VI KHUẨN HP DẠ DÀY CÓ LÂY KHÔNG, GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHỎE
Trong số các bệnh lí ở đường tiêu hóa, có một bệnh lí mà theo tổ chức y tế thế giới WHO có tới 50% người dân trên địa cầu của chúng ta đang mang căn bệnh này đó chính là bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Ở Việt Nam ước tính có đến 70% người trưởng thành bị nhiễm khuẩn HP, hầu hết các bệnh viêm, loét, thủng dạ dày – tá tràng, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa đều do sự có mặt của vi khuẩn HP dạ dày gây nên . Khi loài vi khuẩn này mới xâm nhiễm vào cơ thể thì hầu hết người bệnh sẽ không thấy triệu chứng hay biểu hiện gì hoặc cũng có thể là các triệu chứng không được biểu hiện một cách rõ ràng khiến cho người bệnh không thể phát hiện ra được mình có bị nhiễm bệnh hay không để có những phương pháp điều trị kịp thời. Do mức độ phổ biến cao nên nhiều người cũng rất muốn biết vi khuẩn HP dạ dày có lây không, vì sao số lượng người mắc lại cao như vậy. Vậy để biết được vi khuẩn HP dạ dày có lây không thì chúng ta phải hiểu rõ được vi khuẩn HP dạ dày là gì, các đặc tính, cấu tạo, hình thức sống, các cơ chế giúp nó gây bệnh ở dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung. Và một khi hiểu được vi khuẩn HP dạ dày có lây không chúng ta sẽ đưa ra được các biện pháp phòng chống, các phương pháp chẩn đoán an toàn, các phác đồ điều trị bệnh liên quan đến HP. Nào, bây giờ mời bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng mình qua bài viết này nhé!
1. Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP dạ dày (H.pylori) có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người, cụ thể chúng sống chủ yếu là ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày – tá tràng.
H.Pylori có kích thước khoảng 0,5 x 3,5 micromet, là một loại xoắn khuẩn Gram âm nên có những hình thái đặc trưng như hình xoắn, hình chữ S ( hoặc cánh chim hải âu), hình cánh cung hoặc hình dấu chấm hỏi ‘’?’’, ngoài ra ở điều kiện kém thuận lợi hơn, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng chuyển thành hình dạng cầu.
Chúng có chùm lông mảnh ở một đầu giúp dễ dàng di chuyển trong dạ dày, di động mạnh, không có vỏ, không sinh nha bào và 1 đầu có đến 4 chiên.
Thuộc dạng vi khuẩn hiếu khí ( mọc ở môi trường có thành phần 5% khí oxi, 10% khí cacbonic, 85% khí nitơ)
1.2. Điều kiện để vi khuẩn HP dạ dày tồn tại và phát triển
Vi khuẩn HP phát triển ở nhiệt độ từ 30 – 40 độ C, đặc biệt ở nhiệt độ 37 độ C (nhiệt độ cơ thể người) là nhiệt độ thích hợp nhất. Chúng sống trong điều kiện môi trường có pH từ 5,5 – 8,5 và ở trong môi trường hiếu khí.
Vì sao vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày của người có môi trường acid ( độ pH 2,5 – 3) trong khi chúng chỉ phát triển ở pH từ 5,5 – 8,5?
Vi khuẩn HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày là vì
Thứ nhất, môi trường trong dạ dày là môi trường hiếu khí phù hợp với đặc tính sống trong môi trường có nồng độ oxi thấp của vi khuẩn HP.
Thứ hai, chính bản thân chúng có khả năng sản sinh ra một loại enzyme có tên là Urease. Enzym này có vai trò quan trọng trong việc biến đổi và tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể người. Enzym urease biến đổi ure thành bicarbonate và ammoniac là hai chất hóa học có đặc tính của bazơ làm trung hòa môi trường acid của dịch vị trong dạ dày, giúp giữ ổn định môi trường pH trung tính bằng 7, rồi dần dần tạo nên một lớp có tính kiềm bao bọc xung quanh vi khuẩn.
