Top 10 Các Món Ăn Cho Người Viêm Loét Dạ Dày Ngon, Dễ Làm

Top 10 Các Món Ăn Cho Người Viêm Loét Dạ Dày Ngon, Dễ Làm

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm hoặc loét. Viêm loét dạ dày gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ ăn uống để việc điều trị được hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Dược sĩ của SCurma Fizzy sẽ gợi ý các món ăn cho người viêm loét dạ dày để cải thiện tình trạng viêm và hạn chế các triệu chứng.

1. Định nghĩa về bệnh dạ dày bị viêm loét  

Hệ tiêu hóa của loài người là hệ thống các cơ quan để nghiền nhỏ và tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thế hấp thu được. Đường tiêu hóa bao gồm: họng, miệng, dạ dày, đại tràng,thực quản, ruột non, trực tràng và điểm kết thúc là hậu môn. Các cơ quan này được sắp xếp theo lần lượt từ trên xuống dưới. 

Dạ dày là cơ quan nằm trên ruột non và dưới thực quản, có nhiệm vụ co bóp, nhào nặn, lưu trữ và tiêu hóa một phần đồ ăn được tiêu thụ. Để thực hiện các chức năng này, axit dạ dày được tiết liên tục. Nồng độ axit dịch vị ở người khỏe mạnh dao động trong từ 0,0001 – 0,001 mol/l, tương đương với pH từ 3 đến 4.

Do nguyên nhân nào đó, lượng axit dạ dày vượt quá mức quy định sẽ dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày. Người viêm loét dạ dày thường cảm thấy nóng, đau, đau rát vùng bụng trên rốn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng.

Khi có triệu chứng nghi ngờ bị viêm loét dạ dày, chúng ta nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để nội soi và chuẩn đoán bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho phù hợp.

Ngoài việc uống thuốc theo đơn của bác sỹ, người bệnh viêm loét dạ dày cần lưu ý chế độ ăn uống để tăng hiệu quả của việc điều trì. Vậy các món ăn cho người viêm loét dạ dày có thể sử dụng là gì? Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày và làm lành các tổn thương ở dạ dày?

>>>Xem thêm: Viêm Loét Dạ Dày Là Gì

2. Thực phẩm chế biến các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Người viêm loét dạ dày nên hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích thích dạ dày (thức ăn có tính axit, cay, nóng…). Người viêm loét dạ dày có thể cần phải loại bỏ hoàn toàn một số món ăn, nhưng cũng có thể linh hoạt giảm số lượng và tần suất ăn món ăn đó.

Nguyên tắc chung cho người viêm loét dạ dày là nên ăn các món ăn có tính axit thấp, trung tính hoặc kiểm và hạn chế các món ăn có tính axit cao.

Các món ăn có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét và tăng nặng các triệu chứng viêm loét như: Đồ ăn cay và nước sốt, đồ uống chứa caffein hoặc trái cây và nước ép bạc hà, cà chua, cam quýt, rượu, một số loại thực phẩm giàu chất béo và các món ăn chiên, đồ uống có gas, hành tây, tỏi, đường, dầu ngô, mật đường, xi-rô cây thích, mayonnaise, giấm, ngô, nước tương….

Thực phẩm nên sử dụng trong chế biến các món ăn

Thực phẩm nên sử dụng trong chế biến các món ăn

Trái cây và rau

Người bị viêm loét dạ dày-thực quản nên ăn khoai tây, bí đỏ, dưa chuột, cà rốt. Và ăn các loại trái cây và rau giàu chất xơ. Còn bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày không nên ăn các thực phẩm có tính axit cao như mận xanh, bưởi, chanh, nho, việt quất, lựu, dứa,táo, cam…Bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng nên hạn chế sử dụng các rau thơm hoặc gia vị (hành, tiêu, tỏi, ớt…). 

