Viêm dạ dày cấp và những hậu quả khôn lường

Viêm dạ dày cấp và những hậu quả khôn lường

Các bệnh về tiêu hóa hiện nay ngày càng có xu hướng gia tăng trong đó bệnh viêm dạ dày cấp chiếm một tỉ lệ rất lớn. Theo số liệu thống kê, nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa cụ thể là các vấn đề dạ dày đối với dân số Việt Nam lên tới mức rất cao là 70%. Dạ dày là căn bệnh không khó chữa nếu được chẩn đoán kịp thời và xử lý đúng cách. Bệnh viêm dạ dày cấp sẽ là mối quan ngại lên đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe lâu dài của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tái mắc nhiều lần, dễ bị mạn tính thậm chí là ung thư.

Trong bài viết này sẽ giúp người đọc tiếp cận gần hơn về bệnh viêm dạ dày cấp, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.

1. Bệnh viêm dạ dày cấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

1.1. Viêm dạ dày cấp là bệnh gì?

Dạ dày là bộ phận chứa thức ăn của thức ăn ngay dưới phần thực quản và được chia thành các phần là tâm vị, đáy vị, thần vị và môn vị. Do chức năng là co bóp, nghiền nát cơ học là chủ yếu nên cơ dạ dày rất dày, trong ra ngoài cấu tạo dạ dày theo thứ tự gồm lớp niêm mạc – lớp dưới niêm mạc – lớp cơ – lớp dưới thanh mạc – lớp thanh mạc trong đó lớp dạ dày là cơ tạng duy nhất có 3 lớp cơ: cơ chéo, cơ dọc và cơ vòng. Các bệnh lý về dạ dày chủ yếu xảy ra ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc.

Bệnh viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương như các vết viêm loét do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào mức độ biểu hiện của bệnh cùng thời gian khởi phát, bệnh viêm dạ dày được chia thành hai loại khác nhau đó là viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn tính.

viem-da-day-cap-1

Viêm dạ dày cấp là gì và nó nguy hiểm như thế nào

Viêm dạ dày cấp tính là viêm dạ dày với các biểu hiện khởi phát một cách đột ngột và gây ra các cơn đau dữ dội cho người bệnh. Trên bề mặt lớp niêm mạc dạ dày lúc này xuất hiện những tổn thương với mức độ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng của này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể nhanh chóng được kiểm soát ngay sau đó nếu như có biện pháp xử lý đúng cách. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho các yếu tố tấn công xâm nhập nhiều hơn làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm dạ dày cấp có nhiều nguyên nhân gây ra và thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), stress, NSAIDs hoặc chịu ảnh hưởng của những tác nhân độc hại tạo ra các thương tổn như thuốc lá, rượu bia, thức ăn quá cay nóng lạnh.

Biểu hiện bệnh lý đầu tiên là lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, màng nhầy sẽ bắt đầu có những dấu hiệu bị phá hủy,  acid dạ dày sẽ tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày và có các kích ứng. Đó là lúc mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nhẹ đầu tiên, các triệu chứng sẽ tăng dần nếu các vùng tổn thương của niêm mạc dạ dày không được xử lý. 

Một vài nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm dạ dày cấp kể tới như: 

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm,…
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAIDs (aspirin, diclofenac, ibuprofen), corticosteroid (hydrocortisol, prednisolon),..
  • Uống nhiều rượu bia, ăn các thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ ăn quá cay nóng và người nghiện thuốc lá
  • Căng thẳng quá mức, áp lực công việc cuộc sống hoặc stress, mất ngủ
  • Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày
  • Do ảnh hưởng các bệnh lý khác như: rối loạn tự miễn, trào ngược, Crohn

1.3. Triệu chứng của bệnh 

Tùy vào mức độ bệnh trạng của mỗi bệnh nhân mà bệnh viêm dạ dày cấp có những biểu hiện tình trạng bệnh ra bên ngoài không giống nhau. Trong đại đa số những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ đều rất khó nhận biết, lý do đó là bệnh ít bộc lộ các dấu hiệu ra bên ngoài khi các tổn thương chưa thực sự quá nghiêm trọng hoặc có nhiều bệnh nhân dây thần kinh nhận cảm bị ức chế, trầm cảm, tự kỷ thì việc phát hiện đau dạ dày cấp không dễ dàng. 