>>>Xem thêm: Vi Khuẩn Hp Dạ Dày, Chẩn Đoán Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh
2. Vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày bằng cách nào ?
Bản thân vi khuẩn HP tiết ra rất nhiều loại enzyme cũng như một số nội độc tố. Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh viêm cấp, mạn tính ở dạ dày, gây loét dạ dày, tá tràng hay thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Vi khuẩn HP dạ dày làm tổn thương vùng niêm mạc tại chỗ bằng cách: làm cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị loãng ra dẫn tới khả năng bảo vệ của lớp nhầy đối với niêm mạc dạ dày bị yếu đi. Các chất hóa học (enzyme), các nội độc tố, chất gây viêm sẽ tấn công làm cho các lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, các tế bào phủ trên bề mặt niêm mạc sẽ dẫn đến bị tổn thương, hủy hoại và chết.
Cụ thể như sau, như đã nói ở trên, do H.Pylori tiết ra enzyme urease thủy phân ure thành amoniac – là yếu tố gây độc với tế bào niêm mạc, đồng thời làm ức chế quá trình sinh tổng hợp các chất nhầy thậm chí thủy phân chất nhầy, làm thay đổi chất năng và sự phân bố của chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Như vậy lớp chất nhầy không còn phân bố đúng vị trí, chức năng bị suy giảm so với ban đầu, mặt khác khi vi khuẩn HP dạ dày sản sinh amoniac làm trung hòa axit dịch vị, nồng độ axit giảm sẽ kích thích cơ thể càng tăng tiết nhiều acid hơn theo cơ chế tự nhiên của cơ thể gây đầu độc tế bào niêm mạc và càng làm tế bào niêm mạc tổn thương nặng hơn do lớp niêm mạc dạ dày là một lớp tế bào rất mỏng và dễ bị ảnh hưởng, tổn thương (đặc biệt là với acid của dạ dày). Ngoài ra pepsin cũng là nhân tố gây tác động trực tiếp vào tế bào biểu mô dẫn tới làm dạ dày bị loét.
3.Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày không những dễ gây lây lan thậm chí còn lây lan rất nhanh, có ba con đường lây lan chính bao gồm:
- Con đường lây nhiễm qua miệng – miệng:
Ngoài tìm thấy vi khuẩn HP có trong niêm mạc dạ dày người nhiễm , chúng còn được tìm thấy trong khoang miệng, ở tuyến nước bọt, chúng có thể tập trung ở trong các kẽ răng, mảng bám răng của người. Nếu có những hành động tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay giọt bắn của người bệnh của người bệnh qua giao tiếp hàng ngày, hôn hoặc dùng chung dụng cụ cá nhân như đánh răng chung bàn chải, ăn cơm chung bát, gắp chung đũa, uống chung cốc… Khi người mắc bệnh khạc nhủ đờm, nôn mửa,… nếu gây vãi, không xử lí sạch thì vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Dù không chạm tay hay đụng trực tiếp vào nhưng chắc chắn lúc này vi khuẩn HP dạ dày đã phát tán ra ngoài môi trường không khí xung quanh, dễ dàng gây lây nhiễm, xâm nhập vào bên trong do hít phải. Vậy ở trẻ em vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Trẻ em có thể bị nhiễm hay thậm nhí còn gây lây nhiễm nhanh hơn so với người lớn do sức đề kháng yếu, chưa hình thành ý thức vệ sinh sạch sẽ, chưa nhận thức được các biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra trẻ có thể lây cho nhau hoặc người lớn có tiếp xúc với chất nôn ói của trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP cũng dễ dàng bị mắc bệnh.
Tất cả các hành động có liên quan tới việc tiếp xúc với dịch tiết tiêu hóa của người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
Hơn 90% người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP lây truyền qua con đường này. Thường nếu trong gia đình nếu có thành viên có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thì nguy cơ làm lây bệnh cho người thân xung quanh cũng rất cao.
- Con đường lây nhiễm qua dạ dày – dạ dày:
Khi có dấu hiệu về đau dạ dày chúng ta thường hay đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra, chẩn đoán bệnh về dạ dày. Thường thì các bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nội soi bằng ống nội soi. Liệu vi khuẩn HP dạ dày có lây không khi chúng tồn tại trên các bề mặt dụng cụ thăm khám này? Tất nhiên là có! Nếu không vệ sinh sạch, tiệt trùng kỹ các dụng cụ khám, nội soi dạ dày thì nguy cơ vi khuẩn HP từ người đã bị nhiễm bệnh trong các lần khám trước còn tồn tại trên bề mặt dụng cụ này rất cao từ đó dễ dàng truyền nhiễm cho người không mang bệnh.