Ngũ cốc

Người mắc viêm loét dạ dày nên ăn các loại lúa mạch và quinoa, mì ống và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám. Đặc biệt, người viêm loét dạ dày có thể ăn các món ăn như các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ tốt cho sức khỏe  người bệnh mà còn vô cùng tốt cho bệnh viêm loét dạ dày.

Trong ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng lớn vitamin, chất xơ, protein thực vật, khoáng chất… Các chất này có đặc điểm là hút và thấm dịch niêm mạc đường tiêu hóa, nhờ đó rất có lợi cho việc cải thiện các chứng bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày cũng không nên ăn các loại ngô hay các đồ làm từ ngô, do khả năng làm trở nặng tình trạng bệnh.

Chất đạm

Chất đạm có trong các món ăn cho người viêm loét dạ dày bao gồm một số loại như trứng và các loại đồ ăn từ trứng. Có thể ăn các loại đạm từ thực vật hoặc thịt trắng (bỏ da). 

Người bị viêm loét dạ dày cũng nên ít ăn các loại hải sản. Hàm lượng đạm ở mức cao trong loại đồ ăn này có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, trào ngược dạ dày thực quản và đau thượng vị. Thậm chí, một số loại thủy, hải sản còn mang trong người một lượng thủy ngân. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể hấp thu thủy ngân tốt hơn người bình thường. Khi hàm lượng lượng thủy ngân trong cơ thể tăng cao, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu và nôn sau đó có thể đi ngoài phân lỏng.

Sữa chua

Sữa chua nguyên chất với tỉ lệ chất béo thấp khá tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Trong sữa chua cũng có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Bên cạnh đó, chất axit lactic có ở sữa chua cũng giúp ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn HP – là chủng vi khuẩn gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Trà thảo dược

Nên uống trà thảo dược đặc biệt là người viêm loét dạ dày. Nên chọn loại trà không có cafein để giúp giảm bớt  chứng đầy hơi, khó tiêu….Thay vì sử dụng đường, có thể thêm mật ong vào trà, vì đường làm các triệu chứng của viêm loét dạ dày-tá tràng trở nên trầm trọng hơn.

tư vấn SCurma

>>>Xem thêm: Viêm Loét Dạ Dày Nên An Gì Cho Hết Bệnh

3. Nguyên tắc chế biến các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Hạn chế dầu mỡ

Hạn chế sử dụng quá nhiều dầu mỡ là rất cần thiết khi chế biến các món ăn cho người viêm loét dạ dày. Tránh xa các món chiên, rán, thay vào đó là các món xào ít mỡ và các món luộc, hấp.

Hạn chế nêm gia vị

Một số chất tạo hương vị có thể làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Tránh các loại hương vị có cay, nóng, nồng… như hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm, giấm, mẻ, tương ớt…Không nên nấu các món ăn quá mặn hoặc quá ngọt (tiết chế sử dụng đường, có thể sử dụng mật ong hoặc các chất tạo ngọt khác). 

Nấu chín và thái nhỏ thức ăn

Viêm loét dạ dày khiến cho quá trình tiêu thụ đồ ăn trở nên khó hơn. Khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm các món ăn cho người viêm loét dạ dày. Điều này sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp thức ăn được vận chuyển qua dạ dày nhanh chóng hơn.

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Nguyên tắc khi chế biến các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Món ăn không nên đặc hoặc lỏng quá

Nếu các món ăn cho người viêm loét dạ dày đặc, khô quá thì các enzym tiêu hóa khó tiếp cận vào để thực hiện chức năng tiêu hóa. Nếu các món ăn cho người viêm loét dạ dày lỏng quá thì các enzym tiêu hóa bị pha loãng và giảm hiệu suất của quá trình tiêu hóa. Như vậy, khi uống cùng với 100-200ml nước (tốt nhất là nước canh) trong bữa thì đồ ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất. Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn canh quá nhiều sẽ làm cho enzym tiêu hóa bị pha lõang và tiêu hóa bị giảm sút.

