ dày, dị sản ruột.. )vi khuẩn Helicobacter pylori, yếu tố di truyền, người béo phì, Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tuổi tác, người sau phẫu thuật dạ dày
Nguyên nhân của ung thư dạ dày là đa yếu tố, mặc dù nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là được coi là nguyên nhân chính. Nhiễm H pylori rất phổ biến người ta ước tính rằng ít nhất 50% người lớn trên toàn thế giới có sự lây nhiễm.

4.1 Chế độ ăn uống

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-3

Chế độ ăn uống không hợp lý,béo phì nguy cơ ung thư dạ dày

Chế độ ăn mặn, ăn nhiều muối sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới / Viện Hoa Kỳ cho Nghiên cứu Ung thư (WCRF / AICR) đã kết luận rằng “Muối, và cả những thực phẩm được bảo quản bằng muối, có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày”muối đề xuất như một yếu tố nguy cơ cho cả hai. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lượng muối ăn vào nhiều hơn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày 22%. Muối tăng nguy cơ ung thư dạ dày do tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, kích thích hoạt động của HP  dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngoài ra, một số cách nấu ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như nướng thịt, quay, nướng, dưa muối, cà muối, mắm tất cả đều thực phẩm này làm tạo thành các hợp chất N-nitroso  đây là một loại đạm giáng hóa gây ung thư dạ dày.
Ăn ít trái cây và rau quả
WCRF / AICR năm 2007 nhận xét rằng: “Các loại rau không chứa tinh bột, bao gồm đặc biệt là rau allium, cũng như trái cây có thể bảo vệ chống lại bệnh dạ dày ung thư “Trong báo cáo này, lượng allium tiêu thụ 50g / ngày rau có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ ung thư dạ dày, một. Vì trái cây và rau quả là những nguồn giàu vitamin C, folate, carotenoid và chất  phytochemical, có thể ức chế chất sinh ung thư bằng cách điều chỉnh các enzym chuyển hóa xenobiotic. 

Thói quen ăn nhanh khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do thức ăn không được nhai kỹ khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, lượng emzym tiết ra không kịp tiêu hóa thức ăn gây ra ứ trệ, dạ dày tăng tiết axit lâu ngày gây ra viêm dạ dày yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày giai đoạn đầu

4.2 Uống rượu bia

Một nguyên nhân khá phổ biến gây ung thư dạ dày là uống quá nhiều rượu bia gây tổn thương niêm mạc thành dạ dày dẫn đến các bệnh dạ dày làm tăng yếu tố nguy cơ , vấn đề này kéo dài có thể gây ung thư. 

4.3 Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-4

Vi khuẩn Helicobacter pylori nguyên nhân hàng đầu ung thư dạ dày

Hầu như những ung thư dạ dày  80% có nguồn gốc của HP do đó HP là yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư dạ dày. Việc nhiễm HP chuyển qua ung thư dạ dày còn phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan như chế độ ăn, cơ địa, độc tính của chủng vi khuẩn. 

Theo Tổ chức Ung thư Quốc tế vi khuẩn HP là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo nếu không có HP thì tỉ lệ ung thư dạ dày giảm. Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua việc ăn uống chung bát đĩa, ly cốc.

>>> Đọc thêm bài viết Nhiễm khuẩn h pylori có gây nguy hiểm không?

4.4 Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ

Trên thực tế rất ít người có thói quen khám sức khỏe định kỳ, việc khám sức khỏe định kỳ có tầm quan trọng trong việc phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu và phòng ngừa ung thư dạ dày ngay từ khi phát hiện các bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm teo dạ dày để tránh chuyển qua ung thư.

4.5 Yếu tố di truyền

Tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày do yếu tố di truyền tương đối cao, vì vậy nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư dạ dày thì chúng ta cần đi kiểm tra tầm soát ung thư sớm để ung thư dạ dày giai đoạn đầu tránh để kéo dài tới giai đoạn muộn. 

4.6 Tổn thương tiền ung thư

Theo như Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang đã chia sẻ trong chương trình “ Những người bị viêm dạ dày mạn tính tái đi tái lại nhiều lần nếu không điều trị triệt để lâu  ngày sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày,viêm dạ dày mạn tính chuyển sản ruột, dị sản ruột, vì vậy khi đã mắc những bệnh khác liên quan đến dạ dày cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra dạ dày phòng ung thư

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-5

Viêm loét dạ dày mạn tính yếu tố tiền ung thư cần được quan tâm

4.7 Béo phì

Béo phì
Béo phì là một vấn đề ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại và có liên quan đến một loạt bệnh, bao gồm ung thư dạ dày tim. Những người có chỉ số BMI từ 30 đến 35 có gấp 2 lần so với  những người có chỉ số BMI là > 40 có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 3 lần. Béo bụng có thể trực tiếp gây ra  hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một yếu tố nguy cơ đối với ung thư dạ dày.
Hoạt động thể chất
Một phân tích tổng hợp được công bố gần đây cho thấy 21% giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở  những các nhân tích cực hoạt động.