Ngoài ra các dụng cụ dùng trong nha khoa, tai – mũi – họng …, các dụng cụ thăm khám tiếp xúc với dịch tiêu hóa của người bị bệnh nếu không được khử trùng đảm bảo và vệ sinh sạch sẽ thì khả năng lây nhiễm chéo từ người mang bệnh sang người không mang bệnh cũng rất dễ xảy ra.
- Con đường lây nhiễm qua chất đào thải (phân) – miệng:
Phân của người bị mắc bệnh chứa rất nhiều ấu trùng của vi khuẩn H.Pylori, vì vậy nếu sau khi đi vệ sinh xong người bệnh không rửa tay hoặc rửa tay không sạch thì khi làm những công việc sinh hoạt khác nhất là trong bữa ăn, tay tiếp xúc với bát, đũa, chén, … hay khi dùng tay bốc, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm có thể làm tăng khả năng lây lan cao.
Vi khuẩn HP dạ dày có lây không qua các loài côn trùng? Vi khuẩn HP dạ dày cũng có thể lây nhiễm qua con đường trung gian qua các con ruồi, bọ, côn trùng,… nó sẽ tiếp xúc với phân người bệnh, môi trường chứa chất thải của người nhiễm bệnh, sau đó mang theo vi khuẩn trên mình lại bò, đậu vào thức ăn, thực phẩm.
Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, ăn đồ tái, sống đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Trong nước, vi khuẩn HP dạ dày có lây không ? Có, bởi nước chiếm phần lớn vai trò trong đời sống cũng như sinh hoạt của con người vì vậy nguồn nước không được xử lí sạch cũng dễ dẫn đến không những nhiễm vi khuẩn HP mà còn cosnguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác.
Việc trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP dạ dày có lây không cũng là một vấn đề quan trọng, cấp thiết cần tất cả mọi người phải hiểu và nhớ rõ, không những giúp cho người bệnh hiểu được các nguồn gốc nhiễm bệnh, mà còn giúp tất cả mọi người nhận thức được khả năng nguy cơ lây bệnh cao dù cả trong những hành động nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường ngày từ đó ai cũng có ý thức phòng chống, bảo vệ chính mình và bảo vệ mọi người xung quanh.
>>>Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị
4. Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường gây bệnh ở những đối tượng nào?
Nhiễm khuẩn H.Pylori là một trong những bệnh phổ biến và hay gặp ở các nước trên thế giới. Ở trẻ nhỏ hay người già, vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Không chỉ riêng mình hai đối tượng này mà tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ do ý thức vệ sinh còn kém, ở tuổi trưởng thành ít phổ biến hơn. Ngoài ra tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống xung quanh, chất lượng cuộc sống, mỗi người sẽ có khả năng nhiễm bệnh khác nhau nhất là những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm là điều kiện để vi khuẩn H.Pylori sinh sôi và phát triển mạnh.
5. Phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày bằng cách nào?
Muốn xác định chính xác xem bản thân có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, chúng ta có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm. Cụ thể:
- Nội soi dạ dày:
Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera được luồn qua miệng của bệnh nhân, sau đó xuống đến thực quản luồn trực tiếp đến dạ dày để xem xét những phần bị viêm loét sau đó thực hiện xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn HP. Đối với phương pháp này không những có thể quan sát bên trong dạ dày mà còn lấy được một mảng sinh thiết để làm xét nghiệm cho kết quả chuẩn xác và chính xác nhất từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dành riêng cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu:
Đây cũng là một loại phương pháp phổ biến được dùng ở nhiều cơ sở y tế. Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, theo cơ chế tự vệ, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất ra một loại kháng thể chống lại tác nhân xâm nhập là vi khuẩn HP. Nếu kháng thể được phát hiện là kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn HP thì chứng tỏ chúng đang cư ngụ trong cơ thể của.
Tuy nhiên loại xét nghiệm này không mang lại hiệu quả chính xác tuyệt đối vì có thể xảy ra trường hợp dương tính giả do vi khuẩn HP tồn tại ở nhiều khu vực của cơ thể ( khoang miệng, xoang mũi, đường ruột,…) nhưng chưa gặp điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển, gây bệnh hoặc bệnh nhân tuy đã được chữa hỏi hoàn toàn, vi khuẩn HP trong dạ dày đã được tiêu diệt triệt để nhưng kháng thể chống HP vẫn lưu lại trong máu một khoảng thời gian thậm chí từ vài tháng cho đến vài năm vì vậy phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này.