Chế độ dinh dưỡng

Khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, bệnh nhân rất hay gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng do hấp thu kém, các loại vitamin như vitamin B12…, sắt và chất đạm…không hấp thu đầy đủ dẫn đến thiếu máu. Do đó các món ăn cho người viêm loét dạ dày cần được chuẩn bị sao cho đầy đủ dưỡng chất nhất có thể, đặc biệt cần phải bổ sung thêm các loại khoáng và vitamin như: vitamin D, K, A, sắt, axít folic, canxi, Zn, Magie… Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn, thế nên cần thường xuyên thay đổi các để duy trì cảm giác thèm ăn.

Hạn chế đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo, năng lượng, ít vitamin và chất xơ. Do đó, đồ ăn nhanh không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và năng lượng. Ngoài ra, các đồ ăn nhanh cũng không được đảm bảo vệ sinh, có thể đưa các vi sinh vật không có lợi vào đường tiêu hóa.

tư vấn SCurma

>>>Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

4. Top 10 công thức các món ăn cho người viêm loét dạ dày

4.1. Cháo hạt sen

Nguyên liệu chính gồm có:

Nguyên liệu Khối lượng
Gạo tẻ 70g
Gạo nếp 35g
Hạt sen tươi (nên mua những hạt sen đã già) 130g
Thịt lợn nạc vai 100g
Cà rốt 35g
Trứng gà 2 quả
Hành tím: nửa củ

Hành lá: cắt khúc nhỏ

Dầu ăn: 1/2 muỗng canh dầu ăn

Gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, đường, nước mắm, bột nêm…

Cách chế biến

– Gạo vo sạch. Thịt lợn băm nhỏ. Hạt sen rửa sạch, tách đôi và bỏ tim sen. Cà rốt gọt vỏ, rửa và thái nhỏ hạt lựu.

– Thịt lợn ướp với hạt nêm, đường, nước mắm và hành lá đã thái nhỏ.

– Hạt sen cho vào nồi nước ấm, thêm muối. Đợi đến khi sôi thì vớt bỏ phần bọt. Hầm hạt sen thêm khoảng 5 phút cho đến khi hạt sen đủ mềm.

– Luộc chín 2 quả trứng, rồi bóc bỏ vỏ.

– Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi nước. Đợi nước sôi, cho gạo đã vo vào nồi. Vớt bọt nổi lên trên bề mặt nước. Tiếp theo, thêm muối, hành đã băm nhỏ và dầu ăn. Dầu ăn giúp cháo không bị trào khi đun sôi và sẽ nhanh chín nhừ hơn. Đậy nắp lại, bật lửa lớn và đợi khoảng 1 – 2 phút cho nước sôi mạnh lại sau đó tắt bếp.

– Sau 5 phút tắt bếp, đun sôi lại nồi cháo hạt sen một lần nữa. Luôn nhớ đảo cháo khi nấu để cháo không bị cháy. Đợi khoảng 15 phút cho cháo chín thì cho hạt sen đã luộc chín và cà rốt thái hạt lựu vào nồi.

– Điều chỉnh lượng nước thêm vào nếu thích ăn đặc hoặc loãng tùy khẩu vị.

– Khuấy đều món cháo hạt sen và cho vào nồi cháo 1 cục đường phèn. Khi nước sôi, đường phèn tan hết, múc cháo cho vào bát thịt đã ướp gia vị, đổ thêm nước lạnh. Khuấy đều tay giúp thịt trong bát không bị vón thành cục.

– Đổ thịt vào cháo, khuấy đều tay nồi cháo cho tan hết thịt. Đến khi thấy cháo có độ sệt vừa (không nhừ quá cũng không cứng) là cháo chín.

– Múc cháo ra tô, thêm ớt đã thái hạt lựu và hành lá thái nhỏ trong khi cháo đang nóng. Sau đó, cho thêm nửa quả trứng đã luộc vào bát cháo. 