4.8 Do nhóm máu

Trong chương trình Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang chia sẻ “ Những người nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so các nhóm máu khác
Hội Ung thư Mỹ cho rằng những người có nhóm máu A có thể có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn. Nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2017 trên  PLOS One cho biết những người có nhóm máu A tăng 26% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người mang nhóm máu O và B. 

4.9 Tuổi tác- Giới tính

Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tăng dần với độ tuổi. Trong số các trường hợp được chẩn đoán từ năm 2005 đến năm 2009 trong Hoa Kỳ, khoảng 1% các trường hợp xảy ra trong độ tuổi từ 20 đến 34 tuổi, trong khi 29% xảy ra ở tuổi 75-84. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam cao hơn nữ có thể nghề nghiệp và môi trường đóng góp vào nguy cơ gây bệnh. 

4.10 Hút thuốc lá

Khi nhắc đến thuốc lá chắc ai cũng nghĩ tới ung thư phổi nhưng thực tế cũng là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Trong thuốc lá có hơn 200 chất độc hại trong đó có nicotine chứa hàm lượng lớn, chất này phá hủy hệ tiêu hóa , kích thích tiết cortisol. Cortisol tăng sản xuất axit dạ dày và pepsin khiến niêm mạc dạ dày tổn thương, làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày giảm quá trình tiết chất nhầy bảo vệ tăng nguy cơ các bệnh viêm loét dạ dày.
Vì vậy việc hút thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày nếu có kèm theo nhiễm HP thì khả năng ung thư dạ dày sẽ cao. 

4.11 Từng phẫu thuật dạ dày

Đối với những người từng phẫu thuật dạ dày hoặc cắt bỏ 1 phần dạ dày có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, do đó cần khám định kỳ kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện ngay bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Nếu bạn thuộc  vào đối tượng cần tầm soát ung thư thì cần đến bệnh viện để được tư vấn và thực hiện tầm soát để tìm ra  ung thư dạ dày giai đoạn đầu (giai đoạn sớm). Bác sĩ Thùy Trang phát biểu “ Phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn 10-15 %”

5.Tầm soát ung thư dạ dày- Giúp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu

5.1 Tầm soát ung thư dạ dày là gì

Tầm soát ung thư dạ dày là việc thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các tế bào ung thư dạ dày hoặc các khối u có kích thước rất nhỏ ngay cả khi chưa biểu hiện triệu chứng. Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày giai đoạn đầu có tầm quan trọng nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tầm soát ung thư dạ dày giúp người dân có ý thức phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.

5.2 Các phương pháp tầm soát để phát hiện  sớm ung thư dạ dày giai đoạn đầu. 

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang  “Hiện nay phương pháp quan trọng nhất để tầm soát và phát hiện sớm ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm đó là nội soi, nội soi bằng hệ thống hiện đại ( nội soi ánh sáng  màu, nội soi nhuộm màu, nội soi phóng đại từ đó phát hiện tổn thương nghi ngờ. Bác sĩ nội soi sẽ sinh thiết các mẫu nghi ngờ làm xét nghiệm mô bệnh học  để biết tổn thương bản chất như thế nào từ đó tìm ra phương pháp phù hợp nhất”

Khám lâm sàng để tầm soát ung thư dạ dày dễ dàng hơn

Là phương pháp khi bạn đến khám với bác sĩ chuyên khoa ung bướu bác sĩ sẽ khai thác thông tin nắm được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bạn và gia đình lối sống sinh hoạt, các dấu hiệu bất thường. việc này giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để phát hiện dấu hiệu của ung thư

Tầm soát bằng phương pháp xét nghiệm máu
Phương pháp tầm soát  ung thư dạ dày bằng cách xét nghiệm có độ chính xác cao nhất hiện nay. Xét nghiệm máu hay còn biết đến với cái tên là tìm dấu ấn ung thư dạ dày ( marker ung thư dạ dày) là một phương pháp quan trọng khi thực hiện tầm soát ung thư. Xét nghiệm này sẽ phát hiện các tế bào xâm nhập vào các mô do đó phát hiện sớm để ngăn chặn
Phương pháp FNA
Với phương pháp này bác sĩ dùng chiếc kim chuyên dụng gắn vào ống tiêm, họ sẽ lấy các tế bào quanh khu vực hoặc cơ quan nghi ngờ bị ung thư để thực hiện đánh giá.
Xét nghiệm dịch cơ thể
Các dịch cơ thể thường được lấy làm xét nghiệm như, máu, đờm, nước tiểu, dịch não tủy, dịch khoang bụng, dịch phổi. . những dịch này được lấy ở đâu thì phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơ thể bạn có tế bào ung thư thông qua phương pháp này sẽ phát hiện ngay điểm bất thường.

Tầm soát bằng nội soi dạ dày

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-6

Tầm soát bằng phương pháp nội soi

Đây là phương pháp quan trọng trong tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nội soi sẽ phát hiện ra những tổn thương trong dạ dày như viêm, loét, polyp. . . Những trường hợp nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để đánh giá chính xác bệnh. Nội soi dạ dày giúp quan sát toàn bộ dạ dày tá tràng thông qua ống nội soi mềm có gắn camera. Có 3 phương pháp nội soi đang được áp ở nhiều cơ sở y tế. 

