Viêm Dạ Dày Kiêng Gì Và Một Số Tip Chia Sẻ Chính Xác

Viêm Dạ Dày Kiêng Gì Và Một Số Tip Chia Sẻ Chính Xác

Viêm dạ dày kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người đang phải mang trong mình những triệu chứng của viêm dạ dày- căn bệnh đường tiêu hóa quen thuộc hiện nay. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể hỗ trợ đẩy lùi viêm dạ dày, phục hồi chức năng của dạ dày, làm chậm phát triển viêm dạ dày bằng việc thay đổi những thói quen nhỏ thường ngày. Ông bà ta vẫn thường nói thay đổi nhỏ nhưng lợi ích to. Do đó hãy cùng Scurma Fizzy khám phá chuyên mục viêm dạ dày kiêng gì ngay nào.

Trước hết để trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày kiêng gì, hãy cùng tìm hiểu viêm dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cơ chế của căn bệnh này và cập nhật một số tình hình dịch tế về căn bệnh này hiện nay.

Giải đáp viêm thắc mắc viêm dạ dày kiêng gì

Giải đáp viêm thắc mắc viêm dạ dày kiêng gì

1. Viêm dạ dày- một số thông tin cơ bản.

Dạ dày là một cơ quan thuộc đường tiêu hóa trên của cơ thể, được ví như túi đựng thức ăn lớn và là bộ răng thứ hai của cơ thể. 

Dạ dày được cấu tạo năm lớp tính từ ngoài vào trong bao gồm lớp áo thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. 

Trên bề mặt lớp niêm mạc dạ dày có sự cư trú của một lớp chất nhầy có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc cũng như cấu trúc của dạ dày trước những tác động của acid dạ dày, enzym dạ dày và những vi khuẩn trong dạ dày.

Sự tổn thương lên từng lớp cấu tạo của dạ dày sẽ được định nghĩa khác nhau. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của ổ viêm và cấp độ nặng dần của viêm dạ dày. 

Những giai đoạn tiến triển đến biến chứng của viêm dạ dày

Những giai đoạn tiến triển đến biến chứng của viêm dạ dày

 

Viêm trợt là mức độ nhẹ nhất của viêm dạ dày thể hiện sự xâm lấn của vết loét dạ dày không sâu, chỉ xuất hiện trên bề mặt lớp niêm mạc, lớp chất nhầy trong dạ dày bị hòa loãng, không có hiện tượng mất chất. Đây cũng là giai đoạn tối ưu để điều trị viêm loét dạ dày và không để lại những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ở giai đoạn này những dấu hiệu của viêm dạ dày còn biểu hiện không rõ ràng, do đó mà người bệnh thường bỏ qua giai đoạn này và thường phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn loét nông hoặc những mức độ nặng hơn sau đó.

Vết loét ăn sâu vào lớp niêm mạc tuy nhiên chưa vượt qua khỏi ranh giới của lớp niêm mạc gọi là loét nông. Ở giai đoạn loét nông, các biểu hiện triệu chứng rõ ràng và thường xuyên hơn so với bệnh nhân ở giai đoạn viêm trợt. Những cơn đau quặn, buồn nôn xuất hiện với tần suất dày hơn. Do đó đây cũng là thời kỳ đa số bệnh nhân phát hiện mình viêm loét dạ dày.

Khi vết loét chọc thủng lớp niêm mạc gọi là loét và nếu vết loét tổn thương đến lớp cơ thì có thể gọi là loét sâu. Loét sâu là giai đoạn tiệm cận đến giai đoạn biến chứng nặng nhất của viêm dạ dày là thủng dạ dày. Thủng dạ dày xảy ra là khi ổ loét chọc thủng lớp áo thanh mạc của dạ dày.

Khi bị thủng dạ dày, nếu không được điều trị kịp thời, tùy kích thước lỗ thủng mà gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân theo mức độ khác nhau. Khi thủng dạ dày, người bệnh đau bụng đột ngột, shock, và cảm giác đau dần lan ra toàn ổ bụng, ổ bụng cứng như gỗ và cơn đau giảm khi bệnh nhân cúi gập người.

Viêm dạ dày có những biểu hiện triệu chứng rất điển hình tuy nhiên lại không đặc trưng. Do đó việc phát hiện nhận biết bệnh vẫn còn hạn chế, khó khăn.