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Cháo hạt sen giúp giảm triệu chứng khó tiêu của người viêm loét

4.2. Canh đu đủ sườn

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Sườn lợn non (hoặc xương đùi gà) 70g
Đu đủ xanh (hoặc ương) 500g
Hành lá, rau mùi 50g
Gia vị: Tỏi, hành khô, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, muối, dầu ăn.

 

Cách chế biến

– Sườn lợn chặt miếng vừa ăn, rửa sạch với nước có pha muối, sau đó chần sơ qua nước sôi.

– Cho hành củ đập dập và muối vào rồi ninh sườn cho đến khi chín mềm. 

– Đu đủ xanh (hoặc ương) nếu có nhựa thì cứa nhẹ phần vỏ cho nhựa chảy hết, ngâm trong nước, sau đó gọt vỏ, bỏ hết phần hạt bên trong, thái miếng vừa ăn, để ráo nước. Hành lá rửa sạch, thái khúc. 

– Khi sườn chín tới, dùng thìa vớt hết bọt, cho đu đủ vào và ninh đến khi chín mềm.

– Khi đu đủ chín thì them gia vị vừa ăn, cho hành lá, rau mùi vào và tắt bếp. Múc món canh sườn đu đủ ra bát, trang trí hành lá bên trên, rau mùi và đầu hành chẻ nhỏ. 

4.3. Canh thịt nạc nấu nấm 

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Nấm sồi 100g
Thịt heo xay 80g
Cà chua 50g
Gia vị: nước mắm, bột ngọt, muối, dầu ăn, hạt nêm, hành khô, hành lá

Cách chế biến

– Nấm sồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cho chút muối vào bát nước lạnh, sau đó ngâm nấm khoảng 15 phút. 

– Hành lá thái nhỏ. Cà chua rửa bổ múi cau.

– Thịt nạc xay, ướp với muối và hạt nêm.

– Phi chút hành khô cho thơm, đổ thịt vào xào cho thơm thịt. Cho cà chua vào xào cùng, đậy kín vung khoảng 3 phút.

– Đổ nước lạnh vừa đủ, đun sôi, thêm gia vị (nước mắm, hạt nêm, muối) vào nồi, đợi sôi lại, nêm nếm gia vị tùy theo khẩu vị.

– Thêm nấm vào nồi canh, đun tầm 3 phút thì tắt bếp, thêm hành lá vào, múc canh ra bát.

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Canh thịt nạc nấu nấm

4.4. Các món ăn cho người viêm loét dạ dày từ sinh tố chuối sữa chua

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Sữa chua nguyên chất 100g
Sữa tươi 40ml
Chuối 1 – 2 quả
Mật ong 20g
Hạnh nhân 3-5 hạt

Cách chế biến

– Chuối bóc vỏ, xắt miếng và phủ áo với đường cát.

– Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và nhấn nút xay nhuyễn nguyên liệu. Thời gian xay sinh tố là từ 25 – 30s để đạt độ dẻo, mịn hấp dẫn. 

– Đổ món sinh tố chuối sữa chua ra ly và thưởng thức.

4.5. Súp gà lúa mạch

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Lúa mạch trân châu 80g
Ức gà 85g
Cà rốt 50g
Bông cải xanh 44g

Cách chế biến

– Gà bỏ xương, thái miếng vừa ăn. Chuẩn bị nồi đặt lên bếp, cho ức gà vào, đổ nước lạnh ngập quá gà. 

– Thêm cà rốt, lúa mạch và bông cải xanh.

– Giảm nhiệt và đậy nắp lại và nấu trong 10 phút.

– Thêm muối và gia vị cho vừa đủ ăn.

Súp gà cho dạ dày

Súp gà lúa mạch cho người viêm loét dạ dày

4.6. Súp khoai tây

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Cà rốt 3 củ
Khoai tây 3 củ
Đậu Hà Lan ½ cốc
Ức gà 300g
Rau bi na 200g
Nghệ ½ thìa cà phê
Gia vị: muối, hạt nêm.