viem-da-day-cap-2

Triệu chứng trong viêm dạ dày cấp

Sau đây là một số các triệu chứng mà ta có thể gặp khi bị viêm dạ dày cấp tính mà người bệnh cần lưu ý:

  • Đau tức vùng thượng vị nhói, có thể dữ dội theo từng cơn kéo dài trong thời gian ngắn, có thể vài ngày: nguyên nhân là do tổn thương dạ dày, acid dịch dạ dày tấn công, các vết viêm loét càng bị ăn mòn sâu hơn. Nếu quá đau như bị đâm vào dạ dày thì cần kiểm tra ngay để loại bỏ khả năng thủng dạ dày.
  • Nóng rát lan đến tận cổ họng
  • Buồn nôn và nôn: do nhu động đường tiêu hóa tăng, tăng sự co bóp đồng thời có sự kích thích lên trung tâm gây nôn ở sàn não thất IV nên các bệnh nhân bị bệnh dạ dày thường buồn nôn và nôn. Bệnh nhân cần kiểm tra phân biệt với bệnh lý khác và phụ nữ có thai.
  • Ở những trường hợp bị viêm dạ dày cấp do nhiễm khuẩn, người bệnh có thể có đau bụng thượng vị kèm theo sốt do các cơ chế liên quan tới chất gây sốt do vi khuẩn tiết ra.
  • Đầy hơi, khó tiêu: đây là biểu hiện rất điển hình ở bệnh nhân bị bệnh dạ dày nhưng cũng có thể do bệnh lý đường tiêu hóa tại ruột.
  • Đi ngoài phân đen: khi các vết loét trong dạ dày nặng lên, yếu tố tấn công vượt qua cả lớp màng nhầy thậm chí qua cả lớp dưới niêm mạc thì sẽ dẫn tới xuất huyết dạ dày, máu theo hệ thống tiêu hóa vào tới trực tràng lẫn phân.
  • Chán ăn, sụt cân đột ngột

>>>Tìm hiểu thêm: Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời 

1.4. Bệnh viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? 

Trong đa số các trường hợp, viêm dạ dày cấp tính thường sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu có phương pháp điều trị kịp thời và hợp lý. Tuy nhiên, khi bệnh không được điều trị dứt điểm, viêm dạ dày cấp có nguy cơ gây ra những  biến chứng như:

  • Loét dạ dày: Đây là một trong những biến chứng đầu tiên của viêm dạ dày cấp tính, để lâu các vết loét sẽ lớn dần, các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần thành mạn tính, là con đường dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn.
  • Xuất huyết dạ dày: Một biến chứng khác là xuất huyết dạ dày xảy ra do stress quá độ, uống nhiều rượu bia, hoặc do dùng một số loại thuốc giảm đau chống viêm ( như aspirin), thuốc chống đông máu, corticoid… Có thể cũng  do các loại đồ ăn đồ uống kích thích như tiêu,  ớt, cà phê,… khiến cho ổ viêm loét trong dạ dày bị xung huyết dẫn đến chảy máu. Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh sẽ có những biểu hiện đau dữ dội ở vùng thượng vị, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là một biến chứng ngoại khoa tương đối nặng nề của viêm dạ dày cấp. Bệnh nhân đau bụng dữ dội vùng thượng vị hoặc người bệnh sẽ đau lan ra khắp bụng. Khi sờ sẽ thấy phần bụng cứng như gỗ. Nếu không được xử lý kịp thời và khoa học có thể gây sốc toàn thân, trụy mạch, thậm chí tử vong.
  • Viêm dạ dày mạn tính: Viêm dạ dày cấp tính tạo ra các tổn thương trên dạ dày và khi bị tái đi tái lại trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mạn tính.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý viêm dạ dày cấp tính. Đây chính là dạng ung thư đường tiêu hóa xếp vào hàng phổ biến hàng thứ 2 tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Thuốc điều trị