Để có thể điều trị viêm dạ dày hay trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày kiêng gì, mọi người cần hiểu rõ về những nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày. Điều này giúp chúng ta biết cách hạn chế những tác nhân này hay điều trị để loại bỏ chúng.

2. Những thủ phạm hàng đầu gây viêm dạ dày.

Mất thăng bằng giữa những yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh trong viêm loét dạ dày

Mất thăng bằng giữa những yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh trong viêm loét dạ dày

 

Nhắc đến những thủ phạm gây nên viêm dạ dày, không thể không kể đến vi khuẩn HP( Helicobacter pylori) kẻ đầu sỏ gây nên viêm dạ dày ở 90% bệnh nhân.

Vi khuẩn HP- quan sát dưới kính hiển vi phát hiện đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm. Một đầu của HP có chùm lông khoảng từ hai đến sáu lông có tác dụng giúp vi khuẩn di chuyển và vào sâu trong lớp niêm mạc dạ dày.

Dạ dày được mệnh nhanh như chảo lửa của cơ thể bởi tính acid của dịch dạ dày. Bình thường độ pH của dạ dày dao động từ 2 đến 3 do đó rất ít những loài vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày.

Tuy nhiên ở vi khuẩn HP, men urease do chúng tiết ra có tác dụng chuyển ure trong dạ dày thành amoniac NH3 và cacbonic CO2. Amoniac có khả năng trung hòa bớt độ acid trong dạ dày, tạo một lớp màng có tính kiềm bao quanh vi khuẩn HP giúp chúng có thể chống chọi lại điều kiện pH thấp khắc nghiệt trong lòng dạ dày.

Khi pH trong dạ dày tăng, những cơ chế điều hòa như thần kinh trung ương và thần kinh ruột dạ dày sẽ kích thích tế bào viền trong dạ dày bài tiết thêm nhiều acid dạ dày HCl.

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn tiết ra một số enzym liên quan đến khả năng gây độc của chúng như lipase, protease,… có tác dụng phá hủy những liên kết H ở lớp chất nhầy trong dạ dày làm hòa loãng lớp chất nhầy từ đó làm mất tác dụng của tấm khiên bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sự kết hợp giữa hai tác dụng làm tăng acid dạ dày và làm loãng lớp chất nhầy khiến vi khuẩn HP có khả năng gây sung huyết, viêm loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra dưới sự cộng tác của một số yếu tố bổ trợ như rượu bia, thuốc là, đồ ăn chua, cay, stress,… cùng khiến tình trạng viêm dạ dày tiến triển theo chiều hướng tiêu cực nhanh hơn.

Do đó viêm dạ dày kiêng gì, đó là kiêng những yếu tố bổ trợ khiến viêm dạ dày nặng hơn.

>>> Xem thêm Vi khuẩn hp có lây không? Cách phòng ngừa loại vi khuẩn này như thế nào?

3. Mẹo nhận biết viêm dạ dày- đơn giản, chính xác.

Những biểu hiện viêm dạ dày cũng thường xuất hiện khi bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên chiều hướng biểu hiện của triệu chứng lại khác nhau.

Những biểu hiện thường gặp nhất là đau nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hay có thể nôn. Những biểu hiện này sẽ nặng dần theo tình trạng viêm.

3.1. Đau, nóng rát vùng vị trí của dạ dày.

Đau và nóng rát vị trí giải phẫu của dạ dày và thường là vùng thượng vị. Đối với những bệnh nhân viêm dạ dày cơn đau thường không có dấu hiệu lan lên vùng thực quản, cảm giác đau, nóng rát xuất hiện nhiều hơn ở những ổ viêm không bắt buộc ở vùng thượng vị. 

Cảm giác đau thường như kim châm hoặc bỏng không thiên về nóng như ở trào ngược dạ dày thực quản. Cảm giác đau gây ra bởi sự va chạm hay tiếp xúc của những vết loét với thức ăn hay với các dịch tiêu hóa trong dạ dày hay đơn giản chỉ do co bóp dạ dày. 