 

Cách chế biến

– Gà bỏ xương, chuẩn bị nồi đặt lên bếp, cho ức gà vào, đổ nước lạnh ngập quá gà. Gà luộc chín bỏ ra. Xé sợi nhỏ.

– Xương gà ninh lấy khoảng 4 cốc nước.

– Rau bina thái nhỏ.

– Cà rốt, khoai tây cắt nhỏ. 

– Đun sôi lại nước dùng gà, thêm cà rốt và cần tây, ninh trong khoảng 3 phút. Thêm đậu Hà Lan và nghệ vào đun nhỏ lửa. Đun nhỏ lửa 15 phút.

– Tắt lửa và trộn rau bina vào. Sau đó thêm gà đã được xé sợi nhỏ.

– Thêm gia vị cho vừa ăn.

– Múc súp ra bát.

tư vấn SCurma

4.7. Canh bắp cải cà chua

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Xương gà 300g
Bắp cải 200g
Cà chua 3 quả
Gia vị: cần tây, muối, hạt nêm, hành tím, dầu ăn.

Cách chế biến

– Cho xương gà vào nồi nước lạnh. Đun lấy nước dùng.

– Bắp cải cắt nhỏ, rửa sạch. 

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. 

– Phi thơm hành tím đã băm nhỏ vàho cà chua vào, đảo đều 1 phút.

– Đổ 500ml nước dùng vào nồi, nấu sôi và cho bắp cải vào, đun chín. Thêm gia vị muối, hạt nêm cho đến khi vừa ăn.

– Tắt bếp, múc canh bắp cải ra tô, thêm cần tây.

– Các thành phần khác bạn có thể bao gồm trong món canh bắp cải cà chua: cà rốt xắt nhỏ, cần tây xắt nhỏ, ớt đỏ băm nhỏ, nấm.

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Canh bắp cải cà chua tốt cho người viêm loét dạ dày

4.8. Súp hỗn hợp cà rốt, bí đỏ, nghệ

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Xương gà 500g
Cải ngọt 3 cây
Cà rốt non, gọt vỏ 2 chén
Hỗn hợp rau xanh, cải xoăn, rau bina, cải thìa 4 chén
Hành tây, băm nhỏ 1 củ
Bông cải xanh 2 chén
Bí ngô, xắt thành khối vuông 2 chén
Ớt đỏ hoặc vàng, cắt nhỏ 2 quả
Nghệ 1 muỗng cà phê
Gia vị: tỏi băm nhuyển, muối, nước chanh, mùi tây tươi

 

Cách chế biến

– Cho gà vào nồi ninh lấy nước dùng. 

– Cho tất cả các loại rau đã thái nhỏ và nghệ vào nồi áp suất.

– Thêm gia vị và nước cốt chanh. Thêm nước dùng gà.

– Ninh tất cả các loại rau cho đến khi nhừ. 

– Múc súp ra bát, thêm mùi tây trang trí cho món súp rau hỗn hợp.

4.9. Gà kho nghệ 

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Thịt gà 500g
Bột nghệ 1 muỗng cà phê
Nghệ tươi 2 củ
Dừa tươi 1 quả
Gia vị: Rau mùi ta (ngò), tỏi băm nhuyễn, muối, đường, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm

 

Cách chế biến

– Nghệ tươi rửa sạch rồi cạo hết vỏ ngoài, cắt thành từng lát mỏng hoặc băm nhuyễn. 

– Bột nghệ khô hòa tan trong 1 cốc nước nhỏ, dùng thìa khuấy đều cho tan hết.

– Thịt gà tươi rửa sạch bằng nước muối loãng để khử mùi tanh, xả lại nhiều lần với nước sạch, để ráo nước. Sau đó chặt nhỏ thành miếng vừa phải.