Thuốc điều trị viêm dạ dày cấp

2. Một số thuốc chữa viêm dạ dày cấp được sử dụng phổ biến

Bệnh viêm dạ dày cấp là một căn bệnh đem lại các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Dưới đây là những thuốc dược các chuyên gia tư vấn nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày nói chung và đặc biệt là viêm dạ dày cấp nói riêng, bạn đọc có thể tham khảo các thuốc dưới đây.

2.1. Zantac – Thuốc chữa viêm dạ dày cấp giảm tiết dịch vị

Zantac là thuốc có chứa thành phần chủ yếu là ranitidine hydrochloride nên tác động vào dạ dày theo cơ chế giảm tiết acid dịch vị thông qua việc kháng histamin H2, từ đó làm giảm các triệu chứng và điều trị viêm dạ dày cấp trong một số nguyên nhân nhất định.

Thành phần trong Zantac bao gồm:

  • Ranitidine hydrochloride
  • Tá dược vừa đủ: xenluloza vi tinh thể, magie stearate (kết hợp vào hoạt chất bên trong), titanium, hypromellose, triacetin (lớp bao bên ngoài)

Cơ chế tác dụng của Zantac

Như đã nói ở trên, thuốc Zantac là thuốc kháng thụ thể histamin H2 được các bác sĩ dùng trong các trường hợp có tăng tiết acid dạ dày bao gồm cả viêm dạ dày cấp. Thuốc có tác dụng khá nhanh chóng và đồng thời hiệu lực kéo dài, giúp các bệnh nhân đau dạ dày cấp sớm trở lại trạng thái dễ chịu.

Zantac

Zantac – thuốc giảm tiết acid chữa viêm dạ dày cấp

Chỉ định

Zantac dược chỉ định trong các trường hợp bị tổn thương dạ dày ở các mức độ khác nhau, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị đồng thời ức chế tiết acid.

Chống chỉ định

Thuốc Zantac không được chỉ định và thận trọng trong các trường hợp sau: 

  • Các bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong zantac đã nêu trên
  • Những người có tiền sử bị rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Do thuốc chuyển hóa và thải trừ qua gan thận nên tránh dùng cho bệnh nhân suy gan thận nặng
  • Thuốc qua được hàng rào nhau thai, dù chưa có báo cáo về tác hại của thuốc nhưng không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Tác dụng không mong muốn

Zantac là một thuốc an toàn với người sử dụng, các tác dụng phụ dược báo cáo rất ít, trong đó một vài kết quả được biết như:

  • Đau bụng, rối loạn nhu động ruột gây táo bón, buồn nôn. Theo như khuyến cáo, các triệu chứng nhẹ này không ảnh hưởng nhiều và sẽ mất đi khi bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc
  • Giảm số lượng các loại tế bào trong máu như bạch cầu, tiểu cầu và ảnh hưởng tới mức độ sinh sản tủy xương, các phản ứng quá mẫn trên da như phát ban nổi đỏ, huyết áp giảm.

Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng Zantac, bệnh nhân không nên tùy ý kết hợp các loại thuốc khác do sự tương tác thuốc có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc hay tăng độc tính các dùng.

  • Không kết hợp với các thuốc chống đông máu warfarin
  • Khoảng điều trị của ranitidine khá hẹp, ở liều thường sẽ không có nhiều độc tính nhưng khi vượt quá nó sẽ xảy tương tác với các thuốc như lidocain, diazepam, propranolol, theophylin
  • Các thuốc bị thay đổi hoạt lực trong môi trường acid dạ dày thay đổi khi sử dụng đường tiêu hóa.