Hình dung khi có một vết trầy xước trên da, nếu bạn sờ vào hoặc để nước vào thì sẽ cảm thấy rất đau và rát. Viêm loét dạ dày cũng vậy. Đặc biệt khi bệnh nhân đói, hoặc ăn quá no, ăn cay, ăn chua thì cảm giác đau sẽ dữ dội hơn bình thường do khi đói hay ăn no dạ dày co bóp mạnh, ăn cay, ăn chua sẽ khiến vết loét càng sưng viêm dẫn đến tình trạng đau rát nhiều hơn.

3.2. Những cơn buồn nôn có thể thoáng qua hoặc gây phản ứng nôn.

Ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có cảm giác nghẹn ở cổ, luôn cảm thấy có một dòng thức ăn trực trào phun ra khỏi miệng. Điều này gây nên cảm giác buồn nôn ở bệnh nhân. Nếu những phản ứng của thực quản mạnh sẽ gây nôn.

Ở bệnh nhân viêm dạ dày, cơn buồn nôn thường do ứ khí trong dạ dày gây nên. Dạ dày bị tổn thương, thức ăn ứ đọng không được tiêu hóa do đó nên men gây sinh khí. Thức ăn cùng khí trong dạ dày không được tiêu hóa sẽ gây tác động nên những receptor của hệ thống thần kinh ruột- dạ dày gây nên phản xạ buồn nôn và nôn. 

Ngoài ra do thức ăn nên men trong dạ dày gây căng dạ dày, người bệnh có cảm giác tức vùng thượng vị. Ợ chua, ợ hơi sẽ xuất hiện khác với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường xuất hiện ợ nóng, ợ chua.

Do đó dù dấu hiệu, triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản và viêm dạ dày tuy có hầu hết những điểm chung nhưng mỗi bệnh lại có những cách biểu hiện  triệu chứng đó khác nhau. Có thể cùng một triệu chứng nhưng người bệnh vẫn nhận ra nếu cảm nhận kỹ.

Để giảm thiểu những biểu hiện này hay làm hạn chế tối đa mức tác động của hiểu hiện nên sức khỏe ngoài sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo những mẹo sức khỏe hữu ích như viêm dạ dày kiêng gì, nên ăn gì hay tập thể dục thể thao bài gì.

4. Bật mí viêm dạ dày kiêng gì.

Viêm dạ dày kiêng gì là chủ đề nóng hiện nay do tỷ lệ người mắc phải những biểu hiện viêm dạ dày chiếm số đông dân số nước ta. Nguyên tắc trong việc viêm dạ dày kiêng gì là phải biết yếu tố cần kiêng tác động vào viêm dạ dày như thế nào và cách kiêng đúng cách.

Thứ nhất, cần kiêng những yếu tố có khả năng làm nhiễm trùng.

Thứ hai, cần kiêng những đồ ăn thức uống có tính nóng, có khả năng cộng tác với sức nóng của acid dạ dày gây sưng viêm nặng hơn.

Thứ ba, cần kiêng những yếu tố có khả năng gây những kích thích vào tế bào viền dạ dày gây tăng bài xuất acid dạ dày.

4.1. Một số thực phẩm có khả năng gây nhiễm trùng.

Lý do Scurma Fizzy đề xuất những thực phẩm có khả năng gây nhiễm trùng trong chuyên đề viêm dạ dày kiêng gì do những loại thực phẩm này khiến những khởi động những phản ứng viêm trong cơ thể, cùng với những viêm loét trong dạ dày gây sung huyết nặng hơn.

Những loại thực phẩm này là đồ ăn ôi thiu, đồ ăn sống không được nấu chín. Những đồ ăn ôi thiu gây độc đường tiêu hóa vì chúng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, do đó không nên sử dụng tiếp. 

Những món ăn lấy ra từ trong tủ lạnh cần được nấu lại do nhiệt độ trong tủ lạnh tuy thấp nhưng không đủ để tiêu diệt hay làm chết một số loại vi khuẩn có thể sinh sống hay ngừng hoạt động ở nhiệt độ thấp. Nếu không được nấu chín lại, những vi khuẩn ở thể tạm dừng hoạt động có thể hoạt động trở lại khi về lại nhiệt độ thường, gây nhiễm khuẩn.

Những món gỏi cá sống hay nem thịt tái tồn tại rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng do số lượng vi khuẩn, giun sán có trong những loại thực phẩm này.

Do đó, viêm dạ dày kiêng gì, kiêng gỏi sống hay những món thịt tái.