– Cho thịt gà vào bát lớn, ướp đều cùng gia vị gồm: đường, muối, nước mắm, nghệ tươi và bột nghệ cùng một chút dầu ăn. Sau đó, cho vào ướp ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều.

– Đun nóng chảo, thêm 2 muỗng dầu ăn đun nóng già, phi tỏi thơm, sau đó đổ thịt gà vào chảo, liên tục đảo đều để thịt gà săn lại.

– Đổ thêm nước dừa vào khi thịt gà đã săn chắc lại sao cho lượng nước ngập mặt thịt, nấu cho tới khi nước sệt lại, thịt gà có màu vàng nghệ là đạt yêu cầu. Nêm nếm vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

– Múc thành quả ra đĩa, trang trí thêm một chút rau ngò vào.

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Gà kho nghệ là một món ăn cho người viêm loét dạ dày khá được ưa chuộng

4.10. Trứng cuộn thịt

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Thịt lợn xay 100g
Trứng gà 4 quả
Rau mùi 10g
Hành lá 1 cây
Nấm hương khô 5 cái
Gia vị: Hành tím (2 củ), hạt nêm, bột canh, nước mắm, bột năng (không bắt buộc).

 

Cách chế biến

– Hành tím (2 củ) bóc vỏ, rửa sạch, sau đó băm nhuyễn. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.

– Nấm hương khô ngâm cho đến khi nấm nở đều rồi để ráo nước, sau đó băm nhỏ, trộn với thịt băm. 

– Ướp hỗn hợp nấm hương thịt băm với một bột nêm và bột canh. Cho thêm nước mắm rồi trộn đều, ướp trong vòng 5 – 10 phút cho thịt ngấm gia vị.

– Bắc chảo lên, cho dầu ăn vào đun nóng và phi hành tím cho vàng, thơm.

– Cho hành tím vào xào chín luôn, sau đó đỏ ra bát, cho hành lá và rau mùi vào. 

– Cho 2 quả trứng vào hỗn hợp thịt hành và khuấy đều hỗn hợp lên để làm nhân bên trong.

– Lấy 2 quả trứng khác đánh tan để riêng ra một chén khác dùng làm lớp áo bên ngoài.

– Cho chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đợi dầu ăn nóng. Cho nhân thịt đã trộn đều với trứng vào chảo, rán cho đến khi vàng đều thì bạn dùng vá nhẹ nhàng đẩy phần trứng lên và cuộn tròn lại.

– Tiếp đến, cho thêm vào chảo một ít dầu ăn. Đổ vào chảo 2 quả trứng đã được đập riêng, cuộn trứng để làm lớp áo bên ngoài. 

– Dùng dao cắt trứng đã cuộn thành từng miếng vừa ăn.

– Trình bày ra đĩa, thêm rau mùi để trình bày.

tư vấn SCurma

4.11. Gợi ý một số nước ép và sinh tố là các món ăn cho người viêm loét dạ dày

4.11.1. Nước táo và bắp cải

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Bắp cải 150g
Táo 1 quả

 

Cách chế biến

– Táo và bắp cải ngâm nước muối, sau đó rửa sạch để ráo nước và cắt miếng vừa. 

– Cho bắp cải và táo vào máy, rồi ép lấy nước hỗn hợp.

– Đổ ra cốc thêm chút đường (bệnh nhân viêm loét dạ dày hạn chế uống quá ngọt), thêm đá sạch (nếu thích) và thưởng thức.

– Có thể thay táo bằng cần tây hoặc cà rốt để thay đổi hương vị.

4.11.2. Sinh tố lô hội xoài

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Lô hội (lấy phần gel trắng bên trong) 1 miếng
Xoài 1/2 quả
Rau bina 1 nắm
Hạt lanh 1 thìa cà phê
Bột nghệ 1/4 thìa cà phê
nước 350ml

 

Cách chế biến

Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay mịn, thêm đá (nếu cần) rồi thưởng thức.