>>> Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính

2.2. Lansoprazol – Thuốc điều trị viêm dạ dày cấp PPI

Lansoprazol là đại diện điển hình cho nhóm thuốc PPI – một nhóm thuốc rất quan trọng trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày hay trào ngược đặc biệt là liên quan tới vi khuẩn Hp. Được biết PPI là thuốc có khả năng làm giảm tiết acid dịch vị dưới bất kỳ nguyên nhân nào, do đó Lansoprazol dược đánh giá rất cao về công dụng trong điều trị viêm dạ dày cấp.

Thành phần trong Lansoprazol

  • Lansoprazole
  • Tá được dùng cùng: magie cacbonat, hydroxypropylcellulose, natri hydroxit, crospovidone, polysorbate, macrolol, mannitol, xenluloza vi tinh thể, talc và một số các tá dược khác
viem-da-day-cap-5

Chữa viêm dạ dày cấp bằng Lansoprazol

Cơ chế tác dụng

Lansoprazol là thuốc điều trị bệnh dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton, ngăn cản sự tăng tiết acid, nâng pH dạ dày lên cao. Thuốc ngăn cản sự hoạt động của bơm H+/ K+/ ATPase của các tế bào thành dạ dày. Sau khi uống Lansoprazol, thuốc sẽ chủ yếu tập trung ở tế bào thành trên bề mặt niêm mạc dạ dày,  tiếp theo phản ứng với gốc sulfydryl của bơm và gây ra tác dụng mong muốn.

Chỉ định

Ngoài sử dụng Lansoprazol trong bệnh viêm dạ dày cấp, thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp khác như:

  • Điều trị cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cũng như dự phòng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày
  • Chữa viêm thực quản trào ngược
  • Kết hợp trong các phác đồ diệt trừ Hp (kết hợp với nhóm kháng sinh và nhóm bảo vệ dạ dày)
  • Dùng cho người bị viêm loét dạ dày liên quan tới tác dụng phụ không mong muốn của NSAIDs
  • Sử dụng trong hội chứng Zollinger – Ellison (u đầu tụy)

Tác dụng không mong muốn

Đã có báo cáo về các tác dụng không mong muốn khi sử dụng Lansoprazol để chữa trị các bệnh dạ dày kể cả trong liều đơn trị liệu hoặc kết hợp. Một vài biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp như:

  • Các tác dụng phụ thường gặp: nhức đầu chóng mặt, rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, polyp tuyến cơ lành tính, nổi mề đay phát ban, uể oải mệt mỏi.
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp đã được báo cáo: lo lắng, mất ngủ, có ảo giác, rối loạn thị lực, run, dị cảm, thiếu máu, viêm cơ quan sinh dục, viêm tuyến tụy, viêm gan vàng da, viêm thận kẽ, bất lực và rất hiếm gặp như sốc phản vệ, mất hoặc giảm bạch cầu hạt, hội chứng Stevens – Johnson.

Tương tác thuốc

Các tương tác thuốc sẽ xảy ra khi kết hợp các thuốc sau với Lansoprazol, cụ thể như:

  • Thuốc ức chế HIV protease: giảm sinh khả dụng của thuốc dùng cùng do thay đổi pH dạ dày.
  • Digoxin: tăng nồng độ digoxin trong huyết tương dẫn tới tăng độc tính.
  • Các thuốc chuyển hóa qua enzym P450: làm tăng tác dụng của thuốc chuyển hóa qua P450 như theophylin, tacrolimus, warfarin
  • Methotrexate: tăng độc tính.
  • Thuốc kháng acid: làm giảm tác dụng của lansoprazol.

2.3. Ranitidin – chữa viêm dạ dày cấp theo cơ chế kháng Histamin H2

Ranitidin là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị GORD hay viêm loét dạ dày – tá tràng cùng các vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, Ranitidin là thuốc chữa viêm dạ dày cấp theo cơ chế đối kháng với thụ thể Histamin H2 trên bề mặt tế bào niêm mạc dạ dày.

viem-da-day-cap-66

Chữa viêm dạ dày cấp bằng Ranitidin

Cơ chế tác dụng

Thuốc Ranitidin kháng H2 về bản chất đó là sự ức chế sự tăng bài tiết acid dịch vị, thuốc không những làm giảm hàm lượng và còn giảm cả thể tích của acid và pepsin trong quá trình bài tiết. Đây là thuốc điều trị hiệu quả cao, tác dụng nhanh chóng nhưng lại sở hữu thời gian tác dụng khá dài, thực nghiệm đã chứng minh chỉ với một liều 150mg thì sẽ có hiệu quả ức chế tiết acid xuyên suốt trong 12h.