Tiếp tục trong nhóm viêm dạ dày kiêng gì, những đồ uống, món ăn có tính nóng hay có tính acid được đề xuất tiếp theo.

4.2. Viêm dạ dày kiêng gì- kiêng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ ăn có tính acid.

Rượu bia, đồ uống có cồn có tính nóng rất cao. Những bệnh nhân viêm loét dạ dày khi sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn thường cảm thấy đau rát, buồn nôn do tính nóng và những khí gas có trong những đồ uống này.

Viêm dạ dày kiêng gì- Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn

Viêm dạ dày kiêng gì- Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn

 

Một số trái cây như chanh, quất, xoài, mận, cóc,... là những món ăn rất được lòng giới trẻ, được ưu ái trong những lần tụ họp cổng trường sau những giờ tan học. Tuy nhiên những loại trái cây này có vị chua, tính acid cao. Nếu ăn nhiều cùng với tác dụng của acid dạ dày gây viêm loét dạ dày nặng hơn.

Những món ăn cay như kimchi, mì cay, tokbokki,… gây loét nặng do sức nóng của những đồ ăn này gây giãn mạch máu, xung huyết. Nếu sử dụng nhiều có thể gây vỡ những mao mạch nhỏ gây xuất huyết, chảy máu đường tiêu hóa.

Viêm dạ dày kiêng gì- Kiêng những món ăn chua, cay

Viêm dạ dày kiêng gì- Kiêng những món ăn chua, cay

 

Do đó những bệnh nhân viêm loét dạ dày hãy thực hiện nguyên tắc 5 không trong ăn uống “ không rượu bia- không thuốc- không cay- không chua- không bỏ bữa” để cho công cuộc điều trị viêm dạ dày hiệu quả như mong đợi.

Ngoài ra bệnh nhân viêm dạ dày cũng nên chú ý khi ăn những món ăn gây sức ép lớn lên hoạt động của dạ dày như sụn, món ăn cứng, xoài xanh, cóc,… Bởi đối với những thức ăn này dạ dày phải hoạt động mạnh hơn gây ảnh hưởng đến thời gian điều trị cũng như tác dụng điều trị viêm dạ dày.

4.3. Viêm dạ dày kiêng gì- kiêng tình trạng bỏ bữa- kiêng ăn uống không đúng giờ.

Ăn uống khoa học đúng bữa cũng nên trở thành một thói quen hàng ngày như việc đánh răng mỗi sáng hay mỗi tối.

Trong hoạt động sinh lý của dạ dày, khi cơ thể đói và cần bổ sung thức ăn, dạ dày sẽ co bóp như một dấu hiệu thông báo rằng đã đến lúc dùng bữa. Một loạt những enzym dạ dày, dịch vị sẽ được bài tiết để đón thức ăn xuống dạ dày.

Nếu thức ăn không được đưa xuống dạ dày, lớp chất nhầy, niêm mạc dạ dày sẽ trở thành đích tấn công của hàng loạt enzym tiêu hóa trong dạ dày khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Ăn uống không đúng giờ sẽ khiến hiệu quả tiêu hóa thấp hơn.

4.4. Viêm dạ dày kiêng gì- Thận trọng với những chế phẩm từ sữa.

Những chế phẩm phẩm từ sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể đảm bảo đủ những yếu tố như nhanh, khẩu vị tốt bởi những hương vị đa dạng của các loại sữa hiện nay.

Tuy nhiên theo nghiên cứu có đến 65% dân số mắc chứng không dung nạp lactose( một loại đường chủ yếu trong sữa), do đó nếu bạn thuộc 35% còn lại thì thật tuyệt vời nhưng nếu nằm trong số 65% kia, bạn nên chọn đúng thời điểm uống sữa.

Thận trọng trong sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa

Thận trọng trong sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đối với những bệnh nhân viêm dạ dày

 

Nếu uống sữa vào lúc đói, bạn sẽ phải đối mặt với một số những biểu hiện như buồn nôn, đầy bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Một chế phẩm từ sữa được khuyên dùng đặc biệt đối với người có hệ tiêu hóa kém hay những lợi khuẩn đường ruột hoạt động kém là sữa chua. Tuy nhiên cách chế biến sữa chua là ủ sữa lên men tạo ra acid lactic do đó những người có biểu hiện viêm dạ dày hay dư acid dạ dày nên sử dụng cẩn thận, đúng cách.

Để không gây hại cho dạ dày và phát huy hết những tác dụng của sữa chua, người bệnh nên sử dụng sữa chua sau khi ăn khoảng 30 phút. Đây là thời điểm thích hợp để tặng cho bản thân một hộp sữa chua nếu bạn lo ngại ảnh hưởng của acid lactic trong sữa chua lên dạ dày.

4.5. Viêm dạ dày kiêng gì- kiêng những tác động tiêu cực trong suy nghĩ.

Việc có những suy nghĩ tiêu cực, không giải tỏa được áp lực hay những vấn đề gây stress sẽ khiến kích thích vào hệ thống thần kinh, hệ thống điều hòa hoạt động cân bằng của cơ thể.

Những cảm xúc căng thẳng, sợ hãi theo nghiên cứu có khả năng gây tăng bài tiết acid dạ dày.

Do đó dù khó khăn hay áp lực, hãy luôn tin tưởng và coi đó là sức mạnh. Khó khăn tạo thành công, vất vả tạo cốt cách. 

Ném buồn phiền, nhận niềm vui

Ném buồn phiền, nhận niềm vui

 

Để luôn duy trì một tinh thần thoải mái, vui vẻ hãy luôn yêu bản thân mình. Mệt quá thì ngủ một chút, buồn quá thì khóc thật to, nhàm chán thì học thêm một môn gì đó. Tập thể dục nhiều hơn, ngồi thiền, nghe nhạc, xem phim, du lịch hãy thử chúng khi bạn mệt mỏi. Và mọi thứ sẽ ổn thôi.

Stress không chỉ là những áp lực vô hình mà cuộc sống đè nặng lên chúng ta mà stress còn là những yếu tố khiến mọi căn bệnh trở nên nguy hiểm và viêm dạ dày là một trong số đó. 

4.6. Một số thực phẩm giàu protein, giàu cholesterol hay có thể tạo hơi trong dạ dày cùng là những đề xuất được đưa ra cho câu hỏi viêm dạ dày kiêng gì.

Những thực phẩm quá giàu protein và cholesterol như thịt đỏ( thịt bò,..) hay đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cần nhiều thời gian tiêu hóa trong dạ dày. Do đó lượng acid dạ dày bài tiết nhiều hơn so với lượng bình thường từ đó khiến tình trạng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Những món ăn tạo hơi trong dạ dày như dưa muối, cà muối, hành, hẹ, cần tây làm tăng biểu hiện của triệu chứng ợ hơi. Ngoài ra những món ăn được chế biến bằng phương pháp ủ chua đều chứa nhiều acid do đó không thích hợp có mặt trong thực đơn cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Hạn chế những thực phẩm chiên rán

Hạn chế những thực phẩm chiên rán, khó tiêu với người viêm dạ dày

 

Một thực phẩm rất ngon kết hợp được nhiều món như với mì, cơm trộn,… là trứng. Rất nhiều người thích ăn trứng còn lòng đào hay nói cách khác là lòng đỏ trứng không chín hết do hiệu quả hương vị của chúng tốt hơn so với việc trứng chín toàn phần.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, Antitrypsin có trong trứng chưa chín có thể làm hạn chế khả năng phân giải protein của dạ dày. Do đó đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, bệnh nhân nên loại bỏ thói quen ăn uống này.

Trên đây là một số câu trả lời mà Scurma Fizzy đưa ra cho câu hỏi viêm dạ dày kiêng gì. Bệnh nhân nên áp dụng và điều chỉnh lại những thói quen của mình sao cho có lợi nhất đối với việc điều trị viêm loét dạ dày.

5. Viêm dạ dày nên làm gì.

Trái với viêm dạ dày kiêng gì, viêm dạ dày nên làm gì cũng là một khía cạnh cần quan tâm đối với những bệnh nhân viêm dạ dày.

những mẹo vặt

Viêm dạ dày nên làm bạn với những mẹo vặt nào

 

Viêm dạ dày kiêng gì, kiêng một số những món ăn vặt, hoa quả rất ngon do đó để tăng khẩu vị cho bệnh nhân viêm dạ dày, bệnh nhân có thể ăn một số những món ăn, hoa quả tốt cho dạ dày mà hương vị rất tuyệt vời.

5.1. Chuối- bạn hay thù với viêm loét dạ dày.

Trái với suy nghĩ của đa số những bệnh nhân viêm loét dạ dày, chuối là một trái cây rất lành tính với dạ dày. Trong chuối có lượng ion Kali lớn( 100g có đến 358mg Kali), giúp làm trung hòa bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày.

Ngoài ra chuối rất mềm, không gây áp lực nên hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Tuy nhiên nên ăn chuối trước khi ăn nửa tiếng( 30 phút) hoặc sau khi ăn từ khoảng một giờ.

Tuy nhiên đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn chuối tiêu thay vào đó có thể ăn chuối sứ, chuối tây, chuối cau,… và không nên ăn chuối khi đói.

Những người khó tiêu, tiêu hóa kém cũng nên thêm chuối vào thực đơn hàng ngày.

5.2. Nghệ- mật ong, “ thần dược” cho người viêm loét dạ dày.

Nói sự kết hợp giữa nghệ với mật ong là thần dược đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày thì có thể là phóng đại. Tuy nhiên không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của bộ đôi này trong việc làm hạn chế sự phát triển của những ở viêm.

Trong nghệ có curcumin- một hợp chất có tính kháng viêm mạnh, tác dụng chống oxy hóa kết hợp với lượng lớn vitamin có trong mật ong mang lại những tác dụng tuyệt vời cho việc bảo vệ dạ dày.

5.3. Gừng- giúp giảm những cơn buồn nôn hiệu quả.

Gừng là một gia vị rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi nhà do đó không khó để tìm thấy gừng trong nhà.

Gừng có khả năng kháng viêm, giảm đau dạ dày,  ức chế co thắt cơ trơn giúp chống buồn nôn và trung hòa axit dạ dày do trong gừng có những hoạt chất Zingiberen, Gingerol, Zingiberol hay Flavonoid.

Bệnh nhân có thể sử dụng gừng dưới dạng trà gừng tươi hoặc khô hoặc nấu chín. Để giúp là tăng hương vị của trà gừng, bệnh nhân có thể thêm một chút mật ong để át đi mùi gắt và hương vị cay nồng của gừng.

>>> Xem thêm Viêm Loét Dạ Dày Nên An Gì Để Nhanh Hết Bệnh

5.4. Một số thói quen có ích cho người viêm dạ dày.

Những bệnh nhân viêm loét dạ dày, ngoài việc có một thực đơn lành mạnh, cách ăn uống chia bữa cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm loét dạ dày.

Bệnh nhân nên ăn chậm, nhai kỹ để làm tăng lượng nước bọt tiết ra giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày. Bởi nước bọt có độ pH trung tính.

Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng quá đói hoặc quá no và không nên ăn tối sau 20 giờ. Bởi nếu ăn tối sau 20 giờ phần lớn sẽ làm bệnh nhân khó tiêu.

>>> Xem thêm TOP 5 thuốc viêm dạ dày hiệu quả tốt nhất

Lời kết

Viêm dạ dày kiêng gì để có lợi nhất cho việc điều trị là điều người bệnh viêm loét dạ dày cần đặc biệt quan tâm. Bởi nếu sử dụng thuốc điều trị nhưng bản thân vẫn cung cấp những tác nhân gây viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn thì thuốc sẽ khó phát huy hết tác dụng.

Có thể tóm tắt viêm dạ dày kiêng gì qua một số câu thơ chế vui sau đây

                                      Muốn tăng sức khỏe dạ dày

                               Bạn ơi nên tránh vài điều sau đây

                                     Rượu bia, đồ uống có cồn

                              Đừng nên bì bõm hàng ngày nghe không

                                     Xoài lắc, cóc, mận có ngon

                             Nhưng là không tốt cho dạ dày đâu

                                   Ăn uống đủ bữa đúng giờ

                             Luôn luôn vui vẻ, dạ dày khỏe ngay

                                  Muốn tránh viêm loét dạ dày

                            Những nguyên tắc đó nằm lòng khắc ghi.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về viêm dạ dày kiêng gì, hãy nhấc máy và gọi ngay HOTLINE 180006091  để nhận được những tư vấn tốt nhất từ các bác sĩ nhà Scurma Fizzy.   

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091