4.11.3. Nước giấm táo

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Táo (có thể sử dụng táo mỹ bán trong các siêu thị, hay táo mèo)

Đường: 2 thìa

Nước lọc

Lọ đựng có nắp, làm từ thủy tinh hoặc sứ

Vài tấm vải mỏng (hình vuông) để đặt lên lọ đựng giấm, tùy theo số lượng lọ.

Các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Nước giấm táo giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày

Cách chế biến

– Táo rửa sạch, cắt miếng, xếp vào lọ đựng vừa đủ.

– Đổ nước vừa đủ ngập táo (thừa ra khoảng 5 cm), cho đường vào và khuấy.

– Dùng đĩa lớn đậy, đặt thêm một vật nặng lên trên đĩa (viên đá sạch, bịch nilon chứa nước giống như nén dưa, cà khi muối).

– Phủ lên trên khăn mỏng, sạch.

– Để khoảng 1 tuần. Khi trong lọ sẽ xuất hiện một ít nấm men, dùng thìa gạt bỏ đi.

– Dùng rây lọc sạch giấm và cho vào lọ bảo quản.

– Để các lọ giấm táo thêm khoảng 6 tuần trước khi dùng.

– Khi thấy giấm đục và bị lắng, bỏ ra rây lọc lại. 

Hướng dẫn uống giấm táo đúng cách hỗ trợ viêm loét dạ dày

Pha loãng giấm táo trước khi uống: 2 thìa cà phê giấm táo với 1 ly nước ấm (khoảng 200ml). Nên dùng sau khi ăn khoảng 1.5 – 2 giờ hoặc khi có cơn đau. 

Có thể pha giấm táo với mật ong: Mật ong dấm táo rất hữu hiệu để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Chuẩn bị 250ml nước ấm, 2 thìa mật ong cùng với 1 thìa cà phê giấm táo. Hòa giấm táo bằng nước ấm và thêm  mật ong. Sau đó, uống một ngụm nhỏ một để giúp giảm các cơn đau dạ dày và đẩy lùi các triệu chứng đi kèm nếu có. Có thể uống khi có cơn đau hoặc dùng sau bữa ăn khoảng 2 giờ để ngăn chặn đau dạ dày bùng phát.

– Lưu ý không uống giấm táo nguyên chất vì axit nồng độ cao có thể gây rát bỏng ở thực quản và làm nghiêm trọng các triệu chứng đau dạ dày. Vì vậy, bắt buộc pha loãng giấm táo trước khi sử dụng.

tư vấn SCurma

>>>Xem thêm: Cách trị viêm loét dạ dày-Tổng hợp những cách trị viêm loét dạ dày

Kết luận

Viêm loét dạ dày thường đi kèm những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Ngoài việc, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ tại bệnh viện, thực hiện giảm tải công việc, tập luyện thể dục, giữ cho tinh thần luôn vẻ, cân bằng. Thì các món ăn cho người viêm loét dạ dày cũng làm một chủ đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hi vọng qua bài viết “Các món ăn cho người viêm loét dạ dày“ đã cung cấp một số thông tin và gợi ý hữu ích dành cho cho bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi HOTLINE 18006091 để được những dược sỹ Scurma Fizzy giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể hơn. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.thediabetescouncil.com/13-recipes-for-gastritis/ – Ngày tham khảo 19/05/2021.

https://www.familyfoodonthetable.com/easy-turmeric-chicken-15-minutes/#. – Ngày tham khảo 19/05/2021.

https://www.cubahora.cu/blogs/cocina-de-cuba/ulcera-peptica-y-las-mejores-recetas-contra-ella. – Ngày tham khảo 19/05/2021.

Thực phẩm cho các món ăn cho người viêm loét dạ dày

Súp bắp cải cà chua là một món ăn cho người viêm loét dạ dày khá được ưa chuộng

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091