  • Nội soi dạ dày thường: Đây là hình thức nội soi không gây mê, ở phương pháp này người bệnh thường thấy khó chịu, buồn nôn, đau rát họng. 
  • Một soi dạ dày gây mê: Phương pháp này được nhiều người sử dụng do không xảy ra những khó chịu như phương pháp nội soi thường. Thuốc mê chỉ tác dụng trong quá trình nội soi
  • Nội soi đường mũi: Đây là một trong các phương pháp nội soi mới vô cùng hiệu quả mà lại rất an toàn. Bác sĩ đưa một ống nội soi đã xịt tê luồn vào đường mũi ống nội soi không chạm lưỡi gà và vòm khẩu cái nên sẽ không có cảm giác khó chịu. Phương pháp này không dùng thuốc mê người bệnh tỉnh táo và quan sát được quá trình nội soi.

Tầm soát bằng chẩn đoán X-quang

Chụp X quang có thể phát hiện được các tế bào ung thư lấp trong lớp niêm mạc hoặc lớp màng nhầy. Ở những giai đoạn cuối của ung thư dạ dày việc chụp x quang giúp biết được mối quan hệ giữa mức độ xâm lấn với các loại hình ung thư dạ dày. 

Tầm soát bằng phương pháp chụp CT

Chụp CT là phương pháp thể hiện được rõ nét phạm vị phát triển của tế bào ung thư và mức độ xâm lấn của chúng. Bệnh ung thư giai đoạn giữa và cuối dùng phương pháp này để phán đoán sự di căn của tế bào ung thư. Phương pháp này có ưu điểm hình ảnh 3 chiều  rõ nét phục vụ cho việc chẩn đoán tốt hơn.

Tầm soát bằng sinh thiết

Đây là phương pháp tầm soát ung thư chính xác nhất hiện nay có thể lên tới 95%. Ở phương pháp này các kỹ thuật viên dùng những dụng cụ chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy mảnh nhỏ tế bào ở nơi có tổn thương sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết là việc cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không, mức độ viêm loét dạ dày và có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori không. 

6. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu – Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Bác sĩ  Thùy Trang đã chia sẻ “Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu( giai đoạn sớm) làm phẫu tích cắt hớt niêm mạc qua nội soi  điều trị rất tốt gần như tiệt căn” “Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thực hiện hóa trị hoặc xạ trị, một số trường hợp trước hóa trị và xạ trị giúp khối u nhỏ lại giúp phẫu thuật an toàn tránh cắt bỏ một lượng lớn dạ dày, sau khi phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại để phòng ngừa ung thư tái phát. Hóa trị thường dùng ở trường hợp ung thư di căn giai đoạn cuối nhằm mục đích hạn chế sự phát triển tế bào ung thư, giảm kích thước khối u cũng như giảm triệu chứng khối u gây ra”

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp các chuyên gia của Scurma Fizzy đã tổng hợp lại như sau:

  • Phẫu thuật: Ở phương pháp này bác sĩ thực hiện cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày. Đây là phương pháp khá phổ biến dùng điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu với hy vọng sẽ loại bỏ hoàn toàn khối u. 
  • Hóa trị: Ở phương pháp này sử dụng các hóa chất chống ung thư đặc biệt để nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng
  • Xạ trị:  Sử dụng các tia có năng lượng cao như tia x để  phá hủy tế bào ung thư ngăn cản sự sinh sản của chúng. Thường dùng kết hợp với hóa trị và phẫu thuật hoặc dùng độc lập để điều trị triệu chứng ở những bệnh nhân không có khả năng chữa được

7. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cách phòng ung thư dạ dày hiệu quả

Ung-thu-da-day-giai-doan-dau-7

Việc phòng ngừa ung thư bằng cách thay đổi chế độ ăn uống,sinh hoạt

 

Lời khuyên của bác sĩ

  • Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Chế độ ăn lành mạnh thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, phải xây dựng chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất
  • Tránh những thức ăn như đồ nướng, đồ hộp, thực phẩm ướp quá nhiều muối
  • Hạn chế uống rượu bia và bạn nên cai hút thuốc lá  
  • Trong gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa cần thăm khám tầm soát định kỳ
  • Trường hợp nhiễm Helicobacter pylori, polyp dạ dày, bệnh viêm dạ dày cần phải điều trị triệt để

>>> Đọc thêm Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì – Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Nhìn chung bệnh ung thư dạ dày khả năng tử vong cao nhưng những biểu hiện ban đầu rất mờ nhạt khó nhận biết vì vậy chúng ta cần chủ động phòng ngừa như các biện pháp nêu trên ngoài ra cần tầm soát ung thư định kỳ. Việc phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia của Scurma fizzy cùng Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang khuyến cáo việc phòng ngừa và tầm soát ung thư là việc quan trọng hàng đầu. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để qua Hotline 18006091 để được giải đáp. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091