- Xét nghiệm hơi thở, test thử CO2 phóng xạ :
Bác sĩ tiến hành cho người bệnh uống dung dịch ure có gắn đồng vị phóng xạ ví dụ như C13 hoặc C14, sau đó cho bệnh nhân thở vào thiết bị kiểm tra vi khuẩn HP, khoảng một giờ sau sẽ cho kết quả.
C13 hoặc C14 sẽ được hấp thụ vào máu, nếu có mặt vi khuẩn HP chúng sẽ thủy phân ure thành khí cacbonic và amoniac, khí cacbonic sẽ được gắn với các đồng vị phóng xạ và được thải ra qua phổi trong khí thở. Nếu khí cacbonic trong hơi thở của bệnh nhân thu được có chứa cacbon đã được đánh dấu thì chứng tỏ người đó đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
Lưu ý:
Cacbon C14 tuy có giá thành rẻ hơn nhưng lại là nguyên tử phóng xạ độc và khá nguy hiểm, vì vậy tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cũng như phụ nữ đang mang thai. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
Đây là một phương pháp xét nghiệm hiện đại có độ an toàn,chính xác cao, cho kết quả nhanh chóng. Phương pháp này dễ thực hiện, không can thiệp xâm lấn quá sâu vào bên trong bệnh nhân, có thể thực hiện dễ dàng trên mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn, cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn, phù hợp với bệnh nhân đã từng mắc HP dạ dày, đã điều trị và tái khám để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị.
- Xét nghiệm phân:
Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm là phân của bệnh nhân, sau đó mang đi xét nghiệm. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không khi các bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm là chất được đào thải ra khỏi cơ thể người. Bác sĩ hay nhân viên y tế khi lấy bệnh phẩm loại này phải luôn tuân thủ quy tắc, đề phòng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vì vi khuẩn cũng có khả năng lây nhiễm rất cao nếu người lấy bệnh phẩm làm dây, đổ ra phòng xét nghiệm càng dễ dàng tạo điều kiện cho sự lây nhiễm bệnh.
Thực chất mục đích của phương pháp này là tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn HP có trong trong phân hoặc tìm được kháng thể chống vi khuẩn HP trong nước tiểu. Do vi khuẩn HP sống trong dạ dày của bệnh nhân, thức ăn trước khi bị đào thải dưới dạng phân chắc chắn phải được tiêu hóa qua dạ dày. Vì vậy nếu trong dạ dày có vi khuẩn HP cho xét nghiệm phân chắc chắn sẽ cho kết quả dương tính.
Phương pháp xét nghiệm này khá đơn giản và kết quả mang lại chính xác, có độ nhạy cao.
Một số phương pháp khác như: phương pháp test urease nhanh, phương pháp mô học, phương pháp huyết thanh, phương pháp nuôi cấy vi trùng,…
6. Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày gây những triệu chứng và biến chứng gì?
6.1. Triệu chứng
Hay đau bụng ở vị trí vùng thượng vị. Cơn đau tùy theo mức độ, có thể là đau âm ỉ, cảm giác giác bỏng rát vùng bụng trên, cơn đau tăng khi đói, buồn nôn hay ngay cả khi trong bụng không có gì. Một số trường hợp gây ra những triệu chứng cấp tính hoặc có thể gây thủng sẽ dẫn tới cơn đau dữ dội.
Sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu nôn mửa, nôn khan, nôn buổi sáng sớm, tiêu chảy không ngừng.
Hôi miệng, ậm ạch, khó tiêu, uể oải, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng.
Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua.
Triệu chứng có thể nặng hơn như sút cân mất kiểm soát, thiếu máu không rõ nguyên nhân dẫn tới da xanh xao hoặc nôn ra máu, đi nặng ra máu,…
Vi khuẩn HP dạ dày có lây không sang các vùng lân cận khác của dạ dày? HP có thể xâm nhập vào các cơ quan khác của hệ tiêu hóa gây nhiễm trùng hay xâm nhập vào cả tá tràng gây viêm loét tá tràng.
6.2. Biến chứng:
Gây xuất huyết, gây nên những triệu chứng của hẹp môn vị nếu ổ loét làm cho đường tiêu hóa không lưu thông được. Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị đúng cách, để lâu kéo dài bệnh sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày – tá tràng.
Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP gây ra nếu không điều trị kịp thời rất dễ gây tiến triển thành ung thư.
>>>Xem thêm: Chữa HP Dạ Dày Bằng Cách Nào Cho An Toàn Và Hiệu Quả
7. Phòng chống lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày bằng cách nào ?
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường sống xung quanh.
Sử dụng nguồn nước sạch, đã qua xử lí đúng chuẩn quy trình.
Ăn uống phải đảm bảo ăn chín, uống sôi do trong các loại thực phẩm tươi, sống hoặc trong các loại thức ăn ôi thiu tồn tại rất nhiều các loại vi khuẩn, nấm mốc chứ không phải riêng vi khuẩn HP vì vậy phải ăn chín uống sôi để đảm bảo không bị lây nhiễm bởi vi khuẩn HP cũng như các loại vi khuẩn khác gây tổn thương hệ tiêu hóa, giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hạn chế ăn các thức ăn sống hay lên men như gỏi cá, mắm tôm, mắm ruốc,…
Luôn rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cơm tránh tạo điều kiện giúp vi khuẩn xâm nhiễm trực tiếp từ tay vào thức ăn rồi vào miệng, xuống đường tiêu hóa.
Không được nhai, mớm cơm rồi đút cơm cho trẻ nhỏ.
Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng vệ sinh, sinh hoạt cũng như ăn uống với người bị nhiễm bệnh (bàn chải đánh răng, bát, đũa, thìa,…..) cũng như tránh dùng đũa gắp chung thức ăn, ăn chung bát hay dùng chung nước chấm, gắp thức ăn cho nhau…
Hạn chế tiếp xúc nhiều với người đang nhiễm vi khuẩn HP, không được có những hành động như hôn hay tiếp xúc gần miệng,…
Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh
Diệt trừ ruồi muỗi, các loài côn trùng … thường xuyên.
Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tạo cho mình thói quen, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
Thường xuyên đi kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kì.
8. Điều trị vi khuẩn HP dạ dày bằng phương pháp gì?
Thông thường một liệu trình điều trị bao gồm các kháng sinh, thuốc ức chế bài tiết dịch vị và sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày.
Nếu không sử dụng đúng liều lượng vi khuẩn HP sẽ nhờn thuốc nhờn kháng sinh
Cho đến bây giờ, các Tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học, y bác sĩ, … cũng đã nghiên cứu rất nhiều và vẫn chưa tìm ra một loại thảo dược nào có thể diệt được vi khuẩn HP, bắt buộc phải xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc.
Mặt khác con vi khuẩn này nó nằm trên niêm mạc dạ dày nhưng lại nằm dưới lớp nhầy do đó khi ta sử dụng kháng sinh ngấm vào trong máu cũng khó tác dụng đến được con vi khuẩn này, hay để ngấm vào trong lớp chất nhầy cũng rất khó khăn vì vậy phải phối hợp từ hai đến ba loại kháng sinh cùng với một loại thuốc làm giảm bài tiết acid dịch vị mới có tác dụng.
>>>Xem thêm: 4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến
Lời kết
Vi khuẩn HP dạ dày là một loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với con người bởi tốc độ lây lan nhanh chóng và vẫn chưa có phương pháp điều trị nào nhanh, dứt điểm và đặc hiệu với chúng. Nhờ bộ gen đơn giản mà chúng liên tục biến đổi tạo nhiều chúng khác nhau gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Vì vậy khi chữa bệnh bạn phải uống thuốc đúng liều lượng và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc, cắt giảm liều … tránh gây khó khăn trong việc điều trị và làm bệnh diễn biến nặng hơn
Bài viết trên cung cấp cho bạn các thông tin về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày, các biểu hiện, triệu chứng, con đường lây nhiễm, cách chẩn đoán bệnh, các phác đồ điều trị vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày. Chú ý nắm rõ các vấn đề về vi khuẩn HP dạ dày có lây không để luôn biết cách phòng chống nhiễm bệnh đúng cách, giúp bảo vệ chính bản thân, gia đình, cộng đồng. Nếu có vấn đề cần thắc mắc và tìm hiểu rõ hơn, hãy liên hệ tới HOTLINE 18006091 để được dược sĩ Scumar Fizzy giải đáp và tư vấn ! Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe và có một cuộc sống chât lượng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích !