Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì, 7 Loại Thực Phẩm Tốt Nhất

Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì, 7 Loại Thực Phẩm Tốt Nhất

Bệnh viêm dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất ở giới trẻ Việt Nam hiện nay. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến căn bệnh này, nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Vậy những loại thực phẩm người bị viêm dạ dày nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.

1. Bệnh viêm dạ dày là gì?

Khi bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho viêm dạ dày nên ăn gì thì bạn cần xác định chính xác tình trạng dạ dày của mình có bị viêm không và ở mức độ nào.

Viêm dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa khi có những tổn thương xảy ra ở lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, có thể tạo thành các ổ viêm, loét, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của dạ dày.

 

Loét dạ dày xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Điều này dẫn đến acid tiêu hóa đi qua lớp chất nhầy này tấn công, ăn mòn các mô tế bào trong dạ dày, gây nên ổ loét, xuất huyết dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.

Theo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam cho biết đến 70% người dân Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Bệnh viêm dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người lớn tuổi, chiếm khoảng 60% người bị viêm dạ dày. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. 

Viêm dạ dày nên ăn gì là câu hỏi nhiều người cần giải đáp. Viêm dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi nhờ thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nhưng chúng cũng có thể trở nên trầm trọng nếu không được điều trị thích hợp.

2. Các nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo những nghiên cứu mới nhất, hai nguyên nhân chính thường gặp nhất gây ra viêm loét dạ dày gồm: vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) và các thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDS.

2.1. Vi khuẩn HP

Đây là loại vi khuẩn thường thấy xuất hiện ở người bị viêm loét dạ dày, chúng bám vào thành niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này tạo ra những độc tố gây ăn mòn lớp niêm mạc dịch nhầy, phá vỡ sự cân bằng yếu tố tấn công (chủ yếu là acid dịch vị) và yếu tố bảo vệ (lớp dịch nhầy) của dạ dày, gây ra những tổn thương cho lớp niêm mạc trong của dạ dày.

Các vi khuẩn này có thể lây lan qua nước bọt, dịch nôn mửa, phân, nước uống hoặc thức ăn nên có thể lây lan qua những người thân trong gia đình, làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.

>>>Xem thêm: Vi Khuẩn Hp Có Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị Hiệu Quả

2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc nhóm NSAIDs thường hay được sử dụng do tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả của chúng. Một số thuốc thuộc nhóm này hay gặp là aspirin (acid acetylsalicylic), diclofenac, ibuprofen, naproxen, …

Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày vì chúng ngăn chặn việc sản xuất hormone prostaglandin. Một trong những chức năng của prostaglandin là điều chỉnh việc sản xuất chất nhầy trong dạ dày và các chất trung hòa axit trong dạ dày. Nếu không có đủ prostaglandin, thành dạ dày không còn đủ khả năng bảo vệ chống lại axit dạ dày

Tác hại này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu kết hợp các thuốc giảm đau với các thuốc có cấu trúc steroid.

2.3. Các nguyên nhân hay gặp khác

Nguyên nhân sinh hoạt gây viêm dạ dày nên ăn gì

Ngoài hai nguyên nhân gây viêm dạ dày trên, một số nguyên nhân khác liên quan đến chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và tâm sinh lý cũng gây ra các vấn đề về dạ dày. Chúng có thể làm dạ dày tăng tiết dịch vị, giảm lưu lượng máu đến dạ dày do sự ngưng trệ của hệ thần kinh thực vật, tăng các cơn co thắt gây đau, tăng nguy cơ bị viêm loét. Các nguyên nhân này phải kể đến:

  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, đồ chua cay, đồ uống có ga, …
  • Stress, căng thẳng thần kinh, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi 
  • Ăn uống không điều độ, bỏ bữa hoặc ăn quá no hoặc quá đói
  • Các nguyên nhân do hệ tự miễn, hội chứng Zollinger-Ellison, …

3. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày như thế nào?

Ngoài các biện pháp can thiệp từ y tế, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra mình có bị mắc bệnh viêm dạ dày hay không khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị. Thông thường cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn rỗng hoặc sau khi bạn ăn quá nhiều. Đôi khi sự đau này xảy ra khi bạn ăn đồ cay nóng hoặc đồ lạnh. Cơn đau này có thể kéo dài vài phút hoặc đến vài giờ. Uống thuốc kháng acid có thể tạm thời giảm cơn đau nhưng nó sẽ tiếp tục tái phát nếu vết loét không được điều trị.
  • Đầy hơi, buồn nôn, cảm giác đau âm ỉ trong dạ dày. Cơn đau có thể cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác nóng ở ngực
  • Cơn đau do viêm loét dạ dày gây ăn không ngon, mất ngủ, ngủ chập chờn, giảm cân
  • Táo bón, ỉa chảy, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

4. Chế độ ăn uống của người bị viêm dạ dày nên tuân theo nguyên tắc nào?

Viêm dạ dày dù nhẹ hay nặng thì cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn. Đây là vấn đề phổ biến về tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em. Thời gian gần đây nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng các thực phẩm, thức uống có tính kích thích hoặc không hợp vệ sinh. Vì vậy xây dựng và tuân theo một thực đơn ăn uống lành mạnh khoa học sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng viêm dạ dày, hỗ trợ hiệu quả quá trình đau dạ dày.

Các nguyên tắc cần tuân thủ để xác định viêm dạ dày nên ăn gì như sau:

  • Nên ăn uống các loại đồ ăn đồ uống nhẹ, không có tính chất kích thích, có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm tự nhiên, có khả năng giảm đau, xoa dịu
  • Tránh ăn các loại đồ ăn thức uống có tính chất kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng acid dịch vị
  • Nên tạo thói quen sinh lý lành mạnh cho dạ dày bằng cách duy trì một thời gian cố định trong ngày cho các bữa ăn. Bạn nên nhai kỹ trước khi nuốt, ăn uống đúng lịch đã lên, tránh bỏ bữa.
  • Không bao giờ để dạ dày rỗng hoặc quá đầy. Không nên ăn quá no hoặc để quá đói để hạn chế cơn đau ở thượng vị dạ dày cũng như các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng băm nhuyễn, mềm, thức ăn luộc, hấp, hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ để dạ dày dễ tiêu hóa hơn, giảm áp lực hoạt động của chức năng tiêu hóa.
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ giúp tăng sự bài tiết của nước bọt vào thức ăn, thức ăn mềm và nhỏ hơn trước khi được đưa xuống dạ dày. Từ đó giảm áp lực tiêu hóa thực phẩm khi ở dạ dày, giảm tổn thương ở dạ dày.
  • Tránh việc ăn thức ăn thô chan nước như cơm chan canh sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày do không được nghiền kỹ trước đó.

5. Người bị viêm dạ dày nên ăn gì

Người bị đau dạ dày cần chú ý nhiều đến các thực phẩm và đồ uống mà mình dùng hằng ngày. Lựa chọn loại thực phẩm có lợi cho dạ dày là lựa chọn sáng suốt để phòng ngừa và hạn chế những triệu chứng của viêm dạ dày

Theo nghiên cứu, những loại thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa, các thành phần chống viêm, giảm đau tự nhiên thì có lợi cho người bị viêm dạ dày. Chúng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, chữa lành các vết loét. 

Dưới đây là 7 loại thực phẩm hàng đầu giải đáp cho thắc mắc viêm dạ dày nên ăn gì:

5.1. Cơm trắng – đáp án bất ngờ của viêm dạ dày nên ăn gì

Đây là loại thực phẩm vô cùng thông dụng với mỗi người dân Việt Nam và nó cũng là đáp án bất ngờ cho viêm dạ dày nên ăn gì

Như các bạn đã biết, cơm chứa phần lớn là tinh bột, cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể hàng ngày. Hơn thế nữa, cơm còn có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách bao phủ lên thành dạ dày, giảm kích ứng cũng như các chất có hại từ những loại thực phẩm không lành mạnh khác. Nhờ điều này mà có thể giúp giảm cơn đau, tạo điều kiện lành vết thương niêm mạc dạ dày nhanh hơn.

Tuy nhiên, với những người đang không biết viêm dạ dày nên ăn gì cần chú ý chế biến cơm mềm hơn bằng cách chọn loại gạo dẻo, thêm nhiều lượng nước hơn khi nấu để giảm gánh nặng cho dạ dày, dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài cơm, các loại thực phẩm giàu tinh bột và chất đường khác cũng có tác dụng tương tự như ngô, khoai, sắn, …

5.2. Nghệ – câu trả lời hoàn hảo cho viêm dạ dày nên ăn gì

Nghệ là loại thực phẩm này sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho người viêm dạ dày nên ăn gì.

Nghệ và các thực phẩm chế biến từ nghệ được biết đến nhiều trong dân gian về tác dụng làm lành vết thương của nó, trong đó có cả các vết viêm loét ở dạ dày. loại thực phẩm này sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho người dạ dày nên ăn gì

Trong mỗi củ nghệ chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh trong đó phải kể đến là chất curcumin. Chất này có khả năng chống viêm, xoa dịu cơn đau khó chịu, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Ngoài ra nghệ còn giúp giảm acid dịch vị, làm săn se bề mặt vết thương ở niêm mạc, hỗ trợ chống ợ chua, ợ nóng.

Trong dân gian tồn tại hai loại nghệ là nghệ vàng và nghệ đen. Nghệ vàng thường được khuyến khích sử dụng khi viêm dạ dày ở mức độ nhẹ còn nghệ đen được dùng ở người bị xuất huyết dạ dày do nghệ đen được xem là có khả năng cầm máu.

Bạn có thể ăn nghệ tươi bằng cách chế biến thành các dạng như xôi, bánh, … hoặc cũng có thể sử dụng nghệ theo dạng bột nghệ pha uống. Tuy nhiên, nghệ có tính nóng có thể gây khó tiêu vì vậy không nên lạm dụng quá nhiều. Khi xuất hiện tình trạng nóng trong, táo bón cần dừng sử dụng.

5.3. Gừng loại thực phẩm người viêm dạ dày nên ăn gì

Gừng là một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên được sử dụng ở người bị viêm dạ dày nên ăn gì. Loại gia vị này được người dân sử dụng như một phương thuốc giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày ở nhà.

Trong gừng chứa nhiều hoạt chất có tính chất kháng viêm giảm đau mạnh như Zingiberen, Gingerol, Zingiberol hay Flavonoid. Ngoài ra các chất này còn có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn và trung hòa acid dịch vị do đó có khả năng chống nôn hiệu quả, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và tiêu chảy ở người viêm dạ dày.

Ngoài bằng cách sử dụng gừng như một loại gia vị trong bữa ăn, bạn có thể chế thành trà gừng, mứt gừng hoặc ăn sống, câu trả lời viêm dạ dày nên ăn gì sẽ phong phú hơn. Tuy nhiên cũng như nghệ, gừng có tính nóng thậm chí là nóng hơn nghệ, có khả năng gây táo bón, mụn nhọt. Vì vậy bạn không nên lạm dụng nó, với người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 5g một ngày. Phụ nữ có thai thường bị chứng táo bón nên lượng gừng dùng mỗi ngày khoảng 1 – 2 gram trong ngày.

>>>Xem thêm: Viêm Dạ Dày Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh

5.4. Táo – loại quả cho sức khỏe

Táo là loại hoa quả được biết đến với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe con người. Táo cũng là loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày đang thắc mắc viêm dạ dày nên ăn gì.

Trong mỗi trái táo chứa lượng lớn các loại vitamin, đường và khoáng chất phong phú giúp bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở lớp niêm mạc dạ dày. 

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành niêm mạc, ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt trong loại trái cây này chứa nhiều chất xơ giúp tăng khối lượng phân, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở người viêm loét dạ dày như táo bón, tiêu chảy hoặc khó tiêu.

Bạn nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất có lợi, nhất là có lợi cho dạ dày và đường tiêu hóa của bạn. Bạn có thể ăn táo trực tiếp cả vỏ hoặc uống nước ép táo. Tuy nhiên khi ép táo bạn có thể đã bỏ qua một lượng lớn chất xơ có trong xác táo. Trước khi ăn bạn cần rửa sạch sẽ và ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ vết bẩn và hạn chế các yếu tố gây bệnh tiềm ẩn như trứng giun sán.

5.5. Chuối – thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày

Nếu bạn cần một câu trả lời cho viêm dạ dày nên ăn gì thì chuối sẽ là đáp án dành cho bạn. Chuối là loại quả dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều chất điện giải hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của bạn.

Trong quả chuối chứa các chất có khả năng trung hòa được lượng acid thừa, vượt ngưỡng acid dịch vị bình thường của dạ dày, hạn chế sự viêm tấy và sưng phồng của đường tiêu hóa. 

Thêm nữa, trong chuối chín chứa hàm lượng lớn kali, chất có tác dụng giảm huyết áp, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đồng thời giảm co thắt cơ trơn tiêu hóa qua đó giảm đau dạ dày an toàn.

Ngoài ra chuối xanh là lựa chọn tuyệt vời với người bị đau dạ dày kèm theo tiêu chảy do nó chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp tăng khối lượng phân, giảm số lần đi ngoài trong ngày của bạn.

Bạn nên ăn 1-2 quả một ngày vào sau mỗi bữa ăn như một món tráng miệng để bổ sung chất dinh dưỡng và cho hiệu quả cao nhất. Theo kinh nghiệm, bạn không nên ăn chuối vào buổi sáng sớm khi đang đói vì sẽ có cảm giác nôn nao, cồn ruột, khó chịu trong bụng.

5.6. Đu đủ – loại quả hỗ trợ cho tiêu hóa

Nếu bạn là một người thích ăn đu đủ thì đây sẽ là câu trả lời thông minh cho câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì. Loại quả này giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn rất nhiều.

Trong loại quả này chứa nhiều enzym papain – một loại enzym có khả năng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Chất này có tác dụng trung hòa acid, giúp ổn định nồng độ acid dịch vị qua đó hạn chế tình trạng viêm dạ dày, giảm đau cũng như các triệu chứng khác. Thêm nữa, loại enzym này trong hệ tiêu hóa có chức năng như một chất nhuận tràng, giúp làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón cho người bị viêm dạ dày và phụ nữ có thai.

Đu đủ có nhiều cách chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Đu đủ chín bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố. Đu đủ xanh bạn nên ăn dưới dạng canh hầm hoặc món xào. 

Tuy nhiên, loại quả này có nguy cơ gây vàng da do đó bạn không nên ăn quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn đu đủ 2 – 3 lần mỗi tuần với một lượng vừa phải khoảng 2 – 3 miếng.

5.7. Bánh mì nướng – đáp án đơn giản của viêm dạ dày nên ăn gì

Khi bạn thắc mắc viêm dạ dày nên ăn gì thì bánh mì sẽ là lựa chọn tốt cho bạn nhờ lượng lớn chất xơ và các loại men tiêu hóa có sẵn trong bánh mì, thấm hút lượng acid thừa có trong dạ dày.

Trong bánh mì nướng chứa chủ yếu là chất xơ giúp tăng khối lượng phân, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Thêm vào đó, trong bánh mì chứa một lượng men tự nhiên an toàn với người bị viêm dạ dày, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. 

Ngoài ra, trong bánh mì nướng chứa một lượng đáng kể tinh bột và các chất đường đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể vào mỗi buổi sáng. Loại thực phẩm này đặc biệt thích hợp với người đang trong chế độ ăn kiêng mà không lo lắng bị viêm dạ dày.

>>>Xem thêm: Top 10 Các Món Ăn Cho Người Viêm Loét Dạ Dày Ngon, Dễ Làm

6. Hoạt động nên làm ở người viêm dạ dày sau khi ăn

Người bị viêm dạ dày ngoài quan tâm đến viêm dạ dày nên ăn gì thì cần lưu ý các hoạt động sinh hoạt sau ăn cũng rất quan trọng. Một số hoạt động được chuyên gia khuyến khích nên làm giúp tiêu hóa dễ hơn và ít gây áp lực đến dạ dày:

6.1. Thư giãn nghỉ ngơi sau ăn

Khi hoạt động, làm việc sau ăn sẽ tạo áp lực cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình co bóp, tiêu hóa của dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày thêm trầm trọng. Thậm chí khi bạn cố gắng tập luyện thể dục hoặc làm việc sau khi ăn có thể khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi 20-30 phút sau khi ăn, tránh hoạt động, làm việc ngay sau ăn kể cả đọc sách hay lái xe, … Để cơ thể tập trung nguồn lực vào việc tiêu hóa thức ăn.