Chỉ định

Ranitidin bên cạnh việc sử dụng trong các trường hợp viêm dạ dày cấp còn được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng do nhiều nguyên nhân như do các thuốc chống viêm không steroid NSAIDs, do stress hay do nhiễm vi khuẩn Hp
  • Dùng cho các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày sau khi phẫu thuật
  • Có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản
  • Hiệu quả điều trị tốt với những trường hợp khó tiêu mạn tính, đau vùng thượng vị và đau họng liên quan tới các bữa ăn hoặc có thể do rối loạn giấc ngủ.
  • Dự phòng cho các trường hợp bị chảy máu dạ dày khi bị nặng hoặc tái phát
  • Dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison
  • Đối với trẻ em chỉ nên sử dụng Ranitidin trong một thời gian ngắn, trong giai đoạn viêm dạ dày cấp, không nên dùng kéo dài.

Cách dùng và liều lượng

Ranitidin dược khuyến cáo sử dụng 150mg/lần, uống ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối. Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn sử dụng thuốc 1 lần duy nhất 300mg vào buổi tối.

Thông thường các bệnh nhân được duy trì điều trị trong vòng 1-2 tháng.

Tác dụng không mong muốn

Trong khi điều trị viêm dạ dày cấp bằng Ranitidin, người bệnh có thể gặp phải một số các biểu hiệu của tác dụng phụ như:

  • Phát ban trên da, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn, táo bón, đầy bụng
  • Một vài biểu hiện hiếm gặp như viêm gan, mất bạch cầu hạt, giảm sinh sản tủy xương, các phản ứng quá mẫn, ảo giác trầm cảm, mờ mắt, viêm tụy cấp,…

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Ruột Nên Ăn Gì Có Ích Cho Điều Trị

3. Cách phòng tránh viêm dạ dày cấp hiệu quả

Biết rõ được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chúng ta cần nắm rõ các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, đặc biệt là đối với đối tượng trẻ nhỏ, cần dạy cho trẻ các thói quen ăn uống sinh hoạt đảm bảo nhất để không bị viêm dạ dày cấp.

Một vài biện pháp phòng ngừa để tránh được các bệnh về dạ dày như sau:

  • Không sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm khi không cần thiết, các thuốc NSAIDs là mối nguy cơ rất lớn đối với viêm loét dạ dày.
  • Ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ để tránh sự lây nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Nhai kỹ, ăn chậm để tránh quá sức làm việc cho dạ dày.
  • Không ăn các thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn nóng lạnh và quá cay hay các món nhiều dầu mỡ chiên xào sẽ làm dạ dày dễ nhạy cảm và tổn thương nhiều hơn.
  • Không ăn hoa quả, uống nước chè…khi đói, hạn chế ăn thịt chó sẽ giảm tiến triển và tái mắc lại đợt cấp cho dạ dày.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá, thuốc lào, các chất kích thích khác và nước uống có ga.
  • Không hoạt động nặng sau khi ăn no
  • Để tâm trạng luôn thoải mái, tránh lao động trí óc quá sức, căng thẳng mệt mỏi, không thức khuya, có chế độ ngủ nghỉ hợp lý

Kết luận

Trên đây là những kiến thức và thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc về viêm dạ dày cấp giúp bạn đọc biết thêm về căn bệnh này, các triệu chứng hậu quả của bệnh cũng như nguyên nhân gây ra và cách phòng ngừa nó, cùng với đó nắm bắt được một số loại thuốc và cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp này. Hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được tư vấn nhiều hơn và chi tiết hơn bởi các chuyên gia sức khỏe của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091