Tuy nhiên, bạn tránh nghỉ ngơi bằng cách nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn vì nó có thể làm trì trệ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, khiến thức ăn không được tiêu hóa hết gây ý ách, đau trướng bụng. Nếu hoạt động này trở thành một thói quen kéo dài có thể dẫn đến những bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản.

6.2. Massage bụng sau ăn

Đây là phương pháp giúp dạ dày được thư giãn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Quá trình massage vùng bụng giúp kích thích hoạt động của dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng. Thêm vào đó, massage còn giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường tưới máu đến dạ dày giúp dạ dày hoạt động ổn định.

Khi massage, bạn nên xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10-15 phút, tránh xoa quá mạnh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

6.3. Hoạt động nhẹ nhàng sau bữa ăn

Hoạt động nhẹ nhàng sau khi nghỉ ngơi sau ăn là hoạt động tốt cho dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Đi bộ là một trong những hoạt động nhẹ nhàng thích hợp được khuyến khích sau khi ăn ở người bệnh viêm dạ dày. Đi bộ kích thích dạ dày tiết ra những enzyme và acid tiêu hóa giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Mặc dù vậy, bạn nên bắt đầu đi bộ sau khoảng 30 phút đã nghỉ ngơi để tránh gây đau tức bụng, tổn thương cho dạ dày.

6.4. Ăn trái cây tráng miệng ngay sau ăn

Ăn trái cây tráng miệng ngay sau ăn là một thói quen của nhiều người tuy nhiên thói quen này sẽ tạo nhiều ảnh hưởng xấu cho dạ dày của bạn.

Khi ăn trái cây ngay sau bữa chính khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Khi việc này xảy ra kéo dài, dạ dày sẽ mệt mỏi và suy yếu dần, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của nó, khiến tình trạng viêm loét trở nên ngày càng nặng.

Không những thế, một số loại trái cây chứa lượng acid cao như cam, quýt, bưởi, dâu tây, … Còn làm tình trạng đau rát và ổ viêm loét ở bệnh nhân dạ dày thêm trầm trọng. 

6.5. Không tắm gội ngay sau khi ăn

Tắm gội ngay sau khi ăn là một sai lầm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày của bạn, là hoạt động không nên làm với cả người bị viêm dạ dày hoặc không. Khi tắm nước lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống, mạch máu co lại, có thể kích thích dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Còn nếu tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng, mạch máu giãn nở, máu lưu thông về phía chân tay, vì thế dạ dày co bóp yếu hơn, hoạt động tiêu hóa giảm gây cảm giác chướng bụng. Nếu thói quen này duy trì lâu dài sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày thậm chí các bệnh về tim mạch.

Trên đây là những thông tin về những thực phẩm hàng đầu cho chuỗi câu hỏi người bị viêm dạ dày nên ăn gì để các bạn tham khảo và bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất. Bên cạnh một chế độ ăn khỏe mạnh và chế độ sinh hoạt hợp lý, bạn có thể dùng thêm một số thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe để nâng cao hiệu quả chữa bệnh viêm dạ dày và hạn chế tái phát, an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây. Hạn chế sử dụng thuốc và xây dựng cuộc sống lành mạnh là cách bảo vệ sức khoẻ bản thân tốt nhất. 

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin nghệ vàng trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội. Viên sủi Scurma Fizzy cho hiệu quả tác dụng tập trung tăng gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Tháng 06/2019: Công nhận viên sủi Curcumin đích tập trung tổn thương gấp 70 lần

Để được tư vấn MIỄN PHÍ thêm thông tin chi tiết về tình trạng dạ dày đang gặp phải cùng những biện pháp phòng và điều trị từ các chuyên gia có chuyên môn cao liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091